Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 18

Thread: Trung Quốc nói có ‘thế lực nước ngoài’ gây hỗn loạn ở Hồng Kông

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Trung Quốc nói có ‘thế lực nước ngoài’ gây hỗn loạn ở Hồng Kông


    Biểu t́nh ở Hồng Kông, sức mạnh của Ư Dân
    Một tờ báo của nhà nước Trung Quốc hôm thứ Hai (10/6) đă đăng bài xă luận cho rằng “thế lực nước ngoài” đang cố gắng gây tổn hại Trung Quốc bằng việc tạo ra hỗn loạn tại Hồng Kông liên quan đến một dự luật dẫn độ tội phạm.

    Theo Reuters, cảnh sát chống bạo động vào sáng thứ Hai (10/6) đă được huy động bảo vệ quanh ṭa nhà quốc hội Hồng Kông sau khi trước đó một ngày đă diễn ra cuộc tuần hành của hơn 1 triệu người dân Hồng Kông phản đối dự luật dẫn độ tội phạm về Trung Quốc. Đă có đụng độ xảy ra giữa cảnh sát và người biểu t́nh.Theo hăng tin CNA (Đài Loan), cuộc diễu hành “Phản đối dự luật dẫn độ đào phạm tới Trung Quốc” vốn dự định sẽ xuất phát lúc 3 giờ chiều ngày 9/6 (giờ địa phương) từ Công viên Victoria đi đến trụ sở chính của chính phủ Hồng Kông và Hội đồng lập pháp Hồng Kông, tuy nhiên do số người tập trung quá đông, nên cảnh sát đă yêu cầu cuộc diễu hành bắt đầu sớm hơn. Sau khi cuộc diễu hành bắt đầu, mọi người vừa đi đường vừa hô lớn khẩu hiệu “Phản đối dẫn độ tới Trung Quốc, rút lại luật xấu”. Thậm chí khi đầu đoàn diễu hành đă tới điểm đích là Hội đồng lập pháp, người diễu hành ở cuối đoàn vẫn chưa xuất phát được.Khoảng 9 giờ tối ngày 9/6, ban tổ chức cuộc đại diễu hành (Mặt trận dân chủ Trung Quốc) công bố có khoảng 1,03 triệu người tham gia, gấp đôi so với cuộc đại diễu hành năm 2003.Nhiều người biểu t́nh nói họ lo ngại rằng luật dẫn độ sẽ đặt ra rủi ro cho nền độc lập tư pháp mà người dân Hồng Kông tự hào và bảo vệ.
    Tuy nhiên, trong bài xă luận đăng hôm 10/6, tờ China Daily – cơ quan truyền thông của nhà nước Trung Quốc – đă nói rằng dự luật dẫn độ tội phạm là bộ luật rất cần thiết.
    “Bất kỳ người có suy nghĩ công bằng nào cũng coi dự luật sửa đổi là một điều luật hợp pháp, phù hợp và hợp lư nhằm củng cố luật pháp của Hồng Kông và hướng tới công lư,” bài báo của China Daily viết.“Thật không may, một số cư dân Hồng Kông đă bị phe đối lập và các đồng minh nước ngoài của họ lừa dối để tham gia vào việc ủng hộ chiến dịch chống luật dẫn độ,” bài báo nói thêm.Bài báo xuất bản bằng tiếng Anh của China Daily c̣n cho rằng một số người biểu t́nh tại Đặc khu Hồng Kông đă hiểu sai những thay đổi được đề xuất trong luật, trong khi những người khác đang cố gắng thúc đẩy một nghị tŕnh chính trị.“Họ đă không nhận ra rằng phe đối lập đang sử dụng họ đơn thuần như những con tốt trong cuộc thao diễn của ḿnh để gặt hái những lợi ích chính trị bằng cách làm tổn hại tới uy tín và danh dự của chính quyền Đặc khu hoặc một số thế lực nước ngoài đang nắm lấy cơ hội này để tăng cường chiến lược của chính họ nhằm gây tổn hại cho Trung Quốc bằng cách cố gắng tạo ra hỗn loạn tại Hồng Kông,” China Daily nhận định.Bài xă luận nêu trên của China Daily không nêu đích danh thế lực nước ngoài là thế lực nào.Theo Reuters, nhiều chính phủ nước ngoài đă công khai bày tỏ quan ngại về dự luật dẫn độ này, cảnh báo về sự ảnh hưởng của nó tới uy tín của Hồng Kông – Trung tâm tài chính quốc tế. Các chính phủ nước ngoài cũng lưu ư rằng người nước ngoài đang bị Trung Quốc truy nă sẽ gặp rủi ro bị bắt giữ tại Hồng Kông để dẫn độ về Đai Lục nếu luật này được thông qua.Các nhóm nhân quyền đă nhiều lần dẫn chứng các cáo buộc Trung Quốc sử dụng tra tấn, bắt giữ tùy tiện, ép cung và gây khó dễ cho việc tiếp cận luật sư.
    Đặc phái viên RFI tại Hồng Kông tường thuật :

    « Cũng là một rừng dù của những người phản kháng, cũng là những rào cản bằng kim loại trên đại lộ Harcourt và Long Ḥa (Lung Wo) kết nối với nhau để cố gắng ngăn trở các dân biểu đến khu Kim Chung (Admiralty).
    Tiếp theo đợt thủy triều áo trắng hôm Chủ nhật, là một đám đông thanh niên mặc áo đen, xuất hiện tại trung tâm Hồng Kông từ sáng sớm nay, phong tỏa lối vào Quốc Hội. Một số người đă ngủ qua đêm trong công viên bên cạnh, với các vật dụng đủ để tọa kháng : thức ăn, nước uống, khăn, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và nilon để bao cánh tay trong trường hợp phải đối đầu với cảnh sát chống bạo động trang bị khiên, nón sắt.
    Một lớp trẻ đầy quyết tâm, có sự hỗ trợ của những tín đồ Công giáo đến cầu nguyện ngay trước mặt lực lượng an ninh tối qua. Giáo dân hưởng ứng thông cáo của giám mục Hồng Kông kêu gọi chính quyền hoăn lại, thậm chí từ bỏ dự luật dẫn độ đang gây lo ngại cho cả giới kinh doanh.
    Trên 100 tiệm buôn đóng cửa hôm nay để các nhân viên có thể đi biểu t́nh. Những văn pḥng kiểm toán lớn như Deloitte, KPMG…, các cơ quan tư vấn và ba ngân hàng lớn của Hồng Kông (Standard Chartred, HSBC, Hang Seng) cũng cho phép các nhân viên muốn phản đối dự luật dẫn độ được làm việc từ xa. »

    Chính quyền nói rằng dự luật nhằm bổ sung một khiếm khuyết trong luật pháp hiện nay, cam đoan không nhắm vào các nhà đối lập chính trị. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người dân Hồng Kông không c̣n tin tưởng vào chính quyền đặc khu, nghi ngờ các ư đồ của Bắc Kinh. Cuộc biểu t́nh lớn nhất kể từ khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc năm 1997, với 1 triệu trên tổng số 7 triệu cư dân xuống đường hôm Chủ nhật 9/6 đă dẫn đến quyết định tạm hoăn thảo luận dự luật dẫn độ, dự kiến sẽ được biểu quyết vào ngày 20/6.
    Ngoài China Daily, hôm 10/6, Hoàn cầu Thời báo, thuộc quản lư của tờ Nhân dân Nhật Báo – Cơ quan của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đă đăng bài viết nói rằng các nhóm đối lập Hồng Kông và những người ủng hộ quốc tế của họ đang “thổi phồng chính trị” một hoạt động lập pháp thông thường tại Hồng Kông.
    Hoàn cầu Thời báo khẳng định rằng chính quyền Hồng Kông sẽ không lùi bước. “Chính quyền Đặc khu Hồng Kông và quan điểm công khai ḍng chính đă làm việc tích cực cho nền pháp trị và lẽ phải, và sẽ tuyệt đối không bỏ cuộc giữa chừng,” Hoàn cầu Thời báo viết bằng tiếng Trung.
    Theo Reuters, hoạt động biểu t́nh rầm rộ tại Hồng Kông như vậy nhưng lại không được báo chí Trung Quốc Đại lục đưa tin. Ngay cả trên mạng truyền thông xă hội như Weibo (tương tự Twitter), người dùng cũng chỉ được dẫn tới các bài báo của các tờ báo tại Hồng Kông thân Bắc Kinh, trong đó có các tờ Wen Wei Po và Ta Kung Pao.
    Tờ Ta Kung Pao (Đại Công báo) kinh doanh tại Hồng Kông của trung ương Bắc Kinh từng đăng bài viết chỉ ra lần sửa đổi luật này là một lần “đấu tranh chính trị giữa địch và ta”, coi phe dân chủ thuộc phạm vi “mâu thuẫn địch ta”.Các hăng tin BBC và CNN thông tin về biểu t́nh Hồng Kông đều bị chặn tại Trung Quốc. Những kênh tin tức này chỉ xuất hiện ở một số khách sạn cao cấp và một số ít các ṭa nhà chung cư, nhưng không phổ biến đối với hầu hết người dân Trung Quốc.

    Theo tin giờ chót, những vụ đụng độ dữ dội đă xảy ra ở khu vực xung quanh Quốc Hội từ sau 15 giờ, thời hạn mà những người phản kháng đưa ra cho chính phủ để rút lại dự luật. Hơi cay, ṿi rồng và dùi cui được sử dụng để đối phó với người biểu t́nh, hầu hết là thanh niên, sinh viên. Cảnh sát chống bạo động trang bị đầy đủ vũ khí dàn hàng tiến lên, nhưng nhanh chóng bi đám đông người biểu t́nh áp đảo. Một số người đă xâm nhập được vào khuôn viên nghị viện.
    RFI, TrithucVN

  2. #2
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484


    Nhà chức trách Hong Kong bắt giữ 11 người trong các cuộc biểu t́nh chống dự luật dẫn độ, Cảnh sát trưởng Stephen Lo nói hôm 13/6.

    Reuters dẫn lời ông Lo tại một cuộc họp báo, cho biết 22 nhân viên cảnh sát bị thương khi biểu t́nh trở nên bạo động hôm thứ Tư. Ông xác nhận cảnh sát đă dùng đạn cao su và xịt hơi cay vào đám đông.
    Các vụ xô xát bùng phát hôm thứ Năm giữa những người biểu t́nh và cảnh sát, trong khi hàng trăm người tiếp tục phản đối dự luật dẫn độ.
    Các cuộc biểu t́nh xung quanh Hội đồng Lập pháp Hong Kong hôm thứ Tư đă khiến chính quyền hoăn lại cuộc tranh luận về dự luật dẫn độ mà nhiều người Hong Kong lo sợ sẽ làm xói ṃn các quyền tự do và niềm tin vào trung tâm thương mại của Châu Á này.

    Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam, người được Bắc Kinh hậu thuẫn, lên án bạo lực và kêu gọi tái lập trật tự, tuy nhiên bà thề sẽ tiến hành với dự luật, bất chấp những quan tâm trong cộng đồng doanh thương.
    Con số người biểu t́nh bên ngoài ṭa nhà lập pháp tại trung tâm thương mại Hong Kong giảm qua đêm, nhưng lại tăng trong cả ngày thứ Năm, có lúc lên tới khoảng 1000 người.
    Xô xát diễn ra khi một số người biểu t́nh t́m cách chặn, không cho cảnh sát mang đi đồ tiếp tế của họ, kể cả mặt nạ và lương thực.
    Các giới chức cho hay 72 người đă được đưa vào bệnh viện.
    Báo China Daily nói “t́nh trạng vô luật” gây tổn hại cho Hong Kong, hơn là những đề xuất sửa đổi luật pháp.
    Bà Carrie Lam và các cộng sự nói luật dẫn độ là cần thiết để khép lại lỗ hổng pháp lư, cho phép tội phạm bị truy lùng tại Hoa Lục được ẩn náu ở Hong Kong.
    Bà nói các ṭa án đă có những biện pháp để bảo vệ nhân quyền. Những người chống đối, trong đó có các luật sư và tổ chức nhân quyền, nói họ không tin vào hệ thống tư pháp Trung Quốc v́ những vụ bắt bớ tùy tiện, tra tấn và nạn bức cung.

    Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên bố sẽ không chấp nhận bất cứ yêu cầu dẫn độ nào của Hong Kong theo dự luật được đề xuất. Đảo tự trị này c̣n ra khuyến nghị khuyên dân Đài Loan không du hành sang Hong Kong.
    Tổ chức Ân xá Quốc tế và các nhóm bảo vệ nhân quyền ở địa phương lên án cảnh sát sự dụng bạo lực quá tay chống những người biểu t́nh không vũ trang, và một người phát ngôn của Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva cho biết sẽ theo sát những diễn biến tại Hong Kong.
    Áp lục ngoại giao cũng gia tăng sau những lời b́nh luận của Thủ Tướng Anh Theresa May và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
    Liên hiệp châu Âu nói khối này chia sẻ nhiều quan tâm về dự luật dẫn độ và hối thúc Hong Kong hăy tham khảo ư kiến của công chúng. (VOA)

  3. #3
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Tổng thống Trump lần đầu lên tiếng về biểu t́nh ở Hong Kong



    “Đó là những cuộc biểu t́nh quy mô lớn. Hôm nay tôi đă xem và thực sự một triệu người đă tham gia”, ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng ngày 12/6, đề cập tới cuộc biểu t́nh tại Hong Kong hôm 9/6 nhằm phản đối dự luật dẫn độ gây tranh căi.
    "Tôi hy vọng tất cả sẽ có giải pháp với Trung Quốc và Hong Kong. Tôi hiểu lư do của cuộc biểu t́nh, nhưng tôi chắc chắn rằng họ sẽ có thể giải quyết nó", nhà lănh đạo Mỹ nói thêm nhưng không nói rơ ông nghĩ vấn đề sẽ được giải quyết như thế nào.

    Những ngày qua Hong Kong rung chuyển bởi các cuộc biểu t́nh tồi tệ nhất từng thấy trong nhiều năm qua. Cảnh sát Hong Kong đă phải sử dụng hơi cay và đạn cao su để đối phó với người biểu t́nh khi họ t́m cách bao vây các tuyến đường huyết mạch bên ngoài trụ sở các ṭa nhà chính quyền. Cuộc đụng độ khiến hơn 70 người bị thương.
    Đây là lần đầu tiên Tổng thống Trump đưa ra phát ngôn công khai chính thức về dự luật dẫn độ tại Hong Kong. Dự luật này đă vấp phải sự chỉ trích của các nghị sĩ, quan chức Mỹ và châu Âu, đồng thời làm nổ ra các cuộc tuần hành tại 29 thành phố trên toàn thế giới.
    Giới chuyên gia nhận định phản ứng của ông Trump với các cuộc biểu t́nh quy mô lớn ở Hong Kong có phần "thận trọng" trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh được kỳ vọng sẽ cứu vớt được thỏa thuận thương mại khi mà các cuộc đàm phán song phương rơi vào bế tắc. Dân biểu James McGitas, một thành viên đảng Dân chủ Mỹ, nói với Reuters rằng ông Trump nên có một tuyên bố mạnh mẽ hơn. Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi “tất cả các bên kiềm chế”, tránh xảy ra bạo lực, yêu cầu chính quyền Hong Kong tôn trọng quyền tự do ngôn luận và “quyền của người dân được tập trung một cách ḥa b́nh”. Bộ Ngoại giao Trung Quốc gần đây cũng liên tiếp cảnh báo Mỹ không can thiệp vào công việc nội bộ của Hong Kong và Trung Quốc. Trong khi đó, Cố vấn Nhà Trắng Kellyanne Conway cho biết Tổng thống Trump có thể sẽ nêu vấn đề biểu t́nh ở Hong Kong với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh khi hai nhà lănh đạo Mỹ - Trung gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản vào cuối tháng này. (VTCNews)

  4. #4
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Hồng Kông: Chính sách khủng bố tinh thần của Bắc Kinh bị phá sản


    Tập hợp mọi tầng lớp của xă hội Hồng Kông, một biển người biểu t́nh mặc toàn đồ màu trắng hôm 09/06/2019 bất chấp sức nóng kinh người,
    nối đuôi nhau đông đảo xuống đường tại trung tâm cựu thuộc địa Anh, với khẩu hiệu : bảo vệ bản sắc độc đáo của Hồng Kông trước sự can thiệp của Bắc Kinh.


    V́ sao một dự luật dẫn độ h́nh sự có thể tạo ra bầu không khí « tổng nổi dậy » ở Hồng Kông, một nhượng địa sắp trở về Hoa Lục vào năm 2047 ? Gọng kềm của Bắc Kinh, từ kiểm soát không gian chính trị, trừng phạt tù đày, hay bắt cóc hù dọa tinh thần đều không bịt miệng được người dân Hồng Kông. Sức mạnh của tinh thần yêu chuộng tự do bắt đầu thắng thế.

    Theo AFP, lănh đạo đặc khu Hồng Kông thân Bắc Kinh, Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) đang bị công kích từ bên trong nội bộ. Sau những cuộc biểu t́nh khổng lồ phản kháng trong tuần qua, đến lượt các đại biểu thân Trung Quốc như Michael Tien và cả cố vấn « tối cao » Bernard Chan của chủ tịch hành pháp kêu gọi từ bỏ dự luật dẫn độ.

    Dự luật này bị đối lập xem là bẫy lừa của Bắc Kinh, can thiệp vào thẩm quyền của tư pháp Hồng Kông, để truy bắt những người bất đồng chính kiến, đối lập chính trị hoặc đảng viên ly khai. Nói cách khác là tước đoạt quyền tự do và quy chế tự trị của Hồng Kông, chà đạp lời hứa « một quốc gia, hai chế độ » mà Đặng Tiểu B́nh cam kết với Anh Quốc và người dân địa phương trong khi đàm phán thỏa thuận 1997.
    Từ 2014 đến nay, chính quyền Tập Cận B́nh dứt khoát không cho tổ chức bầu trưởng đặc khu theo thể thức phổ thông đầu phiếu, mà phải do 1200 đại cử tri được chỉ định và phải được Bắc Kinh cho phép. Phong trào Dù Vàng bùng lên vào thời điểm đó, nhưng sau hai tháng làm tê liệt thành phố, đối lập không đ̣i được đáp ứng nguyện vọng « bầu cử tự do ».
    Phong trào dân chủ tưởng đâu ch́m xuống. Những cuộc kỷ niệm ngày kư hiệp định 01/07/1997, hàng năm, hay tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn 04/06 chỉ huy động từ vài ngàn đến hai chục ngàn là nhiều. Một loạt các lănh tụ sinh viên và đối lập bị bắt, bị kết án tù.

    Thế nhưng, t́nh h́nh có vẻ đổi khác. Đêm tưởng niệm Thiên An Môn đông người tham dự hơn. Tiếp theo là phong trào chống luật dẫn độ đă huy động mọi tầng lớp xă hội, từ luật gia cho đến thương gia, sinh viên học sinh, thu hút hơn một triệu người.
    Sự kiện này cho thấy một thế hệ đấu tranh này chưa gục xuống, một thế hệ khác đă vùng lên cũng v́ tự do.
    Từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy gửi về bài phóng sự :
    "Tuổi trẻ Hồng Kông đă áp dụng bài học chính trị đặc biệt là bài « bất phục tùng dân sự », bằng cách tham gia vào phong trào Dù Vàng năm 2014. Nhưng lần đấu tranh này, với cuộc xuống đường ngày thứ Tư vừa qua, có một động cơ nghiêm trọng hơn thúc đẩy họ.
    Một nhóm sinh viên giải thích : « Phong trào Dù Vàng lúc trước chỉ đ̣i quyền tự do bầu chọn người lănh đạo hành pháp Hồng Kông. Bây giờ, chúng tôi chỉ đ̣i không bị rủi ro dẫn độ sang Trung Quốc ». Một sinh viên khác nói : « Chế độ Nhà nước thượng tôn pháp luật phải được duy tŕ tại Hồng Kông. Chúng tôi có pháp luật riêng, chúng tôi không muốn người ta đụng đến ». « Chúng tôi đều là sinh viên học sinh, là thanh thiếu niên, họ có ǵ cho tương lai chúng tôi ». « Tương lai chúng tôi là quyền lợi của chúng tôi, v́ nó mà chúng tôi tranh đấu ».
    Giới trẻ Hồng Kông ư thức giá trị của tự do, nhất là giá trị đó tương phản với Hoa Lục láng giềng mà trên nguyên tắc Hồng Kông phải hội nhập vào năm 2047. Một sinh viên khẳng định sự khác biệt này : « Chúng tôi muốn tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do hội họp, biểu t́nh. Các quyền này đâu được công nhận tại Trung Quốc ».
    Nhiều người cho là cuộc tranh đấu sẽ thất bại, nhưng giới trẻ Hồng Kông, v́ bổn phận của người công dân, cương quyết lên tiếng vất bỏ thứ tương lai áp đặt."

    Chưa biết là lănh đạo hành pháp sẽ phản ứng ra sao trước những ư kiến trong nội bộ thiên về giải pháp nhượng bộ dân chúng. Nhưng rơ ràng là phong trào đường phố chống dự luật đă tác động đến "cung đ́nh".
    Nhà nghiên cứu Eric Sautedé, quan sát viên tại chổ, thẩm định : một triệu người xuống đường cho dù các lănh tụ phong trào 2014, kể cả các giáo sư đại học đáng kính, đang ngồi tù, chứng tỏ chính sách khủng bố tinh thần của Tập Cận B́nh và nhóm lănh đạo thân Bắc Kinh bị phá sản. (RFI)

  5. #5
    Member
    Join Date
    28-07-2018
    Posts
    1,525
    Hơn 1 triệu người Hồng Kông tiếp tục cuộc biểu t́nh vĩ đại, lănh đạo phải xin lỗi
    ( 16/6/2019)

    https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/...a-loi-xin-loi/

    HONG KONG (AP) — Hơn 1 triệu người Hồng Kông, hôm Chủ Nhật, 16 Tháng Sáu, tuần hành trong nhiều giờ ở thành phố này để tiếp tục cuộc phản đối dự luật dẫn độ về Trung Quốc.

    Cuộc xuống đường vĩ đại này khiến đến cuối ngày lănh đạo đặc khu này phải đưa ra lời xin lỗi về cách hành xử đă khiến người dân lo ngại sẽ giúp Bắc Kinh có thêm quyền kiểm soát nơi đây.

    Các quan sát viên nói rằng cuộc biểu t́nh lần này cũng có sự tham dự đông đảo của dân chúng cũng như cuộc biểu t́nh tuần hành một tuần trước đây, vốn có hơn 1 triệu người tham dự, để bày tỏ sự phản đối việc chính quyền lục địa Trung Quốc ngày càng có nhiều ảnh hưởng hơn đến đời sống của họ.

    Đây là một trong những thử thách lớn nhất về các đặc quyền mà vùng đất này đă được bảo đảm trong 50 năm, khi trao trả từ Anh sang chính quyền Trung Quốc năm 1997.

    Ngay cả khi trời đă tối hẳn hôm Chủ Nhật, đám đông tiếp tục tập trung bên ngoài trụ sở cảnh sát Hồng Kông cũng như văn pḥng đặc khu trưởng Carrie Lam.

    Hôm Thứ Bảy, bà Lam loan báo ngưng tiến hành việc thúc đẩy để dự luật dẫn độ về Trung Quốc được nghị viện Hồng Kông thông qua.

    Tuy nhiên, điều này vẫn không làm giảm sự giận dữ của người dân Hồng Kông, vốn coi đây là một trong những bước để dần dần lấy đi tất cả các quyền tự do và tự trị pháp lư của đặc khu này.

    Giới chống đối lo ngại rằng luật sẽ được dùng để đưa những người bị coi là nghi can về lục địa chỉ v́ các cáo buộc chính trị mù mờ, có thể bị tra tấn và ra các phiên ṭa xử không có được sự vô tư và công bằng pháp lư.

    Người biểu t́nh cũng phản đối các hành vi trấn áp thô bạo của cảnh sát nhắm vào họ trong cuộc xuống đường hôm 12 Tháng Sáu.

    Đám đông đứng bên ngoài trụ sở cảnh sát Hồng Kông và hô ầm vang lời phản đối hành vi trấn áp.

    Người biểu t́nh cũng tụ tập bên ngoài văn pḥng của bà Lam để hô hào phản đối.

    Đến chiều tối ngày Chủ Nhật, văn pḥng bà Lam đưa ra thông cáo, đề cập đến các cuộc biểu “hiểu rằng các quan điểm phản đối được đưa ra v́ ḷng yêu mến và quan tâm tới Hồng Kông.”

    Bản thông cáo nói rằng đặc khu trưởng Carrie Lam “xin lỗi tất cả người dân Hồng Kông về việc này và hứa sẽ có thái độ thành thật và khiêm nhượng nhất để nh́n nhận các chỉ trích và cải thiện cách phục vụ dân chúng.”

    Phía biểu t́nh đ̣i bà Lam hủy bỏ dự luật, chứ không chỉ tạm ngưng, và từ chức. (V.Giang)
    Last edited by LeBachViet; 17-06-2019 at 04:54 AM.

  6. #6
    Member
    Join Date
    28-07-2018
    Posts
    1,525

    Hong Kong government apologizes for handling of extradition law



  7. #7
    Member
    Join Date
    28-07-2018
    Posts
    1,525
    Joshua Wong ra tù, gửi ngay thông điệp cho ông Tập Cận B́nh và bà Carrie Lam

    https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/jo...ba-carrie-lam/

    Hồng Kông (NV) – “Người dân Hồng Kông sẽ không giữ im lặng dưới sự đàn áp của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh và Đặc Khu Trưởng Hồng Kông Carrie Lam. Bà Carrie Lam phải từ chức.”

    Đó là lời nói đầu tiên của Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) – thủ lĩnh phong trào sinh viên Dù Vàng năm 2014 trả lời hàng trăm phóng viên đang đứng chờ anh trước cổng trại giam.

    10 giờ sáng ngày Thứ Hai, 17 Tháng Sáu, theo giờ địa phương, thủ lĩnh phong trào sinh viên Dù Vàng năm 2014, Joshua Wong được trả tự do sớm hơn thời hạn. Anh bị bắt trở lại trại giam hồi Tháng Năm, 2019 với bản án hai tháng tù giam.

    Retuers dẫn lời Joshua Wong nói: “Nếu bà Carrie Lam không từ chức, tôi tin rằng trong vài tuần nữa, trước khi diễn ra lễ kỷ niệm 22 năm chuyển giao chủ quyền Hồng Kông, sẽ không chỉ một triệu hay hai triệu người, mà là thêm nhiều người dân Hồng Kông sẽ đến, ủng hộ cuộc đấu tranh của chúng tôi. Chúng tôi đấu tranh cho đến một ngày chúng tôi lấy lại quyền tự do và quyền cơ bản của con người cơ bản.”

    Rất nhanh chóng, chiếc áo trắng thủ lĩnh Joshua Wong mặc trên người khi ra khỏi trại giam đă được thay bằng chiếc áo màu đen, màu chủ đạo của cuộc biểu t́nh ngày Chủ Nhật 16 Tháng Sáu.

    Đây là một thông điệp rất rơ ràng cho thấy anh đang hoà vào cuộc biểu t́nh “áo đen” lớn nhất lịch sử Hồng Kông.

    Và nơi mà Joshua Wong cùng với những người bạn trong Đảng chính trị Demosisto của ḿnh có mặt ngay sau đó, không đâu khác hơn, chính là trụ sở Hội Đồng Lập Pháp. Nhà hoạt động dân chủ Joshua Wong một lần nữa, trở thành người thủ lĩnh, hướng dẫn người dân yêu cầu các nhà lănh đạo Hồng Kông từ chức và rút lại dự luật dẫn độ.

    Nhà đấu tranh dân chủ Joshua Wong được trả tự do sớm hơn thời hạn là một trong những thành công lớn của người Hồng Kông. V́ đây cũng chính là một yêu cầu hơn 2 triệu người dân đă đưa ra trong cuộc biểu t́nh lịch sử hôm Chủ Nhật, 16 Tháng Sáu.

    Bên cạnh ba yêu cầu người biểu t́nh đưa ra là: Rút lại luật dẫn độ; Bà Carrie Lam phải xin lỗi người dân Hồng Kông; Bà Lam phải từ chức, họ đ̣i hỏi chính phủ cầm quyền Hồng Kông phải trả tự do cho những người có tiếng nói đối lập đang bị cầm tù.

    Đây cũng chính là thông điệp Joshua Wong gửi đến chính phủ Hồng Kông ngay khi ra khỏi nhà tù. Anh nói:

    “Như chúng ta biết rằng hơn 20 nhà hoạt động vẫn bị nhốt trong tù, tôi may mắn v́ hôm nay tôi đă thụ án xong tất cả các án tù. Tôi hy vọng trong tương lai, sẽ không c̣n tù nhân chính trị nào tồn tại ở Hồng Kông. Hồng Kông nên là nơi có tự do, dân chủ và nhân quyền.”

    H́nh ảnh tự tin, mạnh mẽ của người thủ lĩnh phong trào Dù Vàng nhanh chóng truyền đi khắp thế giới. Joshua trả lời truyền thông thế giới bằng ba ngôn ngữ: Tiếng Trung Quốc, tiếng Quảng Đông, và tiếng Anh.

    Cuộc biểu t́nh hôm Chủ Nhật 16 Tháng Sáu của người dân Hồng Kông lớn hơn cuộc biểu t́nh trước đó một tuần. Và cuộc biểu t́nh tuần trước lớn hơn cuộc biểu t́nh Dù Vàng năm 2014.

    Một biển người, phần lớn mặc đồ đen và cầm theo các bông hoa trắng để tưởng nhớ một người đàn ông mặc áo vàng đă chết trong cuộc xuống đường, tràn ngập các ngả đường ở trung tâm Hồng Kông. Họ cũng đ̣i Đặc Khu Trưởng Hồng Kông, bà Carrie Lam, phải từ chức, dù rằng bà đă có lời xin lỗi.

    Ban tổ chức cuộc biểu t́nh cho biết có khoảng hai triệu người tham dự tuần hành, tức 27% số dân Hồng Kông. Mạng xă hội phấn khích, bày tỏ sự ngưỡng mộ khi nh́n thấy trong biển người “áo đen” có cả những ngôi sao điện ảnh Hồng Kông như Châu Nhuận Phát, Vương Hỷ…

    Họ kéo đến trung tâm thành phố từ mọi nơi, với con số đông đảo đến nỗi lộ tŕnh chính thức phải kéo dài và sau đó nới rộng ra, chặn mọi giao thông bên ngoài trụ sở cơ quan hành chánh Hồng Kông.

    Cuộc biểu t́nh này cho thấy h́nh ảnh rơ ràng của một phong trào tranh đấu quần chúng với sự tham dự của mọi người ở mọi độ tuổi, với các ngành nghề khác nhau, dù rằng thành phần trẻ vẫn chiếm vai tṛ chủ lực. (C.Linh)

  8. #8
    Member
    Join Date
    28-07-2018
    Posts
    1,525
    Joshua Wong


  9. #9
    Member
    Join Date
    28-07-2018
    Posts
    1,525
    Hong Kong (Monday 17/06/2019)


  10. #10
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Sức mạnh của Ư Dân
    ‘‘Vận mệnh châu Á’’ đang được quyết định tại Hồng Kông


    Toàn thể dân Hong Kong xuống đường hôm 16/6 trực diện bạo quyền.

    Báo chí Pháp hôm nay tràn ngập bài viết về Hồng Kông sau ngày xuống đường phản kháng quy mô khổng lồ chống dự luật dẫn độ sang Trung Quốc, bất chấp việc chính quyền đ́nh hoăn dự luật. Trang nhất Le Figaro đăng h́nh
    ḍng người kín đặc con đường trung tâm thành phố, với tiêu đề : « Tại Hồng Kông, 2 triệu người xuống đường thách thức Bắc Kinh, bất chấp chính quyền lùi bước ». Les Echos có bài của Dominique Moisi, với tựa đề « Khi vận mệnh châu Á được quyết định tại Hồng Kông ».

    Theo nhà địa chính trị học Pháp, các cuộc biểu t́nh phản kháng khổng lồ tại Hồng Kông cho thấy một « không khí căng thẳng chung của toàn khu vực », trong bối cảnh đặc biệt : 30 năm thảm sát Thiên An Môn và cũng là 30 năm bức tường Berlin sụp đổ, kết liễu sự phân liệt của châu Âu thành hai khối, Đông và Tây.
    Công dân nhiều quốc gia châu Á hiện tại đang đứng trước lựa chọn : Có chấp nhận theo đuổi tăng trưởng kinh tế và t́nh trạng được gọi là « ổn định » xă hội hay không, nếu các quyền căn bản của họ bị xâm phạm. Theo tác giả, mâu thuẫn chủ yếu hiện nay tập trung vào thế đối đầu giữa các chế độ, như Trung Quốc, lấy việc tập trung quyền lực tuyệt đối làm điều kiện căn bản cho thành công kinh tế, và bên kia là các xă hội « trưởng thành », nơi người dân không chấp nhận vận mệnh của ḿnh bị các chế độ độc tài quyết định.

    Đối với ông Tập Cận B́nh, việc tập trung quyền lực tuyệt đối - với bàn tay sắt không cần bọc nhung - là điều kiện cho sự ổn định chính trị, và tăng trưởng kinh tế. Đối với Bắc Kinh, thảm sát Thiên An Môn mở đầu cho một thời kỳ tăng trưởng kéo dài (đây là điều hoàn toàn đi ngược lại với sự thực lịch sử, v́ tăng trưởng đă bắt đầu tại Trung Quốc trước Thiên An Môn - theo tác giả), c̣n việc bức tường Berlin sụp đổ đă dẫn đến « sự lộn xộn, nếu không phải là sự hỗn loạn ».
    Tuy nhiên, những cuộc phản kháng tại Hồng Kông vừa qua cho thấy sự tập trung quyền lực ngày càng lớn của ông Tập Cận B́nh đă không dẫn đến ổn định. Tại Hồng Kông, chính quyền Trung Quốc đă đi quá xa. Nhà chính trị học Dominique Moisi nhận xét : Các chế độ độc tài tưởng rằng họ đi đúng hướng khi kích động t́nh cảm dân tộc của dân chúng, với quan điểm « Hăy tự hào về tổ quốc, về nền văn hóa của ḿnh ! Hăy phát triển kinh tế ! C̣n các quyền tự do không phải là điều quá quan trọng ». Nhân danh vinh quang Trung Hoa, Bắc Kinh thúc đẩy người Hoa thần phục chế độ cộng sản.


    Người biểu t́nh phản đối dự luật dẫn độ mang h́nh lănh đạo đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga, Hồng Kông, 16/04/2019. REUTERS/Jorge Silva

    Hồng Kông : Tuyến đầu của thế giới dân chủ tại châu Á


    Tuy nhiên, hiện thực là phức tạp hơn nhiều. Nhiều công dân Hồng Kông - cho dù cảm thấy ḿnh là người Trung Quốc, cũng như nhiều người Singapore gốc Hoa - vẫn hiểu rằng có một sự khác biệt không hề nhỏ giữa họ và dân cư Hoa Lục. Đó là họ được sống trong một Nhà nước pháp quyền như Singapore, hoặc nếu không cũng là trong một nền dân chủ hiện thực, cho dù bị khống chế về nhiều mặt, như trường hợp Hồng Kông.
    Nhà địa chính trị học Pháp nhấn mạnh là toàn bộ lục địa châu Á hiện nay đang trong t́nh trạng đối đầu gia tăng, giữa các chế độ tập quyền và các quốc gia gắn bó với nền dân chủ. Ấn Độ và Nhật Bản xích lại gần nhau để đối trọng lại với Trung Quốc, và các quốc gia châu Á nói trên làm điều này trong khuôn khổ một Liên minh các nền dân chủ đang h́nh thành tại « khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương ». Sự độc đoán và tham vọng bành trướng của chính quyền Bắc Kinh càng gia tăng, th́ liên minh các nền dân chủ châu Á ngày càng siết chặt. Chính theo nghĩa đó, có thể nói tương lai châu Á hiện đang được quyết định tại Hồng Kông, vùng đất nằm trên tuyến đầu của các nền dân chủ châu Á.

    Chiến lược của Tập Cận B́nh đă bị ngăn chặn


    « Chiến lược của ông Tập Cận B́nh bị ngăn chặn » là một phân tích khác trên Le Figaro. Đây là lần đầu tiên kể từ khi nắm quyền năm 2012, « Hoàng đế đỏ » đă phải lùi bước trước áp lực đường phố.T́nh h́nh là khác hẳn so với hồi năm 2014, khi « cuộc cách mạng dù vàng » làm tê liệt trung tâm Hồng Kông trong hơn 2 tháng cũng không buộc Bắc Kinh đổi ư.
    Theo nhà Trung Quốc học Jean-Pierre Cabestan, Đại học Báp-tít Hồng Kông, Bắc Kinh yêu cầu lănh đạo đặc khu « từ bỏ » dự luật này, cho dù bà Lâm đă tuyên bố đ́nh hoăn. Le Figaro điểm lại bước ngoặt thứ Năm tuần trước, sau ngày đụng độ dữ dội giữa người biểu t́nh và cảnh sát, lănh đạo Hồng Kông đă phải bí mật gặp đại diện của Bắc Kinh tại Thâm Quyến. Theo nhiều nhà quan sát, Bắc Kinh xem việc lănh đạo Hồng Kông cho phép cảnh sát sử dụng bạo lực quá đà là « phản tác dụng ».
    Theo nhà b́nh luận chính trị Hồng Kông Lâm Lập Ḥa (Willy Lam), phong trào phản kháng dữ dội tại Hồng Kông đă khiến ông Tập « mất mặt ».
    T́nh h́nh Hồng Kông trở nên bốc lửa đúng vào lúc ông Tập đang đứng trước áp lực rất lớn từ Mỹ, trong chiến thương mại song phương, mà hai bên đều tuyên bố muốn sớm kư thỏa thuận hưu chiến. Có một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang bắt đầu bỏ rơi bà Lâm, đó là tuyên bố của đại sứ Trung Quốc tại Anh : Dự luật dẫn độ sang Hoa Lục chỉ là « sáng kiến riêng » của lănh đạo Hồng Kông, chứ không phải của chính quyền Trung Quốc. Bắc Kinh đang t́m cách biến bà Lâm thành « h́nh nhân thế mạng », để tránh nỗi giận Hồng Kông trực tiếp hướng vào Đảng Cộng Sản và chính quyền trung ương.

    Thế hệ Dù vàng trưởng thành : « Năng lượng của nỗi tuyệt vọng »


    Le Figaro cũng có một bài viết khác về Hồng Kông mang tựa đề « Thế hệ ‘‘Dù vàng’’ hết ngây thơ ». Phong trào phản kháng chống dự luật dẫn độ gắn liền với sự trưởng thành của giới trẻ Hồng Kông, từng đứng lên chống lại các quyết định độc đoán của chính quyền, với phong trào 2014.
    Theo Le Figaro, chính lớp trẻ với tâm lư đầy « lo hăi » (do nền dân chủ đặc khu ngày càng bị bóp nghẹt) nhưng cũng khát khao lư tưởng đă làm nên « chiến thắng đầu tiên » cho lực lượng dân chủ Hồng Kông. Poly, một thiếu nữ, thành viên trụ cột của phong trào, cho biết họ đă rút ra được nhiều bài học từ các sai lầm trong quá khứ và kiên định hơn. Cựu nghị sĩ ủng hộ dân chủ, bà Margaret Ng, nhận xét là « sự quả cảm của giới trẻ khiến tôi nhớ đến các sinh viên tranh đấu năm xưa trên quảng trường Thiên An Môn. Họ sẵn sàng hy sinh v́ thành phố của ḿnh ».
    Theo Hoi Yi, một người biểu t́nh 24 tuổi, th́ cuộc chiến chống lại dự luật dẫn độ là vấn đề « sống chết » của Hồng Kông. Chính nỗi tuyệt vọng đă làm dấy lên một năng lượng mới trong giới trẻ, cho dù tất cả các lănh đạo năm 2014 đều đang ngồi sau song sắt. Một trong các điểm mới của phong trào hiện nay là giới trẻ không c̣n đối lập phe chủ trương cứng rắn với phe chủ trương ôn ḥa. Vẫn theo cô Poly, giờ đây tất cả đoàn kết lại, mọi người quyết định không chỉ trích lẫn nhau. Mỗi khi phải đối đầu với cảnh sát những người thuộc nhóm cứng rắn lên tuyến đầu, trong lúc nhóm ôn ḥa tiến hành các hoạt động tranh thủ dư luận.

    Cuộc chiến c̣n kéo dài …


    Tuy nhiên, ông Jimmy Lai, người sáng lập nhật báo Apple Daily, nhật báo số một của thành phố, cảnh báo là tương lai dân chủ tại Hồng Kông là bất định, cuộc chiến sẽ c̣n kéo dài đến năm 2047, cho đến khi đặc khu này hoàn toàn mất quy chế bán tự trị, theo dự kiến.
    Trả lời phỏng vấn báo Les Echos, nhà Trung Quốc học Jean-Pierre Cabestan cũng lưu ư là phong trào phản kháng mới chỉ chiến thắng một trận đầu, Bắc Kinh sớm hay muộn cũng sẽ trở lại. Và yêu sách của người biểu t́nh hiện nay chỉ là giữ chế độ chính trị tại Hồng Kông ở nguyên trạng, so với thời điểm 1997, chứ không phải đ̣i hỏi thêm quyền dân chủ như hồi 2014.



    Hồng Kông vẫn là « nguồn lợi lớn »


    Theo báo chí Pháp, việc Bắc Kinh phải lùi bước một phần chủ yếu là do lo ngại thị trường phản ứng tiêu cực. Libération nhấn mạnh đến việc tập đoàn bất động sản Goldin từ bỏ một dự án lớn tại Hồng Kông trong bối cảnh khủng hoảng là một dấu hiệu cho thấy dự thảo luật dẫn độ đe dọa ổn định kinh tế của đặc khu và sự an toàn pháp lư mà Hồng Kông được hưởng cho đến nay.
    Les Echos nhấn mạnh là, đối với Bắc Kinh, với tư cách thị trường tài chính hàng đầu châu Á, nơi các doanh nhân được luật pháp bảo vệ nghiêm ngặt, khác hẳn với Hoa lục, Hồng Kông vẫn c̣n là một nguồn tài chính quan trọng cho các hoạt động doanh nghiệp tại Trung Quốc, một « lá chủ bài kinh tế » của Bắc Kinh.

    Ngoại trưởng Mỹ: TT Trump sẽ nêu vấn đề Hong Kong với chủ tịch TQ


    Tổng thống Trump sẽ nêu lên các cuộc biểu t́nh ở Hong Kong với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh tại cuộc họp song phương tiềm năng bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản trong tháng này.
    Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói như vậy trong một cuộc phỏng vấn trên truyền h́nh Mỹ hôm 16/6, theo AFP.
    “Tôi nghĩ chúng tôi sẽ có cơ hội gặp Chủ tịch Tập trong vài tuần nữa tại hội nghị thượng đỉnh G20. Tôi chắc chắn điều này sẽ nằm trong các vấn đề họ thảo luận”, ông Pompeo nói trong cuộc phỏng vấn trên chương tŕnh “Fox News Sunday”.

    “Chúng ta chứng kiến những ǵ đang xảy ra, đang diễn ra ở Hong Kong. Chúng ta thấy người dân Hong Kong nói về những điều họ coi trọng”.
    Theo AFP, ông Trump tuần trước nói rằng ông hy vọng người biểu t́nh Hong Kong, vốn xuống đường để phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc, sẽ “giải quyết được” vụ việc với Trung Quốc, nhưng không lên án dự luật mà nay đă bị đ́nh chỉ vô thời hạn.
    Ông Pompeo nhấn mạnh rằng “tổng thống luôn luôn là người mạnh mẽ bảo vệ nhân quyền”, và rằng việc ông Trump áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc cho thấy rằng nguyên thủ Mỹ sẵn ḷng đối đầu với Bắc Kinh.
    Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay sẽ được tổ chức ở thành phố Osaka của Nhật Bản từ ngày 28 tới 29 tháng Sáu.

    RFI. VOA

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 08-09-2016, 10:10 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 07-07-2015, 09:34 PM
  3. Replies: 2
    Last Post: 26-12-2014, 09:33 AM
  4. Hồng Kông Biểu T́nh lớn trở lại
    By Đại Lăn in forum Tin Việt Nam
    Replies: 3
    Last Post: 12-10-2014, 04:04 AM
  5. Replies: 4
    Last Post: 05-07-2014, 09:27 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •