Tàu hải cảnh Việt Nam và Trung Quốc "vờn nhau" trên Biển Đông

Hoa Kỳ cho rằng quốc tế cần chung sức « chống lại những hành động gây hấn» của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo báo chí Philipines, trong một hội nghị qua hệ thống viễn thông hôm qua, 23/07/2019, tư lệnh lực lượng tuần duyên Mỹ, đô đốc Karl Schultz kêu gọi các nước đồng minh, cũng như các đối tác của Mỹ trong vùng, cùng lên án những hành động hung hăn nhằm củng cố đ̣i hỏi chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Đô đốc Schultz nhấn mạnh đến việc hải cảnh Trung Quốc đă huy động đông đảo tầu tuần tra, được tầu của hải quân nước này yểm trợ, tại những ḥn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh chiếm giữ và tại phần lớn vùng Biển Đông.
Hành động gây hấn mới nhất của tầu hải cảnh Trung Quốc là sách nhiễu hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, theo lời tố cáo của Hà Nội. Đô đốc Schultz nhấn mạnh Tuần duyên Mỹ « hợp tác chặt chẽ với Việt Nam. Phía Việt Nam đă nhiều lần hoàn thành chức năng bảo vệ tự do hàng hải ». Theo ông Schultz, việc lực lượng tuần duyên Mỹ có mặt ở Biển Đông là nhằm mục đích tái lập và tăng cường luật pháp quốc tế ở khu vực này.

Lực lượng Tuần duyên Mỹ cũng cam kết hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để củng cố năng lực thực thi chủ quyền trên Biển Đông giữa lúc các tàu hải cảnh của Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục đối đầu nhau gần Băi Tư Chính thuộc quần đảo Trường Sa.
Truyền thông trong nước dẫn lời Tư lệnh Tuần duyên Mỹ Karl L. Schultz nói hôm 23/7 rằng Tuần duyên Mỹ (USCG) nhấn mạnh quan hệ hợp tác với Cảnh sát biển Việt Nam và tái khẳng định cam kết lâu dài đối với an ninh khu vực trong bối cảnh t́nh h́nh Biển Đông tiếp tục phức tạp.
“Chúng tôi đang hợp tác rất chặt chẽ với Việt Nam và Hà Nội đă tăng cường sức mạnh của lực lượng cảnh sát biển lên rất nhiều,” Đô đốc Schultz nói với các phóng viên trong cuộc trao đổi qua điện thoại ngày 23/7 khi trả lời câu hỏi về kế hoạch của Tuần duyên Mỹ để hỗ trợ các quốc gia đảm bảo tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông giữa lúc Trung Quốc tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực, theo VnExpress.



Được hỏi về việc tàu Trung Quốc đang có những hành động quấy rối tại Băi Tư Chính trong vùng biển “thuộc chủ quyền của Việt Nam,” Đô đốc Schultz từ chối b́nh luận về khả năng lực lượng tuần duyên Mỹ có hành động trong tương lai nhằm đối phó “kiểu hành xử ngang ngược này” hay không, theo Zing News.
Ông Schultz cho biết vấn đề này thuộc phạm vi trả lời của Hạm đội 7 và Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương, vốn chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động của USCG tại khu vực.
“Trước những hành xử mang tính cưỡng ép và khiêu khích đang diễn ra, USCG mang đến sự minh bạch trong tiếp cận và hợp tác,” ông Schultz được Zing News trích lời nói. “Năng lực đặc biệt trong mở rộng quan hệ quốc tế của USCG cho phép chúng tôi hỗ trợ cải thiện năng lực của các nước đối tác và thúc đẩy cách ứng xử dựa trên pháp luật mà Mỹ mong muốn nh́n thấy trong khu vực.”

Theo Đô đốc Schultz, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực được Mỹ chuyển giao tàu tuần tra năng lực cao lớp Hamilton.
Tháng 4 vừa qua, Mỹ đă trao cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam 6 tàu tuần tra với tổng trị giá 12 triệu USD, Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội cho biết. Trước đó, Việt Nam đă tiếp nhận 12 tàu tuần tra loại “Metal Shark” từ Mỹ.
Theo Tuổi Trẻ trích dẫn nguồn tin từ một số tờ báo chuyên về quốc pḥng của Mỹ, Washington đang cân nhắc việc chuyển giao thêm một tàu tuần duyên loại biên nữa cho Việt Nam.
Phó Đô đốc Linda L Fagan, được Tuổi Trẻ trích lời nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo qua điện thoại hôm 11/6, rằng Hoa Kỳ là một quốc gia Thái B́nh Dương và sẽ duy tŕ cam kết v́ một khu vực tự do, rộng mở.

Công ty Nga và Nhật ‘gây phức tạp’ cho Trung Quốc

Chuyên gia về Biển Đông nói với VOA tiếng Việt rằng sự liên quan của công ty Nga và Nhật trong vụ “đối đầu” giữa tàu hải cảnh Việt Nam và Trung Quốc ở Băi Tư Chính đă “gây phức tạp” cho quyết sách của chính quyền Bắc Kinh.
Ông Ryan Martinson, chuyên gia về hải quân Trung Quốc của Trường Hải Chiến Hoa Kỳ, cho biết rằng tính tới ngày 23/7, các tàu hải cảnh của Trung Quốc “vẫn hoạt động gần giàn khoan dầu của Nhật ở phía tây Băi Tư Chính”, trong khi tàu Haiyang Dizhi 8 “tiếp tục tiến hành khảo sát địa chấn tại Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam ở phía tây quần đảo Trường Sa”.

Tin cho hay, công ty Rosneft của Nga thuê giàn khoan Hakuryu-5 của Công ty Khoan thăm ḍ Nhật Bản (JDC) để thực hiện hoạt động thăm ḍ dầu khí tại Lô 06.1 của Việt Nam ở Biển Đông trong khu vực mà Hà Nội tuyên bố là Vùng Đặc quyền Kinh tế của ḿnh.
VOA tiếng Việt đă liên lạc với Rosneft và JDC để hỏi phản ứng về vụ “đối đầu” giữa tàu hải cảnh của Việt Nam và Trung Quốc, nhưng chưa nhận được hồi đáp.
VOA tiếng Việt cũng đă liên lạc phỏng vấn với Bộ Ngoại giao Nga và Nhật Bản, nhất là hỏi xem Moscow và Tokyo hỗ trợ ǵ cho hai công ty Rosneft và JDC, nhưng tới ngày 24/7 vẫn chưa nhận được hồi đáp.
Ông Martinson nói rằng ông “không ngạc nhiên” về việc hai công ty này không muốn lên tiếng.
“Thật dễ hiểu. Họ không muốn chọc tức Trung Quốc”, ông nói thêm với VOA Việt Ngữ. “Tôi chắc chắn rằng sự liên quan của công ty Nga Rosneft đă gây phức tạp cho việc ra quyết sách của Bắc Kinh. Trung Quốc sẽ không muốn làm bất cứ điều ǵ gây tổn hại tới mối quan hệ tốt đẹp với Nga”.

Ông Murray Hiebert, chuyên gia về Biển Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở ở thủ đô Washington, cho rằng Trung Quốc “rơ ràng đang gây áp lực” đối với các hoạt động thăm ḍ dầu khí của Việt Nam.
“Việt Nam quyết định không đứng nh́n và chấp nhận áp lực của Trung Quốc như trong việc [dừng hoạt động thăm ḍ] tại hai lô [đă cấp phép] cho công ty Repsol [của Tây Ban Nha] vào năm 2017 và 2018”, ông Hiebert nói.
“Với việc Việt Nam triển khai tàu cảnh sát biển tới gần tàu thăm ḍ của Trung Quốc, đôi bên rơ ràng đang bước vào một t́nh thế mà một vụ tai nạn hoặc phản ứng thái quá của thuyền trưởng tàu có thể khiến việc tranh chấp vượt ra khỏi tầm kiểm soát”.
Nhà nghiên cứu về Biển Đông này đồng ư với ư kiến cho rằng việc các công ty Nga và Nhật liên quan tới vụ đối đầu lần này giữa tàu chấp pháp của Việt Nam và Trung Quốc đă “đa phương hóa” vụ việc, nhưng về cơ bản, các bên “nhiều khả năng coi đây là vấn đề giữa Hà Nội và Bắc Kinh”.
Ông Hiebert nói rằng hành động của Trung Quốc đối với Việt Nam sau khi tiến hành bước đi tương tự ở ngoài khơi Malaysia và Philippines khiến “cộng đồng quốc tế chú ư tới việc Trung Quốc gây áp lực đối với các quốc gia láng giềng”.
Liên quan tới vụ Băi Tư Chính, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 20/7 ra tuyên bố nhắc tới cả Trung Quốc và Việt Nam, trong đó “mạnh mẽ phản đối việc cưỡng ép và đe dọa” đồng thời nói rằng Bắc Kinh “nên chấm dứt hành vi bắt nạt và ngưng thực hiện hoạt động gây bất ổn và khiêu khích này”.
VOA, RFI