Máy bay tàng h́nh F-35B Lightning II hạ cánh trên tàu USS Wasp ở Biển Hoa Đông, 5/3/2018

Tàu tấn công đổ bộ USS Wasp của Hải quân Hoa Kỳ gần đây được nh́n thấy đi qua Biển Đông trên đường đến Philippines mang theo số lượng F-35 nhiều bất thường.

Tàu Wasp mang theo ít nhất 10 máy bay chiến đấu tàng h́nh F-35B Lightning II, nhiều hơn con số thông thường là 6 máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Tin này được National Interest đăng tải đầu tiên. Trang tin này cho biết thêm là con tàu có thể đang thử nghiệm khái niệm "tàu sân bay hạng nhẹ" phục vụ chiến tranh.

Tàu tấn công đổ bộ này hiện đang tham gia cuộc tập trận Balikatan, trong đó "các lực lượng Mỹ và Philippines sẽ tiến hành các hoạt động đổ bộ, huấn luyện bắn đạn thật, tác chiến đô thị, hoạt động không quân và phản ứng chống khủng bố", Hải quân Mỹ đưa ra tuyên bố hồi cuối tuần qua liên quan đến việc tàu Wasp đến Philippines.
Cuộc tập trận năm nay tập trung vào an ninh hàng hải, một mối quan tâm ngày càng tăng vào lúc Trung Quốc cố gắng giành thế áp đảo ở vùng có các tuyến đường thủy chiến lược. Đây là lần đầu tiên tàu Wasp và các máy bay chiến đấu F-35B của Thủy quân Lục chiến tham gia cuộc tập trận Balikatan.
Con tàu và các máy bay chiến đấu "thể hiện sự gia tăng về năng lực quân sự nhằm đảm bảo cho một khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương tự do và rộng mở", Hải quân Mỹ nói, sử dụng những từ ngữ nhất quán với các hoạt động của quân đội Mỹ bao gồm các cuộc tuần tra v́ tự do hàng hải và các chuyến bay của máy bay ném bom ở Biển Đông, với mục đích kiềm chế Trung Quốc.
F-35B là một biến thể dành cho Thủy quân Lục chiến trong họ máy bay mang tên Chiến đấu cơ Tấn công Hỗn hợp. F-35B, được tuyên bố là sẵn sàng chiến đấu vào năm 2015, có thể cất cánh với khoảng chạy đà ngắn và hạ cánh theo chiều thẳng đứng, và phù hợp để hoạt động trên các tàu tấn công đổ bộ.
Việc triển khai nhiều chiếc F-35 hơn b́nh thường có thể là bước đầu tiên của việc đưa máy bay loại này lên các tàu sân bay hạng nhẹ, một cách tiếp cận mà về mặt lư thuyết có thể làm tăng mạnh về cả quy mô của lực lượng tàu sân bay lẫn hỏa lực của nó.
Khái niệm này đă từng có tiền lệ. Trong cuộc tấn công Iraq do Hoa Kỳ lănh đạo năm 2003, các tàu tấn công đổ bộ đă chở tới 20 máy bay AV-8B, trở thành "tàu sân bay chở máy bay Harrier". Khái niệm này đă được đổi tên thành "Tàu sân bay chở máy bay Lightning", hàm ư nói đến các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm mà các tàu chiến sẽ mang đi tham chiến. (VOA)
Cũng tin liên quan

HKMH Mỹ thứ hai sẽ thăm Việt Nam trong năm 2019 ?



Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson đến Đà Nẵng, ngày 05/03/2018. REUTERS/Kham

Washington hy vọng đạt được thỏa thuận với Hà Nội về một chuyến thăm hữu nghị thứ hai của một tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam ngay trong năm 2019 này. Ư định này đă được một quan chức cao cấp của bộ Quốc Pḥng Mỹ tiết lộ vào hôm qua, 03/04/2019 nhân một buổi hội thảo về hợp tác chiến lược Mỹ-Việt.

Theo hăng tin Anh Reuters, trong buổi nói chuyện tại Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược (CSIS) ở Washington, trợ lư bộ trưởng Quốc Pḥng Mỹ phụ trách vấn đề an ninh khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương Randall Schriver đă nhắc lại sự kiện là vào năm ngoái 2018, lần đầu tiên từ sau chiến tranh Việt Nam, một tàu sân bay Mỹ đă ghé cảng Việt Nam, và Hoa Kỳ « rất hy vọng có thể đạt được thỏa thuận với phía Việt Nam về một chuyến thăm thứ hai trong năm nay ».
Ông Schriver cho biết thêm : « Chúng tôi đang thảo luận với phía Việt Nam. Chúng tôi hy vọng đây có thể sẽ trở thành hoạt động định kỳ thể hiện mối quan hệ song phương. Đó sẽ là dấu hiệu của một mối quan hệ chiến lược chín chắn. »
Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Carl Vinson đă ghé Đà Nẵng vào tháng 3/2018. Sự kiện đó đă được xem là biểu tượng cho quan hệ chiến lược ngày càng chặt chẽ giữa Mỹ và Việt Nam trong bối cảnh ảnh hưởng của Trung Quốc gia tăng trong khu vực.
Vấn đề Trung Quốc và Biển Đông đă được ông Schriver gợi lên hôm qua khi ông cho rằng mỗi quốc gia trong khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương, kể cả nước nhỏ nhất, phải được tự do xác định hướng đi riêng, tự do phát triển mà không bị các nước mạnh bức hiếp.
Ông Schriver đă nêu lên ví dụ của Trung Quốc đang quân sự hóa các đảo đá trong tay họ tại Biển Đông để bày tỏ quan ngại: « Khu vực đang ngày càng phải đối mặt với một Trung Quốc tự tin và quyết đoán hơn, sẵn sàng chấp nhận xích mích để theo đuổi lợi ích của ḿnh ».
Ngoài khả năng đang thảo luận về một chuyến ghé cảng Việt Nam thứ hai của tàu sân bay Mỹ, trợ lư bộ trưởng Quốc Pḥng Mỹ c̣n cho biết là Hoa Kỳ hy vọng có thể sớm bàn giao cho Việt Nam một tàu tuần duyên thứ hai để giúp Việt Nam bảo đảm an ninh hàng hải.

Trong lănh vực này, hôm 29/03 vừa qua, Mỹ đă bàn giao 6 chiếc xuồng tuần tra Metal Shark trị giá 12 triệu đô la cho lực lượng Cảnh Sát Biển Việt Nam, hoàn tất lời cam kết cung cấp cho Việt Nam 18 phương tiện tuần tra loại này. (RFI)