Results 1 to 7 of 7

Thread: Căn Nhà Ngoại Ô

  1. #1
    Member
    Join Date
    30-06-2018
    Posts
    322

    Căn Nhà Ngoại Ô

    Ḍng nhạc vàng xin gởi tặng các cựu chiến sĩ QLVNCH. Cám ơn các anh đă giữ vững miền Nam tự do trong 20 năm.




  2. #2
    Member
    Join Date
    30-06-2018
    Posts
    322



  3. #3
    Member
    Join Date
    30-06-2018
    Posts
    322



  4. #4
    Member
    Join Date
    30-06-2018
    Posts
    322


    Rồi hôm nao tôi về ghé thăm nàng
    Ngoại Ô đây con đường tắm trăng vàng ...

  5. #5
    Member
    Join Date
    30-06-2018
    Posts
    322

    CHỈ C̉N LÀ KỶ NIỆM

    Buổi trưa hôm ấy anh đến tham dự buổi họp mặt Tân niên Đồng hương của một tỉnh gần Sài G̣n ngày xưa, nơi anh đă từng phục vụ lâu dài trước năm 1975. Đây là buổi họp mặt thường lệ hàng năm. Đặc biệt năm nay, Trưởng ban tổ chức, một cựu sỹ quan từng làm việc tại quận, đă gọi điện thoại mời anh tham dự cho kỳ được. Giọng người cựu sỹ quan vẫn hóm hỉnh như xưa “Mời ông thầy đến tham dự buổi họp mặt cho vui. Chắc chắn sẽ có một thích thú bất ngờ dành cho ông hôm đó!”

    Mỗi năm một lần, các cựu viên chức, giáo chức, đồng hương đă từng sinh sống, làm ăn, từng chia xẻ vui buồn, từng sống chết bên nhau trong cuộc chiến vừa qua, nay gặp lại tay bắt mặt mừng, hỏi thăm nhau ai c̣n ai mất, ngồi với nhau tâm t́nh chuyện cũ …

    Trong thành phần tham dự họp mặt hôm ấy, có một người mới tham dự lần đầu, một cựu giáo viên từ Việt nam sang thăm bà con bên đất Mỹ, một cô giáo mà trước năm 1975 đă từng dạy tại trường trung học quận “núi đá ba chồng”: cô giáo Lan. Anh nh́n người thiếu phụ trung niên đứng lên chào đồng môn trong buổi họp mặt, nụ cười trên môi nhưng đôi mắt phảng phất buồn. Thân h́nh thiếu phụ hơi đẫy đà, nhưng anh vẫn nhận ra chiếc môi tṛn như nũng nịu, vẫn đôi mắt sáng với hàng mi dài… Tất cả đă gợi cho anh một quá khứ thân thương. Người thiếu phụ đă bắt đầu bước xuống triền dốc tuổi thanh xuân, chính là cô giáo trẻ đẹp một thời anh đă gặp, đă từng quen biết, gắn bó t́nh cảm… ở thời điểm những năm 1971-1973.

    * * *

    Hồi ấy anh làm việc tại một quận trên quốc lộ 20. Anh đến phục vụ tại một địa phương này như một viên chức hành chánh gương mẫu, với phong thái trẻ trung phong nhă… Ngày đầu nhậm chức, các Trưởng chi đến văn pḥng Quận gặp gỡ Phó quận để trao đổi vài câu chuyện làm quen; trong đó có ông Hiệu trưởng trường trung học địa phương. Đó là một thanh niên gầy thấp, nước da sạm nắng khác hẳn các bạn đồng nghiệp trắng trẻo cao ráo hơn. Với vẻ mặt tươi cười, ông ta ngỏ ư mời Phó quận đến thăm trường trung học do ông ta làm hiệu trưởng. Hôm sau, trên đường thăm các thân hào nhân sĩ, các vị lănh đạo tôn giáo…, Phó quận ghé thăm trường Trung học như đă hứa. Ông hiệu trưởng đón tiếp niềm nỡ, đưa anh đi thăm các lớp và sau cùng đến lớp 9, do một cô giáo phụ trách. Cô giáo có thân h́nh cao gầy, “ḿnh hạc xương mai”, dáng người yểu điệu; đặc biệt đôi mắt tṛn to, lông mi dài cong vút. Cô mỉm cười chào tân Phó quận khi anh bước vào lớp học. Theo lệnh cô giáo, cả lớp đồng loạt đứng dậy nghiêm trang chào khách. Anh nh́n toàn thể lớp học, thầm khen các học sinh ngoan ngoăn, có kỷ luật. Các học sinh đều mặc đồng phục, nam sinh với quần dài xanh đậm, áo trắng ngắn tay; nữ sinh với bộ quần áo dài trắng. Riêng cô giáo thướt tha trong chiếc áo dài hoa, đôi môi và hai má ửng hồng, khiến khách đến thăm không biết do nghệ thuật trang điểm hay niềm vui sướng của cô giáo trước vị khách hào hoa đă làm cô ửng hồng đôi má…?

    * * *

    T́nh h́nh an ninh quận “núi đá ba chồng” khá yên tĩnh; tuy nhiên tin tức t́nh báo cho biết những dân lái xe be vào rừng đốn gỗ, những người làm rẫy bái…thường tiếp tế gạo thóc, xăng nhớt, tiền bạc… cho địch ở vùng sâu ven sông La Ngà. H́nh như chúng đang tập trung quân chuẩn bị tập kích vào quận. Trung tá quận trưởng chỉ thị Chi khu kiểm tra các đơn vị nghĩa quân, Cảnh sát tổ chức hành quân chận bắt những thành phần tiếp tế cho địch, Hành chánh quận kiểm tra các đơn vị NDTV về nhân số, vũ khí, bố pḥng ban đêm…Hàng đêm, Phó quận cùng Trung úy Đức, đi thanh tra các chốt canh gác trong quận lỵ. Riêng hôm ấy, người sỹ quan trưởng ban NDTV bị bệnh, Phó quận đi công tác một ḿnh. Khi xe chạy trước cư xá giáo chức, qua cửa sổ hé mở anh trông thấy thấp thoáng cô giáo Lan đang ngồi đọc sách, bèn ghé vào thăm…Cô giáo vui mừng lẫn ngạc nhiên khi đón tiếp anh, và trước khi đi pha trà mời khách, cô kéo tấm màn che cửa sổ cho kín đáo. Anh hỏi cô giáo:

    - Xin lỗi cô Lan, tôi bất chợt vào thăm cô giáo lúc này có làm phiền cô không?

    - Dạ không sao! Ông Phó đến thăm thật vinh dự cho em lắm chứ. Hơn nữa từ lâu em cũng mong được hân hạnh tiếp chuyện với ông …

    Cô giáo Lan sinh ra trong một gia đ́nh đông con miền Bắc, theo cha mẹ đi trên “tàu há mồm” vào Sài g̣n lúc c̣n bé tí. Tốt nghiệp sư phạm, cô xin đi dạy tại vùng “núi đá ba chồng” v́ nơi đây nhiều phong cảnh đẹp và lạ lùng khiến cô thích thú. Có lẽ đó cũng do bản tính của ông bố, từng làm việc vùng cao nguyên miền Bắc trước năm 1954, đă ảnh hưởng đến sở thích cô gái út của ông…Cô giáo Lan ngỏ ư mời anh, một ngày cuối tuần rảnh rỗi nào đó, đến nhà cô chơi và các cô giáo sẽ tổ chức nấu nướng ăn uống cho vui. V́ theo lời cô “quận này đẹp nhưng hơi buồn, mà chúng em đâu có nhậu nhẹt như các ông, nên chỉ tụ họp ăn uống tại nhà mà thôi!”… Ngoài đường có tiếng lao xao của toán NDTV đang tập họp để phân chia canh gác. Phó quận sực nhớ nhiệm vụ của ḿnh, vội cáo từ cô giáo chủ nhà, ra xe tiếp tục đi công tác kiểm tra.

    Một buổi tối, trung úy Đức lái xe đưa Phó quận đi kiểm tra NDTV như thường lệ. Khi đi qua nhà cô Lan, anh ta chạy chậm lại và nói nhỏ:

    - Tối hôm trước h́nh như ông Phó có vào thăm cô giáo ở đây phải không?

    - Có! Mà sao cậu biết hay vậy? Tối đó cậu bị bịnh ở nhà kia mà!

    Người sỹ quan trẻ cười hóm hỉnh:

    - “Đàn em” ở nhà nhưng có “đệ tử” kín đáo theo bảo vệ ông; để lỡ có chuyện ǵ tụi nó c̣n can thiệp kịp thời chứ “ông thầy”!

    Anh ta nh́n vào nhà cô Lan nói tiếp:

    - Ông Phó nh́n tấm màn cửa sổ trong nhà kia ḱa…Khi ông ngồi gần cửa sổ, đèn bên trong hắt ra, bóng in lên tấm màn, làm sao ông “che mắt được thế gian”? Nhất là ông lại đậu xe trước nhà cô giáo nữa! Đàn em làm việc ở đây khá lâu, biết nhiều chuyện ở thị trấn nhỏ bé này, nên chỉ dám khuyên ông Phó cẩn thận, nhất là đừng đến thăm chơi ông hiệu trưởng cũng ở trong dăy cư xá giáo chức!

    Phó quận mỉm cười cám ơn lời khuyên của người sỹ quan đặc trách NDTV quận bộc trực và tốt bụng đó. Trung úy Đức, trước đây là một giáo viên, nhưng không được biệt phái về nhiệm sở cũ nên đă xin về làm việc tại văn pḥng hành chánh quận…Và cũng theo lời của người sỹ quan gốc giáo chức đó, anh được biết nhiều điều bí ẩn về ông hiệu trưởng. Thỉnh thoảng ông ta nghỉ phép vài ngày, sau đó ông ta trở về với thân h́nh gầy ốm đen điu. Có một đồng nghiệp hỏi lư do, ông ta giải thích là đi Vũng Tàu tắm biển nên da bị cháy nắng!

    * * *

    Trong một buổi họp tại quận, Trung tá Quận trưởng quyết định tổ chức cuộc hành quân hỗn hợp tại Ấp 125. Phó quận, Chi khu phó cùng một trung đội nghĩa quân, một trung đội Cảnh sát dă chiến tham gia cuộc hành quân. Phó quận và Trung úy Đức đi cùng xe jeep với Đại uư Chi khu phó. Ấp 125 cách quận lỵ khoảng mười lăm cây số, phần lớn dân trong ấp làm nghề đốn cây, các chủ xe be vào rừng kéo gỗ. Mỗi khi vào rừng, họ mang theo gạo, ḿ gói, xăng dầu … đôi khi c̣n nhiều hơn số lượng cần dùng … Cho nên, sau một ngày và hai đêm làm việc, Cảnh sát và an ninh Chi khu bắt một số đối tượng t́nh nghi thường liên lạc và tiếp tế cho VC; những thành phần cư trú bất hợp pháp, trốn quân dịch; đồng thời tổ chức lại NDTV để pḥng vệ Ấp. Cuộc hành quân chấm dứt vào sáng Chủ nhật. Phó quận định theo xe Jeep của Chi khu trở về, th́ tài xế xe Scout của quận đă lái xe đến đón . Anh ta kín đáo đưa cho Phó quận một phong thư và nói nhỏ:

    - Cô giáo sáng nhờ em đưa cái thư này cho ông Phó…

    Bên trong phong thư dán kín chỉ có mảnh giấy nhỏ với vài hàng chữ mềm mại: “Hôm nay ngày nghỉ cuối tuần mà ông Phó c̣n làm việc sao? Khi xong việc trở về, xin ông ghé qua “tệ xá” để chúng em được phép mời ông dùng bữa cơm thân mật trong gia đ́nh…” Cuối thư không có chữ kư, nhưng anh biết tác giả là ai rồi! Anh lên xe quận, viện cớ có việc cần nên về trước, để lại sau lưng nụ cười ư nhị của viên Trung úy phụ tá NDTV quận, người “biết quá nhiều” về cô giáo …

    Khi anh đến nhà cô giáo Lan, đă nghe tiếng cười nói của các cô bạn đồng nghiệp, mùi thức ăn thơm ngào ngạt tỏa khắp căn nhà. Cô chủ nhà từ bếp chạy ra cửa đón tiếp khách một cách thân t́nh, tươi cười đưa vào giới thiệu các nữ đồng nghiệp. Hôm nay cô Lan trông gọn gàng, tươi mát trong chiếc quần Jean màu xanh da trời bó sát đôi chân dài, chiếc áo polo ngắn tay hiệu Banlon màu beige khiến cho khuôn mặt cô tươi hẳn lên, trên đó đôi môi mọng tô hồng nhạt, tṛn trĩnh như môi em bé nũng nịu, đôi mi dài như hai chiếc lông công khi xoè múa… Các cô giáo thi thố tài gia chánh, nấu nhiều món ăn đặc biệt dành cho vị khách đặc biệt. Trong bữa ăn, nhiều câu hỏi của các cô thật táo bạo, khiến vị khách bối rối. Nhưng những câu đối đáp thành thật, với một chút ư nhị khôi hài, khiến các cô vui cười thích thú. Cuối cùng anh đứng lên cáo từ, không quên cám ơn cô giáo chủ nhà và các bạn gái đồng nghiệp của cô. Cô Lan tiễn tận cửa khi anh ra về, quyến luyến nh́n theo với “con mắt có đuôi”.

    * * *

    Hiệp định Paris được chính thức kư kết vào 27-1-1973, quy định việc đ́nh chiến tại Việt nam. Sau những ngày đó, quân cán chính tại quận được lệnh cảnh giác đề pḥng việc vi phạm nhưng bắn của VC. Khoảng một tháng sau ngày đ́nh chiến, một buổi chiều Trưởng Ấp 110 đang ngồi trong trụ sở bị kẻ lạ mặt, từ ngọn đồi phía sau lẻn vào ném lựu đạn. Khi Nghĩa quân nghe tiếng nổ chạy đến, đă thấy Trưởng Ấp nằm bất động trên vũng máu và sau đó qua đời. Tỉnh gởi công điện chỉ thị Quận gởi gấp biên bản điều tra về vụ trưởng Ấp đă bị ám sát, tổ chức cuộc biểu t́nh để người dân phản đối VC ám sát người cán bộ do dân bầu, để Tỉnh có bằng cớ yêu cầu Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đ́nh chiến đến tận nơi điều tra…Một cuộc tuần hành đông đảo dân chúng tại Ấp 110 và dân chúng tại quận lỵ, với xe trang bị máy phóng thanh của Chi Thông tin dẫn đầu đă đi dọc theo quốc lộ. Họ hô to những khẩu hiệu lên án VC sát hại Trưởng Ấp 110... Khi đoàn biểu t́nh tập trung vào hội trường gần chợ, Trưỏng chi Thông tin đến Văn pḥng quận mời Quận trưởng đến chủ tọa cuộc mít tinh. Trung tá Quận trưởng bận công tác, giao quyền cho Phó quận.

    Khi anh bước vào, đă thấy người dân ngồi chật cả hội trường, phần lớn là dân xe be, chủ trại cưa, đàn bà trẻ em và thân nhân Trưởng Ấp bị sát hại. Sau khi Xă trưởng lên diễn đàn kết án VC sát hại dă man Trưởng Ấp 110 trong giờ làm việc tại Ấp…, Trưởng Chi Thông tin trao Phó Quận bản kiến nghị phản đối VC đă ám sát Trưởng Ấp do dân bầu ra, vi phạm lệnh ngừng bắn do Hiệp định Paris ấn định và yêu cầu Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đ́nh chiến đến tận nơi để điều tra nội vụ. Nh́n thấy đám đông người dân tham dự biểu t́nh, trong đó vợ con người Trưởng ấp bị ám sát đang ngồi ủ rũ đau buồn, anh thấy niềm căm phẫn dấy lên trong ḷng. Anh bước lên máy vi âm, dơng dạc lên án hành vi ám sát hèn nhát của VC đối với một Trưởng ấp hiền lành, tận tâm phục vụ dân chúng, và hứa sẽ chuyển bản kiến nghị đến tận tay Ủy hội Kiểm soát Đ́nh chiến khi họ đến đây điều tra nội vụ. Đồng thời không quên an ủi gia đ́nh của Trưởng Ấp bị ám sát và chỉ thị Xă trưởng giúp họ sớm lập hồ sơ xin trợ cấp, đền bù phần nào nỗi đau đớn mất mát lớn lao của gia đ́nh họ…

    Phó quận bước xuống chỗ ngồi giữa tiếng vỗ tay của dân chúng. Anh dự định bước theo Trưởng chi Thông tin ra khỏi hội trường trở về Văn pḥng quận, bỗng thấy người tài xế thân tín từ hướng sân khấu hội trường chạy đến nói nhỏ:

    - Ông Phó đừng đi qua đám đông. Cô giáo mới cho biết có kẻ khả nghi trong hội trường…Ông bước ra cửa hông gần sân khấu kia, nhanh lên, em đi sau bảo vệ ông…

    Anh liếc nh́n xuống đám dân chúng đang nhốn nháo đứng dậy ra về, vội quay ngoắc lại hướng sân khấu, ra cửa hông hội trường và lên xe Scout đang đậu sẵn. Người nghĩa quân kiêm tài xế xe quận đi sát sau lưng Phó quận, nhanh chóng lên xe mở máy chạy… Khi ra đến quốc lộ, anh nh́n thấy cô giáo đang đứng nép bên gốc cây, đầu đội nón lá, kín đáo nh́n về chiếc xe Scout đang chạy về hướng Văn pḥng quận. Đó là lần cuối anh nh́n thấy cô giáo Lan…

    Buổi chiều, Trưởng chi Cảnh sát đến gặp Phó quận tại Văn pḥng, báo cáo tin tức với vẻ mặt dương dương tự đắc:

    - Xin báo ông Phó biết, trưa nay có người mật báo, chúng tôi bắt được tên VC nằm vùng trước hội trường. Chúng tôi đang khai thác thêm, v́ tên này nằm trong tổ ám sát Trưởng ấp 110. Cũng may cho ông Phó, nếu ông ra về bằng cửa chính th́ gặp nguy rồi. Tên VC này đứng ngoài cửa chờ ông đi ra, sẽ ám sát ông rồi trà trộn vào đám đông chạy ra ngoài lộ, đồng bọn sẽ chở đi bằng xe Honda …

    Viên Đại úy Trưởng chi ngừng lại, nh́n Phó quận ḍ hỏi:

    - Nhưng sao ông Phó biết trước nguy hiểm mà đi ra bằng cửa hông hội trường?

    Phó quận nh́n người Trưởng chi Cảnh sát nửa đùa, nửa thật:

    - Thế ông Trưởng chi không biết tôi cũng có mật báo viên như bên Cảnh sát các ông sao?

    Nói xong, anh nghiêm nét mặt nh́n Đại úy Trưởng chi khiển trách:

    - Đúng ra Đại úy nên bố trí an ninh chu đáo hơn. Nếu tôi bị ám sát như Trưởng ấp 110 th́ trách nhiệm thuộc về ai? Tôi yêu cầu từ nay trong những buổi mít-tinh đông đảo, nên cho Cảnh sát sắc phục ngồi ngay trong hội trường để lo việc bảo vệ an ninh, nhất là cho những viên chức xă ấp, các Trưởng chi, Quận trưởng, Phó quận… Nhưng dẫu sao, hôm nay Cảnh sát cũng đă thành công trong một công tác quan trọng như vậy, đáng khen ngợi!

    Viên Đại úy Trưởng chi, vốn tự phụ là một sỹ quan Cảnh sát giỏi, biết ông Phó quận “xi vin” này đă khiển trách đúng, bèn ngỏ lời cảm ơn rồi đứng nghiêm chào, quay gót ra khỏi pḥng.

    Sau đó, Phó quận cho Trung úy Đức biết Cảnh sát đă bắt được tên nằm vùng VC âm mưu ám sát anh ở hội trường trưa nay. Anh muốn đến nhà cô giáo cám ơn đă cho biết tin tức kịp thời, giúp anh tránh khỏi hiểm nguy hôm ấy. Mấy hôm sau, Trung úy Đức cho biết cô giáo đă rời khỏi quận. Theo tin tức từ các đồng nhiệp của cô, cô giáo đă tự động xin đổi về Tỉnh, không rơ v́ lư do ǵ? Cô ra đi thầm lặng, vội vă, từ chối cả tiệc tiễn đưa của các bạn đồng nhiệp. Riêng anh, anh đă thoáng hiểu lư do sự ra đi âm thầm của cô. Có thể bọn nằm vùng VC, thông qua viên hiệu trưởng đáng nghi ngờ kia, đă hăm dọa cô giáo v́ “biết quá nhiều” về đồng bọn chúng? Cũng có thể cô giáo đă “đánh hơi” sự hiểm nguy kề cận – cũng giống như trường hợp Phó quận suưt xảy ra? Kể từ đó, anh không c̣n gặp cô giáo Lan, cô giáo xinh đẹp, có nhiều cảm t́nh với anh, cô gái trẻ có thừa can đảm, đă một lần cứu mạng anh!

    * * *

    Sau khi đi tù “tập trung cải tạo” về, anh gặp lại Đức ở “chợ trời thuốc tây” đường Nguyễn Kim. Người phụ tá NDTV của anh hồi c̣n làm việc ở quận, sau những năm tù “cải tạo” ở vùng rừng thiêng nước độc đă gầy ốm, cằn cỗi hẳn đi. Đức cho biết đă gặp cô Lan một lần ở Sài g̣n. Cô giáo vẫn c̣n nhớ đến người Phó quận trẻ tuổi nhiều t́nh cảm ngày xưa và cô đă nhờ Đức chuyển lời thăm hỏi đến “ông Phó thân mến của cô”! Người cựu giáo viên ấy không c̣n đi dạy học nữa sau đợt “giảm biên chế”. Sau đó, cô đă nhận lời lấy ông hiệu trưởng, ông “xếp” cũ của cô. Ông hiệu trưởng “nằm vùng bí mật” năm xưa, người chồng bất đắc dĩ của cô giáo Lan xinh đẹp một thời, nay đă là một cán bộ cấp cao trong ngành giáo dục tại Tỉnh. Ông ta đă mở một tiệm bán “vật liệu xây dựng” để cô vợ đứng trông nom tại ấp 125. Nơi này, ngày xưa Phó quận đă từng đến công tác “ngủ ấp” hai đêm trong cuộc hành quân hỗn hợp để thanh lọc những phần tử tay sai của VC. Nay Ấp 125 đă phát triển trù phú, nhà cửa mọc lên như nấm sau cơn mưa hè. Những thành phần nằm vùng, những tên mang băng đỏ chạy theo “cách mạng giờ thứ 25”… đă phất lên làm giàu nhờ chiếm đoạt đất đai, rẫy bái của người dân tại đây để xây dựng nhà cửa, để bán chác…tạo nên cuộc sống phồn vinh ở xă hội mới.

    Đối với anh, những kỷ niệm với cô giáo Lan tưởng đă theo thời gian trôi vào quá khứ lăng quên. Nhưng hôm nay, anh đă gặp lại cô trong một hoàn cảnh thật bất ngờ. Trưởng ban tổ chức buổi họp mặt tân niên, cựu Trung úy Đức, đă đưa anh đến gặp lại người xưa. Anh nh́n cố nhân, không nói nên lời…Anh chỉ biết cầu chúc cho cô một cuộc sống an b́nh, cả trong tâm hồn lẫn thể chất.

    Hai hôm sau, anh và Đức đưa cô giáo lên phi trường LAX để trở về Việt nam. Khi chia tay ở phi trường, cô giáo nh́n anh nở nụ cười buồn, vẫy tay chào từ biệt rồi bước vào khu cách ly. Anh nh́n theo bóng dáng cô đơn ấy đang lầm lũi bước đi. Cô không đi lên chiếc thang cuốn chạy dọc theo hành lang, mà từ từ bước. Chiếc túi xách nặng trĩu tŕ kéo vai cô, như đứa trẻ níu tay mẹ đ̣i ở lại cái xứ sở mà người tỵ nạn ở đây chỉ xem như “vùng đất tạm dung”. Khi chiếc bóng cô đơn ấy đă khuất nơi ngă rẻ trong phi trường, anh thẫn thờ quay ra. Trong quá khứ, anh và cô giáo đă có một thời gắn bó t́nh cảm. Nay th́ tất cả chỉ c̣n là kỷ niệm. Cuộc gặp gỡ thoáng chốc đă khơi lại trong anh những t́nh cảm êm đềm ngày xưa. Để rồi hôm nay cô đành chia tay bạn bè thân mến ngày xưa, trở về sống với người chồng chỉ biết lo danh vọng phú quư; trở lại sống trong một xă hội mà ở đó sau năm 75’, những kẻ xu nịnh chạy theo chế độ mới đă vội quay lưng lại với quá khứ thân thương và nhân ái trước đây.

    Anh đă tiễn đưa cô về bên ấy, ḷng cảm thấy nao nao buồn và chợt nhớ đến những lời thơ trong bài “Tiễn Em” của Cung Trầm Tưởng:

    Lên xe tiễn em đi
    Chưa bao giờ buồn thế
    Trời mùa Đông Paris
    Suốt đời làm chia ly…

    Anh kéo cao cổ chiếc áo jacket để bớt lạnh và thầm nghĩ: chắc hẳn mùa này ở vùng “núi đá ba chồng”, gió đêm cũng làm lạnh ḷng người ở lại lắm. Và chắc hẳn cũng lạnh con tim kẻ ly hương khi âm thầm nhớ lại h́nh bóng người xưa, mà giờ đây chỉ c̣n là kỷ niệm…

    Hồi ức
    Tam Bách

    http://www.quocgiahanhchanh.com/index.htm

  6. #6
    Member
    Join Date
    30-06-2018
    Posts
    322

    BẠN TÔI

    Ra trường chưa được ba năm phải đối diện với biến cố lịch sử 30 tháng 4 năm 1975, khóa Đốc sự 17 Học Viện Quốc Gia Hành Chánh tan tác như đàn chim vỡ tổ, đây là khóa đông đảo nhất, có hai lớp A và B. Tháng tư và tháng sáu vừa qua, chúng ta đau buồn tiễn đưa hai người bạn đồng khóa thân yêu về nơi miên viễn với các căn bệnh thường xảy ra cho người lớn tuổi, lại có tin không vui về sức khỏe của vài người bạn khác. Biết cuộc đời là mong manh, vô thường nhưng sao khi nghe một tin buồn thế nầy, ḷng chúng ta lại chùng xuống, thương tiếc mênh mang.

    May mắn thay, điểm xuyết vào màng tối u buồn nầy, chúng ta có vài niềm vui, niềm hy vọng của thế hệ nối tiếp làm lan tỏa những nụ cười tươi, trong đó mới nhất là tin cháu gái con của một người bạn vừa tốt nghiệp Thủ khoa High School và được hầu hết các trường Đại hoc nỗi tiếng của tiểu bang California nhận vào học, như các trường Stanford, UC Berkerley, UC L.A, UC San Diego…, quan trọng hơn nữa cháu được quỹ học bỗng Bill Gates trao tặng học bỗng toàn phần cho học tŕnh Đại học từ 4 năm tới Tiến sĩ.

    Để nhẹ ḷng bớt về những mất mát lớn lao của bạn bè ḿnh, tôi xin kể lan man về chuyện đời của người bạn ấy, mà chắc chúng ta ai cũng gần gủi, thương mến, với những năm tháng nhọc nhằn, gian khổ, với mối t́nh đẹp như thơ, với hai cô con gái bé bỏng, xinh xắn, rất ngoan và học hành xuất sắc.

    Trong lớp, hắn là một tay lăng tử, dù hắn gần như chưa có mối t́nh nào lận lưng ở tuổi học tṛ, ngồi ở lớp B nhưng h́nh như các bạn lớp A cũng mơ hồ nghĩ rằng tay nầy học lớp ḿnh, hắn làm bạn với tất cả mọi người, mới thấy hắn ngồi tán dóc ở ghế đá Kư túc xá với Quảng Tài, thoát một cái lại thấy hắn đang thụt bida với An gà gáy ở Câu lạc bộ, vài giờ sau thấy chàng thơ thẫn với vài người bạn khác ở phía trước thư viện Nguyễn Văn Bông. Chuyện trên trời dưới đất, chuyện trong nhà ngoài phố, chuyện trung, chuyện nam, chuyện bắc ǵ hắn cũng biết, chuyện rượu chè, bồ bịch của các tên khác hỏi đến hắn th́ hắn kể rành mạch y như được chứng kiến từ đầu tới cuối, bạn bè rủ đi đâu hắn theo đó, tham dự vào mọi việc. Ưu điểm lớn của hắn là trí nhớ tuyệt vời và tài kể chuyện, đến bây giờ sau gần bốn mươi năm từ ngày nhập học nhưng hắn có thể kể vanh vách họ tên, ngồi ở chỗ nào, đặc điểm ǵ của từng người bạn trong lớp, một tấm h́nh cũ, úa vàng trong đó có năm bảy thằng sinh viên ốm nhách, mặt búng ra sữa chụp ngày nào, nếu có ai quên cứ đến hỏi hắn, hắn sẽ nói trúng phóc mỗi đứa với nụ cười kiêu hănh tới mép tai của hắn. C̣n về tài kể chuyện, th́ từ những chuyện lăng nhách, không đâu vào đâu, hay những chuyện quan trọng, nhức đầu, khi tới miệng hắn sẽ trở thành những mẫu chuyện lư thú, có đầu có đuôi, có nhập có kết, khúc chiết cặn kẻ từng chi tiết như chính chuyện hắn không bằng với ngôn ngữ miền nam hiền ḥa của hắn, đến nỗi mỗi khi hắn bước vào office của một thằng bạn thân, mọi người đều ngưng làm việc, miệng tủm tĩm cười để ḥng nghe một câu chuyện nào đó của hắn, một thằng bạn thân khác sống quá lâu bên nhà quen với từ ngữ của xă hội mới gọi hắn là “trí tuệ Nam bộ” không biết có vừa ư hay không mà hắn cứ ngoặt miệng ra cười không ngậm lại được.

    Thông minh không kém ai, nhưng cuộc sống hắn lăng đăng, chơi là chính học là phụ, chuyện thiên hạ là chính, lo cho hắn là phụ nên khi ra trường hắn chỉ đủ điểm để được chọn về ngủ (5) Quảng hay Cao nguyên. Nghe lời một thằng bạn đẹp trai, cao ráo, hắn theo bạn chọn về một tỉnh có phố núi cao cao, có một làng đạo lâu đời, có những cô gái dân tộc cà răng căng tai, nhưng bù lại tỉnh lỵ nầy lại nỗi tiếng v́ có nhiều thiếu nữ xinh đẹp, có thể v́ do khí hậu thường se se lạnh hay v́ niềm tin tôn giáo nên các cô thường có khuôn mặt tinh khiết, thánh thiện hao hao Đức Mẹ Maria.

    Chưa tới hai mươi bốn tuổi hắn đă là Phó quận trưởng, sau đó là Trưởng ty, đến hai mươi lăm tuổi hắn là Phó tỉnh trưởng, hắn thăng quan tiến chức vù vù, là Phó tỉnh đầu tiên và cũng là sau cùng của Đốc sự 17, nhờ bản lĩnh hành chánh của hắn nhưng điều quan trọng hơn là hắn gặp may và có lẽ điều may mắn nhất trong đời hắn là đă gặp được người vợ tương lai với mối t́nh tuyệt đẹp ở tỉnh lỵ đ́u hiu nầy. Không biết chấm hắn từ lúc nào nhưng ông Trưởng ty Ngân Khố luôn luôn hổ trợ hắn, ông cụ vốn là một tu xuất, dáng dấp cao ráo và vô cùng hào hoa phong nhă, có một quá khứ khá lẫy lừng về t́nh ái. Sự hổ trợ nầy cũng không có ǵ to tát lắm: khi thấy xe của ông Phó quận đậu ở Ty Ngân khố để lănh tiền phát cho nạn nhân chiến cuộc hay cô nhi quả phụ, ông cụ chỉ thị cho người cashier chọn cho hắn những xấp bạc mới tinh nguyên block, chỉ phải xem số thứ tự chứ không cần phải đếm, nên chỉ tốn chừng mươi mười lăm phút để nhận năm ba chục triệu, xong vào uống với ông cụ ly bia rồi tà tà về quận, hắn có thể phát thật nhanh với những tờ giấy bạc mới cứng cho người thụ hưởng mà không sai sót bao giờ.

    Từ công vụ chuyển sang “tư vụ” chắc cũng không khó khăn ǵ, v́ hai đối tác cùng cấp, cũng như từ văn pḥng Ty ḷ ḍ xuống tư thất ông Trưởng ty cũng không xa xôi ǵ mấy v́ hầu hết đều nằm trong khuôn viên của Ty, tại đây hắn đă gặp được ái nữ của ông Trưởng ty, nàng năm đó chỉ mới mười bảy tuổi và được gia đ́nh gởi đi “du học” tại Sàigon, hè và tết mới về lại nhà. Mùa Noel và Tết năm 1974 có lẽ là thời gian huy hoàng nhất của hắn v́ lúc đó hắn đă là Phó tỉnh trưởng trẻ nhất nước và đă được phép đưa nàng đi lễ nhà thờ, ra mắt các Cha- dù hắn là người ngoại đạo, dung dăng dung dẻ, và đưa nàng đi đâu nữa th́ chỉ có hắn và nàng biết…

    Đầu tháng 3 năm 1975 hắn về Sàigon công tác và nhân thể ghé về quê thăm nhà đặng thưa với hai cụ thân sinh xin cưới nàng. Đây là chuyến đi dài nhất trong đời hắn, kéo dài tới mười một năm hắn mới có dịp trở về đường xưa lối cũ, v́ giữa tháng 3 Cộng sản đă chiếm được Ban Mê Thuộc rồi Kontum, Pleiku. Đến cuối tháng 3 th́ một dăy non sông gấm vóc Việt Nam từ Quảng Trị đến Nha Trang và Cao nguyên đă lọt vào tay Cộng sản, đến 30 tháng tư th́ chúng ta trắng tay, hắn đâu có c̣n cơ hội nào về lại nhiệm sở và chia tay lần cuối với người yêu…

    Cuốn theo vận nước, hắn giả từ những năm tháng “Trước là sĩ sau là khanh tướng” và mối t́nh thơ mộng ở vùng phố núi đầy sao, để luân lạc từ nhà tù nầy sang nhà tù khác, đầu tiên là trại 15 NV tại Long Thành, ở đây hắn đă gặp lại đông đảo bạn bè cùng khóa, họ từ vùng một địa đầu giới tuyến, vùng hai, vùng ba di tản chiến thuật, tháo chạy về thủ đô trước đây một vài tháng, hay vùng bốn yên b́nh để đi t́m một ảo vọng an toàn nào đó sau khi mất nước, với niềm hy vọng làm lại cuộc đời sau 15 ngày hay một tháng cải tạo, tất cả đều ngây thơ chui vào rọ một cách tự nguyện với từ ngữ mới “tŕnh diện học tập cải tạo”. Thực sự Việt Cộng rất bất ngờ khi chiếm được toàn miền Nam tháng tư năm 1975 nên họ chưa có một kế hoạch cụ thể nào đối với những người chiến bại, đặc biệt là đối với tầng lớp sĩ quan và viên chức trung cao cấp của Việt Nam Cộng Ḥa nên trong năm đầu tiên trại cải tạo thực tế chỉ là những nơi giam giữ những người bại trận, dù thế mặt trận chính trị của họ cũng mang lại hiệu quả đáng sợ. Nghĩ lại, chúng ta rất đáng tự hào với hàng ngũ cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh, khi mất nước, bại vong hầu hết vẫn giữ được ḷng tự trọng, tính liêm sĩ của kẻ sĩ dù đă mạt vận, việc qú gối nhục nhă, làm ăng ten cho kẻ thù đă không hề xảy ra, trong khi ở các nơi khác th́ khá phổ biến, như có một nhạc sĩ chuyên viết những t́nh ca nỗi tiếng, xuất thân từ trường Luật, nhưng khi vào trại 15 NV đă viết những bản nhạc có những lời ca đại loại như: “Nay biết rơ những tội lỗi của ḿnh, xin hứa quyết hối hận việc làm đă qua, bao nhiêu năm cúc cung tận tụy miệt mài, cứ ngỡ là ḿnh yêu đất nước, đâu biết là phản lại non sông…”. Những bài hát tung hô cách mạng và sám hối tội lỗi ra rả hằng đêm tại trại cải tạo 15 NV.

    Đến cuối năm 1976, hắn là một trong số 250 tù nhân khác của trại “du hành” ra miền Bắc trên chiếc tàu mang tên “Sông Hương”, ăn ị một chỗ dưới hầm tàu đến cả không khí để thở cũng không đủ và được đưa về giam giữ tại trại Phú Sơn thuộc tỉnh Bắc Thái. Mùa hè năm 1979, tất cả tù cải tạo chính trị của trại nầy được chuyển cấp tốc về trại tù nỗi tiếng Ba Sao, c̣n gọi là trại Nam Hà của tỉnh Hà Nam Ninh khi Trung Quốc lăm le tấn công vào các tỉnh phía Bắc để dạy cho chính quyền Cộng Sản Việt Nam một bài học. Các trại tù Phú Sơn, Nam Hà nầy khét tiếng về sự tàn bạo đối với tù nhân và sự đói khổ, cùng cực của nó.

    Trong tù hắn sống lặng lẽ, cam chịu, v́ ốm đói triền miên nên thây hắn cao lênh khêng, xiêu vẹo, đến năm 1980 hắn gần như sụp đổ hoàn toàn, có một điều an ủi cho hắn là từ ngày chuyển trại ra miền Bắc đến giờ hắn đều ở chung một đội với Giáo sư Nguyễn văn Tương, thầy tṛ gần nhau, tâm đầu ư hợp dù đói dù buồn. Từ năm 1979 đă có chương tŕnh thăm nuôi, nhưng hắn vẫn là một tù nhân mồ côi, v́ nhà hắn bây giờ quá nghèo mà quê nhà th́ xa lơ xa lắc. Măi đến một buổi chiều cuối năm 1981, trời rét đậm, hôm đó không phải đi lao động v́ là ngày chủ nhật và cũng là ngày thăm nuôi, tên hắn được gọi sau cùng, hắn ngỡ ngàng v́ không bao giờ nghĩ rằng ḿnh lại có người thăm nuôi, hắn kéo lê đôi chân bị tê thấp ra cổng trại và sửng sốt khi thấy mẹ ḿnh đứng đón, bà cụ trông già yếu khẳng khiu, đứng run rẩy trong gió lạnh, cụ ̣a khóc khi thấy hắn, thằng con đầu lanh lẹ, dễ thương ngày nào, nay già hóp, đói rách, xanh xao, khập khểng. Hắn cố gắng ngăn ḍng lệ chực trào ra để ngoặt miệng cười, nhưng nụ cười của hắn càng thăm hơn tiếng khóc. Cụ mang ra cho con mấy kư gạo, vài kư đường tán, nồi cá kho mặn và quả dưa hấu của miền quê hắn, cụ thấy hắn như ngọn đèn sắp tắt, sợ không gặp được con lần nữa nên vừa khóc vừa hỏi hắn có muốn “trối” lại điều ǵ không…. Ba mươi phút gặp mẹ qua thật nhanh, đến khi chia tay không ḱm được, hắn ̣a lên khóc, mẹ cũng khóc. Trời sắp tối, mưa phùn, gió bấc, không biết ḷng buồn khổ thương con như thế nào mà cụ như người mất hồn, lặn lội trong đêm đi bộ xuyên rừng lần ṃ về ga Phủ Lư, đón tàu xuôi Nam.

    Đến năm 1982 hắn được chuyển về Nam, về trại Hàm Tân tỉnh B́nh Tuy, ngồi trong toa tàu lửa nhếch nhác, phân cách với các toa khác, bị áp tải bởi Công An, tất cả tù nhân đều bị c̣ng tay, nhưng khi nh́n qua cửa sổ, cứ qua mỗi ga xuôi về miền Nam hắn thấy như được trở lại thiên đường, đến ga Quảng Trị, rồi Huế hắn thấy sao mà thương yêu đến thế, đất nước của ḿnh đây, tổ quốc của ḿnh đây….Đầu năm 1984 hắn được tha ra khỏi trại. Gần ba năm phục vụ chế độ quốc gia, hắn trả giá bằng 10 năm bị đọa đày trong các nhà tù Cộng sản.

    ***

  7. #7
    Member
    Join Date
    30-06-2018
    Posts
    322
    Ông cụ đă ra tới ngơ nhưng rồi lại hấp tấp quay trở vào và vặn hỏi cô con gái vẫn c̣n đứng ở góc sân: “Nếu nó thực sự bị tàn phế con vẫn không thay đổi chứ? ”, cô gái lặng lẽ gật đầu, ông cụ vỗ nhẹ lên vai cô rồi rảo bước đi về bến xe tỉnh lỵ để lên đường vào Nam. Buổi sáng sương vẫn c̣n đọng trên những bụi hoa dại ven đường, nếu tàu xe thông suốt từ Kontum về đến Cai Lậy, Mỹ Tho phải mất ba ngày tàu xe. Ông cụ vừa đi vừa suy nghĩ vẫn vơ: Sau biến cố 1975 v́ là Trưởng ty nên cụ phải đi cải tạo 5 năm, cô con gái lớn bỏ học phụ với mẹ làm ăn, mua bán để thăm nuôi cha và nuôi các em. V́ có nhan sắc và siêng năng, bặt thiệp nên có nhiều đám xin dạm hỏi, nhưng cô nhất mực từ chối. Mười năm đổi đời, mọi giá trị xă hội đều thay đổi nhưng cô con gái cưng của cụ vẫn không thể nào quên hắn, quên mối t́nh đầu của ḿnh, cô se sắt đợi chờ. Trong năm đầu tiên, cô có nhận được vài lần thư của hắn, nhưng từ đó biền biệt bặt vô âm tín, măi đến cách đây ba tháng cô nhận được thư của người em gái hắn báo tin hắn đă được ra trại và về sống tại Cai Lậy, quê ngoại của hắn, sau đó cô đă gởi thư cho hắn nhiều lần nhưng không có hồi âm. Tháng trước, có người quen của gia đ́nh cô thỉnh thoảng đi buôn chuyến quả quyết rằng có nh́n thấy hắn ở Sài g̣n, nhưng ông Phó tỉnh bây giờ bị liệt, chống gậy đi bán vé số dạo quanh hồ con rùa, không biết tin tức nầy có chính xác hay không nhưng thấy con buồn rầu khóc thương hắn, ông cụ quyết định phải vào Nam một chuyến để thăm ḍ thực hư ra sao, dù cô gái khẳng định với cha rằng cho dù hắn thế nào đi nữa cô vẫn thương hắn, vẫn không lấy ai khác ngoài hắn.

    Nắng tháng ba ở miệt quê hắn như đổ lửa, đă hơn bốn giờ chiều rồi mà vẫn chói chang, hắn xoay trần, vắt tay lên trán nằm buồn thiu trên vơng, mẹ và các em c̣n đang chạy chợ chưa về, nhà trống trước trống sau, không tài sản, không việc làm, không tương lai…Hắn hoàn toàn bế tắc, đă hơn ba tháng kể từ ngày ra tù, hắn về sống với gia đ́nh, nhưng cuộc sống mới nầy cũng không cho hắn một tia hy vọng nào. Nhiều lúc hắn nghĩ tới nàng, sau mười năm xa cách t́nh yêu của hắn với nàng vẫn c̣n nguyên vẹn, nhưng biết phận ḿnh bây giờ hắn nào dám mơ ước xa xôi ǵ đâu, hắn cố quên nhưng nào quên được, nhưng hắn lại mong nàng quên hắn, người con gái chỉ có một thời xuân sắc mà nay nàng đă ngót ba mươi tuổi, chính v́ thế mà từ ngày ra trại tới giờ hắn không dám viết thư cho nàng, kể cả khi nhận được lá thư rất thiết tha của nàng….Bỗng mơ hồ hắn nghe như có ai hỏi thăm nhà hắn, tên hắn, hắn choàng dậy và khi nhận ra ông cụ hắn ngỡ ngàng không thốt nên lời, ông cụ già đi nhiều, tóc bạc trắng nhưng hắn vẫn nhận ra ngay. Sau vài phút bỡ ngỡ, ông cụ và hắn ôm choàng lấy nhau, mừng mừng tủi tủi, tuy vậy hắn vẫn lấy làm lạ thấy ông cụ cứ nh́n chầm chầm vào chân hắn và mĩm cười vui vẻ, th́ ra cụ thấy hắn ốm yếu nhưng vẫn liền lạc chứ có què liệt ǵ đâu. Lúc đó, mẹ và các em hắn về, vui mừng và cảm động với chuyến thăm bất ngờ của ông cụ. Tối đó hắn mời ông cụ một bữa cơm thanh đạm, nhưng rất thân mật. Sáng hôm sau, hắn đưa cụ ra tiệm ảnh của thị trấn chụp bức h́nh hai người để cụ gửi cấp tốc về cho cô con gái. Ba tháng sau (tháng 6 năm 1985) đám cưới của hắn đă được tổ chức.

    Hắn đưa mẹ và em gái ra Kontum để làm đám cưới. Hơn mười năm trước, thân sinh hắn rất ngại ngùng khi hắn thưa chuyện về nàng, v́ nàng là người xứ ngoài, lại là người Công Giáo, nhưng bây giờ hai cụ và cả gia đ́nh hắn rất cảm động v́ biết nàng đă đằng đẳng đợi chờ hắn mười năm, tháo vát tảo tần chứ không c̣n là cô tiểu thư được cưng chiều ngày xưa.
    “Mười năm ấy bao lần sông đổi nước,
    Băi dâu làng qua mấy lượt cát bồi ” …,
    Thơ Ngũ Hà Miên

    Nhà nghèo, cụ gom góp chỉ được 3000 đồng, đủ để đánh hai chiếc nhẫn cưới năm phân. Hắn bỡ ngỡ và hết sức cảm kích khi được hàng trăm nhân viên và những người quen biết cũ đến mừng đám cưới hắn. Có sống ở Việt Nam vào năm 1985 mới ư thức đầy đủ việc một Phó tỉnh trưởng trở lại nơi làm việc cũ của ḿnh để lấy vợ, được đón tiếp niềm nở thân thiết, không sợ mạng lưới Công an thời đó, mới thấy hắn đă làm việc, đă cư xử với mọi người như thế nào thời hắn c̣n tại chức. Hắn vẫn nhớ được mừng đám cưới 16 ngàn đồng, số tiền thật to tát với hắn lúc đó. Nh́n tấm ảnh cưới của hắn, bên cạnh cô dâu tươi tắn, xinh đẹp, hắn cao nhồng, mỏng tanh, bộ đồ veston hắn mặc, chắc được may trong thời kỳ c̣n huy hoàng của hắn nay hắn diện vào, làm ta chợt nhớ đến đôi giày quá khổ mà danh hề Charlot vẫn mang.

    Nhưng sống trong một xă hội kỳ thị, gian dối và cùng khổ làm sao tồn tại được h́nh tượng một mái nhà tranh hai quả tim vàng, cuộc sống của hắn vẫn tiếp tục bế tắc và không c̣n con đường nào khác ngoài việc t́m đường vượt biên. Hắn vốn là người quảng giao, lại có thành tích ngụy quyền và tù tội nên nhiều người tín nhiệm hắn trong vai tṛ tổ chức. Hắn móc nối được khoảng sáu mươi người trong đó có vài cựu sinh viên QGHC, vài sĩ quan cấp Tá, một thượng sĩ hải quân để làm giám lộ, nhưng tên thượng sĩ nầy hiện đang bí mật làm việc cho Sở Công An nên chuyến đi đă bị giăng bẩy. Theo kế hoạch, có một ghe nhỏ chở người ẩn lánh lần lượt ra ghe lớn đậu cách đó khoảng một cây số, hắn không biết là tất cả những người được chở ra trước đều đă bị tóm gọn, hắn là người tổ chức, người điều hợp nên di chuyển sau cùng. Phút cuối, hắn linh cảm có điều ǵ đó bất ổn nên dặn một người bạn di chuyển trước hắn cố ư bỏ lại chiếc dép trên ghe nhỏ trước khi lên ghe lớn nếu an toàn, nhưng khi chiếc ghe nhỏ quay trở lại đón nhóm sau cùng, hắn không thấy chiếc dép ám hiệu nầy, hắn biết đă bị lộ, bị đưa vào rọ nên kéo cô vợ và bốn người c̣n lại ù chạy. Không dám về lại nhà, hắn chạy lên ẩn náu tại nông trường cao su ở Củ Chi, sống lén lút trong nhà của một người bạn nhỏ tuổi dạy học tại đây. Chuyến đi hoàn toàn thất bại, Công an tịch thu và chia chác tài vật của người vượt biên mang theo, phân loại và tống hầu hết mọi người bị bắt vào tù, hắn lọt sổ, nhưng hắn lại là một cựu viên chức cao cấp có mười năm cải tạo và là người tổ chức chuyến đi lại trốn thoát được, nên họ quyết tâm phải t́m mọi cách tóm cho được hắn, họ c̣n nghi ngờ rằng hắn là một điệp viên được cài lại.

    Vận đen vẫn cứ bám hắn, sợ gia đ́nh lo lắng v́ sự mất tích của vợ chồng hắn nên hắn đă bí mật báo tin về cho cha mẹ ḿnh, ông bà cụ thương nhớ vợ chồng hắn nên t́m cách đi thăm nào biết rằng Công an đă thường xuyên lén lút theo dơi gia đ́nh hắn và đă bí mật bám đuôi bà cụ khi cụ đi thăm hắn. Ngày hôm sau, một xe chở Công an trang bị vũ khí ập vào căn nhà ẩn náu của hắn, c̣ng tay và bịt mắt vợ chồng hắn và chở về Sở Công an Tiền giang.

    Sau mười mấy tháng ra tù nay hắn lại trở vào tù, khác chăng là lần nầy là người vợ thương yêu của hắn cùng ở chung một nhà với hắn chỉ khác pḥng giam. Hắn cắn răng chịu đựng những đ̣n tra tấn thừa sống thiếu chết của Công an, tụi gian ác nầy cố khai thác xem hắn có móc nối với điệp báo trong và ngoài nước hay không? Những đ̣n tra tấn dă man nầy không đưa đến kết quả mong muốn của họ v́ thực sự hắn có làm gián điệp ǵ đâu, cuối cùng hắn được đối xử như một thường phạm. Sau hai năm thấy hắn hiền ḥa, đàng hoàng lại có tŕnh độ nên họ bố trí hắn coi kho gạo tại trại tù Mỹ Phước, trực thuộc Công an Tiền Giang, thời gian sau nầy cuộc sống trong tù của hắn tương đối dễ thở hơn, được ăn no, được những tù nhân khác thương mến v́ tính t́nh hiền ḥa và hay giúp nguời của hắn. C̣n vợ hắn, chị được tha ra sau sáu tháng v́ chị không biết ǵ về tổ chức vượt biên của hắn, giấy ra trại của chị ghi được tha về địa chỉ ở Kontum v́ chị không có hộ khẩu ở Tiền Giang, quê hắn. Nhưng chị cố nài xin được về Cai Lậy, Mỹ tho với lư do xin được ở gần để đi thăm nuôi hắn, cảm động v́ tấm ḷng của chị đối với chồng, viên sĩ quan an ninh phụ trách nội vụ đồng ư cho chị về quê chồng. Đến đầu năm 1989, hắn lại được tha sau 3 năm tù tổ chức vượt biên.

    “Khi tôi về, có con chim……”, bây giờ hắn đă bốn mươi tuổi, ngày trở về ông cụ thân sinh đă nói với hắn: “Con nay đă có tuổi rồi, ai cũng có số mệnh cả, thôi con hăy cố gắng sống an phận như mọi người ở đây, bôn ba không qua thời vận…” Lúc đó hắn thất chí, mỏi mệt, chán chường nên lặng lẽ nghe lời ông cụ, và con gái đầu ḷng của hắn ra đời tháng 11 năm 1989 cũng theo sự lặng lẽ...hằng đêm nầy của hắn. Hồi đó người ta đồn rằng ai ở tù lâu năm, thường bị teo c̣, nhưng kinh nghiệm thực tế của hai người bạn chúng ta là hắn và một người bạn khác th́ ngược lại, v́ ngày hắn ra tù cộng thêm chín tháng nữa là vừa đúng ngày sinh nhật của cháu bé vừa tốt nghiệp Thủ khoa Trung học như đă nói ở trên. C̣n một người bạn khác với mười chín năm tù, qua Mỹ bảy năm sinh liền ba nhóc, vừa trai vừa gái, cái đó gọi là…nung nấu, hun đúc chứ làm ǵ có chuyện kiệt lực.

    Thời gian nầy hắn theo gương Luu Bị bán chiếu thời Tam quốc bên Tàu, hắn trở thành anh hàng guốc. Vợ chồng hắn mở một sạp bán guốc dép tại chợ Cai Lậy, vợ hắn tháo vát, siêng năng, cửa hàng hắn ngày càng khấm khá, hắn thỉnh thoảng lại lên Chợ Lớn bổ hàng và trong những ngày hắn hồi sinh nầy, tôi may mắn được gặp lại hắn, hai thằng bạn sồn sồn nầy thường xoay trần nhậu với nhau, hắn khoái nhậu mà khi đă nhậu th́ tới bến nhưng khổ nổi là tửu lượng bây giờ của hắn chỉ làng nhàng nên hắn xỉn liên tục. Ngoài việc đi bổ hàng và thỉnh thoảng thế vợ ngồi rung đùi ngoài chợ, hắn có một niềm vui nho nhỏ là hằng ngày hắn lóng phèn lọc sạch nước cho vợ hắn tắm, v́ dù sống ở quê hắn đă gần năm năm, nhưng chị vẫn không quen được với màu nước đục ngầu của ḍng sông Tiền.

    Đến năm 1993 gia đ́nh hắn được định cư ở Mỹ theo chương tŕnh HO, cháu bé thứ hai rất dễ thương của hắn ra đời năm 1997.
    Miên man nghĩ về hắn, với gần mười lăm năm luân lạc trăi qua bao khổ đau như thân phận nàng Kiều, tôi lại nhớ tới đoạn văn kết của Sô lô khốp trong cuốn Sông Đông Êm Đềm…“ Năm tháng sẽ qua đi, chiến tranh sẽ chấm dứt, băo táp cách mạng sẽ thôi gào thét, chỉ c̣n lại không phôi pha tâm t́nh em nhẫn nại dịu dàng, chan chứa niềm yêu thương…”

    California, July 4, 2007
    Ngô Xuân Vũ

    http://www.quocgiahanhchanh.com/index.htm

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •