Tại Diễn đàn An ninh châu Á, Shangi-La, bộ trưởng Quốc Pḥng Mỹ, Patrick Shanahan tuyên bố :
« Trung Quốc có thể và phải có quan hệ hợp tác với các nước c̣n lại trong vùng… Nhưng những hành vi làm xói ṃn chủ quyền của các nước làm gieo rắc nghi ngờ của Trung Quốc phải được chấm dứt ».

Hôm 01/06/2019, tại Diễn đàn An ninh châu Á, Shangi-La, Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc chấm dứt xâm lấn chủ quyền của các nước láng giềng. Washington cũng cảnh báo sẽ đầu tư ồ ạt trong 5 năm tới để duy tŕ ưu thế quân sự trong khu vực châu Á – Thái B́nh Dương.

Trong diễn văn tại diễn đàn hội nghị, bộ trưởng Quốc Pḥng Mỹ, Patrick Shanahan tuyên bố : « Trung Quốc có thể và phải có quan hệ hợp tác với các nước c̣n lại trong vùng… Nhưng những hành vi làm xói ṃn chủ quyền của các nước làm gieo rắc nghi ngờ của Trung Quốc phải được chấm dứt ».

Mỹ đặc biệt chỉ trích Bắc Kinh chiếm đóng và quân sự hóa nhiều đảo trên Biển Đông mà các nước như Việt Nam, Philippines, Đài Loan hay Brunei vẫn đ̣i chủ quyền. Nhân danh tự do hàng hải, Hoa Kỳ vẫn thường xuyên tiến hành các chuyến tuần tra, giám sát trong khu vực Thái b́nh Dương cũng như không phận quốc tế. Mỹ vẫn đưa tàu chiến đi vào các vùng như eo biển Đài Loan và vùng biển có các đảo Trung Quốc chiếm giữ nhưng đang có tranh chấp các nước xung quanh.
Lănh đạo Quốc Pḥng Mỹ cảnh báo, « chúng tôi sẽ không làm ngơ trước hành vi của Trung Quốc ». Ông Shanahan khẳng định, không một nước nào có thể hay có quyền thống trị khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương và Hoa Kỳ « bảo đảm không một đối thủ nào có thể nghĩ rằng họ có thể đạt mục đích chính trị bằng sức mạnh quân sự ».
Ông Shanahan nhắc lại là Bộ Quốc Pḥng Mỹ dự trù ngân sách 104 tỷ đô la cho nghiên cứu và phát triển quân sự. Lầu Năm Góc c̣n « đầu tư nhiều hơn nữa trong 5 năm tới cho các chương tŕnh chủ chốt để Ấn Độ - Thái B́nh Dương là khu vực ổn định chắc chắn ».

Hôm qua bên lề diễn đàn, bộ trưởng Patrick Shanahan và đồng nhiệm Trung Quốc, tướng Ngụy Phượng Ḥa đă có cuộc gặp riêng. Lănh đạo Quốc Pḥng Mỹ khẳng định hai nước vẫn có những lĩnh vực có thể hợp tác được với nhau, đặc biệt trong việc kiểm soát thực thi lệnh trừng phạt quốc tế đối với Bắc Triều Tiên.
Đăng đàn sau đó, bộ tưởng Quân Lực Pháp, bà Florence Parly nhắc lại là Pháp có các vùng lănh thổ tại Thái B́nh Dương và khẳng định sẽ bảo vệ lợi ích, công dân, lănh thổ và các vùng đặc quyền kinh tế của ḿnh trong vùng. Ám chỉ đến hành động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông, bà Parly tuyên bố : « Chúng tôi coi chủ trương ʺsự đă rồiʺ là vi phạm rơ ràng Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển ».

Ngày hôm nay, 02/6, Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc Ngụy Phượng Ḥa sẽ có bài phát biểu về an ninh châu Á trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La. Các chuyên gia nhận định đại diện Bắc Kinh sẽ chỉ trích Washington do ngấm ngầm ủng hộ Đài Loan, ḥn đảo Trung Quốc luôn coi là lănh thổ không thể tách rời.


Chinese Defense Minister Wei Fenghe and acting US Defense Secretary Patrick Shanahan are seen at a ministerial round table at the IISS Shangri-la Dialogue in Singapore, on Saturday.
At the same event, Shanahan warned China against threatening its neighbors' sovereignty and said Washington is investing in new military technology to defend its Asian allies. Feline Lim, Reuters

Đối thoại Shangri-la 2019 diễn ra tại Singapore vào ngày 1/6, được giới phân tích dự đoán sẽ là cuộc đối đầu căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington liên quan đến tranh chấp Biển Đông và nhiều vấn đề khác.
Sau nhiều năm bế tắc và thiếu chiến lược cụ thể trong khu vực, quyền Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Patrick M. Shanahan tiết lộ sẽ công bố chiến lược Ấn Độ - Thái B́nh Dương mới của Ngũ Giác Đài tại Đối thoại Shangri-La.
Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc Ngụy Phượng Ḥa (Wei Fenghe) cũng cho biết sẽ nói về vai tṛ của Bắc Kinh ở Ấn Độ - Thái B́nh Dương. Đây là lần đầu tiên trong 8 năm trở lại đây, Trung Quốc cử quan chức cấp bộ trưởng tham dự hội nghị an ninh quốc pḥng hàng đầu châu Á.

