Vào ngày 1/5, Thái tử Naruhito sẽ kế vị “ngai vàng hoa cúc” để trở thành vị hoàng đế mới của Nhật Bản, sau khi cha ông, Nhật hoàng Akihito, thoái vị.


Theo BBC, cả lễ thoái vị và lên ngôi sẽ bao gồm các nghi lễ đầy tính biểu tượng, có nguồn gốc từ Thần đạo (tín ngưỡng truyền thống của Nhật). Nhưng quan trọng nhất có lẽ sẽ là ba báu vật: tấm gương, thanh kiếm và viên đá quư, được gọi chung là báu vật hoàng gia.
Nguồn gốc và nơi cất giữ các báu vật trên được giữ bí mật, nhưng truyền thuyết về chúng xuất hiện nhiều lần trong lịch sử và văn hóa Nhật Bản.
Báu vật hoàng gia quan trọng v́ chúng được truyền lại từ các vị thần qua các thế hệ Nhật hoàng, những người được coi là hậu duệ trực tiếp của các vị thần. Hoàng gia Nhật không có vương miện, v́ vậy các báu vật đóng vai tṛ là biểu tượng của quyền lực hoàng gia.
Nhưng v́ quá thiêng liêng, các báu vật đó được cất giữ bí mật khỏi thế giới bên ngoài. “Chúng tôi không biết các báu vật đó được tạo ra khi nào. Chúng tôi chưa bao giờ thấy chúng”, giáo sư Hideya Kawanishi từ Đại học Nagoya nói với đài BBC. “Thậm chí Nhật Hoàng cũng chưa nh́n thấy chúng”.
Tương truyền, theo thần thoại Nhật Bản, ba báu vật kể trên được nữ thần mặt trời Amaterasu truyền lại cho cháu ḿnh là Ninigi-no-Mikoto, khi bà cử ông xuống trần gian gieo hạt trồng lúa. Sau này, Ninigi-no-Mikoto tiếp tục truyền lại báu vật cho chắt ḿnh là Nhật hoàng Jimmu - hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản.
Chính v́ vậy, các báu vật gồm thanh gươm Kusanagi no Tsurugi, gương báu Yata no Kagami và viên ngọc Yasakani no Magatama, lần lượt tượng trưng cho ḷng dũng cảm, sự khôn ngoan và ḷng nhân từ, là bằng chứng thể hiện Nhật hoàng là hậu duệ của nữ thần Amaterasu, và đồng thời là biểu tượng của ngôi báu Nhật hoàng.



Tấm gương thiêng Yata no Kagami

Tấm gương có thể hơn 1.000 năm tuổi được cho là đang được cất giữ ở đền Ise Grand ở tỉnh Mie. Theo Shinsuke Takenaka tại viện Đạo đức học, chuyên nghiên cứu về đạo đức ở Nhật, đây được coi là thứ quư giá nhất trong các báu vật.
Đó là báu vật duy nhất không có mặt trong lần lên ngôi gần nhất vào năm 1989.
Trong dân gian Nhật Bản, gương được cho là có sức mạnh thần thánh và có thể hé lộ sự thật. Trong các nghi lễ hoàng gia, Yata no Kagami, hay chiếc gương tám cạnh, đại diện cho sự thông thái của Nhật hoàng.
Theo các ghi chép cổ xưa về truyền thuyết Nhật Bản, Yata no Kagami được vị thần Ishikoridome tạo ra.
Sau khi nữ thần mặt trời Amaterasu chiến đấu với em trai Susanoo, vị thần biển và băo tố, bà rút lui vào hang động, mang theo ánh sáng của thế giới vào đó cùng với bà.
Susanoo sắp đặt một bữa tiệc để dụ bà ra ngoài, và Amaterasu bị lóa mắt bởi h́nh ảnh phản chiếu của chính ḿnh trong gương. Họ đă làm ḥa, đem ánh sáng trở lại với thế giới.
Tấm gương đó và các báu vật khác sau này được truyền lại cho cháu trai của Amaterasu, Ninigi.
Theo truyền thuyết, nữ thần nói với Ninigi “hăy phục vụ tấm gương này như linh hồn của ta, giống như cháu đă phục vụ ta, với tâm trí và cơ thể thuần khiết”.
Ninigi được cho là ông cố của Jimmu, mà theo truyền thuyết là Nhật hoàng đầu tiên vào năm 660 TCN.

Thanh kiếm thiêng Kusanagi no Tsurugi

Nơi cất giữ Kusanagi no Tsuguri (thanh kiếm cắt cỏ) hiện chưa rơ, nhưng có thể là đền Atsuta ở Nagoya, miền Trung Nhật Bản.
Theo truyền thuyết, thanh kiếm này mọc ra bên trong đuôi của một con rắn tám đầu đang ăn thịt những người con gái của một gia đ́nh giàu có.
Người cha cầu xin Susanoo giúp đỡ, hứa gả con gái cuối cùng c̣n sống của ḿnh cho ông nếu ông có thể đánh đuổi con rắn. Susanoo lừa con rắn uống rượu say, rồi cắt bỏ đuôi của nó, t́m thấy thanh kiếm.
Nhưng ông cũng không giữ được thanh kiếm lâu, v́ phải dùng nó khi chiến đấu với chị gái Amaterasu.
Thanh kiếm tượng trưng cho sự dũng cảm của Nhật hoàng. V́ có rất ít thông tin về thanh kiếm và nơi cất giữ, nhiều ư kiến hoài nghi nó có tồn tại hay không.
Thông tin về thanh kiếm này vào loại tối mật. Một thầy tu nói đă thấy nó trong thời Edo (giữa thế kỳ 17 và 19) đă bị tước chức vị.
Có tin đồn thanh kiếm đă bị mất trên biển trong một trận chiến vào thế kỷ 12, nhưng ông Takenaka nói có thể đó là bản sao, và một bản sao khác, đang nằm trong cung điện hoàng gia, được dùng trong các lễ lên ngôi.
Khi Nhật hoàng Akihito đăng quang năm 1989, ông được trao thanh kiếm, được cho là Kusanagi no Tsurugi. Nhưng ông vẫn chưa hề mở hộp đựng món quà Tổ Tiên này.

Viên ngọc thiêng - Yasakani no Magatama

Một chiếc “magatama” là hạt cườm h́nh ṿng cung bắt đầu được tạo ra ở Nhật vào khoảng 1.000 năm TCN. Ban đầu chỉ để trang trí, magatama dần mang tính biểu tượng.
Theo truyền thuyết, Yasakani no Magatama là một phần của ṿng đeo cổ do Ame-no-Uzume, nữ thần hoan lạc, người có vai tṛ chủ chốt trong kế hoạch dụ Amaterasu ra khỏi hang.
Bà biểu diễn điệu múa cầu kỳ, đeo chiếc ṿng cổ, tạo sự ṭ ṃ cho nữ thần mặt trời.
Dù nguồn gốc như thế nào, Yasakani no Magatama, làm từ đá quư màu xanh lá cây, có thể là báu vật duy nhất mà bản gốc c̣n sống sót. Bản gốc của nó được cất giữ trong cung điện hoàng gia ở Tokyo và được dùng trong lễ lên ngôi, tượng trưng cho sự tử tế của Nhật hoàng.
Tuy nhiên, ngoài các mô h́nh phỏng đoán h́nh dạng báu vật của các nghệ sĩ gạo cội, vẫn không có h́nh ảnh hay bức chụp nào về ba báu vật được tiết lộ trước công chúng. Duy chỉ Nhật hoàng và một số thầy tế của các ngôi đền được đặc cách tiếp xúc với những báu vật này. Vào ngày 1/5/2019 sắp tới, sau khi Nhật hoàng Akihito thoái vị và truyền lại ngôi cho Thái tử Naruhito, tân Nhật hoàng sẽ được trao ba báu vật thiêng liêng kể trên.
Ngay cả khi Nhật hoàng Akihito lên ngôi vào tháng 1/1989, thanh kiếm và viên ngọc vẫn được bọc kín trong vải khi đặt trước mặt ông trong pḥng Matsu no Ma của cung điện, c̣n chiếc gương th́ ở đền. Nhật hoàng cũng không trực tiếp nh́n thấy những báu vật này. V́ vậy, sự tồn tại của các báu vật phần nhiều vẫn là một ẩn số, được truyền miệng trong dân gian từ đời này sang đời khác.
Ngoài ra, bằng chứng tồn tại nổi bật nhất của các món đồ này là sắc chỉ của Nhật hoàng Hirohito gửi cận thần Kido Koichi vào hồi cuối Chiến tranh Thế giới thứ II (1939 - 1945) rằng phải bảo vệ các báu vật bằng mọi giá.
Trong lịch sử cũng từng có những trận chiến nổ ra để tranh giành báu vật. Cuối Chiến tranh Genpei năm 1185, khi các báu vật vẫn nằm dưới sự kiểm soát của gia tộc Taira, bà của Nhật hoàng Antoku 8 tuổi đă ôm cậu bé cùng với thanh kiếm và viên ngọc nhảy xuống biển sau khi Taira bị đánh bại bởi gia tộc Minamoto trong trận hải chiến Dan-no-ura.
Chiếc gương được lính của gia tộc Minamato giữ lại, nhưng khi một người cố gắng mở hộp chứa gương, anh ta lập tức bị mù. Viên ngọc th́ sau đó được các thợ lặn t́m thấy. Về phần thanh kiếm, một số văn bản trung cổ cho rằng nó đă mất và được thay thế bằng bản sao; song lại có cách lư giải rằng thanh kiếm thật không bị mất, thay vào đó lại quay về đất liền nhờ thế lực siêu nhiên.
Đến nay, địa điểm cất giữ các báu vật vẫn không được xác nhận, tuy dân chúng quan niệm rằng thanh gươm đang được giữ ở đền Atsuta, Nagoya, viên ngọc được cất giữ ở hoàng cung Kokyo, Tokyo, c̣n chiếc gương được cất giữ ở Thần cung Ise, tỉnh Mie.







2 ngày nữa, người Nhật sẽ chứng kiến khoảnh khắc chuyển giao lịch sử

Vào ngày 1/4 vừa qua, Chánh Văn pḥng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đă công bố tên niên hiệu mới Reiwa (Lệnh Ḥa) và sẽ được sử dụng chính thức vào ngày 1/5 tới, khi Thái tử Naruhito đăng quang kế vị Vua cha là Nhật Hoàng Akihito.
Việc công bố tên niên hiệu mới là một trong những bước đi quan trọng chuẩn bị cho việc chuyển giao quyền lực lịch sử của Hoàng gia Nhật. Chỉ c̣n 3 ngày nữa, Nhật Hoàng Akihito sẽ chính thức thoái vị. Ông là vị vua đầu tiên của Nhật Bản thoái vị khi c̣n sống trong ṿng 200 năm qua.
Theo kế hoạch, lễ thoái vị của Nhật Hoàng Akihito sẽ được tổ chức tại khu chính điện của Hoàng Cung bắt đầu từ 17h00 ngày 30/4 theo giờ địa phương. 338 khách mời đại diện từ 195 quốc gia sẽ tham dự sự kiện. Sau khi Thủ tướng Abe đọc lời chúc từ với tư cách là đại biểu của nhân dân, Nhật hoàng sẽ có lời phát biểu.
Vào lúc 10h30 phút sáng ngày 1/5, tân Nhật hoàng sẽ được trao ba báu vật thiêng liêng "Tam chủng thần khí" gồm thanh gươm Kusanagi no Tsurugi, chiếc gương Yata no Kagami và viên ngọc Yasakani no Magatama. Nghi lễ này chỉ có 26 người tham gia bao gồm các đại thần và đại biểu Nội các Nhật Bản.
Vào 11h10, sau lễ Đăng quang là nghi thức Lễ Yết triều sau thoái vị. Tại Lễ này, Nhật hoàng mới sẽ có lời bố cáo đầu tiên với tư cách là Nhật hoàng. Lễ đăng quang cũng có 338 khách tham gia với thành phần như Lễ thoái vị.
Điều đặc biệt là trong Lễ Thoái vị và Đăng quang, các nữ Hoàng tộc không được tham gia v́ quy định hạn chế chỉ có Nam đă trưởng thành được tham gia, ngoại trừ Hoàng hậu mới và Công chúa.
Trước sự kiện đặc biệt này, người Nhật được nghỉ tổng cộng 10 ngày, bắt đầu từ ngày 27/4. Và nhiều người Nhật cho biết họ đang rất hồi hộp chờ đợi chứng kiến khoảnh khắc chuyển giao lịch sử của nước họ.
BH tổng hợp