Trên mạng Twitter, tổng thống Mỹ nhắc đến những cuộc đàm phán « thẳng thắn và mang tính xây dựng ». Dù tiếp tục khẳng định duy tŕ mối quan hệ « rất bền vững » với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, tổng thống Trump vẫn quyết định tăng thuế, từ 10% lên thành 25% đối với 200 tỉ đô la hàng nhập từ Trung Quốc. Biểu thuế mới có thể « được dỡ bỏ hoặc không » tùy theo tiến độ ṿng đàm phán mới dù chưa có ngày cụ thể. Chưa dừng ở đó, tổng thống Trump ra lệnh lập thêm danh sách đánh thuế mới đối với hàng Trung Quốc với tổng trị giá 325 tỉ đô la và nội dung có thể được công bố ngày 13/05.

Tổng thống Trump tự tin vào khả năng làm thay đổi quan hệ thương mại với Trung Quốc. Thứ nhất, ông cho rằng nền kinh tế Mỹ vững chắc. Thứ hai, ông bảo đảm rằng dù người dân Mỹ bị cuộc chiến thương mại tác động, nhưng những khoản thuế mà Trung Quốc phải trả « sẽ mang về cho đất nước chúng ta nhiều tiền hơn so với một thỏa thuận thông thường ».
Để trấn an cử tri, đặc biệt giới nông dân bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, tổng thống Trump khẳng định sẽ dùng tiền thu được từ tăng thuế hàng Trung Quốc để thu mua nông phẩm dư thừa nhằm cứu trợ các nước đói nghèo. Điều trớ trêu là chính quyền tổng thống đương nhiệm lại cắt giảm các khoản cứu trợ quốc tế.

Nếu như đường lối cứng rắn của tổng thống Trump vẫn mang tính chất giao dịch, ngược lại, một bộ phận của chính quyền Mỹ coi các cuộc đàm phán đang diễn ra là cách thể hiện sức mạnh vượt qua cả quy mô thương mại. Bắt đầu từ phó tổng thống Mike Pence, người trực tiếp đánh giá bản chất chế độ Trung Quốc là « chuyên quyền » khi phát biểu trước cử tọa bảo thủ vào tháng 10/2018 ở Washington.

Gần đây, trong một diễn đàn trên Washington Post ngày 06/05, ông Steve Bannon, cựu cố vấn chiến lược của tổng thống Trump, kêu gọi chủ nhân Nhà Trắng từ chối thỏa hiệp với Bắc Kinh v́ theo ông, « mục tiêu hiện nay của đội ngũ lănh đạo Trung Quốc là trở thành cường quốc bá chủ thế giới ».
Cùng ngày, giám đốc lập kế hoạch chính trị của bộ Ngoại Giao Mỹ, Kiron Skinner, mô tả cặp đôi Mỹ-Trung « là cuộc chiến với một nền văn minh khác hẳn và một ư thức hệ khác mà Hoa Kỳ chưa từng đối đầu. Lần đầu tiên, chúng ta có một đối thủ chính không thuộc chủng tộc da trắng ».

Dĩ nhiên những phát biểu, nhận định trên được Trung Quốc khai thác, b́nh luận để chứng minh rằng Hoa Kỳ không thực tâm. Đối với Bắc Kinh, quyết định của Mỹ trừng phạt Iran mà Trung Quốc là khách hàng chính, rồi Washington ủng hộ Đài Loan mà Trung Quốc coi là một tỉnh hoặc China Mobil bị cấm vào thị trường Mỹ đều là những « vụ tấn công » nhắm vào Trung Quốc. Tại Bắc Kinh, ngay cả những người được cho là ôn ḥa nhất cũng cho là Hoa Kỳ và một bộ phận các nước phương Tây không chấp nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Bắc Kinh vẫn chưa quên ḿnh là « nạn nhân » của phương Tây trong quá khứ : những « thỏa thuận bất công » hồi thế kỷ XIX do phương Tây áp đặt ; khi kư thỏa thuận Versailles, phương Tây đă không trả lại tỉnh Sơn Đông bị Đức chiếm đóng mà trao cho Nhật Bản ; vụ quân đội NATO oanh kích sứ quán Trung Quốc ở Beograd ngày 07/05/1999 trong cuộc chiến Kosovo.
Theo hai nhà báo của Le Monde, kư thỏa thuận với Mỹ, chủ tịch Tập Cận B́nh sẽ bị chỉ trích yếu thế, c̣n tổng thống Trump được cho là người chiến thắng. Tăng trưởng của Trung Quốc đă vững chắc hơn trong những năm gần đây, nhưng không thể để bị suy sụp chỉ v́ cuộc chiến thương mại với Mỹ. Hậu quả là tính chính đáng của đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ bị đe dọa v́ đảng tiếp tục tồn tại được là nhờ bảo đảm sự phát triển và phồn thịnh của tầng lớp trung lưu.

Về phía Mỹ, t́nh h́nh cũng không hẳn lạc quan theo phân tích của nhật báo Wall Street Journal. Việc tổng thống Trump gây sức ép để Cục Dự trữ Liên bang giảm lăi suất cho thấy rằng tăng trưởng của Mỹ chưa đủ vững mạnh như tổng thống Trump cần để đạt được thỏa thuận với Bắc Kinh.
Thường th́ ngay khi Hoa Kỳ tuyên bố tăng thuế, Trung Quốc có biện pháp đáp trả ngay lập tức. Nhưng lần này, ngoài phản đối, Bắc Kinh chưa thông báo biện pháp cụ thể.

Quan hệ thương mại Mỹ-Trung c̣n mông lung hơn

« Quan hệ thương mại Mỹ-Trung c̣n mông lung hơn »
là nhận định của nhật báo kinh tế Les Echos. Hiện tại, người tiêu dùng Mỹ chưa bị tác động rơ ràng v́ các sản phẩm mới bị tăng thuế không phải là sản phẩm tiêu dùng. Tuy nhiên, một danh sách khác, gồm các loại mặt hàng c̣n lại có tổng giá trị 325 tỉ đô la sắp được đưa ra nghiên cứu, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền người dân Mỹ v́ đa số là sản phẩm điện tử và hàng hóa thường nhật.

Dù căng thẳng Mỹ-Trung tăng thêm một bậc từ ngày 10/05, phó thủ tướng Lưu Hạc, trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc vẫn tỏ hy vọng rằng các cuộc đàm phán không bị cắt đứt và các trở ngại là điều không tránh được ở giai đoạn cuối cùng.
Theo ông Lưu Hạc, hai cường quốc có ba bất đồng chính. Thứ nhất, Bắc Kinh ấn định điều kiện cho một thỏa thuận là mọi khoản thuế đánh thêm của Mỹ phải được xóa bỏ trước đó. Bất đồng thứ hai là khối lượng hàng hóa Mỹ mà Trung Quốc sẽ mua. Cuối cùng là một cố vấn của chủ tịch Tập Cận B́nh nhấn mạnh đến một thỏa thuận « cân đối » và chấp nhận được đối với người dân Trung Quốc.
Theo nhận định của Les Echos, chủ tịch Tập Cận B́nh, cũng như tổng thống Donald Trump, đều không muốn mất thể diện trong cuộc chiến thương mại này.

Đối đầu Mỹ - Trung : Tương lai thế giới bất định trước nguy cơ bị chia thành hai cực




Như ta đă thấy, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung không c̣n đơn thuần là một cuộc đọ sức thuế quan mà là cuộc đối đầu trên mọi phương diện. Căng thẳng quan hệ ngày càng gay gắt giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới có nguy cơ làm đảo lộn các mối quan hệ quốc tế, gây ra những chia rẽ bất định.
Thế giới trong tương lai sẽ phải theo ai ? Trung Quốc hay là Hoa Kỳ ? Một câu hỏi khiến nhiều nước lâm vào t́nh cảnh khó xử. Nhưng có một điều chắc chắn như nhận định của bà Alice Ekman, chuyên gia về Trung Quốc, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), nếu nh́n từ cuộc chiến thương mại cho đến các căng thẳng trên Biển Đông, « rơ ràng thế giới đang bước vào một giai đoạn đối đầu mạnh mẽ và lâu dài giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ».
Kể từ khi tỉ phú địa ốc Donald Trump bước chân vào Nhà Trắng, Hoa Kỳ đă có những thay đổi triệt để về trục chiến lược. Sự thay đổi này không chỉ tác động mạnh mẽ đến mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc mà cả vấn đề an ninh toàn cầu, theo như ghi nhận của ông Brahma Chellaney, giáo sư hội đồng cố vấn Ấn Độ Center for Policy Research. Và sự thay đổi đó được nguyên thủ Mỹ thực hiện theo từng bước.

Đầu tiên hết là phá vỡ trật tự đa phương do Hoa Kỳ và phương Tây thiết lập sau khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc. Và bây giờ là bước thứ hai, đối đầu với một Trung Quốc đang trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ. Cuộc đọ sức này được bắt đầu với trận thương chiến dữ dội chưa từng có với việc áp đặt một loạt các biện pháp thuế quan.
Giáo sư Brahma Chellaney nhắc lại là nhiều đời tổng thống Mỹ liên tiếp, từ Richard Nixon cho đến Barack Obama đă « giúp sức » cho Trung Quốc trỗi dậy như là một cường quốc kinh tế. Nhờ vậy mà Trung Quốc mới có thể gia nhập vào Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO năm 2011. Đối với ông Donald Trump, đây quả là một « sai lầm chết người ».

Mỹ và phương Tây đă bị Trung Quốc đánh lừa khi vờ chơi lá bài « phương Tây hóa ». Nhưng với Bắc Kinh đó là một thắng lợi to lớn, bởi v́ kể từ năm 2001, thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng vọt và nguồn dự trữ ngoại tệ nước này ngày càng dồi dào.
Hiện tại chính sách đối đầu của Donald Trump dường như chưa gây ra những hệ quả tai hại to lớn nào cho nước Mỹ, nhưng không v́ thế mà không có rủi ro trước sức mạnh kinh tế ngày càng lớn và khả năng bành trướng tầm ảnh hưởng địa chính trị của Trung Quốc.

Trả lời câu hỏi của AFP, ông Jean-François Di Meglio, chủ tịch văn pḥng cố vấn Asia Centre, lưu ư : « Sỉ nhục người Trung Quốc, điều đó có nguy cơ đẩy những người kế nhiệm ông Donald Trump vào một thế nan giải với Trung Quốc, vốn không phải là Bắc Triều Tiên, Nhật Bản, Canada, châu Âu hay là Mexico, những tác nhân địa chính trị có tầm cỡ nhỏ hơn mà ông Trump ngược đăi và không gặp chút hề hấn ǵ ».
Từ những quan sát này, bà Ekman dự báo, trong dài hạn, thế giới có thể bị phân hóa thành « hai cực đối đầu, với hai tầm nh́n về toàn cầu hóa khác nhau ». Mỗi bên sẽ do một nước dẫn đầu và tồn tại song song. Sự phân cực đó không chỉ hiện hữu trong thương mại mà cả trong quan hệ quốc tế thông qua một h́nh thức cạnh tranh mới giữa các hệ thống cơ sở hạ tầng, các chuẩn mực, định chế quốc tế…
Cuối cùng bà Alice Ekman kết luận, nếu theo đúng sơ đồ này, các nước khác sẽ buộc phải có lựa chọn dựa trên các ưu tiên chính trị, sự gần gũi về địa lư cũng như mức độ phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc hay Hoa Kỳ.
Tổng hợp từ RFI