Trung Quốc đang thực hiện yêu sách phi lư chiếm trọn gần như toàn bộ Biển Đông và liên tục củng cố sự hiện diện quân sự trong khu vực. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh từng tuyên bố sẽ không từ bỏ dù chỉ vài centimet lănh thổ.
Trong khi đó, các quan chức Mỹ tuyên bố tiếp tục thực hiện chính sách khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương, tự do và cởi mở.
William Choong, thành viên cao cấp tại Đối thoại Shangri-La, cho biết trong một tweet hôm 28/5, rằng sự xuất hiện của người đứng đầu quốc pḥng Mỹ, Trung sẽ tạo ra một cuộc đụng độ giữa hai tầm nh́n về Ấn Độ - Thái B́nh Dương. Một bên là chiến lược “tự do và cởi mở” do Mỹ, Nhật Bản lănh đạo và “châu Á của người châu Á” của Trung Quốc.
Nhà phân tích Carl Schuster, cựu giám đốc Trung tâm T́nh báo liên hợp, Bộ Tư lệnh Thái B́nh Dương, nói với CNN: “Các nhà lănh đạo Trung Quốc hiện nhận ra giá trị của các địa điểm pḥng thủ đa phương và muốn đẩy lui tầm ảnh hưởng quyền lực của Mỹ trong khu vực”.
Ư định của Mỹ đối với khu vực đang được thể hiện một cách mạnh mẽ. Lầu Năm Góc đă đẩy mạnh hoạt động tự do hàng hải thường xuyên hàng tuần. Chỉ huy Không quân Mỹ ở Thái B́nh Dương, cho biết trong tháng này rằng các máy bay của Mỹ đă bay hàng ngày trên Biển Đông.
Washington cũng điều động tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan, ngăn cách giữa đảo Đài Loan và Trung Quốc, ḥn đảo mà Bắc Kinh gọi là một tỉnh nổi loạn.
Một trong những hoạt động của Mỹ tại eo biển Đài Loan là điều động tàu tuần tra của lực lượng Tuần duyên đi qua eo biển Đài Loan, sau đó tiến vào Biển Đông, đợt phô diễn sức mạnh lần thứ 5 của quân đội và cơ quan thực thi pháp luật hàng hải qua eo biển Đài Loan trong cuộc cạnh tranh Thái B́nh Dương.

Tăng cường vũ trang và lôi kéo đồng minh

Các gói vũ khí mạnh mẽ hơn của Mỹ dường như cũng là một phần của kế hoạch. Trong cuộc tâp trận với Philippines vào tháng 4, Mỹ lần đầu triển khai tàu đổ bộ tấn công USS Wasp mang theo tới 10 chiến đấu cơ tàng h́nh F-35B. Đây là số lượng F-35B nhiều nhất mà tàu đổ bộ mang theo trong một đợt triển khai.

Tất nhiên, không chỉ Mỹ tăng cường hoạt động trong khu vực, các đồng minh và đối tác của Washington cũng tham gia. Pháp đă điều động một tàu đi qua eo biển Đài Loan trong năm nay và đang phô diễn tàu sân bay Charles de Gaulle bên lề hội nghị.


Tàu đổ bộ tấn công USS Wasp mang theo tới 10 chiến đấu cơ tàng h́nh F-35B tới Biển Đông. Đây là số lượng F-35B nhiều nhất mà tàu đổ bộ mang theo trong một đợt triển khai.

Trong tháng 5, các tàu chiến của Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Philippines đă tổ chức cuộc tập trận đa phương ở Biển Đông. Trong khi đó, chủ nhà Singapore cũng tổ chức tập trận bắn đạn thật với Ấn Độ. Hải quân Hoàng gia Australia cũng triển khai 4 tàu chiến đến thăm 7 quốc gia châu Á trong chuyến đi kéo dài 3 tháng.

Bên cạnh đó, các quan chức Mỹ đă tiết lộ về kế hoạch lớn hơn cho năm tới. Trong một cuộc họp với các phóng viên đầu tháng 5, Đô đốc John M. Richardson, Tư lệnh Bộ phận Tác chiến, Hải quân Mỹ nhắc lại kế hoạch triển khai 2 tàu chiến ven biển LCS đến Singapore. Đây sẽ là các tàu chiến Mỹ đồn trú gần Biển Đông nhất.
Trước đó vào tháng 3, tướng Robert Brown, chỉ huy quân đội Mỹ ở Thái B́nh Dương công bố kế hoạch huấn luyện 10.000 binh sĩ Mỹ trong kịch bản chiến đấu trên Biển Đông. Philippines và Thái Lan được đề cập là điểm đến tiềm năng cho quân đội Mỹ.
Ngoài tăng cường sức mạnh quân sự, một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng đă đề xuất dự luật trừng phạt nhắm vào các tổ chức, cá nhân trợ giúp chính phủ Trung Quốc bồi lấp và xây dựng trái phép các đảo nhân tạo trên Biển Đông.
“Trung Quốc đang thực hiện hành vi bắt nạt ở Biển Đông và biển Hoa Đông, xâm lấn, đe dọa các nước láng giềng. Hành vi hung hăng như vậy cần phải được kiểm soát”, Thượng nghị sĩ Ben Cardin, đảng Dân chủ, bang Maryland nói.


The guided-missile destroyer USS Preble changes course after transiting beside the aircraft carrier USS John C. Stennis
during flight operations in the Pacific Ocean in February/ 2019. | U.S. NAVY via Japan Times

Bắc Kinh không lùi bước


Trung Quốc cũng cho thấy họ không lùi bước trong cuộc cạnh tranh quyền lực trong khu vực. Bắc Kinh liên tiếp hạ thủy chiến hạm mới, duy tŕ hoạt động ở Biển Đông, xung quanh đảo Đài Loan, xa hơn và đối đầu với Mỹ. Bắc Kinh nói rằng Washington gây nguy hiểm cho ḥa b́nh trong khu vực.
Sau khi tàu khu trục USS Preble thực hiện tự do hàng hải qua gần băi cạn Scarborough vào ngày 20/5, đại tá Li Huamin, phát ngôn viên Chiến khu Phương nam, nói trên trang web của quân đội Trung Quốc: “Sự khiêu khích của tàu chiến Mỹ đă gây nguy hiểm cho sự an toàn của tàu, máy bay và quân nhân hai bên, làm suy yếu chủ quyền và an ninh Trung Quốc, vi phạm các chuẩn mực cơ bản trong quan hệ quốc tế, phá hoại ḥa b́nh và ổn định trong khu vực”.
Đại tá Li cho biết các tàu chiến và máy bay Trung Quốc đă được điều động giám sát tàu chiến Mỹ và cảnh báo yêu cầu rời khỏi khu vực do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc có đủ tàu chiến để giám sát hoạt động của tàu nước ngoài trên Biển Đông.
Ngày 12/5, Trung Quốc đă hạ thủy 2 tàu khu trục Type-052D thứ 19 và 20. Dự kiến hải quân Trung Quốc sẽ có khoảng 30 tàu chiến Type-052C/D. Trong một báo cáo được Lầu Năm Góc công bố vào đầu tháng 5, hải quân Trung Quốc là lực lượng lớn nhất châu Á với hơn 300 tàu chiến và tàu ngầm.
Nhà phân tích quân sự Euan Graham, người có mặt trên tàu chiến của Australia trong quá tŕnh làm nhiệm vụ trên Biển Đông, cho biết các tàu chiến của Australia và Mỹ hoạt động trong khu vực đều được hải quân Trung Quốc giám sát chặt chẽ.
“Sự có mặt thường xuyên của tàu chiến Trung Quốc trên Biển Đông để theo dơi tàu nước ngoài, cho thấy đội tàu mặt nước của họ đă phát triển đủ lớn để giám sát theo ư muốn”, ông Graham viết trên The Strategist blog.
Ngoài tăng cường giám sát ở Biển Đông, ở phía bắc, các máy bay chiến đấu Trung Quốc, trong tháng 4 đă thực hiện một đợt diễn tập mà Đài Loan mô tả là “nhiệm vụ khiêu khích nhất” trong nhiều năm qua, khi bay qua đường ranh giới giữa đảo Đài Loan và Trung Quốc đại lục.

Chưa dừng lại ở đó, trong tháng 5, quân đoàn 74, quân đội Trung Quốc đă tổ chức cuộc tập trận đổ bộ với sự tham gia của xe thiết giáp lội nước ZTD-05, vũ khí mà Đài truyền h́nh Trung ương Trung Quốc (CCTV) mô tả là “phương tiện đổ bộ tiên tiến nhất thế giới”.

Đối thoại Shangri-La là nơi mà các bộ trưởng quốc pḥng châu Á tranh luận về những thách thức an ninh cấp bách trong khu vực, tham gia vào cuộc đàm phán song phương và đa phương để đưa ra các giải pháp mới có lợi cho ḥa b́nh và ổn định trong khu vực.
Tuy nhiên, trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung leo thang, thật khó để mong đợi bất kỳ thỏa thuận nào giữa bộ trưởng quốc pḥng hai nước.
RFI, ZingNews