Results 1 to 4 of 4

Thread: Donald Trump, « kẻ phá bĩnh » chuyên nghiệp

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Donald Trump, « kẻ phá bĩnh » chuyên nghiệp


    Ảnh minh họa trên trang b́a tuần báo Anh The Econonomist, số 08-14/06/2019.


    Cây bút xă luận, bà Sylvie Kauffmann, trên nhật báo Le Monde (13/06/2019) có bài nhận định về chính sách đối ngoại của tổng thống Mỹ Donald Trump, với hàng tựa « Donald Trump chỉ biết phá bĩnh ».

    Đầu tiên hết, tác giả nhắc lại câu nói đùa của nhà b́nh luận người Nga, Dmitri Kisselev, trong một chương tŕnh truyền h́nh của Nga ngày 10/06/2019, cho rằng chủ nhân Nhà Trắng luôn tự cho ḿnh là bậc thầy trong « nghệ thuật thương thuyết » nhưng « ông Donald Trump lại chẳng có được một thỏa thuận nào trong tay để phê chuẩn ! Tất cả những ǵ ông ấy đang làm, chính là phá hủy những thỏa thuận đang có sẵn ! »

    Một nhận định hiếm khi được tờ The Economist chia sẻ. Trong tuần đó, tuần san kinh tế Anh Quốc trên trang b́a đăng ảnh biếm họa ông Donald Trump dưới h́nh quả bom rồi chạy tít lớn "Weapons of Mass Disruption" (Tạm dịch là Vũ khí phá rối hàng loạt). Những loại vũ khí được ghi trên quả bom bao gồm : thuế hải quan, danh sách đen công nghệ, cô lập tài chính và các biện pháp trừng phạt.

    Donald Trump đang thực hiện những ǵ ông đă hứa trong suốt chiến dịch vận động tranh cử : Phá vỡ trật tự thế giới mà ông cho là bất lợi cho Hoa Kỳ. Chỉ có điều – vô t́nh hay cố ư – ông quên rằng trật tự đó là do chính Hoa Kỳ lập nên. Giờ đây, sau hai năm rưỡi làm chủ nhân Nhà Trắng và vào lúc ông đang chuẩn bị vận động tranh cử cho nhiệm kỳ hai vào năm 2020, một loạt các câu hỏi đặt ra : Liệu ông Trump đă thành công trong chính sách đối ngoại hay không ? Đâu là những thành tích mà ông có thể « khoe »?
    Điểm tích cực duy nhất mà giới chuyên gia đều nh́n nhận là, hơn người tiền nhiệm, ông Donald Trump đă đặt lại vấn đề về chính sách ngoại giao của Mỹ, cho phép giới chuyên gia và học giả thuộc thế hệ mới « xem xét lại các học thuyết thời kỳ cuối chiến tranh lạnh », theo nhận định của bà Maya Kandel, giáo sư trường đại học Paris-III, tác giả tập sách « Nước Mỹ và thế giới » nhà xuất bản Perrin, phát hành năm 2018.

    Kẻ phá bĩnh


    Thế nhưng, điều này không đủ che khuất những điểm tiêu cực của ông Donald Trump. Mà ví dụ điển h́nh nằm trong bốn hồ sơ chính, đầu tiên hết là cuộc thương chiến Mỹ - Trung.
    Quả thật, ông Donald Trump đang làm một điều mà không một nước nào dám làm, đồng thời khuyến khích nhiều nước khác, nhất là châu Âu, phải tỉnh táo hơn trước chính sách kinh tế của Bắc Kinh. Chỉ có điều, trong cuộc thương chiến này, không ai dự đoán được hồi kết, trong khi Bắc Kinh tuyên bố không hạ vũ khí.
    Với Bắc Triều Tiên, tổng thống Mỹ muốn kết thúc nhanh hồ sơ này theo hướng có lợi cho Mỹ. Sau hai cuộc họp thượng đỉnh, kết quả là ǵ ? Chẳng có một thỏa thuận nào hết.
    Trong cùng lục địa, hồ sơ Venezuela là một điều sỉ nhục cho chính sách đối ngoại của Mỹ : « Maduro must go ! » (Maduro phải ra đi !), là lời phát biểu hùng hồn của phó tổng thống Mỹ tại Munich hồi tháng 2/2019. Bốn tháng sau, Nicolas Maduro vẫn tồn tại. C̣n vị tổng thống tự phong được Mỹ và nhiều nước phương Tây công nhận vẫn không tài nào giành lấy được quyền lực. Người dân vẫn tiếp tục « khăn gói quả mướp » ra đi, trong khi Na Uy cố thử làm vai tṛ trung gian ḥa giải từ xa.
    C̣n với Iran th́ sao ? Các biện pháp trừng phạt mới tuy bóp nghẹt nền kinh tế nước này thêm một chút, nhưng cũng không làm cho Teheran lùi bước. Người dân Iran 40 năm qua đă quen sống cùng với cấm vận. Châu Âu cũng không muốn chùn bước trong hồ sơ này. Kể cả những phần c̣n lại ở Trung Cận Đông, người ta hoài công t́m kiếm chút ǵ đó để có thể hănh diện về chính sách đối ngoại của ông Donald Trump.
    Theo tác giả, điểm độc đáo tạo nên sự khác biệt trong đường lối chính sách của ông Trump so với những đời tiền nhiệm là ở phương pháp thực hiện : Không đe dọa thế giới bằng số đầu đạn hạt nhân mà Lầu Năm Góc sở hữu, mà bằng kho vũ khí trừng phạt kinh tế và thuế quan đáng gờm.
    Mặt trận ưa thích của ông Trump chính là hệ thống thương mại toàn cầu. Nước Mỹ thống trị mặt trận này trong thế thượng phong, chủ yếu nhờ vào đồng đô la, mà ông Trump có thể có những biện pháp trừng phạt vượt cả ra ngoài biên giới.
    Chẳng cần hao binh tổn tướng, Donald Trump vẫn có thể buộc đối thủ lùi bước mà ví dụ điển h́nh là Mêhicô, khi đe dọa áp thuế quan mới vào hàng nhập khẩu của nước này. Tác giả lưu ư, các biện pháp này của ông Trump chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, chính sách trừng phạt này của ông Trump sẽ có tác động tàn phá rất lớn.

