Không lâu sau khi Iran thông báo bắn rơi máy bay không người lái, Tổng thống Trump giữa khuya nhắn tin nhờ Oman cảnh báo Iran là Mỹ có thể tấn công Tehran bất cứ lúc nào.

Dẫn tiết lộ của nhiều quan chức Iran, Reuters cho biết chính quyền Tehran giữa khuya 20/6 nhận được thông điệp cảnh báo từ Tổng thống Donald Trump rằng Mỹ có thể tiến hành tấn công bất cứ lúc nào.
Lời đe dọa được gửi gián tiếp qua chính phủ Oman, không lâu sau khi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) xác nhận bắn rơi máy bay không người lái RQ-4A Global Hawk của Mỹ ở miền Nam nước này.
Chính quyền Tehran lập tức lên án lời đe dọa của ông Trump. Cảnh báo bất cứ hành động quân sự nào của Mỹ cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng "với khu vực và quốc tế".
Các quan chức Iran cho biết Tổng thống Trump chỉ cho chính quyền Tehran "khoảng thời gian giới hạn" để phản hồi lời cảnh cáo.
Trong thông điệp gửi gián tiếp qua chính phủ Oman, nhà lănh đạo Mỹ nói Washington không muốn chiến tranh mà chỉ hướng đến đối thoại. Ông cũng đưa ra một hạn chót cho Tehran bước vào bàn đàm phán.
Theo tiết lộ của các nguồn tin, Lănh tụ Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đă trực tiếp trả lời thông điệp của tổng thống Mỹ. Ông nhấn mạnh Tehran dù chấp nhận nghe thông điệp của ông Trump vẫn không chấp nhận "bất kỳ h́nh thức đối thoại nào" với Washington.


Tất cả vào vị trí sẵn sàng cho chiến tranh sau khi Tổng thống Trump phê chuẩn kế hoạch tấn công Iran vào sáng ngày 20/06 nhưng bất ngờ rút quyết định vào phút chót.

Tiết lộ về lời cảnh báo được đăng tải không lâu sau khi xuất hiện thông tin Tổng thống Trump phê chuẩn kế hoạch tấn công Iran nhưng bất ngờ rút quyết định vào phút chót.
Các quan chức cho biết ông Trump ban đầu đă phê chuẩn kế hoạch tấn công một số mục tiêu của Iran như hệ thống radar và bệ phóng tên lửa.
Chiến dịch thực tế đă bắt đầu triển khai bước đầu với máy bay ở trên không và tàu chiến vào vị trí.
Tuy nhiên, quyết định này bất ngờ được rút lại vào buổi tối. Nếu diễn ra, đây sẽ là hành động quân sự thứ 3 của ông Trump ở Trung Đông kể từ khi nhậm chức. Trước đó, tổng thống Mỹ đă hai lần ra lệnh tấn công vào các mục tiêu ở Syria vào các năm 2017 và 2018.
Vẫn chưa rơ nguyên nhân sự thay đổi đột ngột này là v́ ông Trump đổi ư hay Washington chưa sắp xếp được các yếu tố hậu cần hoặc chiến lược.
Tuy nhiên, các quan chức quân đội nhận được thông báo ngắn gọn sau đó về việc hoăn vụ tấn công, ít nhất là tạm thời.


Ông Trump trong cuộc họp với các cố vấn hôm 20/6 tại Pḥng Bầu dục của Nhà Trắng. Ảnh: Reuters.

Khả năng tấn công trả đũa Iran lởn vởn suốt ngày 20/6 ở Washington. Quan chức hai nước tiếp tục cáo buộc lẫn nhau về vị trí của chiếc máy bay khi nó bị bắn rơi bởi tên lửa đất đối không của Iran.
Các cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump cũng chia rẽ trong việc có hay không tấn công trả đũa.
Nguồn tin của New York Times cho biết Ngoại trưởng Mike Pompeo, Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton và Giám đốc CIA Gina Haspel là những người ủng hộ hành động quân sự.
Thế nhưng, các quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc cảnh báo hành động như vậy có thể dẫn đến ṿng xoáy leo thang xung đột và rủi ro với các lực lượng Mỹ ở khu vực.
Các lănh đạo quốc hội đă được các quan chức chính phủ báo cáo ngắn gọn về t́nh h́nh trong Pḥng T́nh huống.
Sau cuộc họp với các quan chức chính quyền trong Pḥng T́nh huống, các lănh đạo Dân chủ ở quốc hội đă thúc giục ông Trump t́m cách giảm căng thẳng hiện tại. Họ kêu gọi tổng thống cần có sự cho phép của quốc hội trước khi thực hiện bất kỳ hành động quân sự nào.

