Nhà máy của Honda ở Swindon, Anh Quốc. Ảnh 18/02/2019. REUTERS/Eddie Keogh

Giữa lúc hồ sơ Brexit đang bế tắc, chính phủ Anh đôn đáo t́m mọi cách dàn xếp lại thỏa thuận với Liên Hiệp Châu Âu, một loạt các công ty lớn của Nhật, từ Sony, Panasonic, Nissan, đến Honda, ở các mức độ khác nhau, đang nói lời chia tay sớm với Anh Quốc. Những cảnh báo đang trở thành hiện thực khi điều kiện thỏa thuận Brexit vẫn c̣n mù mờ, không chắc chắn.

Ngày 19/02/2018, nước Anh thực sự choáng váng sau thông báo của hăng xe hơi Honda quyết định đóng cửa vào năm 2021 nhà máy duy nhất của hăng tại Swindon, miền nam đất nước. Như vậy, 3.500 lao động của cơ sở sản xuất và hàng ngh́n lao động của những doanh nghiệp thầu phụ cho nhà máy Honda trên đất Anh bị đe dọa.
Thông tín viên Muriel Delcroix tại Luân Đôn cho thông tin :
"Đóng tại Swindon từ hơn 30 năm nay, riêng nhà máy Honda này chiếm 10% lượng xe hơi chế tạo tại Vương Quốc Anh. Thông báo đóng cửa nhà máy đă khiến người dân trong vùng nháo nhác. Đại diện công đoàn Unite, ông Alan Tomala, lo ngại kinh tế địa phương sẽ bị tàn phá. Ông nói : « Honda không chỉ là chủ lao động lớn nhất của Swindon, mà c̣n cả của vùng tây nam này. Mất một công việc trong nhà máy này là kéo theo mất 2 đến 3 việc khác trong dây chuyền sản xuất. Thực sự đây là một tai họa mới… »
Nếu người ta tính tới các công việc bị tác động th́ sẽ có khoảng 10.000 chỗ làm bị đe dọa. Honda nhấn mạnh quyết định của hăng không liên quan ǵ đến Brexit, nhưng nhiều chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất xe hơi đă nghĩ ngược lại.
Ông Jim Holder, giám đốc tạp chí về xe hơi « What Car ? », nhận định : « Rơ ràng là Brexit đă có vai tṛ trong quyết định này, cho dù có thể không phải là lư do chính. Nhưng khi ra quyết định dài hạn trong ngành xe hơi đầu tư hàng tỷ đô la cho sản xuất trong 10 năm, th́ một chút bất trắc cũng dẫn đến vấn đề lớn… »
Thông báo của Honda được đưa ra không lâu sau khi các hăng xe như Nissan, Jaguar Rover và Ford thông báo cắt giảm sản xuất tại Vương Quốc Anh và rất nhiều người Anh đang mong chính phủ thoát khỏi nhanh nhất bế tắc hiện nay trong hồ sơ Brexit."



Ban lănh đạo Honda và các dân biểu địa phương đă nhanh chóng thanh minh rằng quyết định của Honda không liên quan ǵ đến hồ sơ Brexit và giải thích sự lựa chọn của hăng xe là do nhu cầu phải tổ chức lại cho thích ứng với những thay đổi của thị trường toàn cầu. Thế nhưng, việc đóng cửa một nhà máy lớn, chiếm một tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế Anh, được thông báo khi mà chỉ c̣n 38 ngày nữa tới hạn nước Anh phải rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu mà vẫn c̣n chưa biết ra đi theo cách nào. Đây rơ ràng là một tín hiệu rất xấu cho chính phủ bảo thủ của bà Theresa May.

Trong khi đó các chuyên gia kinh tế khẳng định viễn ảnh Brexit, và đặc biệt là Brexit không thỏa thuận, đang ám ảnh các nhà đầu tư Nhật Bản tại Anh, buộc họ phải khẩn trương hơn tính đến giải pháp rời bỏ thị trường Anh.
Hiện có khoảng 1.000 doanh nghiệp Nhật hoạt động tại Anh và sử dụng khoảng 140.000 lao động của đảo quốc này. Các nhà đầu tư Nhật đến cắm chân ở nước Anh khá sớm.
Theo ông Seiji Sugiura, nhà phân tích thuộc Viện Nghiên Cứu Tokai Tokyo, các nhà chế tạo xe hơi Nhật hồi thập niên 1980 đă chọn nước Anh làm căn cứ chính của họ ở châu Âu bởi nước Anh có một môi trường đầu tư thuận lợi, thuận tiện cho việc đưa hàng vào Âu lục. Nhưng t́nh hiện nay đă hoàn toàn khác, nhà phân tích Sugiura nhấn mạnh, các nhà đầu tư Nhật cũng có tính toán khác.
Không chỉ có các hăng xe hơi Nhật cắt giảm sự hiện diện, nhiều ngân hàng lớn của của Nhật đang rút dần khỏi Luân Đôn. Các tập đoàn công nghiệp lớn như Toshiba, Hitachi cũng lần lượt cắt giảm các hoạt động trong các dự án lớn ở Anh Quốc trong thời gian gần đây, với lư do khó khăn tài chính. Rồi đến lượt Sony và Panasonic, hai biểu tượng của công nghiệp điện tử Nhật, trong năm ngoái, cũng lần lượt dời trụ sở ở Anh sang các nước châu Âu, v́ lư do hành chính hoặc thuế khóa.

Trước đó Hăng xe Nhật Nissan ngày 03/02/2019 thông báo từ bỏ kế hoạch lắp ráp xe X-Trail trên lănh thổ Anh Quốc. Brexit là nguyên nhân chính gây lo ngại.
Hăng xe Nissan cho biết ngưng dự án sản xuất xe Crossover X-Trail tại nhà máy Sunderland ở miền đông bắc Anh Quốc. Đây là nhà máy lớn nhất của Nissan tại châu Âu.

Trong thông cáo, đại diện Nissan tại châu Âu ghi nhận : V́ những lư do kinh tế và mối lo ngại về quan hệ giữa Luân Đôn với phần c̣n lại trong Liên Hiệp Châu Âu sau Brexit, hăng xe Nhật quyết định sản xuất xe X-Trail tại nhà máy Kyushu Nhật Bản. Tuy nhiên, nhà máy Sunderland vẫn sản xuất xe Juke và Qashqai nhằm cung cấp cho thị trường châu Âu như dự kiến.
Theo giới phân tích, đây là một vố đau đối với nước Anh. Đầu tư vào ngành công nghiệp xe hơi tại Anh Quốc trong năm 2018 đă giảm gần một nửa v́ Brexit. Nhà máy Sunderland bắt đầu hoạt động từ năm 1986, bảo đảm việc làm cho 7.000 nhân viên, xuất xưởng hàng năm nửa triệu chiếc xe, 55 % số xe này được bán sang thị trường Liên Hiệp Châu Âu.
Trong trường hợp Luân Đôn không đạt được đồng thuận với Liên Âu về thủ tục ly dị trước thời hạn 29/03/2019, lập tức xe hơi sản xuất tại Anh bán sang thị trường châu Âu bị đánh thuế nhập khẩu.
Hăng xe Ford của Mỹ dự trù nếu Anh Quốc bị gạt ra ngoài thị trường châu Âu, thiệt hại đối với tập đoàn này ước tính lên tới 800 triệu đô la trong năm 2019.
Nhiều tập đoàn công nghiệp quốc tế dự trù di dời cơ sở khỏi Anh Quốc. Một số khác báo động dây chuyền sản xuất sẽ tạm thời bị gián đoạn trong trường hợp Brexit "no-deal".



Cho dù Brexit có phải là lư do chính dẫn đến các quyết định như vậy hay không, nhưng nó cho thấy một điều chung là các nhà đầu tư Nhật giờ đây nh́n nước Anh như là mảnh đất đầu tư ẩn chứa nhiều rủi ro. Thực trạng này báo hiệu sẽ c̣n nhiều công ty từng lấy Anh làm căn cứ ở châu Âu rất có thể sẽ rút lui khỏi xứ sở sương mù, nhất là khi các điều kiện Anh chia tay với Liên Hiệp mù mờ hoặc không thỏa thuận.
Chuyên gia Sugiura quả quyết : « Brexit không rơ ràng đang ngăn cản đầu tư mới. Đầu tư vào Vương Quốc Anh dường như giờ không c̣n hấp dẫn nữa ».
RFI