    Tóm lại, Donald Trump, « kẻ phá bĩnh hàng đầu, chỉ biết làm có mỗi việc này ! » như hàng tựa tóm tắt bài nhận định của bà Sylvie Kauffmann.

    C̣n về mạng 5G mà TT Trump đang chĩa mũi nếu lọt vào tay TQ có thực là "Kẻ thù" của giới an ninh?

    Trong lĩnh vực an ninh, báo Le Monde trên trang nhất báo động « Mạng 5G khiến các cơ quan an ninh châu Âu lo ngại ».
    Nguy cơ bị Trung Quốc đánh cắp thông tin, thông qua mạng lưới 5G do Hoa Vi, tập đoàn viễn thông hàng đầu của Trung Quốc, cung cấp, mà Hoa Kỳ của TT Trump cho vào danh sách đen, không phải là mối họa duy nhất trong tương lai.
    Một báo cáo của Ủy Ban Châu Âu về một chính sách chống khủng bố chung cho rằng mạng 5G rất có thể gây thêm nhiều khó khăn cho các cơ quan an ninh trong việc theo dơi các cuộc gọi, xác định và định vị các cuộc trao đổi trong cuộc chiến chống tội phạm và khủng bố.
    Với báo cáo này, châu Âu sẽ phải xem xét lại vai tṛ của các cơ quan an ninh trong xă hội tương lai được phủ mạng 5G, ước tính sẽ có khoảng 20 tỷ thiết bị được kết nối.

    Trước viễn cảnh này, một cuộc tranh luận gay gắt đă bắt đầu dấy lên liên quan đến thế cân bằng giữa việc bảo vệ các dữ liệu và những yêu cầu an ninh (nếu các dữ liệu này nằm dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh_BH).
    RFI

  2. #2
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484


    Lần đầu tiên trong ṿng hai thế kỷ lịch sử, nước Mỹ có một vị tổng thống « lạ đời », tính khí khó lường, ngẫu hứng. Ông « gây sự » với đồng minh phương Tây hay Trung Quốc trên mặt trận thương mại, nhưng lại « ngọt ngào » với lănh đạo Bắc Triều Tiên. Donald Trump khiến giới chuyên gia phải « ṿ đầu bứt tóc », có nguy cơ mắc bệnh « xói đầu » như nhận xét hóm hỉnh của Les Echos, nhưng ông làm hài ḷng cử tri Mỹ.


    Thật ra tổng thống Mỹ hiện nay, ông là người như thế nào ? Nhật báo kinh tế dẫn lời một doanh nhân Đức tại Mỹ nhận xét : trước hết, « Donald Trump là một vị tổng thống biết giữ lời hứa ».
    Cây bút xă luận Jean-Marc Vittori cho rằng chỉ cần nh́n ngược thời gian có thể hiểu được thâm ư của tổng thống Mỹ hiện nay. Từ 30 năm qua, ông luôn ấp ủ một niềm mơ ước : Đưa nước Mỹ trở lại với những năm tháng hùng cường, hưng thịnh, đầy ánh hào quang của những năm 1960.
    Ước mơ đó được ông thể hiện rơ qua khẩu hiệu vận động tranh cử nổi tiếng : « Make America Great Again ». Giới chuyên gia cười khẩy. Nhưng người dân Mỹ lại rất thích. Và ông thực hiện đúng như những ǵ ông nói. Điều này dẫn đến hai hệ quả chính.
    Đầu tiên, tổng thống Mỹ đoạn tuyệt với truyền thống chính trị của Mỹ có từ 100 năm qua. Từ sau Đệ Nhất Thế Chiến, những người tiền nhiệm một khi bước chân vào Nhà Trắng, hoặc do mặc nhiên, hoặc dưới áp lực của các sự kiện quốc tế (Châu Âu, Triều Tiên, Cuba, Việt Nam, Trung Đông… ) đều chọn tập trung vào chính sách đối ngoại. Nhưng Donald Trump th́ ngược lại, ông muốn điều hành đất nước theo lợi ích duy nhất của Hoa Kỳ.
    Tiếp đến là ông nh́n về quá khứ. Nước Mỹ vĩ đại mà ông khao khát không phải là một đất nước của nền công nghệ Silicon Valley mà ông căm ghét. Ông mơ về một nền công nghiệp nặng đă tôn vinh nước Mỹ thời trai trẻ của ông trong suốt những năm 1950-1960.
    V́ vậy mà ông rút Hoa Kỳ ra khỏi thỏa thuận khí hậu Paris để khởi động lại ngành công nghiệp than, ông áp thuế nhập khẩu lên các mặt hàng nhôm và thép, và sau cùng là xe ô-tô nhập khẩu. Dưới góc nh́n này, người ta không mấy khó khăn hiểu được đ̣n tấn công của ông nhắm vào lĩnh vực ô tô, từ lâu là biểu tượng của sức mạnh Hoa Kỳ.

    Hạn chế quyền lực

    Nhưng Donald Trump hiểu rất rơ là quyền hạn tổng thống Mỹ ở trong nước bị hạn chế. Đó cũng chính là một trong những nguyên do thúc đẩy các đời tổng thống trước hoạt động nhiều trong lĩnh vực ngoại giao. Hiến Pháp Mỹ trao quyền chủ yếu cho Quốc Hội, một định chế có cơ chế co cụm và bị thao túng bởi các nhóm vận động hành lang.
    Ngược lại, chủ nhân Nhà Trắng được rộng quyền trên hồ sơ thương mại quốc tế. Điều này lại càng có lợi cho ông. Bởi v́, thương mại quốc tế là một nỗi ám ảnh từ lâu của tổng thống Mỹ. Năm 1987, ông tự đăng một trang quảng cáo trên New York Times để tố cáo « thặng dư mậu dịch thái quá » của Nhật Bản. Đồng thời hối thúc các đồng minh Mỹ phải đóng góp thêm cho quốc pḥng của họ, đó cũng chính là những ǵ ông Trump vừa làm với Đức.

    Thương lượng thô bạo : Công cụ ngoại giao hữu hiệu ?


    Từ những chi tiết đó người ta sẽ dễ dàng hiểu được vũ khí của Trump là ǵ và khó có thể mà ngăn cản. Lập luận của tổng thống Mỹ rất đơn giản : « Tôi là người mua lớn nhất thế giới. Bởi v́ tôi là một khách hàng lớn, tôi phải thương lượng lại với mỗi nhà cung cấp ».

    Mục tiêu là không phải để được bớt giá và cũng không phải để gây chiến thương mại. Điều duy nhất khiến tổng thống Mỹ phải bận tâm chính là mở lại các nhà xưởng ở Mỹ hay như là thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng trở lại, những điều mà ông có thể phô bày trước mặt cử tri Mỹ.
    Trước loại vũ khí này, lănh đạo các nước lớn như bị vô hiệu hóa. Chẳng ai được học nghệ thuật thương lượng thô bạo như thế. Tại đại học, Angela Merkel và Tập Cận B́nh nghiên cứu về hóa học, Emmanuel Macron học về triết và khoa học hành chính, Theresa May về địa lư, Giuseppe Conte học về luật…
    Donald Trump chuyên gia về bất động sản và trải qua hơn nửa đời người vật lộn với giá từng mét vuông hay mức thuế nộp cho địa phương. Trong cuộc chơi này, ông ấy là một người đáng gờm. Ông ấy sẽ thu được kết quả thật sự.
    Dĩ nhiên cuộc đọ sức chưa từng có này có nguy cơ gây ra những căng thẳng ngoại thương chưa từng xảy ra từ một thế kỷ nay, làm phát sinh một cơn băo tài chính toàn cầu, cũng như là tạo ra những cú sốc địa chính trị. Tác giả bài viết lưu ư : Tất cả những điều đó ông cười khẩy, không quan tâm. Ông muốn là một vị tổng thống luôn giữ lời hứa trong con mắt cử tri Mỹ. Do đó, ai có thể làm ǵ được ông ? (RFI)

  3. #3
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Lăo Trâm lại b́nh "loạn" thế sự, ai khiến ?

    Phát ngôn của Trump cho cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại VN "leo cây"?



    Phát ngôn mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về chiến tranh Việt Nam đang gây ra những phản ứng khác nhau trong cộng đồng cựu quân nhân và công chức của chính quyền Việt Nam Cộng ḥa hiện đang sống ở Mỹ: có người thông cảm, nhưng cũng có người phản đối.


    Xuất hiện trong chương tŕnh truyền h́nh ‘Chào nước Anh’ hôm 5/6 khi đang có chuyến thăm cấp nhà nước đến nước này, người đứng đầu nước Mỹ đă nói về chiến tranh Việt Nam như sau: “Tôi đă nghĩ đó là một cuộc chiến tệ hại.”

    Thế hệ của ông Trump là thế hệ đối mặt với cuộc chiến Việt Nam mà khi đó những người đồng trang lứa với ông đă ṭng quân để lên đường đi chiến đấu ở quốc gia cách nước Mỹ hơn nửa ṿng Trái đất.
    “Tôi đă cho rằng đó là một đất nước rất xa xôi và vào lúc đó không có ai từng nghe đến đất nước đó cả,” ông giải thích. “Bởi vậy nhiều người đă chết, điều ǵ đang xảy ra ở đó vậy?”
    “Do đó tôi chẳng bao giờ hâm mộ (cuộc chiến Việt Nam) cả - kiểu như (tôi sẽ hâm mộ) chúng ta chiến đấu chống lại Đức Quốc xă, chúng ta chiến đấu chống lại Hitler.”
    “Cuộc chiến đó không phải là điều mà chúng ta nên tham gia,” ông nói và cho biết mặc dù lúc đó ông không xuống đường phản chiến như nhiều người, nhưng ông không hề ủng hộ cuộc chiến Việt Nam.
    Đoạn trao đổi này xảy ra khi ông Trump được người dẫn chương tŕnh Piers Morgan hỏi rằng liệu ông có ‘ước muốn’ phục vụ trong quân đội, nhất là ở chiến trường Việt Nam hay không. Ông Trump không phải đi chiến đấu ở Việt Nam v́ được miễn quân dịch bốn lần do đang học đại học và một lần v́ được cấp giấy chứng nhận ‘bị gai xương gót chân’. Các đối thủ của ông đă chỉ trích việc ông trốn lính là ‘gian trá’ và giấy tờ ông đưa ra là ‘giả tạo’. Hồi tháng Hai năm nay, ông Michael Cohen, cựu luật sư của ông Trump, đă khai trước Quốc hội rằng ông Trump ‘đă dựng lên chuyện thương tật đó’ để trốn quân dịch.

    ‘Cuộc chiến chính nghĩa’


    Trao đổi với VOA, ông Lê Văn Quan, người từng là phó Quận trưởng Quận G̣ Công dưới thời Việt Nam Cộng ḥa và hiện đang sống ở tiểu bang Virginia, nói rằng ông không đồng ư việc cho rằng cuộc chiến ở Việt Nam là điều tồi tệ.
    “Cuộc chiến của Việt Nam Cộng ḥa là để bảo vệ sự sinh tồn của miền Nam Việt Nam. Tôi không đồng ư với bất kỳ lập luận nào cho đó là cuộc chiến tồi tệ,” ông nói khi được hỏi về phản ứng với phát biểu của ông Trump và cho rằng ‘binh sỹ miền Nam đă chiến đấu hết ḿnh để bảo vệ miền Nam’.
    “Khi quân Mỹ rút quân Việt Nam Cộng ḥa vẫn chiến đấu hết ḿnh. Miền Nam mất không phải v́ sự hèn yếu của Việt Nam Cộng ḥa mà là do sự bức tử của Chính phủ Hoa Kỳ cắt hết mọi viện trợ,” ông nói.
    Ông Quan nói phong trào phản chiến ở Mỹ thời bấy giờ ‘là chuyện không tốt’.
    “Đám phản chiến ở Mỹ làm cho người dân Mỹ hiểu lầm về cuộc chiến ở Việt Nam dẫn tới việc rút quân,” ông nói. “Tôi vẫn coi những kẻ phản chiến đó là tiếp tay với cộng sản là tội đồ của dân tộc (Việt Nam).”
    Tuy nhiên, ông Quan nói rằng về cuộc chiến của người Mỹ ở Việt Nam th́ ‘nh́n về khía cạnh chính nghĩa là điều không nên’ v́ sự tham chiến của người Mỹ ‘làm mất chính nghĩa cuộc chiến của chúng tôi’. Cho nên, ông đồng ư với ông Trump rằng ‘lẽ ra Mỹ không nên tham chiến’.
    “Mỹ tham gia là cần thiết, nhưng không nên bằng h́nh thức đổ quân mà bằng viện trợ thật dồi dào cho Việt Nam Cộng ḥa,” ông giải thích.

    ‘Biện minh cho việc không đi lính’


    Một vị cựu quan chức khác và cũng là cựu chiến binh của quân lực Việt Nam Cộng ḥa, ông Đinh Hùng Cường, cựu Quận trưởng Thủ Thừa, nói phát ngôn của ông Trump ‘chỉ là lời chạy tội của ông Trump cho việc ông không tham gia cuộc chiến mà thôi’.
    “Không ai khen một cuộc chiến đó là chính nghĩa mà tôi lại đứng ở ngoài,” ông Cường giải thích. “Ông ấy nói vậy để biện minh rằng việc ông không tham gia cuộc chiến đó là có lư.”
    Ông Cường cho rằng phát ngôn của ông Trump ‘không đúng sự thật’ nên ông ‘không có ǵ bị tổn thương’ và nói Mỹ phải tham gia vào cuộc chiến ở Việt Nam ‘để giữ lại miền Nam Việt Nam là tiền đồn chống Cộng sản’.
    “Nếu là chuyện tồi tệ th́ nước Mỹ đâu có bỏ ra 58.000 sinh mạng con người và mấy trăm ngàn người bị thương và tốn bao nhiêu tỷ đô la như vậy?” ông Cường lập luận.
    Về việc ông Trump ‘trốn quân dịch’, ông Cường cũng có cái nh́n thông cảm. Ông cho rằng người Mỹ ‘có cái nh́n không quá khắt khe như người Việt về vấn đề này’ và đưa ra ví dụ cựu Thượng nghị sỹ John Kerry có lập trường chống chiến tranh Việt Nam (mà ông gọi là ‘chống nước Mỹ’) nhưng vẫn được Đảng Dân chủ đề cử làm ứng viên Tổng thống.
    Cũng giống như ông Quan, ông Cường lên án mạnh mẽ lực lượng phản chiến của nước Mỹ mà ông Trump nói ḿnh cũng là một phần mặc dù ông không xuống đường phản đối.
    “Tôi ở bên Mỹ thời điểm đó. Tôi thấy có những tin tức th́ đúng nhưng cách b́nh luận lại sai lạc khiến cuộc chiến Việt Nam mất đi chính nghĩa đối với người Mỹ,” ông cho biết.
    “Tôi đă nh́n thấy người Mỹ bị đầu độc bởi thông tin. Họ chỉ được thông báo một chiều những ǵ Việt Nam Cộng ḥa làm (chỉ toàn cái xấu). Cộng sản có nhiều cái xấu hơn mà người Mỹ (lúc đó) không biết.”
    Ông giải thích tâm lư phản chiến của người Mỹ là do ‘tổn thất xương máu nhiều quá nên họ không muốn cuộc chiến kéo dài’ và cũng một phần v́ ‘người Mỹ muốn giải quyết vấn đề một cách mau lẹ’ trong khi phía Bắc Việt tiến hành cuộc chiến du kích kéo dài và ‘nước Mỹ tự do dân chủ quá’ nên các chính quyền không thể theo đuổi mục tiêu quá mức chịu đựng của người dân.

    ‘Nên đàm phán, đừng chiến tranh’


    Khác với hai ông Quan và ông Cường vốn là cựu sỹ quan từng đi chiến đấu, ông Tommy Lưu, 46 tuổi, hiện đang sống ở bang Virginia, là một người trẻ không có bất cứ trải nghiệm trực tiếp ǵ về cuộc chiến ở Việt Nam. Ông Lưu nói với VOA ông ‘đồng ư với phát biểu của ông Trump’.
    Ông Lưu thông cảm với việc ông Trump ‘trốn lính’ và cho rằng những vị Tổng thống khác trong thế hệ của ông Trump như ông George W. Bush và ông Bill Clinton ‘đều t́m cách trốn lính’ ở Việt Nam bằng cách này hay cách khác.
    Theo ông Lưu, những người Mỹ bước vào chiến trường Việt Nam khi đó là ‘không có đường lựa chọn nên buộc phải gia nhập quân ngũ’.
    “Nếu gia đ́nh nào có thể rẽ được cho con cái họ qua hướng khác để không phải nhập ngũ ở Việt Nam, những gia đ́nh giàu có, quyền thế (như gia tộc Bush hay Trump) th́ họ sẽ làm,” ông Lưu chia sẻ quan điểm.
    “Cuộc chiến nào cũng tồi tệ, cũng có sự hy sinh xương máu của hai bên,” ông Lưu cho biết lư do tại sao ông đồng ư với phát biểu của ông Trump. “Cho nên nếu chính quyền Mỹ thời đó biết đàm phán ngay từ đầu và rút ra từ đầu, không tham gia vào cuộc chiến đó th́ sẽ dễ dàng hơn.”
    “Đó là ư của ông Trump v́ ông ấy là người rất giỏi về đàm phán,” ông nói thêm và cho biết nếu cuộc chiến thuế quan của Mỹ hiện nay nếu đàm phán được để tránh ngay từ đầu th́ ‘rất hay’.
    Khi được hỏi với suy nghĩ như vậy th́ có phải cuộc chiến của miền Nam Việt Nam là không cần thiết, ông Lưu nói: “Do sự lan truyền của chủ nghĩa cộng sản nên người Mỹ phải kéo quân qua. Nhưng nếu như giải quyết được trên bàn hội nghị th́ đỡ hơn nhiều, chẳng hạn như nhờ Liên Hiệp Quốc đứng ra giám sát hai miền bên nào ở yên bên đó không xâm phạm nhau.”

    Trả lời câu hỏi nếu như cuộc chiến là không cần thiết th́ liệu xương máu của rất nhiều người lính Việt Nam Cộng ḥa và cả của Mỹ liệu có vô nghĩa, ông Lưu nói: “Cha mẹ có con cái nuôi lớn lên bây giờ tham gia vào quân đội và bỏ xương máu th́ cha mẹ cũng rất là buồn, rất là tiếc.”

