Tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam đă lại đối đầu với nhau trên Biển Đông, tại khu vực Băi Tư Chính gần quần đảo Trường Sa
Vào thượng tuần tháng 7 này, tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam đă lại đối đầu với nhau trên Biển Đông, tại khu vực Băi Tư Chính gần quần đảo Trường Sa, một khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc đ̣i chủ quyền. Thông tin này ngày càng được nhiều nguồn ngoại quốc tiết lộ, trong bối cảnh cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều thông tin nhỏ giọt, và phản ứng dè dặt. Theo các quan sát viên được báo chí quốc tế ngày 17/07/2019 trích dẫn, cả hai chính quyền Việt Nam và Trung Quốc như đang cố tránh không để kịch bản 2014 tái diễn.

Tiếp theo tiết lộ ngày 09/07/2019 của giáo sư Ryan Martinson, Trường Hải Chiến Hoa Kỳ (Naval War College), về vụ tàu khảo sát dầu khí của Trung Quốc Hải Dương Địa Chất 8 được ba tàu hải cảnh hộ tống đă tiến vào vùng Băi Tư Chính và bị tàu kiểm như và cảnh sát biển Việt Nam bám sát, vào hôm qua, 17/07, hai trung tâm tham vấn Mỹ là Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) và Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Pḥng Nâng Cao (C4ADS) đă thông tin rơ hơn về vụ thâm nhập, nêu bật tính chất nghiêm trọng của t́nh h́nh.

Theo nguồn tin này th́ từ một tuần nay, 6 tàu hải giám trang bị tận răng, gồm 2 tàu Trung Quốc và 4 tàu Việt Nam, đă gườm nhau trong các cuộc tuần tra xung quanh băi Tư Chính tại quần đảo Trường Sa.
Tờ báo dẫn thông tin trên trang Twitter của một Giáo sư của Trường Hải Chiến (Naval War College) Hoa Kỳ ở Rhode Island, cho biết là Trung Quốc đă đưa một tàu khảo sát dầu khí vào vùng biển gần Băi Tư Chính do Việt Nam kiểm soát vào ngày 3/7.
Trên trang Twitter của ông, https://twitter.com/rdmartinson88?lang=en, Giáo sư Ryan Martinson viết:
“Từ thứ Tư vừa qua (3/7), tàu khảo sát Trung Quốc Haiyang Dizhi 8 đă thực hiện một cuộc thăm ḍ địa chấn tại đặc khu kinh tế của Việt Nam, trong các vùng biển nằm về hướng Tây của đảo Trường Sa do Việt Nam kiểm soát.”
Một ḍng tweet ngắn hôm 10/7 chia sẻ:
“H́nh như Việt Nam đang thách thức hoạt động này.”
Giáo sư Martinson c̣n đăng một tấm ảnh minh họa của tàu hải giám Trung Quốc hơn 10.000 tấn, mang số hiệu 3901, mà ông gợi ư là có mặt tại đó để bảo vệ tàu thăm ḍ Trung Quốc, cùng với một máy bay trực thăng và tàu hải giám 2.200 tấn số hiệu 37111.

Các sự kiện có tính chất nghiệm trọng như thế, nhưng theo ghi nhận của nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm qua, cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội đều không đề cập nhiều đến cuộc đối đầu mới trên Biển Đông.
Lư do là cả hai nước đều muốn tránh một t́nh trạng căng thẳng dữ dội như vào năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào cắm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, làm dấy lên những cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc trên khắp nước Việt Nam.



Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng đă tỏ ư hy vọng rằng Việt Nam sẽ tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc đối với vùng biển bị tranh chấp, và không có những hành động có thể làm phức tạp t́nh h́nh.Theo Reuters, tuyên bố trên đây là lời công nhận đầu tiên từ phía Bắc Kinh về sự cố tại Băi Tư Chính.
Bắc Kinh đă nêu đích danh Việt Nam trong lúc một ngày trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng, khi trả lời một câu hỏi của báo chí, đă tuyên bố chung chung về những diễn biến gần đây tại Biển Đông, mà không nêu tên Trung Quốc và sự cố tàu Trung Quốc thâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. South China Morning Post c̣n ghi nhận rằng truyền thông nhà nước Việt Nam cũng không đề cập đến vụ việc.
Về phản ứng của Trung Quốc và Việt Nam trước sự cố Băi Tư Chính, hăng tin Anh Reuters cũng nhận định thái độ dè dặt, từ cả hai phía.
Về quy mô sự cố tại Băi Tư Chính, theo hai trung tâm nói trên được Reuters trích dẫn, th́ tại khu vực lô dầu khí Cá Rồng Đỏ, tàu khảo sát Trung Quốc cùng ba tàu hải cảnh hộ tống đă bị chín chiếc tàu Việt Nam bám sát để theo dơi.
Trước đó, trong một sự cố riêng rẽ tại một lô dầu khí khác do tập đoàn Nga Rosneft khai thác, chiếc tàu Hải Cảnh Trung Quốc mang số hiệu Hải Cảnh 35111 đă có động thái mà CSIS gọi là « đe dọa » nhắm vào các chiếc tàu Việt Nam hoạt động tại giàn khoan dầu Hakuryu-5 của Nhật Bản được tập đoàn Nga thuê để khoan ḍ tại lô này. CSIS cho biết cụ thể là vào ngày 02/07, khi tàu Việt Nam đang rời khỏi giàn khoan Hakuryu-5, th́ bị chiếc tàu hải cảnh Trung Quốc lao tới xông vào giữa đội tàu, với tốc độ cao, chỉ cách tàu Việt Nam 100 mét.
VOA, RFI