Bộ Quốc Pḥng Mỹ xác định rằng Trung Quốc đă sử dụng đội tàu đánh cá thương mại của họ vào những chiến dịch tấn công « vùng xám », tức là giấu mặt,
để « áp đặt các yêu sách trên biển và thúc đẩy quyền lợi ích của Trung Quốc », như tránh được việc gây nên chiến tranh thực sự.


Vào lúc giới chức quân sự và công luận Philippines đang ngày càng phẫn nộ trước vụ một tàu cá Trung Quốc đâm vào một ngư thuyền Philippines rồi bỏ chạy, đại sứ Mỹ tại Manila hôm 14/06/2019 vừa qua đă lên tiếng nhắc nhở rằng những hành vi tấn công vào lực lượng Philippines, kể cả khi đến từ các nhóm dân quân biển Trung Quốc, có thể dẫn đến việc Mỹ can thiệp trong khuôn khổ Hiệp Định Pḥng Thủ Hỗ Tương Hoa Kỳ-Philippines.


Lời nhắc nhở này nêu bật một chuyển hướng quan trọng trong chiến lược răn đe Trung Quốc tại Biển Đông, mà Hải Quân Mỹ đă tiết lộ từ đầu năm 2019 này, một nhân tố mà theo trang tin Business Insider ngày 17/06, đă làm tăng khả năng xảy ra xung đột tại Biển Đông.
Theo tác giả bài báo, Mỹ mới đây đă cho thấy rơ một lập trường cứng rắn hơn đối với dân quân biển Trung Quốc, một lực lượng bán quân sự được ngụy trang thành một đội tàu đánh cá, nhiều khi được tung ra để sách nhiễu các đối thủ nước ngoài, giúp Bắc Kinh áp đặt các yêu sách chủ quyền rộng lớn của Trung Quốc tại vùng Biển Đông.
Theo Andrew Erickson, một chuyên gia hàng đầu tại Trường Hải Chiến Hoa Kỳ, Bắc Kinh đă cố che giấu sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng dân quân biển Trung Quốc, nhưng ngày nay sự tồn tại của đội quân này đă ngày càng lộ rơ.

Mỹ đă bắt đầu cảnh báo về dân quân biển Trung Quốc từ 2017


Trong báo cáo năm 2017 về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, bộ Quốc Pḥng Mỹ lần đầu tiên đă thu hút sự chú ư đến lực lượng dân quân biển này, xác định rằng Trung Quốc đă sử dụng đội tàu đánh cá thương mại của họ vào những chiến dịch tấn công « vùng xám », tức là giấu mặt, để « áp đặt các yêu sách trên biển và thúc đẩy quyền lợi ích của Trung Quốc », như tránh được việc gây nên chiến tranh thực sự.
Tuy nhiên, phải đợi đến đầu năm 2019 này, Mỹ mới thực sự bắt đầu gây áp lực nhắm vào lực lượng dân quân biển Trung Quốc.
Theo nhật báo Anh Financial Times, tư lệnh Hải Quân Mỹ John Richardson, nhân một cuộc họp tại Bắc Kinh hồi tháng Giêng đă cảnh báo người đồng cấp Trung Quốc rằng Hải Quân Hoa Kỳ sẽ coi các tàu Hải Cảnh và tàu dân quân biển là những phương tiện chiến đấu, tương tự như tàu hải quân, và sẽ dùng các biện pháp đối phó với Hải Quân Trung Quốc để đáp trả những hành động khiêu khích của những chiếc tàu này.
Qua tháng Ba, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đă công khai cam kết với Philippines rằng Mỹ sẽ đến bảo vệ đồng minh trong trường hợp nước này bị tấn công ở Biển Đông.
Theo ông Pompeo, « bất kỳ một cuộc tấn công vũ trang nào nhắm vào binh lính, phi cơ hoặc tàu công vụ của Philippines trên Biển Đông đều sẽ kích hoạt nghĩa vụ bảo vệ lẫn nhau » có trong hiệp định pḥng thủ chung Mỹ-Philippines.
Và ông Sung Kim, đại sứ Mỹ tại Philippines, đă làm rơ thêm các cam kết này hôm 14/06 vừa qua khi xác nhận với báo chí rằng cam kết bảo đảm an ninh của Mỹ cũng áp dụng cho các hành vi gây hấn của dân quân biển Trung Quốc.
Theo nhật báo Philippine Star, đại sứ Mỹ đă nói nguyên văn như sau: « Khái niệm bất kỳ một hành động tấn công vơ trang nào, theo tôi, bao gồm cả những hành vi của lực lượng dân quân được chính quyền cho phép ».
Tuy nhiên, đại sứ Mỹ đă không nói rơ thế nào là một hành động tấn công vơ trang.

Washington muốn buộc Bắc Kinh hạn chế hành vi gây bất ổn trên biển


Theo các nhà phân tích, khi tăng cường sức ép trên các lực lượng trên biển của Trung Quốc, Hoa Kỳ muốn Bắc Kinh điều chỉnh các tính toán chiến lược tại Biển Đông.
Trả lời nhật báo Anh Financial Times vào tháng Tư vừa qua, bà Bonnie Glaser, chuyên gia về Trung Quốc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế cho rằng « Hoa Kỳ hy vọng răn đe được Trung Quốc để ngăn chặn các hành vi gây bất ổn định trên biển, trong đó có việc dùng đến các lực lượng bảo vệ bờ biển và các tàu dân quân biển để đe dọa các nước láng giềng nhỏ bé hơn. »
Tuy nhiên, theo Business Insider, việc Mỹ duy tŕ một t́nh trạng mơ hồ trong chủ trương răn đe, cũng như vai tṛ bất minh của lực lượng dân quân biển Trung Quốc, xung đột trên quy mô nhỏ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng dễ dàng nổ ra.

Các sự cố dính líu đến tàu cá Trung Quốc, thành viên tiềm tàng của lực lượng dân quân biển, thường xuyên xảy ra ở Biển Đông. Thế nhưng đến nay vẫn không rơ là chính xác loại sự cố nào có thể kích hoạt sự can thiệp của Hoa Kỳ.
Một ví dụ là vào tháng Tư, hơn 200 tàu cá Trung Quốc đă bị tố cáo tràn xuống đe đọa đảo Thị Tứ, một thực thể do Philippines chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa.
Một ví dụ khác là vụ tàu cá Trung Quốc bị nghi ngờ là đă đâm ch́m một tàu Philippines ở Băi Cỏ Rong (Biển Đông), và sau đó bỏ đi, để mặc cho hơn hai chục ngư dân Philippines đối mặt với nguy cơ chết đuối ngoài biển khơi.
Trung Quốc đă bác bỏ cáo buộc về hành vi sai trái của họ. Và, trong khi t́nh h́nh vẫn căng thẳng, giới lănh đạo Philippines đă kêu gọi b́nh tĩnh.

RFI