Một cảnh diễn tập cuộc tập trận Úc-Mỹ Talisman Sabre 17, tháng 07/2017. Australian Army photo

Trước các đe dọa từ Trung Quốc ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây. Tiếp theo các hiểm họa về gián điệp, về các thao túng kinh tế, can thiệp về chính trị (1), đến lượt mối lo về quân sự. Một số chuyên gia kêu gọi xem xét lại chiến lược quốc pḥng hiệu quả hơn, nhằm đối phó với Trung Quốc, vốn là đối tác thương mại hàng đầu của Úc, nhưng đang ngày càng trở nên kẻ thù tiềm tàng. Một cựu chuyên gia quân sự, từng cố vấn cho nhiều đời thủ tướng Úc, trong một cuốn sách mới ra mắt, thậm chí lên tiếng kêu gọi xem xét khả năng trang bị vũ khí hạt nhân, để tự vệ. Thực hư ra sao ?

oOo

Khả năng Úc tự trang bị vũ khí hạt nhân được nêu cụ thể ra sao ?


Giáo sư Hugh White, chuyên gia kỳ cựu về quân sự, giảng viên Đại học Quốc gia Úc, trong cuốn sách mang tựa đề « How to Defend Australia / Làm thế nào để bảo vệ nước Úc », cùng lúc với việc nêu ra nhiều vấn đề về chính sách độc lập về chiến lược, đặt ra câu hỏi trực diện : « Vũ khí hạt nhân có cần thiết hay không ? ». Trả lời đài ABC Úc (2), cựu chuyên gia bộ Quốc Pḥng, nhận định : bối cảnh chiến lược của Úc đang thay đổi triệt để, sức mạnh gia tăng của Trung Quốc tại khu vực buộc Úc phải xét lại chiến lược quân sự.
Cựu chuyên gia bộ Quốc Pḥng Úc cùng thừa nhận là, trong hiện tại, việc phát triển vũ khí hạt nhân chỉ là một giải pháp cực đoan, khó có cơ trở thành hiện thực, và điều này sẽ chỉ được thực sự xem xét trong các điều kiện hết sức đặc biệt. Tuy nhiên trong tương lai, việc bác bỏ hoàn toàn phương án hạt nhân có thể sẽ khó khăn hơn. Cựu chuyên gia quân sự Hugh White cũng lưu ư đây lần đầu tiên kể từ thời thực dân châu Âu, an ninh của Úc không c̣n có được một đồng minh vững vàng bảo trợ, như Anh trước đây, và Mỹ hiện nay.
Trong tương lai, ông Hugh White dự đoán là « cái giá chiến lược » của việc từ chối vũ khí hạt nhân sẽ cao hơn nhiều so với hiện nay. Ông dự đoán là, nếu không có sự bảo đảm của Mỹ, chỉ cần một đe dọa răn đe hạt nhân duy nhất từ phía Trung Quốc cũng có thể buộc Úc phải đầu hàng trong một cuộc chiến tranh quy ước.
Đề xuất của cựu chuyên gia quân sự ngay lập tức bị bộ trưởng Quốc Pḥng Linda Reynolds bác bỏ. Nữ bộ trưởng Úc giải thách : Canberra tiếp tục duy tŕ cam kết không phát triển hay t́m cách trang bị vũ khí hạt nhân của Hiệp ước Không phổ biến Hạt nhân, mà Úc là thành viên.
Theo chính chuyên gia Hugh White, từ hàng chục năm nay, nhiều chiến lược gia Úc đă bí mật xem xét về khả năng phát triển vũ khí hạt nhân mang tính răn đe, tuy nhiên cho đến nay Canberra luôn luôn cho rằng nguy cơ của việc phát triển vũ khí hạt nhân là quá lớn, và bất luận thế nào Washington vẫn là thế lực vững chắc bảo đảm an ninh cho Úc. Tuy nhiên, chính quyền của tổng thống Trump hiện nay với nhiều quan điểm dường như tiền hậu bất nhất gây lo ngại cho Úc hơn bao giờ hết, trong bối cảnh áp lực từ Trung Quốc gia tăng.

