Tàu tuần duyên Mỹ USCG Stratton
Tư lệnh lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ khu vực Thái B́nh Dương ngày 11/06/2019 khẳng định : Một sự hiện diện được tăng cường của tuần duyên Mỹ tại Biển Đông sẽ giúp các quốc gia đối tác của Mỹ dọc theo vùng biển tranh chấp này củng cố chủ quyền của ḿnh.

Theo hăng tin Mỹ Bloomberg, trả lời báo chí vào sáng nay, phó đô đốc Linda Fagan chính thức xác nhận sự kiện hai tàu tuần duyên Mỹ USCG Bertholf và Stratton đă được triển khai hoạt động tại khu vực Biển Đông trong thời gian gần đây, nhằm « thực thi pháp luật và nâng cao năng lực quản lư ngư nghiệp ».

Tuần duyên Mỹ đă nhập cuộc tại Biển Đông trong bối cảnh nhiều quốc gia đă báo động về t́nh trạng đánh bắt cá và nạo vét quá mức tại vùng biển này, mà thủ phạm đặc biệt là Trung Quốc.
Theo Bloomberg, Hoa Kỳ mới đây đă dùng đến lực lượng tuần duyên để cho thấy rơ sự hiện diện của ḿnh tại Biển Đông. Trong tháng 5/2019, chiếc USCG Bertholf của tuần duyên Mỹ cùng với hai tàu cảnh sát biển của Philipines đă cùng tập luyện t́m kiếm và cứu nạn tại một vùng biển gần băi cạn Scarborough, một thực thể do Philippines kiểm soát cho đến năm 2012 trước khi bị Trung Quốc phong tỏa. Cả Trung Quốc, Philippines lẫn Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền trên băi cạn này.
Theo bà Fagan, đây là lần đầu tiên từ 7 năm nay mà tuần duyên Mỹ đến Biển Đông. Tư lệnh Mỹ cho rằng hành động này hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và nhất quán với những hoạt động của lực lượng tuần duyên Mỹ từ trước đến nay.
Tuyên bố của phó đô đốc Linda Fagan được đưa ra vào lúc Trung Quốc tiếp tục tăng cường các hoạt động nhằm khống chế vùng Biển Đông.
Hôm qua, 10/06/2019, tuần duyên Philippines đă phát hiện một chiến hạm Trung Quốc đi cùng với 2 tàu hải cảnh và 2 tàu dân quân biển Trung Quốc tại khu vực băi cạn Scarborough.
Từ khi giành lấy quyền kiểm soát băi Scarborough từ tay Philippines từ năm 2012, Trung Quốc thường xuyên cho tàu hiện diện ở khu vực mà họ cho là thuộc chủ quyền của họ, xua đuổi ngư dân Philippines đến đánh bắt tại ngư trường truyền thống của ḿnh.
Trong thời gian gần đây, Mỹ đă hai lần thách thức các đ̣i hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại vùng Scarborough, mà gần đây nhất là chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải do khu trục hạm trang bị hỏa tiễn dẫn đường USS Preble tiến hành hôm 20/05 vừa qua bên trong phạm vi 12 hải lư của băi cạn Scarborough.

Cũng tin Biển Đông
Philippines ngày 12/06/2018 lên án « hành động hèn nhát » của một tàu cá bị nghi là của Trung Quốc, đă đâm vào một tàu đánh cá Philippines rồi bỏ mặc tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Chiếc tàu này đă tông vào một tàu Philippines đang neo đậu gần Reed Bank, ngọn núi ngầm dưới biển mà Trung Quốc gọi là Lễ Nhạc ở Trường Sa, khiến tàu này bị ch́m cùng với 22 thủy thủ, rồi bỏ đi.
Bộ trưởng Quốc Pḥng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố : « Chúng tôi cực lực lên án hành động hèn nhát của chiếc tàu bị nghi ngờ là của Trung Quốc v́ đă bỏ mặc thủy thủ đoàn Philippines. Đó không phải là hành vi của một dân tộc có trách nhiệm ». Ông Lorenzana kêu gọi mở điều tra vụ đánh đắm tàu này, và có những hành động ngoại giao để tránh những sự cố tương tự tái diễn.

Bộ trưởng Lorenzana cũng cảm ơn các thủy thủ một tàu cá Việt Nam ở gần đó đă cứu giúp các ngư dân Philippines.
Phát ngôn viên bộ Quốc Pḥng Philippines chưa thể xác nhận chiếc tàu thủ phạm có phải là của Trung Quốc hay không, dù các ngư dân Philippines đă khẳng định.
Reed Bank ở cách đảo Palawan 93 hải lư, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, và rất xa so với đất liền gần nhất của Trung Quốc. Năm 2011, Manila từng tố cáo các tàu Trung Quốc quấy nhiễu một tàu thăm ḍ ở ngoài khơi Reed Bank.

Năm 2016, Philippines đă thắng kiện với việc Ṭa án Trọng tài Thường trực tuyên bố yêu sách chủ quyền dựa trên đường lưỡi ḅ Trung Quốc tự vẽ nên là bất hợp pháp, nhưng tổng thống Rodrigo Duterte chủ trương gác tranh chấp biển đảo qua một bên, với hy vọng nhận được nhiều đầu tư và thương mại từ Bắc Kinh. Tuy nhiên; đến tháng Năm vừa rồi, ông Duterte đă phải phát biểu : « Liệu có đúng khi một nước yêu sách chủ quyền trên toàn bộ đại dương ? »
RFI