Trung Quốc chinh phục thế giới bằng cách nào là hồ sơ lớn trên tạp chí L'Obs tuần này. Đă qua rồi cái thời phương Tây « làm mưa làm gió ». Thế kỷ XXI này là thời của « Giấc mộng Trung Hoa ». Giai đoạn « ẩn ḿnh chờ thời » đă hết, Trung Quốc giờ không muốn là công xưởng của thế giới mà phải là bá chủ toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 là cơ hội vàng. Phương Tây gần như sụp quỵ, Trung Quốc tự tin cho rằng giờ là lúc để có thể và phải lấy lại vị trí trung tâm mà nước này cho rằng đó là chính chỗ đứng của họ.

Việc ông Tập Cận B́nh trở thành lănh đạo Trung Quốc c̣n thúc đẩy nhanh hơn nữa sự thay đổi chiến lược đó, đồng thời gióng hồi chuông cảnh báo « đại hồi sinh một nước Trung Hoa ». Chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc không c̣n giới hạn ở vùng Biển Đông mà bao trùm khắp các châu lục, trên mọi lĩnh vực, từ thương mại, kinh tế, quân sự, chính trị và cả trong các lĩnh vực khoa học công nghệ.

Tham vọng này của Bắc Kinh được thể hiện rơ từ việc đi chiếm và quân sự hóa nhiều đảo của các nước láng giềng ở Biển Đông ; tung tiền mua các cảng biển chiến lược trên thế giới ; hiện đại hóa quân đội với các loại vũ khí tối tân nhất ; đưa tầu thăm ḍ thám hiểm không gian hay như t́m cách áp đặt luật chơi trên trường quốc tế (gây áp lực tại các định chế quốc tế hay thành lập các định chế riêng của ḿnh...)

Ván cờ vây Trung Quốc : Phương Tây trong thế bí


Trung Quốc như chiếc xe ủi đất lầm lũi tiến từng bước. Điều làm cho tuần báo Pháp này lo sợ chính là cách thức Trung Quốc tiến hành. Không ầm ĩ, không gây chiến tranh và chiến lược tiến từng quân tốt giúp cho nước này tránh được mọi cuộc đối đầu trực diện. L'Obs trích dẫn một số phân tích của hai chuyên gia Pháp, Sophie Boisseau du Rocher và Emmanuel Dubois de Prisque.

Theo hai tác giả của tập sách « La Chine e(s)t le monde » (Trung Quốc là/và thế giới), lấy cảm hứng từ thuật cờ vây, Trung Quốc đẩy các con tốt « đi từng bước một sao cho không mang lại cảm giác bị tấn công », không làm dấy lên một sự phản đối, « cho đến cái ngày mà người ta phát hiện ra, th́ lực bất ṭng tâm, những con tốt đó đă dệt thành một mạng lưới ».
Cứ như một ván cờ vây, đi quân bài nhưng không cho thấy rơ ư đồ để rồi sau đó dồn đối thủ vào thế bí. Chiến lược này đă được Trung Quốc áp dụng khôn khéo, làm lóa mắt đối tác bằng những đề xuất hấp dẫn « đôi bên cùng có lợi », để rồi đi đến « một sự hợp tác đôi khi bị ép buộc, được mở rộng đến mức tạo ra sự lệ thuộc ». Đến lúc này, đối tác bất hạnh đó buộc phải tuân theo những đ̣i hỏi từ phía Trung Quốc, bằng không sẽ bị mất hết những quyền lợi từ « người anh em bằng hữu » khổng lồ này.
Khác với Putin, một đối thủ đáng gờm về cờ vua, luôn t́m cách phá tan các định chế Liên Hiệp Châu Âu, vô địch cờ vây Trung Quốc chỉ muốn làm suy yếu ư chí chung bằng tỉa dần từng chiếc cánh, tấn công vào các nước ở ngoại vi của Liên Âu.

Mục tiêu hàng đầu của chiến lược này là làm thế nào làm chủ nhanh nhất các công nghệ tiên tiến của phương Tây để trở thành cường quốc khoa học công nghệ 2025, mừng 100 năm ngày thành lập đảng Cộng Sản Trung Quốc và nhất là trở thành « trung tâm của thế giới » về chính trị và văn hóa vào năm 2050 nhân dịp nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa tṛn 100 tuổi.
Và để có được điều này, Trung Quốc muốn được nh́n nhận như là một siêu cường tử tế, được trang bị một cơ chế c̣n cao hơn cả của các nền dân chủ và có khả năng mang lại tăng trưởng và ổn định : Cơ chế đăi ngộ nhân tài. Nhưng để có thể thực hiện điều này, Trung Quốc đă không ngần ngại mở rộng hầu bao, huy động đến một đội ngũ cộng tác viên quốc tế có tiếng nói quan trọng, chiêu dụ từ các lănh đạo chính trị, giới trí thức, giới doanh nhân, giới nhà báo trên thế giới.
Mỉa mai thay trong đội ngũ « siêu sao » này có các cựu lănh đạo từ Đông cho đến Tây Âu như cựu thủ tướng Anh Cameron, cựu phó thủ tướng Đức Philipp Rosler, các cựu thủ tướng Pháp Dominique Villepin và Jean Pierre Raffarin hay như cựu thủ tướng Ư, cựu chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Romano Prodi... Những người này lần lượt được Trung Quốc mời về chủ tŕ các quỹ đầu tư, các định chế tài chính do Bắc Kinh lập nên.
Cuối cùng, L'Obs chua chát nhận định sau nhiều thập niên bị lóa mắt trước các lợi ích kinh tế và nuôi ảo tưởng Trung Quốc chuyển đổi mô h́nh, trước hiểm họa bành trướng Trung Quốc, phương Tây trong đó có Hoa Kỳ và Châu Âu mới giật ḿnh tỉnh ngộ, lao vào đề pḥng mà vụ Hoa Vi là một ví dụ điển h́nh. Câu hỏi đặt ra : Phải chăng là đă quá trễ ?

Venezuela : Ván cờ bại của Trung Quốc ?


Thế nhưng, không phải ván cờ nào, Trung Quốc cũng đều ghi điểm. Tại Châu Mỹ Latinh, Bắc Kinh giờ đang « ṿ đầu bứt tóc » với người bạn đồng minh vướng víu Maduro.
Trong số loạt bài viết về Venezuela mà tuần báo Courrier International lược dịch lại từ các báo nước ngoài, đáng chú ư nhất là bài viết trên tờ South China Morning Post với tựa đề « Bắc Kinh đặt cược nhầm vào con ngựa tồi ». Một cuộc cược tồi trên cả hai phương diện kinh tế và chính trị.
Ngựa tồi là v́ từ lâu nay, bất chấp việc Trung Quốc liên tục bơm dưỡng khí, 62 tỷ đô la trong ṿng 10 năm (2007-2017), chiếm đến 53% tổng vốn đầu tư của Trung Quốc trong toàn khu vực châu Mỹ Latinh, nhưng « đối tác phát triển chiến lược » (2001), rồi « đối tác chiến lược toàn diện » (2014) Venezuela này vẫn không tài nào vực dậy được nền kinh tế đất nước.
Tiền đổ vào nhiều nhưng thu lợi chẳng được bao nhiêu. Rất nhiều dự án trong tổng số 790 chương tŕnh đầu tư đă gặp thất bại. Caracas vật vă hoàn nợ một phần cho Bắc Kinh bất chấp các thỏa thuận cho phép trả nợ bằng dầu.
Cuộc cược tồi v́ Bắc Kinh đă kỳ vọng nhiều vào Venezuela khi nghĩ rằng đất nước Nam Mỹ có một vị trí địa lư thuận lợi và mang tư tưởng chống đế quốc Mỹ, và như vậy Bắc Kinh có thể dùng để làm đối trọng cũng như là mở rộng tầm ảnh hưởng của ḿnh trong vùng sân sau của Hoa Kỳ. Chỉ có điều Trung Quốc đă đặt nhầm cược vào chế độ nổi tiếng tham nhũng và bất tài, khiến hàng triệu người dân phải bỏ xứ ra đi.
Sự ủng hộ đó đang khiến Bắc Kinh trả giá đắt trên b́nh diện ngoại giao. Hầu hết các nước trong nhóm Lima – 14 nước châu Mỹ Latinh đều nh́n nhận lănh đạo đối lập Juan Guaido là tổng thống lâm thời. Trong bối cảnh này, nếu cứ tiếp tục ủng hộ Maduro, Bắc Kinh có nguy cơ mất nhiều hơn là được. Đây cũng chính là lư do giải thích v́ sao Trung Quốc có vẻ giữ khoảng cách và cố gắng tỏ ra trung lập.

Cuộc khủng hoảng Venezuela làm lộ rơ những hạn chế về ưu thế và khả năng quản lư các rủi ro chính trị trong các chiến lược đầu tư của Trung Quốc ở châu Mỹ Latinh và nhiều nước đang phát triển khác. South China Morning Post cho rằng đây quả là một cái tát dành cho Trung Quốc trước những tham vọng mở rộng sự hiện diện và tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế.
Tóm lại, như câu nói của tỷ phú người Mỹ Jean Paul Getty, « nếu bạn nợ 100 đô la ở ngân hàng, đó là chuyện của bạn. Nhưng nếu bạn nợ ngân hàng đến 100 triệu đô la, th́ đấy lại là vấn đề của ngân hàng ». Bài xă luận của Courrier International khẳng định Venezuela kể từ giờ là một bài toán hóc búa dành cho Trung Quốc với câu hỏi : Làm thế nào lấy lại 62 tỷ đô la ?
RFI