Phải chăng người Úc đang ngày càng lo ngại trước sự hung hăng của Trung Quốc ?


Theo AFP, các tài liệu lịch sử cho thấy trước đây trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, giới chuyên gia quân sự chưa bao giờ nghĩ rằng Úc là mục tiêu của chiến tranh hạt nhân, trong trường hợp chiến tranh giữa Mỹ và Liên Xô bùng nổ. Ngược lại, các đụng độ giữa Úc với Trung Quốc đang có vẻ như ngày càng trở nên chuyện có thể xảy ra. Có hai khu vực trong không gian lợi ích của Úc đang trở thành điểm nóng : Đó là Biển Đông và vùng biển Nam Thái B́nh Dương.
Tại Biển Đông, tàu thuyền Úc thường xuyên tuần tra vùng biển này trong các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải, cùng với nước Mỹ, chống lại tham vọng bành trướng của Trung Quốc, muốn độc chiếm vùng biển này, nơi có đến khoảng 50% hàng hóa vận tại biển thế giới lưu chuyển qua. Mới đây, hồi tháng 5/2019, phi công của Hải quân Úc thông báo đă bị tấn công bằng tia laser khi đang bay trên Biển Đông. Quân đội Úc nghi ngờ tàu Trung Quốc là thủ phạm.
Tham vọng của Trung Quốc tại khu vực Nam Thái B́nh Dương cũng là một mối đe dọa trực tiếp với nước Úc. Trong một cuộc thăm ḍ dư luận gần đây của Viện tư vấn Lowy (3), 55% người Úc cho rằng nếu Bắc Kinh mở được một căn cứ quân sự tại một tiểu quốc đảo ở khu vực Nam Thái B́nh Dương th́ đây sẽ là một mối đe dọa thực sự với Úc, sau thông tin hồi năm ngoái cho thấy Bắc Kinh đang ve văn quốc đảo Vanuatu để thiết lập một căn cứ quân sự thường trực tại vùng Nam Thái B́nh Dương. 73% người trả lời cho rằng nước Úc cần phải có chính sách mạnh mẽ hơn để kháng cự lại việc Trung Quốc bành trướng tại Nam Thái B́nh Dương (4).

Cuộc thăm ḍ dư luận của Viện Lowy dường như nói lên nhiều điều về suy nghĩ và tâm trạng của người Úc đối với Trung Quốc ?


Đúng vậy, kết quả điều tra dư luận của Viện Lowy, Viện tư vấn độc lập về chính trị, kinh tế và chiến lược quốc tế, cung cấp nhiều thông tin đáng lưu ư. So sánh với các kết quả điều tra hàng năm, tiến hành từ 15 năm nay, tỉ lệ tin tưởng của người Úc với Trung Quốc sụt giảm chưa từng có (với 32%, sụt đến 20% so với năm trước). Gần ba phần tư người Úc (74%) cho rằng Úc quá phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế.
Kế hoạch Một vành đai, Một con đường (Nhất đới, nhất lộ) của Trung Quốc và việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông cũng là các vấn đề được người Úc quan tâm nhiều. Hơn ba phần tư người Úc cho rằng Canberra phải làm nhiều hơn nữa để kháng cự lại các hoạt động quân sự trong vùng, cho dù điều này có thể ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế Úc – Trung Quốc (77% tăng 11 % so với 2015). Đa số người Úc (60%) ủng hộ việc quân đội Úc tham gia các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông sát các khu vực tranh chấp mà Trung Quốc kiểm soát. Các dự án trong khuôn khổ kế hoạch Một vành đai, Một con đường của Trung Quốc cũng bị 79% người Úc cho rằng là thủ đoạn nhằm thống trị toàn khu vực.

C̣n quan hệ Úc – Mỹ ra sao ? Phải chăng người Úc ít tin cậy hơn vào nước Mỹ ?


Thật ra, niềm tin của người dân Úc vào quan hệ hợp chiến lược với nước Mỹ về cơ bản vẫn ổn định. Kết quả thăm ḍ dư luận năm 2019 của Viện Lowy khẳng định xu thế từ nhiều năm nay là đại đa số người Úc tin tưởng là dân chúng hai xă hội Úc và Mỹ chia sẻ nhiều giá trị và lư tưởng chung, và một liên minh mạnh mẽ và bền vững là sự tiếp nối tự nhiên của thực tế này. 73% người Úc (năm 2019, chỉ ít hơn 4% so với năm 2015) tin tưởng vào liên minh với Mỹ. Cũng 73% tin rằng nước Mỹ sẽ bảo vệ Úc, nếu Úc bị đe dọa. Đa số người Úc (56%) (kết quả không thay đổi từ năm 2011 đến nay) tin là liên minh với Mỹ giúp cho nước Úc được bảo vệ tốt hơn trước các áp lực từ phía Trung Quốc.
Vấn đề quan hệ Úc – Mỹ suy yếu hiện nay một phần rất lớn bắt nguồn từ niềm tin sụt giảm mạnh đối với chính quyền của tổng thống Donald Trump, trong bối cảnh tương quan lực lượng Hoa Kỳ và Trung Quốc đang thay đổi, với khoảng cách khác biệt Mỹ - Trung giảm bớt. Đa số người Úc (66%) cho rằng tổng thống Trump đang làm yếu đi liên minh giữa Úc với Mỹ. Tỉ lệ mất ḷng tin của tổng thống Trump đặc biệt mạnh trong giới trẻ (78% trong số lớp tuổi từ 18 đến 29). Không có ai trong độ tuổi tuổi này khẳng định « Tin tưởng nhiều » vào tổng thống Mỹ.

oOo

Trở lại với vấn đề nước Úc có nên trang bị vũ khí hạt nhân hay không để đối phó với Trung Quốc, vừa được một chuyên gia quốc pḥng xới lên. Cho dù vấn đề vũ khí hạt nhân được đại số các chuyên gia và chính giới Úc hiện nay coi là câu chuyện đắt đỏ, nguy hiểm và đầy ảo tưởng, nhưng có một điều không phủ nhận được là đối với đại số người dân Úc, quốc gia này đang trở thành một nước « ở tuyến đầu » trong mặt trận đề kháng lại tham vọng bành trướng của Trung Quốc, như nhận định với AFP của nhà phân tích Malcolm Davis, Viện Chính trị Chiến lược Úc, cũng là một chuyên gia về quốc pḥng. Trong việc điều chỉnh chiến lược an ninh, quốc pḥng hiện tại này, để đối phó hiệu quả hơn với Trung Quốc, ngoài việc cải thiện quan hệ với đồng minh lâu năm Hoa Kỳ, dường như đang trở nên khó lường hơn, nước Úc cũng t́m cách siết chặt quan hệ với các đồng minh khác, như Pháp (5), Nhật…, để tăng cường thế trận phối hợp trong cộng đồng các quốc gia dân chủ.


Ghi chú


1. « Đạo quân thứ năm của Trung Quốc ở Úc và New Zealand gây lo ngại », RFI, ngày 12/10/2017.
2. « Australia may need to consider nuclear weapons to counter China's dominance, defence analyst says », ABC, 02/07/2019.
3. Giới thiệu Kết quả thăm ḍ dư luận của Viện Lowy, ngày 26/06/2019.
4. Một thách thức hàng đầu hiện nay của Úc và các đồng minh là vận động các quốc đảo Nam Thái B́nh Dương ủng hộ dự án một khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương « mở và tự do », trong bối cảnh Bắc Kinh đang ráo riết t́m cách mua chuộc nhiều đảo quốc, đặc biệt t́m cách hất chân Đài Loan khỏi 6 đảo quốc, vẫn duy tŕ quan hệ ngoại giao với Đài Bắc (Kiribati, quần đảo Marshall, Nauru, Palau, quần đảo Salomon và Tuvalu). Xem « Japan, US and Australia push back on China's South Pacific expansion », Aasia.nikkei.com, 03/07/2019.
5. « Pháp công bố chiến lược gia tăng bảo đảm an ninh tại Ấn Độ-Thái B́nh Dương », RFI, ngày 5/6/2019.