    “Phải hiểu là họ phải đi quân dịch – họ không c̣n con đường lựa chọn,” ông Lưu nói thêm.
    Trước câu hỏi những người đi lính ở Việt Nam v́ tự nguyện và v́ tin rằng họ chiến đấu v́ chính nghĩa chứ không phải là ‘không c̣n lựa chọn’ th́ sự mất mát của họ có là vô nghĩa? Ông Lưu cho rằng: “Có những người thanh niên bị cuốn hút bởi phong trào. Họ đi lính và bị chết. Điều đó là oan nghiệt cho họ. Nhưng nên quy tội cho chính quyền (v́ đă chọn con đường chiến tranh) là đúng hơn.”
    “Lúc tôi ra trường th́ có cuộc chiến của (cựu tổng thống George W.) Bush ở Afghanistan, tôi không tham gia nhưng bạn bè tôi tham gia v́ tôi nghĩ là không đáng (it’s not worth it).”
    “Nếu thanh niên Mỹ có lư tưởng th́ sau khi họ chiến đấu ở Việt Nam về, họ sẽ nói tốt về cuộc chiến ở Việt Nam v́ đă hy sinh một phần thân thể, máu xương,” ông Lưu nói.
    “Tôi hiểu được cái ư của ông Trump. Nếu hiểu sâu sắc lời phát biểu của ông Trump th́ sẽ thông cảm với ông ấy,” ông giải thích. “Nếu có thể thoát khỏi chiến tranh th́ đừng dùng đến chiến tranh v́ chiến tranh không bao giờ đem lại lợi ích ǵ cả.” (VOA)




  4. #4
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Quote Originally Posted by BlackHole View Post
    Lăo Trâm lại b́nh "loạn" thế sự, ai khiến ?

    Phát ngôn của Trump cho cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại VN "leo cây"?



    Phát ngôn mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về chiến tranh Việt Nam đang gây ra những phản ứng khác nhau trong cộng đồng cựu quân nhân và công chức của chính quyền Việt Nam Cộng ḥa hiện đang sống ở Mỹ: có người thông cảm, nhưng cũng có người phản đối.


    Xuất hiện trong chương tŕnh truyền h́nh ‘Chào nước Anh’ hôm 5/6 khi đang có chuyến thăm cấp nhà nước đến nước này, người đứng đầu nước Mỹ đă nói về chiến tranh Việt Nam như sau: “Tôi đă nghĩ đó là một cuộc chiến tệ hại.”

    Thế hệ của ông Trump là thế hệ đối mặt với cuộc chiến Việt Nam mà khi đó những người đồng trang lứa với ông đă ṭng quân để lên đường đi chiến đấu ở quốc gia cách nước Mỹ hơn nửa ṿng Trái đất.
    “Tôi đă cho rằng đó là một đất nước rất xa xôi và vào lúc đó không có ai từng nghe đến đất nước đó cả,” ông giải thích. “Bởi vậy nhiều người đă chết, điều ǵ đang xảy ra ở đó vậy?”
    “Do đó tôi chẳng bao giờ hâm mộ (cuộc chiến Việt Nam) cả - kiểu như (tôi sẽ hâm mộ) chúng ta chiến đấu chống lại Đức Quốc xă, chúng ta chiến đấu chống lại Hitler.”
    “Cuộc chiến đó không phải là điều mà chúng ta nên tham gia,” ông nói và cho biết mặc dù lúc đó ông không xuống đường phản chiến như nhiều người, nhưng ông không hề ủng hộ cuộc chiến Việt Nam.
    Đoạn trao đổi này xảy ra khi ông Trump được người dẫn chương tŕnh Piers Morgan hỏi rằng liệu ông có ‘ước muốn’ phục vụ trong quân đội, nhất là ở chiến trường Việt Nam hay không. Ông Trump không phải đi chiến đấu ở Việt Nam v́ được miễn quân dịch bốn lần do đang học đại học và một lần v́ được cấp giấy chứng nhận ‘bị gai xương gót chân’. Các đối thủ của ông đă chỉ trích việc ông trốn lính là ‘gian trá’ và giấy tờ ông đưa ra là ‘giả tạo’. Hồi tháng Hai năm nay, ông Michael Cohen, cựu luật sư của ông Trump, đă khai trước Quốc hội rằng ông Trump ‘đă dựng lên chuyện thương tật đó’ để trốn quân dịch.

    ‘Cuộc chiến chính nghĩa’


    Trao đổi với VOA, ông Lê Văn Quan, người từng là phó Quận trưởng Quận G̣ Công dưới thời Việt Nam Cộng ḥa và hiện đang sống ở tiểu bang Virginia, nói rằng ông không đồng ư việc cho rằng cuộc chiến ở Việt Nam là điều tồi tệ.
    “Cuộc chiến của Việt Nam Cộng ḥa là để bảo vệ sự sinh tồn của miền Nam Việt Nam. Tôi không đồng ư với bất kỳ lập luận nào cho đó là cuộc chiến tồi tệ,” ông nói khi được hỏi về phản ứng với phát biểu của ông Trump và cho rằng ‘binh sỹ miền Nam đă chiến đấu hết ḿnh để bảo vệ miền Nam’.
    “Khi quân Mỹ rút quân Việt Nam Cộng ḥa vẫn chiến đấu hết ḿnh. Miền Nam mất không phải v́ sự hèn yếu của Việt Nam Cộng ḥa mà là do sự bức tử của Chính phủ Hoa Kỳ cắt hết mọi viện trợ,” ông nói.
    Ông Quan nói phong trào phản chiến ở Mỹ thời bấy giờ ‘là chuyện không tốt’.
    “Đám phản chiến ở Mỹ làm cho người dân Mỹ hiểu lầm về cuộc chiến ở Việt Nam dẫn tới việc rút quân,” ông nói. “Tôi vẫn coi những kẻ phản chiến đó là tiếp tay với cộng sản là tội đồ của dân tộc (Việt Nam).”
    Tuy nhiên, ông Quan nói rằng về cuộc chiến của người Mỹ ở Việt Nam th́ ‘nh́n về khía cạnh chính nghĩa là điều không nên’ v́ sự tham chiến của người Mỹ ‘làm mất chính nghĩa cuộc chiến của chúng tôi’. Cho nên, ông đồng ư với ông Trump rằng ‘lẽ ra Mỹ không nên tham chiến’.
    “Mỹ tham gia là cần thiết, nhưng không nên bằng h́nh thức đổ quân mà bằng viện trợ thật dồi dào cho Việt Nam Cộng ḥa,” ông giải thích.

    ‘Biện minh cho việc không đi lính’


    Một vị cựu quan chức khác và cũng là cựu chiến binh của quân lực Việt Nam Cộng ḥa, ông Đinh Hùng Cường, cựu Quận trưởng Thủ Thừa, nói phát ngôn của ông Trump ‘chỉ là lời chạy tội của ông Trump cho việc ông không tham gia cuộc chiến mà thôi’.
    “Không ai khen một cuộc chiến đó là chính nghĩa mà tôi lại đứng ở ngoài,” ông Cường giải thích. “Ông ấy nói vậy để biện minh rằng việc ông không tham gia cuộc chiến đó là có lư.”
    Ông Cường cho rằng phát ngôn của ông Trump ‘không đúng sự thật’ nên ông ‘không có ǵ bị tổn thương’ và nói Mỹ phải tham gia vào cuộc chiến ở Việt Nam ‘để giữ lại miền Nam Việt Nam là tiền đồn chống Cộng sản’.
    “Nếu là chuyện tồi tệ th́ nước Mỹ đâu có bỏ ra 58.000 sinh mạng con người và mấy trăm ngàn người bị thương và tốn bao nhiêu tỷ đô la như vậy?” ông Cường lập luận.
    Về việc ông Trump ‘trốn quân dịch’, ông Cường cũng có cái nh́n thông cảm. Ông cho rằng người Mỹ ‘có cái nh́n không quá khắt khe như người Việt về vấn đề này’ và đưa ra ví dụ cựu Thượng nghị sỹ John Kerry có lập trường chống chiến tranh Việt Nam (mà ông gọi là ‘chống nước Mỹ’) nhưng vẫn được Đảng Dân chủ đề cử làm ứng viên Tổng thống.
    Cũng giống như ông Quan, ông Cường lên án mạnh mẽ lực lượng phản chiến của nước Mỹ mà ông Trump nói ḿnh cũng là một phần mặc dù ông không xuống đường phản đối.
    “Tôi ở bên Mỹ thời điểm đó. Tôi thấy có những tin tức th́ đúng nhưng cách b́nh luận lại sai lạc khiến cuộc chiến Việt Nam mất đi chính nghĩa đối với người Mỹ,” ông cho biết.
    “Tôi đă nh́n thấy người Mỹ bị đầu độc bởi thông tin. Họ chỉ được thông báo một chiều những ǵ Việt Nam Cộng ḥa làm (chỉ toàn cái xấu). Cộng sản có nhiều cái xấu hơn mà người Mỹ (lúc đó) không biết.”
    Ông giải thích tâm lư phản chiến của người Mỹ là do ‘tổn thất xương máu nhiều quá nên họ không muốn cuộc chiến kéo dài’ và cũng một phần v́ ‘người Mỹ muốn giải quyết vấn đề một cách mau lẹ’ trong khi phía Bắc Việt tiến hành cuộc chiến du kích kéo dài và ‘nước Mỹ tự do dân chủ quá’ nên các chính quyền không thể theo đuổi mục tiêu quá mức chịu đựng của người dân.

    ‘Nên đàm phán, đừng chiến tranh’


    Khác với hai ông Quan và ông Cường vốn là cựu sỹ quan từng đi chiến đấu, ông Tommy Lưu, 46 tuổi, hiện đang sống ở bang Virginia, là một người trẻ không có bất cứ trải nghiệm trực tiếp ǵ về cuộc chiến ở Việt Nam. Ông Lưu nói với VOA ông ‘đồng ư với phát biểu của ông Trump’.
    Ông Lưu thông cảm với việc ông Trump ‘trốn lính’ và cho rằng những vị Tổng thống khác trong thế hệ của ông Trump như ông George W. Bush và ông Bill Clinton ‘đều t́m cách trốn lính’ ở Việt Nam bằng cách này hay cách khác.
    Theo ông Lưu, những người Mỹ bước vào chiến trường Việt Nam khi đó là ‘không có đường lựa chọn nên buộc phải gia nhập quân ngũ’.
    “Nếu gia đ́nh nào có thể rẽ được cho con cái họ qua hướng khác để không phải nhập ngũ ở Việt Nam, những gia đ́nh giàu có, quyền thế (như gia tộc Bush hay Trump) th́ họ sẽ làm,” ông Lưu chia sẻ quan điểm.
    “Cuộc chiến nào cũng tồi tệ, cũng có sự hy sinh xương máu của hai bên,” ông Lưu cho biết lư do tại sao ông đồng ư với phát biểu của ông Trump. “Cho nên nếu chính quyền Mỹ thời đó biết đàm phán ngay từ đầu và rút ra từ đầu, không tham gia vào cuộc chiến đó th́ sẽ dễ dàng hơn.”
    “Đó là ư của ông Trump v́ ông ấy là người rất giỏi về đàm phán,” ông nói thêm và cho biết nếu cuộc chiến thuế quan của Mỹ hiện nay nếu đàm phán được để tránh ngay từ đầu th́ ‘rất hay’.
    Khi được hỏi với suy nghĩ như vậy th́ có phải cuộc chiến của miền Nam Việt Nam là không cần thiết, ông Lưu nói: “Do sự lan truyền của chủ nghĩa cộng sản nên người Mỹ phải kéo quân qua. Nhưng nếu như giải quyết được trên bàn hội nghị th́ đỡ hơn nhiều, chẳng hạn như nhờ Liên Hiệp Quốc đứng ra giám sát hai miền bên nào ở yên bên đó không xâm phạm nhau.”

    Trả lời câu hỏi nếu như cuộc chiến là không cần thiết th́ liệu xương máu của rất nhiều người lính Việt Nam Cộng ḥa và cả của Mỹ liệu có vô nghĩa, ông Lưu nói: “Cha mẹ có con cái nuôi lớn lên bây giờ tham gia vào quân đội và bỏ xương máu th́ cha mẹ cũng rất là buồn, rất là tiếc.”

    “Phải hiểu là họ phải đi quân dịch – họ không c̣n con đường lựa chọn,” ông Lưu nói thêm.
    Trước câu hỏi những người đi lính ở Việt Nam v́ tự nguyện và v́ tin rằng họ chiến đấu v́ chính nghĩa chứ không phải là ‘không c̣n lựa chọn’ th́ sự mất mát của họ có là vô nghĩa? Ông Lưu cho rằng: “Có những người thanh niên bị cuốn hút bởi phong trào. Họ đi lính và bị chết. Điều đó là oan nghiệt cho họ. Nhưng nên quy tội cho chính quyền (v́ đă chọn con đường chiến tranh) là đúng hơn.”
    “Lúc tôi ra trường th́ có cuộc chiến của (cựu tổng thống George W.) Bush ở Afghanistan, tôi không tham gia nhưng bạn bè tôi tham gia v́ tôi nghĩ là không đáng (it’s not worth it).”
    “Nếu thanh niên Mỹ có lư tưởng th́ sau khi họ chiến đấu ở Việt Nam về, họ sẽ nói tốt về cuộc chiến ở Việt Nam v́ đă hy sinh một phần thân thể, máu xương,” ông Lưu nói.
    “Tôi hiểu được cái ư của ông Trump. Nếu hiểu sâu sắc lời phát biểu của ông Trump th́ sẽ thông cảm với ông ấy,” ông giải thích. “Nếu có thể thoát khỏi chiến tranh th́ đừng dùng đến chiến tranh v́ chiến tranh không bao giờ đem lại lợi ích ǵ cả.” (VOA)



    Cuộc chiến VN , đối với người miền Nam là sự sống c̣n , sự tồn tại đất nước VN , c̣n với Mỹ đó là điểm nóng của chiến tranh lạnh giữa khối tự do và khối cs . Vào thời điểm lúc đó , Mỹ nghĩ rằng , nếu cuộc chiến VN thua tức là có thể thua cuộc chiến tranh lạnh đối với cs , v́ thế Mỹ quyết tâm tham gia vào cuộc chiến này , không ngần ngại đảo chánh và giết TT Ngô Đ́nh Diệm .
    Có người đặt vấn đề đàm phán để tránh chiến tranh tức là hoàn toàn không hiểu cs . Đối với cs , chỉ có cướp chính quyền , nhuộm đỏ đất nước mới thực hiện được cncs .
    TT Trump cho cuộc chiến này tệ hại và nói :" Tôi cho rằng đó là một đất nước xa xôi và vào lúc đó không có ai từng nghe đất nước đó cả "
    Thêm một lời nói không thật của TT Trump , lúc đó mọi sự việc vấn đề này là thời sự rúng động cả thế giới .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Báo Pháp: Donald Trump : sát thủ TQ lợi hại ?
    By BlackHole in forum Tin Thế Giới
    Replies: 0
    Last Post: 04-12-2018, 03:38 AM
  2. Donald Trump đang làm gia tăng vị thế Mỹ ?
    By BlackHole in forum Tin Thế Giới
    Replies: 0
    Last Post: 13-08-2018, 07:29 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 15-06-2018, 03:28 AM
  4. Replies: 12
    Last Post: 19-04-2017, 11:57 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •