Đại sứ Graham Martin trong giờ phút cuối cùng tại Sài G̣n ngày 30/4/1975

Sáng ngày 30/04/1975, Graham Martin là đại sứ Hoa Kỳ cuối cùng tại VNCH bước lên trực thăng rời thành phố Sài G̣n.
Một trong những lư do ông Martin chỉ ra đi vào phút chót là ông tin vào khả năng của Tướng Lê Minh Đảo có thể cầm chân lực lượng cộng sản ở Xuân Lộc.
Nhờ đó, Hoa Kỳ có thể có cơ hội "đàm phán" cho một giải pháp "thứ ba" nào đó ở Sài G̣n với phe cách mạng.
Nhưng c̣n có ư kiến nói Đại sứ Martin quá gắn bó về t́nh cảm với cuộc chiến nên từ chối ra lệnh di tản sớm hơn cho người Mỹ, điều sau này khiến ông bị chỉ trích.
Con nuôi ông, trung uư thủy quân lục chiến Mỹ Glenn Mann tử trận ở Chu Lai năm 1965 khi ông đang làm đại sứ Hoa Kỳ ở Thái Lan.


South Vietnamese President Ngyen Van Thieu in his office at the Presidential Palace in Saigon, South Vietnam, April 3, 1975 meets with U.S. Army Chief of Staff Gen. Fredrick Weyand and
U.S. Ambassador to South Vietnam Graham Martin who were there on orders from U.S. President Gerald R. Ford to see if anything could be done to stop a Communist takeover.

Sức hút của châu Á

Chắc chắn là với Graham Martin (1912-1990) châu Á có sức giữ chân quá lớn.
Khi Hoa Kỳ buộc đế quốc Nhật kư văn bản đầu hàng trên chiến hạm Missouri năm 1945, là sĩ quan t́nh báo, ông đă có mặt trên con tàu nổi tiếng.
Lên tới chức đại tá, sau ông chuyển sang ngạch ngoại giao và làm trợ lư cho Henry Kissinger, và cũng có nhiệm kỳ đại sứ tại Ư.
Nhưng vai tṛ chính của ông vẫn là ở châu Á, với cương vị đại sứ ở Thái Lan (09/1963-1967), và đại sứ cuối cùng tại Sài G̣n từ năm 1973.
Tại Thái Lan, Graham Martin, người có bề dày kinh nghiệm trong ngành t́nh báo, là kiến trúc sư của các chiến dịch CIA và quân đội Mỹ thực hiện tại Lào.
Vừa làm đại sứ Hoa Kỳ ở Bangkok, Graham Martin cũng giữ chức Đại diện cao nhất của Mỹ tại SEATO, liên minh quân sự chống cộng sản ở châu Á.
Về quân sự, Graham Martin đă nỗ lực thúc đẩy cho việc không quân Mỹ (USAF) dùng các căn cứ của Thái Lan để bắn phá Bắc Việt Nam.

Đầu 1964, vừa sang nhậm chức không lâu, Graham Martin, đă đề nghị để Không lực Hoa Kỳ (USAF) tăng cường đơn vị F-100 gần Korat.
Không chỉ có vậy, ông muốn Thái Lan để Hoa Kỳ đưa quân tới đóng gần biên giới Lào.
Một kế hoạch bí mật, mang tên Project 22 được soạn ra năm 1965, cho phép lập các đơn vị hỗn hợp Thái - Mỹ đóng tại các điểm dọc sông Mekong.
Đây trở thành các căn cứ để Hoa Kỳ xâm nhập vào Lào, và với con số một sư đoàn và hai trung đoàn lính Mỹ có mặt thường xuyên và chỉ huy luôn cả lính Thái.
Đổi lại, chính quyền Thanom được CIA mở cho một trung tâm ở Udon Thani để huấn luyện quân Thái Lan và quân Hoàng gia Lào.
Chiến sự tại Lào leo thang nhanh chóng dù quốc gia này trên danh nghĩa là trung lập trong cuộc chiến Việt Nam.
Bắc Việt đưa hàng ngh́n quân sang các tỉnh giáp biên để hỗ trợ lực lượng Pathet Lào, và bảo vệ đường ṃn Hồ Chí Minh đưa viện binh, vũ khí vào Nam Việt Nam.
Chính quyền Thái Lan vốn có sẵn tư tưởng chống cộng sản, đă đi đầu trong việc giúp đỡ quân Hoàng gia Lào dưới sự chỉ đạo của Mỹ chống lại quân Pathet Lào và Bắc Việt.
Tháng 7/1964 xảy ra trận đánh quan trọng giữa hai phe ở Lào tại Mường Soui, với quân Mỹ và thám báo Thái Lan có can dự.
Chính phủ Thái Lan, qua quyết định của bộ trưởng Thanat Khoman đă cho phép Đặc nhiệm Thái Lan xâm nhập vào Lào.
Sau phi vụ 'Yankee Team' tháng 10/1964, phi công Thái và Hoàng gia Lào bắt đầu bắn phá cơ sở của Pathet Lào gần Khang Khay mà không cần Hoa Kỳ cho phép.
Vụ việc gây ra khủng hoảng ngoại giao quốc tế v́ một toán cố vấn kinh tế Trung Quốc tại vùng đó bị bắn trúng.

Nói với báo chí ở Washington, Thứ trưởng Quốc pḥng William Bundy chỉ xác nhận có phi công Thái Lan bay ở đó.
Các việc này không ảnh hưởng ǵ đến uy tín của Graham Martin, thậm chí c̣n giúp ông thúc đẩy thêm nữa sự dính líu của Thái Lan vào cuộc chiến Việt Nam.

Thái Lan hưởng lợi nhiều


Thời kỳ Graham Martin làm đại sứ cũng là lúc Hoa Kỳ "nhận diện" mối đe dọa từ vùng Đông Bắc, nơi sự kiểm soát của chính quyền trung ương vốn lỏng lẻo, và có các nhóm sắc tộc, Việt, Hoa và Hmong sinh sống.
Graham Martin tin rằng vùng Đông Bắc Thái Lan có hàng ngh́n người gốc Việt sẵn sàng làm du kích cho phe cộng sản, và nơi đây "sắp biến thành Việt Nam".
Thái Lan vốn lo ngại sự trung thành của người Thái gốc Việt, và từ 'xứ Thái' Mao Trạch Đông đột nhiên cho lập ra ở Vân Nam nên càng cần người Mỹ,
Từ 1965, các chuyến bay của USAF từ các căn cứ bên Thái Lan bắn phá đường ṃn Hồ Chí Minh và lănh thổ Bắc Việt gia tăng.
Trong hai chiến dịch Flaming Dart và Rolling Thunder, số chuyến bay từ các căn cứ ở Thái Lan ném bom Việt Nam chiếm hơn 50% số lần xuất kích của Mỹ.
Graham Martin cũng không quên các nỗ lực ngoại giao đưa Thái Lan vào ṿng tay của Hoa Kỳ, bằng những khoản viện trợ kinh tế, quân sự dồi dào.
Thời kỳ Graham Martin là đại sứ, Thái Lan nhận được viện trợ ngày càng nhiều hơn trước.
Nh́n chung, cho đến 1975, Hoa Kỳ chi cho Thái Lan 650 triệu USD viện trợ kinh tế, 940 triệu USD viện trợ quân sự.
Ngoài ra là 760 triệu USD cho các chi phí nuôi căn cứ và tiền thuê lính Thái sang tham chiến ở Nam Việt Nam.
Chỉ riêng tiền xây căn cứ cho người Mỹ, Thái Lan thu về 250 triệu USD, và tiền để lính Mỹ "nghỉ dưỡng" sau chiến trận ở Nam Việt Nam cùng các dịch vụ khác đem về cho kinh tế Thái Lan 850 triệu USD, theo một thống kê hồi 2004.
Có thể nói, sau Hàn Quốc th́ Thái Lan là nước châu Á thứ nh́ hưởng lợi lớn từ cuộc chiến Việt Nam.

Con số tiền bằng hàng trăm triệu USD mà Hoa Kỳ trả cho Bangkok c̣n cao hơn nhiều nếu ta đổi ra tiền đô la theo thời giá bây giờ.

Thân quen và thế lực


Bangkok cũng là nơi Đại sứ Graham Martin lần đầu làm quen cựu Phó Tổng thống Richard Nixon.
Ông Nixon khi đó đi cùng Phó Tổng thống Hubert Humphrey dự quốc yến do Hoàng gia Thái Lan chiêu đăi và được Đại sứ Martin chúc sức khoẻ với lời mong đợi "một ngày, ngài sẽ làm tổng thống".
Quả vậy, sau khi làm tổng thống Mỹ, ông Nixon đă bổ nhiệm ông Martin làm đại sứ Hoa Kỳ tại Sài G̣n, địa chỉ quan trọng nhất ở châu Á cho ngoại giao Mỹ khi đó.
Cũng Graham Martin không chỉ thúc đẩy Hoa Kỳ tăng cường các cuộc can thiệp vào Lào, mà c̣n khuyến khích người Mỹ oanh kích các mục tiêu ở Campuchia.
Nhờ quen biết rộng trong chính giới Thái Lan, ông thuyết phục được Washington chấp nhận công thức "nơi đâu người Thái làm chủ" th́ đó là căn cứ của Thái Lan, không phải của Mỹ.
Nhớ đó, dù không hề có hiệp ước quân sự rơ ràng với Thái Lan, Hoa Kỳ chuyển sang nước này ngày càng nhiều vũ khí, súng đạn, máy bay và quân lính.

Những giờ cuối của Sài G̣n


Chiến dịch Frequent Wind đưa những người Mỹ cuối cùng rời Sài G̣n , Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin là người Mỹ cuối cùng bước lên trực thăng rời thủ đô VNCH Sài G̣n

Nhưng tại Việt Nam, t́nh h́nh chiến sự đă không diễn ra như ư muốn của Hoa Kỳ, Tổng thống Nixon và Đại sứ Martin.
Tuy thế, ngay cả sau khi Nixon sụp đổ, Graham Martin vẫn tiếp tục tin rằng có thể bảo vệ được một phần của VNCH, bất chấp các thông tin t́nh báo, và đa số ư kiến của chính giới Mỹ.
Cho đến những ngày cuối của VNCH và ngay cả sau khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, ông Graham Martin vẫn phát biểu rằng ông và người Mỹ sẽ "không bỏ Nam Việt Nam".
Bị coi là có quan điểm "diều hâu" đến cùng, Graham Martin tin rằng có thể lập Vành đai Thép (Iron Ring) xung quanh Sài G̣n và dùng B-52 tấn công dữ dội nhằm chặn các sư đoàn Bắc Việt.
Chỉ sau khi được lệnh từ Washington rằng ông phải lên trực thăng, Graham Martin mới chịu ra đi.
Nhà ̀báo thiên tả John Pilger viết:
"Martin biết quá rơ rằng công việc của ông ta, và chỉ của ông ta, là đóng lại, kết thúc sự tồn tại của cả một đế chế vốn từng chiếm 2/3 bán đảo Đông Dương, và v́ nó mà con trai ông ta thiệt mạng chín năm về trước."
Khi Graham Martin cho đóng lại Toà Đại sứ Mỹ và bước lên trực thăng, nhóm thủy quân lục chiến hộ tống ông phát đi tín hiệu rằng họ đă cất cánh:
"Lady Ace 09 is in the air with Code Two".
Lady Ace 09 là chiếc máy bay, c̣n Mă số Hai là đại sứ Mỹ.
Ông Graham Martin xách theo một vali đồ dùng và cặp tài liệu.
C̣n phu nhân đại sứ đă bay đi trước. Người ta nói bà phải vứt bỏ chiếc vali duy nhất để lấy chỗ trên trực thăng cho một phụ nữ Việt Nam. Như thế, bà về Mỹ 'tay trắng'.
BBC