Một đề tài nằm giữa tôn giáo và khoa học, tôi để bài này ở chủ đề thứ nhất.

______________

Ngôi sao Bethlehem - ngày nay thường được gọi là Ngôi sao Giáng Sinh - là một biểu tượng quen thuộc trong văn hóa Thiên Chúa giáo và cũng được biết tới rộng răi trên khắp thế giới. Nó thực sự là một hiện tượng thiên văn hay chỉ đơn thuần là truyền thuyết?

Theo như được nhắc tới trong Phúc Âm Matthew, ngôi sao Bethlehem đă dẫn xuất hiện và dẫn đường cho ba nhà thông thái phương Đông đến Jerusalem. Ở đó họ gặp vua Herod và hỏi xem vua của người Do Thái sinh ra ở nơi nào. Herod đă chỉ dẫn cho họ tới Bethlehem ở phía Nam Jerusalem, và ở đó họ đă t́m thấy ngôi nhà nơi chúa Jesus vừa sinh ra. Đó là câu chuyện về mặt tôn giáo. Ngày nay th́ chúng ta biết rằng về mặt lịch sử, Jesus là một nhà truyền giáo người Do Thái đă ra đời vào khoảng năm 4 tới 2 trước Công nguyên (không phải năm 0 như đa số chúng ta có thể tưởng, v́ có sự chênh lệch trong việc xác định lịch dưới thời hoàng đế Augustus Caesar) và qua đời vào khoảng những năm 30 sau Công nguyên. Chúng ta cũng biết rằng với nhận thức của các nhà thiên văn học ngày trước - ba nhà thông thái trong câu chuyện cũng có thể coi là những nhà thiên văn học v́ thời đó bất cứ ai được coi là nhà thông thái đều cần phải biết quan sát bầu trời - th́ cái được gọi là một ngôi sao có thể là bất cứ thứ ǵ sáng trên bầu trời đêm (trừ Mặt Trăng). Điều đó có nghĩa là ngôi sao Bethlehem dẫn đường cho họ có thể là một ngôi sao hoặc hành tinh đặc biệt sáng, một sao chổi, sao băng hay sự giao hội của hành tinh.... Như vậy, để xác định xem thực sự nó là ǵ, và thậm chí ... nó có thật hay không th́ chúng ta cần xác định được rằng có sự kiện thiên văn nào đặc biệt xảy ra vào thời điểm đó mà các nhà thông thái đă quan sát được. Ngày nay, với những khảo cứu lịch sử chi tiết cùng khả năng tính toán chính xác của những phương tŕnh phức tạp về chuyển động thiên thể, các nhà thiên văn học có thể lần ra dấu vết của những sự kiện diễn ra hàng ngh́n năm trước. Dưới đây chúng ta sẽ xét tới một số khả năng.

1- Sao chổi
: Khi một sao chổi tới gần Mặt Trời, áp lực từ gió Mặt Trời thổi dạt một phần khí trên nó tạo thành một cái đuôi sáng. Chắc chắn đây là một hiện tượng rất đáng chú ư với người thời đó. Tuy nhiên, khả năng này khó xảy ra v́ gần thời điểm Jesus ra đời chỉ có sao chổi Halley đi tới gần Trái Đất, nhưng đó là năm 12 TCN, tức là vẫn c̣n quá sớm. Mặc dù không thể loại trừ trường hợp có một sao chổi nào đó đă đi qua ở thời điểm đó nhưng không trở lại để chúng ta có thể ước tính được, nhưng có một thực tế khác là thời cổ đại, đa số các nền văn hóa đều coi sao chổi là điềm báo xấu nên khó mà có chuyện sự xuất hiện của nó được coi là dấu hiệu của Chúa.

2- Sao băng
: Khả năng này là khá cao, và thực tế là không thể kiểm chứng. Hàng ngày đều có rất nhiều thiên thạch lao vào khí quyển của Trái Đất và cháy sáng. Với điều kiện khí quyển chưa ô nhiễm vởi khí thải và ánh sáng nhân tạo như thời xưa th́ các nhà quan sát không hề hiếm khi thấy sao băng. Đôi khi, một thiên thạch lớn hơn b́nh thường đi vào khí quyển vào nó cháy sáng mạnh mẽ hơn hẳn những sao băng khác, thường được gọi là "quả cầu lửa" (fireball). Vậy nếu ba nhà thông thái đă thấy một sao băng đặc biệt như vậy hướng về phía bầu trời Jerusalem, rất có thể họ đă tin rằng đó là tia sáng chỉ đường tới với nơi ra đời của Jesus.

3- Nova hoặc supernova
: Một vụ nổ kết thúc cuộc đời của một ngôi sao nặng khiến nó có thể trở thành một điểm sáng rực rỡ trên bầu trời. Một giả thuyết được đề ra vào năm 2005 là có một vụ nổ supernova như vậy đă xảy ra thời điểm đó ở thiên hà láng giềng của chúng ta là Andromda, trong khi một số tài liệu khác cho thấy các nhà thiên văn Trung Quốc đă quan sát thấy một nova ở khu vực cḥm sao Capricornus hoặc Aquarius vào khoảng năm 5 TCN. Tuy nhiên trong cả hai trường hợp, độ sáng của chúng đều không thể đủ để trở thành một điểm sáng đặc biệt trên bầu trời (nova không sáng tới vậy, nhất là khi xảy ra từ sớm, c̣n supernova ở thiên hà khác th́ c̣n mờ nhạt hơn nữa).

4- Giao hội hành tinh
: Đây là một khả năng rất đáng chú ư. Giao hội là hiện tượng biểu kiến khi chúng ta thấy hai hay nhiều hành tinh (hoặc hành tinh và một sao nào đó) áp sát nhau trên bầu trời. Năm 1614, nhà thiên văn học người Đức Johannes Kepler xác định được rằng vào năm 7 TCN đă xảy ra ba lần giao hội của Sao Mộc và Sao Thổ. Tuy nhiên những giao hội này đều có khoảng cách ít nhất 1 độ giữa hai thiên thể, khiến chúng không thể tạo thành một điểm sáng chung quá đặc biệt.

Một khả năng được xét tới là các nhà thiên văn xác định được nhiều lần giao hội của Sao Mộc và Sao Kim ở vị trí của cḥm sao Leo vào các năm 3 và 2 TCN. Hai hành tinh này khi đó, theo như tính toán ngày nay của các nhà thiên văn, đă tới gần nhau đủ để tạp thành một điểm sáng rực rỡ trên bầu trời đêm. Người cổ đại thường liên hệ Sao Mộc và Leo tới những vị vua c̣n Sao Kim lại liên hệ tới phụ nữ và sinh sản, do đó rất có thể đây là lư do mà các nhà thông thái lên đường. Đặc biệt nhất trong chuỗi giao hội này là vào tháng 6 năm 2 TCN, khi Sao Mộc và Sao Kim giao hội ở rất gần vị trí của sao Regulus (ngôi sao sáng nhất của cḥm sao Leo).
Vậy có phải thực tế Chúa Jesus đă sinh ra vào tháng 6? Nhiều sử gia cho rằng ngày sinh thật sự của Jesus không phải tháng 12 mà đă được những người theo Thiên Chúa đầu tiên chủ động gán cho trùng vào với lễ hội mùa đông Saturnalia của người La Mă thời đó để ngụy trang, tránh sự trừng phạt của Đế chế La Mă. Mặc dù có nhiều trùng hợp về cả mặt thiên văn học cũng như văn hóa, có một mâu thuẫn là vua Herod đă được các nhà sử học xác định là qua đời vào năm 4 TCN, tức là nếu như sự giao hội kể trên xảy ra sau thời điểm đó (năm 2 TCN) th́ các nhà thông thái không thể gặp được ông ta để xin chỉ dẫn.

Sau rất nhiều khả năng được đưa ra, có vẻ như chúng ta khó mà xác định chắc chắn được Ngôi sao Giáng Sinh là sự kiện thiên văn cụ thể nào. Đó có thể là một sao băng hoặc thực sự là giao hội giữa Sao Mộc và Sao Kim (v́ năm mất của Herod cũng có thể được xác định chưa chính xác). Cũng có trường phái cho rằng thực tế sao Giáng Sinh không phải một thiên thể cụ thể mà có thể là sự xuất hiện và tới gần nhau của Sao Mộc và Sao Kim trong cḥm sao Pisces. Và tất nhiên, cũng không loại trừ trường hợp câu chuyện này chỉ là một truyền thuyết, hoặc một sự thật nhưng đă được tô điểm thêm cho sinh động.
Trên khía cạnh tôn giáo, có lẽ, đối với nhiều người, nhất là những người theo Thiên Chúa Giáo, th́ một chút bí ẩn có lẽ sẽ hấp dẫn hơn!
Đặng Vũ Tuấn Sơn (VACA)