Quân đội Philippines cần kiểm chứng tin tức cho rằng đội tàu khai thác trai tượng khổng lồ của Trung Quốc đă trở lại Biển Đông, hăng truyền thông ABS-CBN của Philippines dẫn nguồn từ Phủ Tổng thống (Malacañang) cho biết hôm 21/5.

Trước đó, Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington D.C. cho biết các h́nh ảnh vệ tinh mà họ có được cho thấy các đội tàu khai thác trai tượng của Trung Quốc đă trở lại Biển Đông trong khu vực mà Philippines tuyên bố có chủ quyền ‘trong ṿng sáu tháng vừa qua’.
“Đây là lần đầu tiên tôi nghe về việc này và tôi cho rằng Bộ Tư lệnh Miền Tây cần kiểm chứng sự việc và chuyển qua cho Bộ trưởng Ngoại giao để cho cơ quan này có thể có bất cứ hành động ǵ về vấn đề này,” phát ngôn nhân Phủ Tổng thống Salvador Panelo phát biểu trong một cuộc họp báo.
Trở lại ồ ạt
Hồi tháng trước, các ngư dân Philippine tŕnh báo rằng ngư dân Trung Quốc đang khai thách ồ ạt loại trai tượng ở Băi cạn Scarborough mà Manila tuyên bố có chủ quyền nhưng đă bị Trung Quốc giành lấy quyền kiểm soát từ năm 2012.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippine Teodoro Locsin Jr. trước đó đă nói rằng nước ông sẽ có hành động pháp lư với Trung Quốc về việc khai thác trai tượng ở băi cạn giàu tài nguyên này.
Báo cáo của AMTI cho thấy các đội tàu khai thác trai tượng Trung Quốc đang hoạt động thường xuyên ở băi cạn Scarborough nhưng ‘không có bằng chứng rơ ràng’ cho thấy ngư dân Trung Quốc cũng đang khai thác trai tượng ở quần đảo Trường Sa.

Sự trở lại ồ ạt của các đội tàu khai thác vào lúc này sau diễn ra sau khi Trung Quốc có sự giảm mạnh các hoạt động từ năm 2016 cho đến cuối năm 2018, theo AMTI.
Những đội tàu này hoạt động theo h́nh thức là hàng chục tàu đánh bắt nhỏ đi cùng với một vài tàu mẹ cỡ lớn. Chúng phá hủy những dải san hô rộng lớn để bắt trai tượng vốn đang nằm trong diện khẩn nguy. Vỏ của những con trai tượng này sau đó sẽ được đưa trở lại tỉnh Hải Nam nơi mỗi chiếc vỏ sẽ được bán với giá hàng ngàn đô la Mỹ trong thị trường đồ trang sức rất sôi động.

Mặt hàng đắt tiền

Loài trai tượng có vỏ có thể đạt tới chiều dài một mét, có trọng lượng trên 200 kg và có thể sống trên trăm tuổi. Người dân Trung Quốc xem đây là ‘vàng trắng của biển cả’ do giá của nó trong ṿng bốn năm qua đă tăng đột biến đến nỗi nhiều ngư dân Trung Quốc đă từ bỏ cánh đánh bắt hải sản truyền thống.
Vỏ của loài trai tượng khồng lồ đă đạt được vị thế là mặt hàng xa xỉ trên thị trường Trung Quốc. Đó cũng là một cách để giữ ǵn của cải và khoản đầu tư sinh lợi cao. Các mặt hàng nữ trang được chế tác từ vỏ loài này thậm chí c̣n được ca ngợi là đem lại cho người đeo năng lực siêu nhiên và cải thiện sức khỏe. Do đó, vỏ trai tượng đối với người Trung Quốc giống như ngà voi, ngọc trai, ngọc bích và vi cá với tất cả những lời đồn thổi phi lư về lợi ích của chúng nhập làm một.
Mặt khác, các sản phẩm làm từ vỏ trai tượng rất khó có thể làm giả. Sản phẩm thật có những lớp tăng trưởng bất thường, mịn với màu sắc khác biệt tinh tế vốn có thể dễ dàng nh́n thấy dưới kính hiển vi thông thường. Một cặp vỏ ốc cao cấp có thể được bán với giá lên đến một triệu nhân dân tệ, tức tương đương 150.000 đô la Mỹ.


Với sự khuyến khích của chính quyền , trong một thời gian dài, ngư dân Trung Quốc đă tận diệt loài trai tượng khổng lồ, trong vùng Biển Đông mà nước này đang có tranh chấp chủ quyền
với các nước láng giềng Đông Nam Á, khiến hệ sinh thái và đặc biệt là rạn san hô ở Biển Đông bị tàn phá nặng nề.

Khai thác kiểu tàn phá


AMTI cho biết kể từ cuối năm 2018, các h́nh ảnh vệ tinh cho thấy các đội tàu này hoạt động thường xuyên ở băi cạn Scarborough và trên khắp Quần đảo Hoàng Sa, bao gồm cả băi Châu Viên (Bombay Reef).
Cũng theo cơ quan này th́ từ năm 2012 cho đến 2015, các ngư dân khai thác trai tượng của Trung Quốc đă làm hư hại hay phá hủy ít nhất 28 băi san hô trên khắp Biển Đông.
Phương pháp khai thác điển h́nh của các ngư dân săn trộm này là neo tàu lại rồi kéo những thanh trụ dài của động cơ đặt bên thành tàu qua bề mặt dải san hô để phá vỡ chúng giúp cho họ có thể dễ dàng lấy lên các con trai tượng khổng lồ. Hậu quả sinh thái là tàn khốc. V́ lẽ đó, trong vụ kiện của Philippines nhằm vào Trung Quốc hồi năm 2016, Ṭa Trọng tài Thường trực cho rằng Bắc Kinh đă vi phạm các nghĩa vụ của họ phải bảo vệ môi trường biển theo luật pháp quốc tế.
Khi đó ông John McManus thuộc Đại học Miami, người ra làm chứng với tư cách chuyên gia tại phiên ṭa, đă tŕnh bày về diện tích hơn 25.000 mẫu bề mặt san hô nước nông bị thiệt hại do hành động khai thác trai tượng của Trung Quốc gây ra cho đến năm 2016, so với 15.000 mẫu bị tàn phá do việc bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc.

Bắc Kinh dung dưỡng?

Theo AMTI th́ trước đây cũng như bây giờ, giới chức Trung Quốc đều biết về hành động phá hoại này của ngư dân của họ và dung dưỡng cho hoạt động của những đội tàu này. Các h́nh ảnh vệ tinh cho thấy các tàu khai thác trai tượng của Trung Quốc đă hoạt động thường xuyên tại băi Châu Viên trong Quần đảo Hoàng Sa kể từ cuối năm 2018 mà bằng chứng rơ nhất là những cột trầm tích có thể nh́n thấy được. Những cột trầm tích này, cùng với những vết sẹo lan ra rộng khắp bề mặt dải san hô, là những dấu hiệu rơ ràng của cách dùng các thanh trụ đào bới xuống để khai thác vỏ trai tượng. Và tất cả những hoạt động này diễn ra bất chấp Trung Quốc đă thiết lập Trạm ‘Ocean E’ trên băi Châu Viên hồi tháng 7 vừa rồi với khả năng giám sát vốn cho phép nó gửi các thông tin về các hoạt động gần băi san hô cho giới chức Trung Quốc ở Hoàng Sa.
C̣n tại băi cạn Scarborough, các rạn san hô ở đây đă bị tổn hại ở quy mô lớn trong giai đoạn khai thác vỏ trai tượng ban đầu cho đến năm 2016. Tuy nhiên các h́nh ảnh hồi tháng 12 năm 2018 cho thấy một số lượng lớn các tàu khai thác trai tượng đă trở lại hoạt động.
Khi so sánh những h́nh ảnh chụp vào thời điểm tháng 12 và tháng 3, AMTI đă nhận ra những vết loang lổ mới trên dải san hô do hoạt động khai thác mới đây.

Cách khai thác mới

Băi cạn Scarborough cũng cho thấy bằng chứng đầu tiên về một cách khai thác khác của ngư dân Trung Quốc ở những bề mặt san hô sâu hơn mà những thanh trụ không thể với tới. Hồi tháng Tư, một nhóm các nhà làm phim của ABS-CBN đă đến băi cạn Scarborough và quay được cảnh những chiếc tàu Trung Quốc sử dụng những chiếc ống gắn với động cơ trên tàu để khai thác trai tượng. Cách khai thác này làm khuấy động trầm tích ở những vùng biển xung quanh. Và cũng như ở băi Châu Viên, có bằng chứng rơ ràng cho thấy giới chức Trung Quốc biết rơ và dung dưỡng cho những hành động khai thác tàn phá môi trường này. Đài ABS-CBN đă quy được h́nh ảnh lực lượng tuần duyên Trung Quốc, vốn duy tŕ sự hiện diện thường trực ở Scarborough, đến thăm những chiếc tàu khai thác này.
Các nhà làm phim của ABS-CBN cũng quay được những đống vỏ trai tượng lớn được để trên khắp băi san hô để sau đó các tàu các đến thu gom, trong khi h́nh ảnh vệ tinh từ tháng Ba dường như cho thấy những đống vỏ trai tượng này dưới những đốm trắng bất thường nằm rải rác vốn không thấy có trong những h́nh ảnh trước.
Tuy nhiên, ở quần đảo Trường Sa, AMTI không t́m thấy bằng chứng rơ ràng về hành vi khai thác mới. Nhưng cách khai thác mới mà ngư dân Trung Quốc áp dụng ở băi cạn Scarborough cho thấy ngày càng khó hơn để ghi lại những hoạt động của đội tàu Trung Quốc. Không giống như những thanh trụ gây ra những vết sẹo trên bề mặt san hô ở nước cạn, những máy bơm nước áp lực cao ở những vùng biển sâu hơn gây ra những thiệt hại khó có thể thấy được trong những h́nh ảnh vệ tinh, theo giải thích của AMTI. Điều này có nghĩa là nhiều hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc trên Biển Đông không được bên ngoài biết đến.

Tập Cận B́nh khuyến khích?

Trong một bài báo trên tờ Diplomat hồi đầu năm 2016, nhà báo Victor Robert Lee cho biết rằng mặc dù loài trai tượng là loài khẩn nguy và việc buôn bán chúng bị cấm theo luật pháp quốc tế và theo luật pháp Trung Quốc trên danh nghĩa, nhưng hành động khai thác chúng của các ngư dân Trung Quốc trong nhiều trường hợp diễn ra với sự có mặt của các tàu tuần duyên Trung Quốc hay trên những băi san hô do hải quân của Giải phóng Quân Trung Quốc chiếm giữ.
Trong khi đó, nhiều công dân mạng Trung Quốc đă bày tỏ sự ủng hộ với việc khai thác này với lập luận rằng ‘những ngư dân Hải Nam khai thác trai tượng ở Nam Hải đang đảm bảo cho chủ quyền của Trung Quốc’.
Tác giả bài báo đă đưa ra dẫn chứng là trước khi Trung Quốc tiến hành các hoạt động bồi đắp đảo gây tranh căi ở các băi Chữ Thập, Subi và băi Vành Khăn hồi năm 2014 và 2015 đă có làn sóng những tàu cá Trung Quốc đă gây ra những những vết sẹo h́nh ṿng cung trên khắp những dải san hô rộng lớn ‘như thể là ngư dân Trung Quốc được phát tín hiệu được phép thu gom chiến lợi phẩm trước khi những băi san hô này vĩnh viễn bị nhấn ch́m dưới hàng triệu tấn cát. Do đó việc khai thác tàn phá san hô này không chỉ gây quan ngại về hậu quả môi trường mà nó c̣n cho thấy nơi nào Trung Quốc đang nhắm đến kế tiếp để xây đảo nhân tạo.

Trang mua hàng trực tuyến của Trung Quốc Alibaba có hàng chục trang chyên về các sản phẩm được chế tác từ vỏ trai tượng, từ ṿng tay cho đến dây chuyền cho đến một cặp vỏ c̣n nguyên.
Theo nhà báo Victor Robert Lee th́ chính phủ Trung Quốc đă khuyến khích ngành khai thác vỏ trai tượng bất chấp tính bất hợp pháp của nó như là một cách để thúc đẩy kinh tế của ‘Thành phố Tam Sa’.
Hồi tháng Tư năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă có một chuyến viếng thăm được đưa tin rộng răi đến cảng Đầm Môn trên đảo Hải Nam trong một hành động được xem là gửi lời cảnh báo đến các nước khác về tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc. Lúc đó, ông Tập đă lên thăm một chiếc tàu cá vốn đă từng bị chặn giữ ở Palau hồi năm 2012 về tội đánh bắt bất hợp pháp khiến cho 25 ngư dân Trung Quốc bị bắt giữ và một người bị cảnh sát Palau bắn chết. Tin tức cho rằng các ngư dân này lúc đó đang săn trộm trai tượng.
Ông Tập đă được Tân Hoa Xă dẫn lời nói với các ngư dân lúc đó là: “Đảng và Nhà nước sẽ nỗ lực hơn để giúp đỡ cho quư vị…”
VOA