Căng thẳng vùng Vịnh leo thang nguy hiểm sau khi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) bắn hạ máy bay không người lái RQ-4A Global Hawk của hải quân Mỹ gần eo biển Hormuz hôm 20/6.
Phía Tehran cáo buộc máy bay xâm phạm không phận, trong khi Bộ Quốc pḥng Mỹ khẳng định chiếc Global Hawk bị bắn rơi trong không phận quốc tế.
Việc chiếc máy bay không người lái bị bắn hạ đă làm khủng hoảng thêm mối quan hệ vốn đang rất căng thẳng giữa Mỹ và Iran sau khi Tổng thống Trump cáo buộc Tehran đứng đằng sau những vụ tấn công gần đây vào các tàu chở dầu đi quan eo biển Hormuz, tuyến đường thủy huyết mạch với phần lớn lượng dầu mỏ trên thế giới.
Bên cạnh đó, việc Iran bắn hạ máy bay không người lái Mỹ dường như tạo điều kiện để một số quan chức trong chính quyền Mỹ ủng hộ một động thái quân sự. Những người này từ lâu đă mong muốn có một cách tiếp cận cứng rắn hơn với Tehran do cáo buộc ủng hộ khủng bố và có các hành vi khác gây bất ổn ở khu vực.
Những b́nh luận của ông Trump vào chiều 20/6 tại Pḥng Bầu dục phản ảnh những mâu thuẫn liên tục của chính tổng thống Mỹ. Một mặt, ông Trump muốn được nh́n nhận là một nhà lănh đạo cứng rắn trên trường quốc tế. Mặt khác, ông có trách nhiệm phải hoàn thành những lời hứa khi tranh cử đó là đưa nước Mỹ tránh khỏi những cuộc chiến tranh ở nước ngoài.
Chỉ vài tháng sau khi bước vào nhiệm sở, ông Trump phê chuẩn kế hoạch sử dụng 59 tên lửa Tomahawk tấn công vào các cơ sở quân sự của quân đội Syria sau cáo buộc chính quyền Assad sử dụng vũ khí hóa học.
Tuy vậy, ông Trump cũng thường xuyên nói với cử tri về việc chấm dứt sự liên quan của Mỹ tới các cuộc chiến ở nước ngoài và không muốn nước Mỹ trở thành cảnh sát của thế giới, một phần trong chính sách "Nước Mỹ trên hết" của ông.

Lần đầu 'quái vật' Global Hawk bị bắn hạ - cú sốc lớn cho Ngũ Giác Đài


Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ngày 20/6 bắn hạ một máy bay không người lái RQ-4A Global Hawk của hải quân Mỹ. Đây là lần đầu tiên Iran trực tiếp tấn công nhắm vào quân đội Mỹ kể từ khi căng thẳng vùng Vịnh bùng phát.
Động thái là bước leo thang mạnh nhất trong hơn hai tháng căng thẳng giữa Washington và Tehran tại khu vực, có khả năng đẩy cả hai đến bờ vực chiến tranh.
Bộ tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) xác nhận một máy bay Giám sát Hàng hải Khu vực Rộng (BAMS-D) đang thực hiện sứ mệnh ISR (T́nh báo, Giám sát và Do thám) đă bị bắn hạ bởi hệ thống tên lửa đất đối không của Iran khi ở không phận quốc tế trên eo biển Hormuz vào khoảng 23h35 GMT ngày 19/6/2019”, Đại úy Bill Urban, người phát ngôn CENTCOM, cho biết.
“Đây là vụ tấn công vô cớ nhắm vào khí tài giám sát của Mỹ trên không phận quốc tế”, người đại diện CENTCOM nhấn mạnh.
Trong khi đó, phía Tehran cáo buộc máy bay Mỹ đă đi vào không phận Iran ở tỉnh Hormozga, miền Nam nước này.
“Biên giới chính là giới hạn đỏ của chúng tôi. Mọi kẻ thù xâm phạm đường biên giới sẽ không thể trở về. Chúng tôi không có ư định phát động chiến tranh với bất kỳ quốc gia nào, nhưng tuyệt đối sẵn sàng cho chiến tranh”, Tư lệnh IRGC Hossein Salami tuyên bố sau vụ bắn hạ máy bay không người lái, cảnh báo nói đây là “thông điệp rất rơ” gửi đến Mỹ.


Bộ Quốc pḥng Mỹ đêm 20/6 công bố h́nh ảnh lộ tŕnh bay của chiếc Global Hawk và vị trí máy bay bị bắn hạ. ảnh Bộ Quốc pḥng Mỹ.

Thông điệp “sẵn sàng cho chiến tranh” ngày 20/6 khiến nhiều người bất ngờ về năng lực pḥng thủ của Iran. Chiếc RQ-4A Global Hawk trị giá từ 130-220 triệu USD tùy theo trang bị và là một trong những máy bay không người lái đắt giá, hiện đại nhất thế giới. Để dễ dàng h́nh dung, máy bay do hăng Northrop Grumman phát triển c̣n đắt hơn cả F35, chiến đấu cơ tàng h́nh thế hệ thứ 5 của Mỹ, với giá mỗi chiếc rơi vào khoảng 90 triệu USD.
Theo Ulrike Frank, chuyên gia tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu, Global Hawk nằm trong số máy bay không người lái lớn nhất đang được sử dụng trên thế giới. Sải cánh của RQ-4A Global Hawk là hơn 39 m, c̣n lớn hơn cả ba phiên bản của ḍng máy bay thương mại Boeing 737 là 35,8 m. Nó hoạt động ở độ cao lớn (high-altitude), với mức trần gần 19.000 m. Franke đánh giá máy bay này không phải bất khả chiến bại, tuy nhiên nó vẫn “rất khó bị bắn hạ”.


Chiếc RQ-4A Global Hawk của QĐ Mỹ

Vụ việc có thể xem là lần đầu tiên loại máy bay không người lái của Mỹ bị tiêu diệt thành công bởi một lực lượng thù địch. Bản chất hành động cố ư tấn công, trong trường hợp máy bay thật sự nằm ngoài không phận Iran, cùng mức đắt đỏ của chiếc RQ-4A Global Hawk cũng khiến vụ việc được xem là chưa từng có tiền lệ.

Việc Iran có đủ năng lực xác định mục tiêu và tiêu diệt một máy bay không người lái hoạt động ở độ cao lớn, được phát triển để né tránh chính loại tên lửa đất đối không được sử dụng rạng sáng 20/6, đă khiến nhiều quan chức Bộ Quốc pḥng Mỹ cảm thấy bất ngờ, theo New York Times.
Giới chức Mỹ xem diễn biến này chứng tỏ Tehran đủ sức gây khó khăn cho Washington trong bối cảnh Lầu Năm Góc vừa tuyên bố tăng viện quân nhân và khí tài giám sát đến khu vực.
Những phản ứng mâu thuẫn của giới chức Mỹ ngay sau vụ việc phần nào cho thấy bầu không khí bối rối trong nội bộ Washington. Nhiều quan chức cấp cao giấu tên ban đầu tiết lộ máy bay bị bắn hạ là chiếc MQ-4C Triton, một trong những thiết bị bay không người lái mới nhất của Mỹ.

Thông tin này lập tức gây xôn xao trong giới phân tích hàng không. Những chiếc MQ-4C đầu tiên đáng lẽ phải đến mùa hè này mới được triển khai và sẽ đến căn cứ tại Guam ở tận Thái B́nh Dương chứ không phải vùng Vịnh, theo Gizmodo. CENTCOM cuối cùng cũng xác nhận máy bay bị bắn hạ là chiếc RQ-4A Global Hawk chứ không phải MQ-4C Triton.
Đây có thể không phải là lần duy nhất các lực lượng thân Iran nhắm đến mục tiêu là máy bay không người lái của Mỹ. Fox News tiết lộ sau khi bắn hạ chiếc Global Hawk vào rạng sáng 20/6, lực lượng IRGC c̣n t́m cách bắn hạ thêm một thiết bị bay không người lái khác nhưng hụt mục tiêu.
Trước đó gần đúng một tuần, khi tàu dầu MV Altair bị tấn công trên vịnh Oman, một chiếc MQ9 Reaper của Mỹ đến ứng cứu đă bị các phần tử chủ mưu vụ việc nhắm bắn nhưng thất bại. Mỹ cáo buộc các phần tử này là thành viên của IRGC, trong khi Iran bác bỏ mối liên hệ với vụ việc.
Với tầm cao hoạt động tối đa gần 19.000 m, máy bay do thám không người lái độ cao lớn của Mỹ được bảo vệ phần nào khỏi các mối đe dọa trong vùng trời không có lực lượng pḥng không thù địch. Điển h́nh tại chiến trường Afghanistan hoặc Iraq, pháo pḥng không và thiết bị pḥng không vác vai (MANPADS) với tầm bắn thấp vốn không phải là đối thủ xứng tầm, theo chuyên gia công nghệ t́nh báo quân sự Mauro Gilli, làm việc tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (ETH Zurich).
Tuy nhiên, từ những năm 1960, các hệ thống tên lửa pḥng không đă đủ sức bắn hạ máy bay do thám ở độ cao hơn 19.000 m. Chiếc RQ-4A bị Iran bắn hạ hôm 20/6 bằng hệ thống pḥng không Ra’ad, một phiên bản được thiết kế đặc biệt để đối phó không quân Mỹ, với tầm bắn gần 50 km và độ cao mục tiêu lên đến 27.000 m.
Việc IRGC sử dụng bệ phóng Ra'ad có khả năng di chuyển cơ động gửi đến CENTCOM thông điệp cảnh cáo: Iran có khả năng truy đuổi và nhắm bắn mục tiêu trên không.
Điều này buộc máy bay Mỹ phải thay đổi lộ tŕnh nhiệm vụ thường xuyên hơn v́ phải đối diện mối đe dọa biến đổi liên tục, theo Jacquelyn Schneider, chuyên gia về vũ khí không người lái tại ĐH Hải Chiến Mỹ.
Với lộ tŕnh bay dễ đoán và thiếu các phương án chống pḥng không, máy bay không người lái dễ dàng trở thành mục tiêu tiềm năng cho các lực lượng Iran. Đây là cách để chính quyền Tehran gửi thông điệp cảnh cáo rơ ràng nhất cho Washington. Hành động này tuy không thiệt hại nhân sự nhưng đủ táo bạo để khiến giới chức QP nước này phải bất ngờ.
Tổng hợp từ ZingNews