Khu trục hạm guided-missile destroyer USS William P. Lawrence của HQ Mỹ , khu trục hạm Kolkata, tàu tiếp liệu INS Shakti của HQ Ấn Độ, tàu khu trục chuyên dụng trực thăng Izumo,
Khu trục hạm Murasame của LLPV Biển Nhật Bản và chiến hạm Andres Bonifacio của HQ Phi Luật Tân trong cuộc tập trận chung trên Biển Đông đầu tháng 5 vừa qua


Trong một hành động mới nhằm phô trương sức mạnh trên biển trong vùng Biển Đông đang trong ṿng tranh chấp, một tàu khu trục có tên lửa dẫn đường của Hoa Kỳ hôm thứ Năm đă tiến hành các cuộc tập trận với một tàu sân bay Nhật Bản, hai tàu hải quân Ấn Độ và một tàu tuần tra Philippines trên tuyến đường thủy nơi mà Trung Quốc đă tuyên bố là thuộc chủ quyền của nước này.

Trong khi các cuộc diễn tập tương tự đă diễn ra ở Biển Đông trong quá khứ, h́nh ảnh của bốn quốc gia kết hợp lại với nhau để tập trận, thể hiện một thách thức mới đối với Bắc Kinh trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump của Mỹ đe dọa sẽ tăng mức thuế đánh trên 200 tỷ đô la hàng hóa của Trung Quốc.
Tư lệnh Andrew J. Klug, chỉ huy tàu khu trục USS William P. Lawrence, khẳng định trong một tuyên bố:
“Tham gia diễn tập chuyên nghiệp với các đồng minh, đối tác và bạn bè trong khu vực là những cơ hội để chúng tôi xây dựng và củng cố hơn nữa mối quan hệ hiện hữu vốn đă bền chặt, kiên cường.”
Nhật Bản đă gửi tàu sân bay Izumo, một trong hai hàng không mẫu hạm lớn của nước này, khu trục hạm Murasame trong khi Ấn Độ triển khai khu trục hạm INS Kolkata và tàu chở dầu INS Shakti.
Kết thúc vào ngày hôm thứ Tư 8/5, cuộc diễn tập hỗn hợp kéo dài một tuần lễ diễn ra sau khi hai tàu chiến khác của Mỹ hôm thứ Hai tiến gần các đảo trong khu vực mà Trung Quốc đă tuyên bố thuộc chủ quyền của họ, khiến Bắc Kinh lên tiếng phản đối, nói rằng cuộc tập trận vi phạm chủ quyền của họ.
Hải quân Hoa Kỳ nói họ tiến hành các hoạt động tự do hàng hải như vậy ở các vùng biển quốc tế trên khắp thế giới, ngay cả trong những vùng biển mà các đồng minh của Mỹ tuyên bố chủ quyền, mà không phải cân nhắc tới các vấn đề chính trị.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, vùng biển có tính cách chiến lược, chồng chéo với tuyên bố chủ quyền của Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ không có bất kỳ yêu sách lănh thổ nào trên vùng biển này.
Trong một thách thức riêng rẽ với Bắc Kinh trên các vùng biển ở châu Á, tàu USS William P. Lawrence và một khu trục hạm khác của Hoa Kỳ đă đi ngang qua eo biển Đài Loan hồi tháng Tư. Bắc Kinh vẫn coi Đài Loan là một tỉnh ’ thuộc lănh thổ Trung Quốc, đ̣i tách ly ra khỏi Hoa Lục. (VOA)