Results 1 to 2 of 2

Thread: Trần Thế Vinh, Chim Thiêng về ngàn

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Trần Thế Vinh, Chim Thiêng về ngàn




    Phi Long Trần Thế Vinh

    Trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 khi cùng cả nước ra sức ngăn chận cuộc xâm lăng của Bắc quân trên cả ba mặt trận chính Quảng Trị, Komtum và B́nh Long, các đơn vị và chiến sĩ KQVNCH đă tạo được nhiều thành tích chói ngời cho quân sử Không Quân Việt Nam Cộng Ḥa góp phần quan trọng trong những chiến công giữ vững miền Nam. Tuy nhiên trong năm này Không Quân VNCH cũng phải chịu nhiều mất mát và một trong những cái tang gây nhiều tiếc thương cho cả trong lẫn ngoài Quân Chủng là sự ra đi của ĐạI Úy Trần Thế Vinh Phi Đoàn 518 Phi Long trên vùng trời Quảng Trị.

    Đại úy Trần Thế Vinh sinh ngày 27-9-1946 tại Ninh Cường, Nam Định, Bắc Việt. Cùng gia đ́nh di cư vào Nam năm 1954. Anh gia nhập Không Quân cuối năm 1964 khi đang theo học Đại học Luật Khoa.

    Sau khi măn khóa hoa tiêu quan sát tại quân trường Nha Trang, Trần Thế Vinh được gửi theo học khóa phi công khu trục AD-6 tại Hoa Kỳ. Anh tốt nghiệp thủ khoa khi cùng học với nhiều phi công ngoại quốc khác. Được coi là một phi công “AS” sau các bậc đàn anh như Quốc, Chấn, Tế, Huề, Du . . . Về nước Trần Thế Vinh phục vụ tạI Phi Đoàn 518 Phi Long, bên cạnh những bậc đàn anh lừng danh qua những phi vụ Bắc phạt. Anh lần lượt mang cấp bậc Thiếu úy từ tháng 3 –1967, thăng Trung úy vào tháng 3-1969. Đại úy từ tháng 1-1972, giữ chức Phi tuần trưởng A-1 và từng được thưởng rất nhiều huy chương các loại, đáng kể nhất là những huy chương Anh Dũng và Phi Dũng Bội tinh các cấp cùng Chiến Thương Bội tinh.

    Khi chiến cuộc vùng Trị Thiên sôi động v́ Bắc quân vượt vĩ tuyến mở cuộc tấn công đại quy mô vào Quảng Trị. Ngày 01-4-1972 Phi đoàn 518 được biệt phái ra Sư Đoàn 1 KQ để trực tiếp yểm trợ cho các cánh quân vùng địa đầu giới tuyến, và ngay lập tức trần Thế Vinh hăng say t́nh nguyện tham dự tất cả các phi vụ không ngơi nghỉ bất kể thời tiết xấu như thế nào và pḥng không địch đan kín bầu trời .

    Ngày 2-4-1972 Trần Thế Vinh thực hiện phi vụ đầu tiên tại vùng giới tuyến, hạ 5 chiến xa Bắc quân ở phía bắc Đông Hà, phi cơ của anh bị trúng đạn pḥng không 12 ly 7 bên cánh trái nhưng anh vẫn trở về căn cứ an toàn. Liên tiếp 3 ngày tiếp theo sau đó, ngày nào Đại úy Vinh cũng cất cánh bay và ngày nào cũng bắn hạ được xe tăng địch. Tổng cộng chỉ trong ṿng 3 ngày 2, 3 và 4-7-1972 anh hạ tất cả 20 chiến xa Cộng quân, nhiều lần phi cơ bị trúng đạn pḥng không nhưng anh vẫn trở về căn cứ an toàn.

    Để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội, bộ Tư Lệnh KQ/VNCH đă phối hợp vớI Cục Tâm Lư Chiến thực hiện một chương tŕnh truyền h́nh về các chiến công của quân chủng phát trên đài truỵền h́nh quốc gia tại Sài G̣n vào hai ngày 7 và 8-4-1972. Trong chương tŕnh này Thiếu tá Lê Phước Hùng, phi đoàn trưởng PĐ 518 đă giới thiệu ĐạI úy Trần Thế Vinh là phi công anh dũng và xuất sắc nhất của đơn vị. Ông hứa với khán giả rằng trong tuần lễ kế tiếp sẽ đưa ĐạI úy Vinh về giới thiệu trực tiếp với công chúng. Trong khi mọi ngườI hân hoan và nóng ḷng chờ đợi được thấy mặt viên phi công anh dũng một ḿnh trong ba ngày liên tiếp bắn hạ 20 chiến xa CS Bắc Việt tại Quảng Trị th́ bất ngờ sáng ngày 9-4 ĐạI úy Trần Thế Vinh găy cánh trong khi thi hành phi vụ khẩn cấp giải vây cho căn cứ Phượng Hoàng lúc ấy do Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến pḥng thủ đang bị Cộng quân vây chặt và tấn công dữ dội bằng pháo binh, chiến xa và bộ quân.

    Cùng Phi tuần viên Đại úy Phan Công Định, phi tuần trưởng Đại úy Trần Thế Vinh cất cánh rời phi trường Đà Nẵng vào lúc 8 giờ sáng Chủ nhật 9-4 trong lúc thời tiết rất xấu, trần mây rất thấp. Tầm nh́n xa không quá 50 mét khiến Đại úy Vinh đă quyết định áp dụng chiến thuật táo bạo là cả hai phi cơ bay rất thấp gần đến mục tiêu mới bốc lên cao và từ đó lách mây đâm xuống oanh kích để tạo yếu tố bất ngờ. Chiến thuật gan dạ nhưng đầy liều lĩnh này đă khiến địch quân không kịp trở tay và các chiến xa Cộng sản không thể tránh kịp phơi ḿnh làm mục tiêu ăn bom và có 4 chiến xa trúng bom từ phi cơ của Đại úy Vinh ngay khi anh vừa đâm bổ xuống. Tuy nhiên v́ xuống quá thấp, phi cơ của anh đă bị trúng đạn pḥng không và bốc cháy không kịp bay ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đại úy Phan Công Định đă báo cáo phi cơ của Đại úy Vinh đâm xuống đất và không thấy có chiếc dù nào bay ra.

    Đại úy Trần Thế Vinh, Chim Thiêng đă bỏ trời xanh, bỏ người t́nh, bỏ bạn bè . . . Chim Thiêng đă về ngàn. . . Vinh đă anh dũng hy sinh đền nợ nước khi tuổi đời chưa tṛn 26. Anh ra đi trong sự xúc động của cả nước, từ dân đến quân, cả trong lẫn ngoài quân chủng. Chiến tích một ḿnh trong một tuần lễ hạ 21 chiến xa địch đă khiến anh trở nên một huyền thoại có thực của Không Lực VNCH. Ngay sau đó chân dung Đại úy Trần Thế Vinh xuất hiện trên những tấm bích chương cổ động nhằm nâng cao tinh thần chiến đấu của quân dân được trưng bày khắp mọi ngả đường trên toàn quốc. Chưa bao giờ h́nh ảnh và tên tuổi một phi công được nhắc đến với ḷng tiếc thương yêu mến mănh liệt như thế !
    Đại úy Trần Thế Vinh sống măi trong Quân Sử hào hùng của Không Quân VNCH và Quân Lực VNCH !
    Xin vinh thăng những cánh chim trời trấn giữ không gian !
    Type từ tập Quân Sử KQVNCH / Ban Quân sử KQVNCH Úc Châu







    Thủ đô Sài G̣n những ngày đầu tháng 6 năm 1972


    Lại một buổi sáng, ngồi đây một ḿnh sau vườn nhà, thời tiết nam California vừa chớm lập đông. Ừ nhỉ, hôm nay, kỷ niêm ngày lần đầu tiên ta đặt chân đến Hoa Kỳ, Travis AFB SanFrancisco. Thấm thoát đă 40 năm, ngồi đây hồi tưởng lại những thế sự thăng trầm trôi qua gần nửa thế kỷ.

    Vậy th́, vào Cánh Thép t́m lại những người bạn thủa nào. Bất chợt, t́m thấy nhiều bài viết về phi công khu trục Trần thế Vinh. Thôi th́, hạ bút viết vài hàng về một người em hiếm có này.
    Viết về Trần Thế Vinh th́ nhiều lắm rồi. Nhưng, hôm nay chợt nhớ đến một người em đáng quư, xin mạn phép được viết thêm vài ḍng.
    Trần thế Vinh là một trong số bốn (4) người phi công thời chiến mà ḍng họ chúng tôi đă gửi gấm cho Không Quân Việt Nam Cộng Ḥa ngày nào.
    Một lần ngày đó, vào khoảng cuối năm 1971, ngẫu nhiên nhưng lại trùng phùng, cậu em, Trần Thế Vinh từ Biên Ḥa, PĐ-518 ra biệt phái cho ASOC. Ông anh, Minh “L”, phi công A-37 từ PĐ-524 Nha Trang và PĐ-534 Phù Cát cũng đang biệt phái ở Pleiku. Trong môt phi vụ oanh tạc ngă ba biên giới Việt-Miên-Lào, Vinh rủ hai ông anh đi bay chơi. Vinh bay cùng với anh Minh, c̣n phi công về già này may mắn được bay với ngài “Ninh DeGaule”. Bốn tên lững thững bước ra phi cơ, ngài “Vinh nghệt” thổi cho một câu.
    – T.T., nhớ mang mấy ông anh cậu về an lành nha cậu. Chưa thấy bao giờ ba anh em cùng bay trong cùng một phi vụ. Nghịch ǵ, mà nghịch dữ vậy cậu.
    – Có sao. Nhờ cậu tí.
    Tối hôm đó, ba anh em có dip hàn huyên với nhau qua một màn chén chú chén anh ở một ngơ hẻm của phố Pleiku. Tha hồ tán ngẫu.
    – Vinh vừa đậu thêm chứng chỉ Luật đấy à.
    – Vâng, may mắn ấy mà anh
    – “Kinh thế. Ngày nào, tôi từ Petrus Kư, c̣n Nh. từ Chu Văn An. Lúc trước, học ngày, học đêm vẫn thua Vinh. Vinh học đệ ngũ, cậu đậu trung học. Cậu đậu Tú tài I lúc đang học đệ tam. Tṛn 16 tuổi, vào Không Quân. Về nước, bay bổng ngày đêm, sau cậu đậu Tú tài II. Bây giờ lại đậu Luật nữa”. Tôi không hiểu sao Vinh làm được.
    – Đâu có ǵ, anh. Chuyện nhỏ nhặt, ấy mà.
    – Nghe nói ông cụ mới lấy số tử vi cho Vinh à.
    – Bác nói em ngắn số và nhiều người biết đến. Ngoài ra bác không nói ǵ thêm.
    – C̣n ông cụ tôi. Mỗi lần ông già la mắng tôi, lúc nào cũng lấy Vinh ra làm đề tài.
    – “Con phải lấy Vinh làm gương”.
    – Th́ em cũng thế. “Con phải lấy Vinh làm gương”. Nào là, “Vinh nó đẹp trai này, hoc giỏi này, điềm đạm này, tư cách này. Nó không hút thuốc, không uống rượu, không trai gái”.
    “Lạy chúa trên trời! Chỉ có Chúa, Chúa mới biết hết nỗi oan ức cho anh Minh và con”.
    – Thôi, khi về Sài G̣n nghỉ phép, ba anh em đi nhậu tiếp.
    Đầu tháng tư 1972, đúng như đă hứa, ba (3) anh em lại có dịp cùng nhau, có dịp chén chú chén anh ở Sài G̣n. Và, đến “Hầm Gió” nghe Khánh Ly, Lê Uyên Phương hát. Nhắc đi nhắc lại chuyện đau xót, người anh lớn, anh Dũng, Sĩ quan hành quân Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù (TĐ11ND), xuất thân từ khóa 20 VBQGVN, vừa tử trận năm trước ở Dambe, xứ chùa tháp.
    – Nguyễn Đ́nh Bảo đến nhà thăm ông bà cụ. Anh Bảo buồn lắm, khi mất anh Dũng.
    – Anh Bảo và anh Dũng một lần vào Bắc Tiến t́m em đi làm một chầu ở Hố Nai. Mấy bác này uống dữ.
    – Cũng c̣n thua một người.
    – Ai anh.
    – Hỏi là trả lời.


    Quay đi quay lại. Cả ba anh em đều bay yểm trợ cho TĐ11ND của anh Bảo trên khắp vùng trời nhỏ bé VN.
    – Anh Hùng bao giờ từ Mỹ về anh, bay loại phi cơ ǵ vậy.
    – Hùng đang ở Sheppard hay ở Eglin ǵ đó. Hùng đang học F5. Chắc khi cậu về nước, không Biên Ḥa th́ lại Đà Nẵng.
    – Vinh à. Thế anh ǵ cùng khóa 65-A với Vinh. Qua biệt kích. Sau trở lại Không Quân và thành phi công. Ngài này, rất tư cách. Đâu rồi.
    – À, bác ấy đang ở cùng pḥng với em ở trại Bắc Tiến.
    – Cậu vừa rớt ở Tam Biên à.
    – Vâng, chút nữa là đi tầu suốt đấy anh.
    – Em th́ bị bắn rách lưng ở Mộc Hóa. Xuống Napalm, vừa kéo lên, nó nạp em liền. Mấy chú “vẹm” hỗn thật.
    – Tuần trước, một wingman của anh vừa gẫy cánh ở Chu-Pao. Ḿnh mới vào xong pass đầu. Sửa soạn vào pass thứ nh́, đă nghe thấy cậu em kêu “May day” rồi. Không hiểu sao cậu em này không nhảy ra, lại kêu “May day”. Tôi thấy máy bay nó đâm thẳng vào Chu-Pao, bốc khói. Tôi tặng mấy chú “vẹm” một màn Salvo. Wingman này mới về phi đoàn. Tôi mới huấn luyện cậu này xong. Chết quá trẻ.
    – Đời phi công là thế. Có ǵ đâu.
    – Thế Cao Hùng và Quang Tuấn dạo này ra sao.
    – Sáng mai, Tuấn và em đi biệt phái Đà Nẵng. Nghe nói Quảng Trị rất “HOT”. Chán thật. Trận chiến này kéo dài quá lâu. Ước sao, anh em ḿnh “ỤC” mấy bác “vẹm đỏ” này một trận chổng gọng, vài màn “chả ch́a” mấy chú vẹm, vài ly “ông già chống gậy” cho nó xong hết cuộc chiến lê thê này.
    Và, không ngờ, đó là lời cuối cùng của Vinh đă hàn huyên cùng hai người anh cùng chung mộng đời.
    Và, bây giờ, có khác ǵ đâu, anh Minh cũng đă ngắn số như người em Trần Thế Vinh ngày nào.
    Ước mong, bên đời kia, hai cánh chim thời chiến, người anh và người em tôi, đang an nghỉ trong ṿng tay yêu thương của Chúa.
    Một chút ǵ để nhớ trong mùa giáng sinh gần kề. Chắc hẳn, thế nào cũng có sự lẩm cẩm của người viết. Viết từ một cánh chim về chiều, khi trí nhớ phải cần xét lại.
    Trần Thế Vinh thường đùa. “NHỜ CẬU TÍ”. Th́ cánh chim về già này, “Nhờ bác tí” khi viết những ḍng này.
    Bài từ trang "Gịng Sông Cũ" không ghi tên tác giả

  2. #2
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484


    Lễ Giỗ Của Anh-Hùng Không-Quân Quân-Lực VNCH Trần-Thế-Vinh: Ngày 9-4-2011.

    Cứ mỗi năm, khi tháng Tư trở về là ḷng tôi lại trùng trùng những u-uất không nguôi; về cuộc chiến năm xưa, về những ngày dài khi quê-hương oằn ḿnh trong lửa đạn.
    Mỗi khi có dịp trở về Việt-Nam cùng các Soeur ḍng Nữ-Tử-Bác-Ái; đi san xẻ nỗi khốn cùng của dân làng nghèo đói từ Bắc chí Nam. Dầu gia-đ́nh tôi không có ai chết trận nhưng tôi thường ghé thăm Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Ḥa; thắp hương và cầu nguyện cho vong-linh các anh-hùng tử-sĩ. Để thấy ngàn ngàn những mộ phần không tài nào đếm xuể của lớp thanh-niên tuổi mười tám, đôi mươi. Chưa có một nghĩa-trang nào “trẻ-trung” như ở đó!
    Tôi liên-tưởng đến h́nh ảnh những người mẹ hoặc vợ lính chết trận, quằn quại kêu gào thảm-thiết bên áo quan, tôi liên tưởng đến những đôi mắt bé thơ ngơ-ngác v́ mồ côi cha; ở lứa tuổi mà hồn-nhiên đă bị chiến-tranh cướp đi quá vội vàng. Không lần nào là tôi không khóc ngất trước những mộ phần trong nghĩa-trang ấy.
    Tôi cưu mang ân-t́nh về sự hy-sinh của các chiến-sĩ, như một món nợ mà tôi nghĩ suốt đời ḿnh không thể trả hết. Đó cũng là lư do hằng năm vào tháng 6 tôi thường tổ-chức tiệc “Vinh Danh Bố” vào dịp lễ “Father’s Day” để khoản đăi và biếu quà lưu-niệm cho các cựu-quân-nhân Quân-Lực-Việt-Nam-Cộng-Ḥa và các cựu Chiến-Binh Hoa-Kỳ. Hoàn-toàn không bán vé, không gây quỹ dưới bất cứ h́nh-thức nào trong tinh thần tự-nguyện từ đáy con tim.

    Như một cơ-duyên đưa đẩy, hôm qua là một ngày đầu tháng Tư. Tôi bắt đầu liên lạc nhà hàng để đặt chỗ. Trên đường lái xe, đầu óc tôi cứ miên-man hoạch-định chương-tŕnh cho buổi tiệc. Thường th́ tôi luôn cầu-nguyện các anh-hùng tử-sĩ sống khôn, thác thiêng phù-hộ cho ḷng thành của ḿnh để chương-tŕnh được hoàn-thành tốt đẹp. Tôi nhớ ra buổi chiều ḿnh có cái hẹn đi cắt tóc.
    Theo lời giới thiệu của Trần-Thị-Diễm-Phúc (chủ-nhiệm báo Diễm); tôi đến tiệm “James Salon” (góc đường Mc Fadden và Magnolia) để làm đẹp. Người thiếu-nữ khuôn mặt sáng ngời, tóc dài rất dễ thương trong lúc gội đầu cho tôi mới bắt đầu câu chuyện về gia-đ́nh cô. Tôi xúc động khi cô kể về thời học-sinh đi học, v́ nói giọng Bắc nên bị những học-tṛ người miền Nam chiếm tỷ-lệ 90% trong trường kỳ-thị; có lần xô cô té xuống cầu thang đến nỗi mẹ của cô phải vào trường khiếu-nại với hiệu-trưởng để đám học-tṛ vô-ư-thức ấy không làm phiền cô nữa. Câu chuyện đó như một ám-ảnh không nguôi về thời niên-thiếu của cô; dưới một xă-hội mà nền văn-hóa bị thực-dân dùng chính sách “Chia Để Trị”, những bậc phụ-huynh vô-t́nh truyền dậy cho trẻ nhỏ tư-tưởng tàn-nhẫn này như gián tiếp đưa dao cho con cái ḿnh đâm vào con tim của t́nh-thân bè bạn.
    Tôi vô-cùng bất măn và thấy xót xa như chính người thân ḿnh bị nạn. Tôi bảo với cô rằng may mắn cho tôi vô cùng v́ bố mẹ tôi cũng là dân di-cư 1954 bằng “Tàu Há Mồm” từ Bắc vào Nam, được theo học trường nữ Trung-Học Trưng-Vương nên không hề rơi vào trường hợp bị kỳ-thị Bắc, Nam này.

    Rồi tôi mới hỏi tiếp: “Thế Bố em đâu"”
    Cô dịu dàng nói nhỏ: “Em mồ côi Cha lúc lên 2 tuổi. Bố em cũng là một chiến-sĩ Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa đó chị!”
    Lúc bấy giờ, người thanh-niên tên Jame (chủ-tiệm) mới quay lại hỏi tôi: “Chị có biết ông Trần-Thế-Vinh không"”
    Tôi ngờ-ngợ nghi vấn hỏi lại: “Em nói Trần-Thế-Vinh nào"”
    Cô thiếu-nữ ấy mới xác nhận: “Đại-Úy Không-Quân Trần-Thế-Vinh là bố ruột em đó!”
    Không hiểu sao tôi buột miệng nói tiếng Mỹ: “You must be kidding"” (Em không nói đùa với tôi đó chứ") Thế tên em là ǵ"
    “Dạ! Là Trần-Thế-Thanh-Vân. Con gái duy nhất của bố Vinh.”
    Tôi quưnh-quáng lấy cái Iphone trong túi ra và “Google” ngay chữ “Anh-Hùng Trần-Thế-Vinh”.
    Tấm h́nh ông hiện ra trên màn ảnh nhỏ. Tôi đưa cho em coi: “Có phải đây là Bố em không"”
    Cô dựt ḿnh: “Ủa sao chị có h́nh của Bố em hay quá vậy"”
    Tôi nói: “Rất nhiều Web-site viết về Bố của em trên Internet Vân à!”
    Rồi tôi đọc cho mọi người trong tiệm cùng nghe:
    “Trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 khi cùng cả nước ra sức ngăn chận cuộc xâm lăng của Bắc quân trên cả ba mặt trận chính Quảng Trị, Komtum và B́nh Long, các đơn vị và chiến sĩ KQVNCH đă tạo được nhiều thành tích chói ngời cho quân sử Không Quân Việt Nam Cộng Ḥa góp phần quan trọng trong những chiến công giữ vững miền Nam. Tuy nhiên trong năm này Không Quân VNCH cũng phải chịu nhiều mất mát và một trong những cái tang gây nhiều tiếc thương cho cả trong lẫn ngoài Quân Chủng là sự ra đi của Đại Úy Trần Thế Vinh Phi Đoàn 518 Phi Long trên vùng trời Quảng Trị.
    Đại Úy Trần Thế Vinh sinh ngày 27-9-1946 tại Ninh Cường, Nam Định, Bắc Việt. Cùng gia đ́nh di cư vào Nam năm 1954. Anh gia nhập Không Quân cuối năm 1964 khi đang theo học Đại học Luật Khoa.
    Sau khi măn khóa hoa tiêu quan sát tại quân trường Nha Trang, Trần Thế Vinh được gửi theo học khóa phi công khu trục AD-6 tại Hoa Kỳ. Anh tốt nghiệp thủ khoa khi cùng học với nhiều phi công ngoại quốc khác. Được coi là một phi công “AS” sau các bậc đàn anh như Quốc, Chấn, Tế, Huề, Du…



    Về nước Trần Thế Vinh phục vụ tại Phi Đoàn 518 Phi Long, bên cạnh những bậc đàn anh lừng danh qua những phi vụ Bắc phạt. Anh lần lượt mang cấp bậc Thiếu úy từ tháng 3 –1967, thăng Trung úy vào tháng 3-1969. Đại úy từ tháng 1-1972, giữ chức Phi tuần trưởng A-1 và từng được thưởng rất nhiều huy chương các loại, đáng kể nhất là những huy chương Anh Dũng và Phi Dũng Bội tinh các cấp cùng Chiến Thương Bội tinh.
    Khi chiến cuộc vùng Trị Thiên sôi động v́ Bắc quân vượt vĩ tuyến mở cuộc tấn công đại quy mô vào Quảng Trị. Ngày 01-4-1972 Phi đoàn 518 được biệt phái ra Sư Đoàn 1 KQ để trực tiếp yểm trợ cho các cánh quân vùng địa đầu giới tuyến, và ngay lập tức trần Thế Vinh hăng say t́nh nguyện tham dự tất cả các phi vụ không ngơi nghỉ bất kể thời tiết xấu như thế nào và pḥng không địch đan kín bầu trời.
    Ngày 2-4-1972 Trần Thế Vinh thực hiện phi vụ đầu tiên tại vùng giới tuyến, hạ 5 chiến xa Bắc quân ở phía bắc Đông Hà, phi cơ của anh bị trúng đạn pḥng không 12 ly 7 bên cánh trái nhưng anh vẫn trở về căn cứ an toàn. Liên tiếp 3 ngày tiếp theo sau đó, ngày nào Đại úy Vinh cũng cất cánh bay và ngày nào cũng bắn hạ được xe tăng địch. Tổng cộng chỉ trong ṿng 3 ngày 2, 3 và 4-7-1972 anh hạ tất cả 20 chiến xa Cộng quân, nhiều lần phi cơ bị trúng đạn pḥng không nhưng anh vẫn trở về căn cứ an toàn.
    Để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội, bộ Tư Lệnh KQ/VNCH đă phối hợp với Cục Tâm Lư Chiến thực hiện một chương tŕnh truyền h́nh về các chiến công của quân chủng phát trên đài truyền h́nh quốc gia tại Sài G̣n vào hai ngày 7 và 8-4-1972. Trong chương tŕnh này Thiếu tá Lê Quốc Hùng, phi đoàn trưởng PĐ 518 đă giới thiệu Đại úy Trần Thế Vinh là phi công anh dũng và xuất sắc nhất của đơn vị. Ông hứa với khán giả rằng trong tuần lễ kế tiếp sẽ đưa Đại úy Vinh về giới thiệu trực tiếp với công chúng. Trong khi mọi người hân hoan và nóng ḷng chờ đợi được thấy mặt viên phi công anh dũng một ḿnh trong ba ngày liên tiếp bắn hạ 20 chiến xa CS Bắc Việt tại Quảng Trị th́ bất ngờ sáng ngày 9-4 Đại úy Trần Thế Vinh găy cánh trong khi thi hành phi vụ khẩn cấp giải vây cho căn cứ Phượng Hoàng lúc ấy do Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến pḥng thủ đang bị Cộng quân vây chặt và tấn công dữ dội bằng pháo binh, chiến xa và bộ quân.

    Cùng Phi tuần viên Đại Úy Phan Công Định, phi tuần trưởng Đại Úy Trần Thế Vinh cất cánh rời phi trường Đà Nẵng vào lúc 8 giờ sáng Chủ nhật 9-4 trong lúc thời tiết rất xấu, trần mây rất thấp. Tầm nh́n xa không quá 50 mét khiến Đại Úy Vinh đă quyết định áp dụng chiến thuật táo bạo là cả hai phi cơ bay rất thấp gần đến mục tiêu mới bốc lên cao và từ đó lách mây đâm xuống oanh kích để tạo yếu tố bất ngờ. Chiến thuật gan dạ nhưng đầy liều lĩnh này đă khiến địch quân không kịp trở tay và các chiến xa Cộng sản không thể tránh kịp phơi ḿnh làm mục tiêu ăn bom và có 4 chiến xa trúng bom từ phi cơ của Đại Úy Vinh ngay khi anh vừa đâm bổ xuống. Tuy nhiên v́ xuống quá thấp, phi cơ của anh đă bị trúng đạn pḥng không và bốc cháy không kịp bay ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đại Úy Phan Công Định đă báo cáo phi cơ của Đại úy Vinh đâm xuống đất và không thấy có chiếc dù nào bay ra.
    Đại Úy Trần Thế Vinh, Chim Thiêng đă bỏ trời xanh, bỏ người t́nh, bỏ bạn bè… Chim Thiêng đă về ngàn… Vinh đă anh dũng hy sinh đền nợ nước khi tuổi đời chưa tṛn 26. Anh ra đi trong sự xúc động của cả nước, từ dân đến quân, cả trong lẫn ngoài quân chủng. Chiến tích một ḿnh trong một tuần lễ hạ 21 chiến xa địch đă khiến anh trở nên một huyền thoại có thực của Không Lực VNCH. Ngay sau đó chân dung Đại Úy Trần Thế Vinh xuất hiện trên những tấm bích chương cổ động nhằm nâng cao tinh thần chiến đấu của quân dân được trưng bày khắp mọi ngả đường trên toàn quốc. Chưa bao giờ h́nh ảnh và tên tuổi một phi công được nhắc đến với ḷng tiếc thương yêu mến mănh liệt như thế! Đại Úy Trần Thế Vinh sống măi trong Quân Sử hào hùng của Không Quân VNCH và Quân Lực VNCH!
    Nguồn: từ Cánh Thép”

    Đọc xong, tôi ứa nước mắt rồi bảo với Thanh-Vân rằng: “Tháng 6 ngày 12 sắp tới, vào tối Chúa-Nhật. Chị và anh Thái-Nguyên (gia-đ́nh Chân-Quê) sẽ tổ-chức “Tiệc Vinh Danh Bố Lần Thứ 5” tại Little Saigon này. Chị muốn mời gia-đ́nh em đến dự để được vinh-danh Bố của em. Chị rất cảm-phục và ngưỡng kính ông; là một sĩ-quan Không-Quân QLVNCH đă anh-dũng hy-sinh trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 năm xưa. Chị mong em nhận lời đến tham-dự nhé!”
    Thanh-Vân vui vẻ nhận lời. Tôi bước ra khỏi tiệm, khi lên xe lái về nhà tôi mới bật khóc nức nở thành tiếng.
    Buổi tối đang ngủ yên. Bỗng đúng 3giờ sáng (giờ Chúa chịu nạn, chịu chết!); dựt ḿnh thức giấc, tôi chắp tay đọc kinh “Ḷng Chúa Thương Xót” và cầu-nguyện cho linh-hồn anh-hùng Trần-Thế-Vinh cùng những vong-linh các chiến-sĩ đă bỏ ḿnh trong chiến cuộc năm xưa. Vào bàn làm việc, tôi phải ghi lại những gịng chữ này để kỷ-niệm ngày giỗ lần thứ 39 của anh. Thứ Bảy tuần này: 9, tháng 4, năm 2011.
    Xin mượn những câu hát trong “Bài Vinh Thăng Cho Một Loài Chim” của cố nhạc-sĩ Trầm-Tử-Thiêng thay cho lời kết:

    “Chào đón cuộc đời gian nan,
    Vinh sinh ra trong thời loạn
    từng khóc từng cười bao phen
    lênh đênh trôi theo vận tối.
    anh vẫn tin có một ngày
    bao xích gông bao tù đày
    Buồn thua ra đi
    tên Thương trở về đây.
    Đợi giữa một đời … trăm năm
    anh em hơn thua … tồi tệ !
    Đợi giữa một đời …trăm năm
    anh em quên nhau …thật dễ !
    Vinh sống non nửa đời người
    hoen tuổi xanh hoen nụ cười
    Nhiều khi phân vân
    người hay ta là người "
    Quê hương ta đó
    Anh em ta đó
    Trần Thế Vinh
    gian nan nhiều rồi
    anh mơ mai sớm có nắng ấm.
    anh mơ mai sớm có ḥa b́nh.
    anh mơ non nước …
    T́nh chứa chan dưới trời b́nh minh.
    Một sớm lửa hờn dâng cao
    Nung sôi quê hương mùa hạ
    Giục cánh đại bàng tung mây
    Lao thân trong sương bạc xóa
    anh trút bom trên hận thù
    anh rải mây đem mịt mù
    và anh hiên ngang như chim sắp trời cao.
    từng phút đợi chờ mong manh
    Rưng rưng con tim đồng đội
    Lệch cánh đại bàng trong mây
    âm u không gian lạc lối
    anh đuối tay
    buông nặng nề …
    Ôi kiếp chim quen bội thề …
    một giây bay đi
    ngàn năm quên bạn bè !
    anh lên cao vút
    anh lên cao vút
    Trần Thế Vinh
    Chim Thương về ngàn
    anh bay lên cơi có ánh sáng
    anh bay lên cơi không hận thù
    Anh bay lên măi
    Trần Thế Vinh vĩnh biệt ngàn thu ...
    Toàn dân ngùi ngùi thương đau,
    khi tin chim thiêng lâm nạn.
    Toàn dân ngậm ngùi thương đau,
    khi tin chim thiêng về tổ.
    anh vắng bay trên trời này
    nhưng bóng anh sáng ngời hoài
    Từ trong tim tôi muôn năm không mờ phai.
    C̣n thương t́nh người hôm qua
    Xin anh cho tôi cầu nguyện
    C̣n xót t́nh người hôm qua
    Xin anh cho tôi lời khấn
    Đêm lúc trăng sao ngời ngời
    Tôi ngước cao lên bầu trời
    Gọi to lên câu Việt Nam ơi muôn đời!
    Quê hương anh đó
    Quê hương tôi đó
    Trần Thế Vinh
    Anh kêu gọi người
    Sao cho mai sớm dưới nắng ấm
    Anh em Nam Bắc nguôi hận thù
    Tay đón tay nắm
    Cùng hát vang dưới trời Việt Nam!”

    Diamod Bích Ngọc
    (Viết xong lúc 6giờ sáng ngày thứ Tư 6, tháng Tư, năm 2011)


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 10-07-2014, 10:15 PM
  2. Cỗ Đầu Trâu: Tản Thiêng Về Làng
    By SilverBullet in forum Tin Việt Nam
    Replies: 7
    Last Post: 06-09-2012, 08:53 AM
  3. Replies: 4
    Last Post: 07-08-2011, 11:01 PM
  4. Replies: 2
    Last Post: 16-10-2010, 06:58 AM
  5. Tin về tù nhân chính trị Trần Văn Thiêng
    By Thương Dân in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 27-08-2010, 04:30 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •