Một tàu hải cảnh Trung Quốc chạy cắt ngang mũi một tàu của cảnh sát biển Việt Nam trên Biển Đông

Việt Nam vừa ra thông báo rộng răi về việc gia hạn thời gian hoạt động của giàn khoan Hakuryu 5 tại Lô 06.1 bể Nam Côn Sơn, phía tây bắc Băi Tư Chính, một động thái được cho là “bất tuân” tiếp theo của Hà Nội sau khi khước từ yêu cầu của Bắc Kinh hồi tháng 6 là rút lại giàn khoan này, dẫn đến việc Bắc Kinh thực hiện lời đe dọa “hành động mạnh” bằng việc đưa tàu thăm ḍ Hải Dương Địa Chất 8 đến khu vực, theo tiết lộ của một chuyên gia nghiên cứu với VOA.

Trong khi các dữ liệu theo dơi cho thấy tàu thăm ḍ Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc vẫn tiếp tục hoạt động gần khu vực Băi Tư Chính ở Biển Đông bất chấp phản đối từ phía Việt Nam và chỉ trích của Mỹ, một số nguồn tin cho hay Bắc Kinh đă yêu cầu Hà Nội rút giàn khoan ở khu vực này đi và đổi lại, Trung Quốc sẽ rút các tàu của họ. Nhưng Việt Nam bác bỏ đề nghị này.
Trao đổi với VOA hôm 25/7, TS. Hà Hoàng Hợp xác nhận thông tin về những đ̣i hỏi của Trung Quốc hồi tháng 6.
“Đúng là họ có trao đổi với một số nơi ở Việt Nam điều kiện như thế”, TS. Hà Hoàng Hợp khẳng định với VOA. “Họ đ̣i Việt Nam phải bắt công ty Nhật và công ty Nga phải rút khỏi chỗ đấy. Nếu không rút th́ họ sẽ có hành động mạnh”.


Tàu khảo sát Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc.

Trung Quốc đă thực hiện lời đe dọa bằng cách đưa con tàu dài 88 met, rộng 20,4 met, với tổng trọng tải 6.918 tấn đến “thăm ḍ” trong khu vực gần Băi Tư Chính kể từ ngày 3/7. Vụ việc đă đẩy căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc lên đến đỉnh điểm kể từ sau vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào Biển Đông năm 2014.

Thông báo của Tổng Công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải miền Nam, thuộc Bộ Giao thông Vận tải, được truyền thông Việt Nam trích dẫn ngày 25/7 cho biết hoạt động khoan của khu vực Lô 06.1 bể Nam Côn Sơn do công ty Rosneft Việt Nam B.V. (công ty con của Công ty Rosneft của Nga) “dự kiến kéo dài đến hết ngày 15/9/2019”.
Trang Twitter IndoPacific_SCS_Info , nơi thường xuyên cập nhật tin tức về Biển Đông, nói rằng hoạt động của giàn khoan Hakuryu 5 lẽ ra chấm dứt vào ngày 30/7 theo như kế hoạch ban đầu, nhưng “Việt Nam không lùi bước”.
Theo phân tích của TS. Hà Hoàng Hợp, động thái thông báo gia hạn từ phía Việt Nam là “có và không” liên quan đến căng thẳng ở Băi Tư Chính.
TS. Hà Hoàng Hợp nói việc gia hạn là do các công ty khai thác dầu khí của Nga, Nhật thực hiện và Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam ra thông báo là để tàu bè đi lại có thể tránh xa khu vực này.
“Hợp đồng ban đầu nói có khả năng [hoạt động khai thác] kéo dài 60-90 ngày. Mà bắt đầu khoan từ ngày 29/6 tới giờ chưa được một tháng, th́ phải khoan thêm th́ mới đạt kết quả về mặt kỹ thuật”, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói với VOA.
C̣n yếu tố “có liên quan”, theo ông, là v́ Trung Quốc đă từng yêu cầu Việt Nam rút giàn khoan này đi nhưng phía Việt Nam khước từ.
Theo chuyên gia của Viện Nghiên Đông Nam Á ISEAS, động thái thông báo gia hạn hoạt động từ phía Việt Nam tái khẳng định một lần nữa rằng đ̣i hỏi của Bắc Kinh là “không hợp lư”.
“Người Nga đă khai thác ở chỗ đó từ năm 2013, sau khi mua lại cổ phần từ công ty BP của Anh quốc và một cố phần nhỏ của công ty Conoco Philips. Từ đó đến giờ họ làm rất tốt, và ai cũng khẳng định khu vực đó là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không tranh căi được”.

Trong một diễn tiến cùng ngày 25/7, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng lặp lại lần thứ 3 rằng Việt Nam “kiên quyết, kiên tŕ bảo vệ chủ quyền” và đă trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc về hoạt động của Hải Dương Địa Chất 8. Đây được xem là phản ứng mạnh nhất từ trước đến nay từ phía Việt Nam liên quan đến những vụ xung đột căng thẳng với Trung Quốc trên Biển Đông.
Liên quan tới vụ Băi Tư Chính, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 20/7 ra tuyên bố nhắc tới cả Trung Quốc và Việt Nam. Washington mạnh mẽ phản đối mọi hành động “cưỡng ép và đe dọa” và nói rằng Bắc Kinh “nên chấm dứt hành vi bắt nạt và ngưng thực hiện hoạt động gây bất ổn và khiêu khích này”.

Theo nhà nghiên cứu Hoàng Việt, thành viên Ban nghiên cứu Luật Biển và hải đảo thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam, là một trong những chuyên gia về Biển Đông. sự kiện này có mấy điểm cần lưu ư.
Một là Trung Quốc tiếp tục sử dụng luận điệu rằng các mỏ dầu nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam nhưng cũng nằm trong "đường lưỡi ḅ" của Trung Quốc để xem dư luận thế giới và Việt Nam đến nay phản ứng thế nào.
Sau phán quyết năm 2016 trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc th́ dư luận ủng hộ phán quyết lên cao nhưng cũng có nhiều quốc gia không chính thức lên tiếng.
Hai là Trung Quốc cũng đang mắc kẹt trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, và đây không chỉ là về thương mại mà c̣n là cuộc cạnh tranh chiến lược giữa hai quốc gia, xem ai sẽ là cường quốc số 1. Tôi cho rằng đây không phải là bối cảnh tốt để Trung Quốc làm lớn chuyện. Năm 2014, Trung Quốc c̣n kéo cả tàu khu trục cũng như tàu ngầm dàn trận ở đó sẵn. Lần này, Trung Quốc chỉ mang một số tàu hộ tống thôi.
Đây cũng có thể xem là một động thái "nắn gân" của Trung Quốc với ASEAN. Hiện nay, nhiều nước Đông Nam Á có vẻ như đang thức tỉnh trước chính sách "Vành đai, Con đường" của Trung Quốc. Chính sách này được xem là biểu tượng hàng đầu cho tham vọng tranh giành ảnh hưởng toàn cầu của Bắc Kinh, nhưng đang vấp phải sự nghi kỵ và chỉ trích v́ sự thiếu minh bạch cũng như những rủi ro mà nó mang lại, bao gồm cái gọi là "bẫy nợ".
Cũng có thể Trung Quốc muốn gửi đi tín hiệu rằng: Dù nhiều người nghĩ chiến tranh thương mại đă làm Trung Quốc suy yếu nhưng thực tế Bắc Kinh muốn chứng tỏ vẫn c̣n đầy đủ sức mạnh.

Tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông rơ ràng cũng không bao giờ thay đổi, nhất quán xuyên suốt các thời kỳ. Chỉ khi Trung Quốc bị cộng đồng quốc tế phản đối đến mức không thể làm ǵ được th́ Trung Quốc mới chịu rút lui.
Có thể thấy là tin tức sớm nhất về sự việc lần này đều là xuất phát từ phía Mỹ, dù không phải là từ chính quyền hay quan chức mà là từ giới nghiên cứu, học giả. Nói một cách ṣng phẳng th́ những thông tin đó nếu không được chính phủ bật đèn xanh cung cấp th́ khó mà tiếp cận được.
Tôi nghĩ Mỹ đă đợi xem Việt Nam phản ứng như thế nào, nếu Việt Nam lên tiếng th́ Mỹ sẵn sàng ủng hộ Việt Nam, v́ hai bên có lợi ích chung trong việc duy tŕ ḥa b́nh, ổn định tại khu vực.

Cũng theo Gs Hoàng Việt, Mỹ sẽ có nhiều biện pháp để thách thức Trung Quốc nếu Mỹ muốn. Đơn giản nhất Mỹ có thể tổ chức một "hoạt động tự do hàng hải" (FONOP) tại khu vực. Mỹ có thể đưa ra những tuyên bố, với sự lên tiếng của nhiều nghị sĩ, quan chức Mỹ chống lại Trung Quốc. Chính quyền Mỹ cũng có thể tiến tới việc trừng phạt Trung Quốc về mặt kinh tế với lư do Trung Quốc không tuân thủ luật quốc tế.
Chúng ta không mong chờ, không thúc đẩy đối đầu quân sự. Song Mỹ và cộng đồng quốc tế có thể khiến Trung Quốc phải trả giá về kinh tế thương mại nếu Trung Quốc coi thường luật quốc tế, gây ảnh hưởng đến tự do hàng hải, tự do thương mại, đe dọa đến sự phát triển kinh tế và ổn định của khu vực.
Hết tháng 7 sang tháng 8 là biển sẽ không c̣n êm nữa. Cá nhân tôi cho rằng Trung Quốc cũng không muốn đẩy sự việc lên cao.
Tuy nhiên, Trung Quốc đă cho thấy họ phớt lờ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, và nếu chúng ta không phản ứng th́ Trung Quốc sẽ "được đằng chân lân đằng đầu". Nếu không bị phản đối, Trung Quốc sẽ càng ngang ngược làm tới với mục đích sau cùng là kiểm soát toàn bộ Biển Đông.

Cách đây không lâu, tàu dân quân biển của Trung Quốc đă tông thẳng vào tàu đánh cá Philippines, khiến 22 ngư dân trôi nổi trên biển. Gần đây th́ Trung Quốc cũng quấy nhiễu các tàu Malaysia và Malaysia buộc phải đưa tàu chiến ra khu vực đó. Các quốc gia ASEAN phải ư thức rất rơ về nguy cơ từ những hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông và phải đoàn kết, cùng nhau lên tiếng.


Sơ đồ đường đi của tàu Hải Dương Địa chất 8 trong khu vực chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: Twitter/@rdmartinson88.

Tuyên bố về Ứng xử trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và ASEAN kư năm 2002 tới giờ cũng không có tác dụng nhiều, nên quan điểm của Việt Nam là muốn có một Bộ quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) mang tính ràng buộc pháp lư, chứ không phải là một tuyên bố chính trị chung chung.
Mong chờ về COC rơ ràng là một thực tế c̣n phức tạp, dù Thủ tướng Trung Quốc năm ngoái nói có thể đưa ra COC trong ṿng 3 năm nữa. Với những hành vi gây căng thẳng của Trung Quốc như vậy, tôi cho là COC khó có thể ra đời trong thời gian đó.
VOA, ZingNews