Ngoại trưởng Nhật Taro Kono (trái) gặp người đồng cấp Kang Kyung Wha, Nam Hàn (P) trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN và các hội nghị liên quan tại Thái Lan ngày 02/8. Ảnh: Reuters.

Hoa Kỳ lo ngại là những căng thẳng thương mại và ngoại giao giữa Hàn quốc và Nhật Bản có thể xấu hơn và đang thúc đẩy hai bên cứu xét một “thỏa thuận không hành động” để có thêm thời gian thảo luận, một giới chức cao cấp trong chính quyền Mỹ cho biết hôm 1/8.

Những b́nh luận này được đưa ra một ngày trước khi Nhật Bản có thể tiến hành thực hiện lời đe dọa cắt những thỏa thuận thương mại ưu đăi về công nghệ với Hàn quốc. Các quan hệ giữa hai nước đồng minh của Mỹ xuống ở mức thấp nhất kể từ khi hai nước b́nh thường hóa các mối quan hệ vào năm 1965.

Hoa Kỳ chưa được yêu cầu làm trung gian ḥa giải các tranh chấp, nhưng Ngoại trưởng Mike Pompeo đang gặp Bộ trưởng ngoại giao mỗi nước tại một hội nghị thượng đỉnh ở Bangkok tuần này. Ông John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump cũng vừa có mặt tại Tokyo và Seoul.
Hoa Kỳ quan ngại là Seoul muốn thi hành những bước có thể phá hoại ḷng tin giữa hai nước và khuyến khích t́nh cảm chống Nhật trong dân chúng, giới chức này nói với các phóng viên với điều kiện ẩn danh.

Một số hành động của Seoul “dường như nhắm vào hay ngay cả được tính toán để có hiệu quả chính trị gia tăng t́nh cảm chống Nhật tại Hàn quốc. Đó là điều chúng tôi đang quan tâm,” viên chức nói.
T́nh h́nh có thể tệ hại hơn nếu những tài sản của các công ty Nhật Bản ở Hàn quốc đang bị phong tỏa được cho thanh toán để giải quyết một phán quyết của Ṭa án trả tiền bồi thường cho những người Hàn quốc bị cưỡng bách làm việc cho các nhà máy trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 cho đến năm 1945, giới chức Mỹ nói.
Nhật Bản nói là vấn đề bồi thường v́ các hành động trong thời kỳ chiến tranh của Nhật Bản đă được giải quyết theo hiệp ước 1965 và muốn Hàn quốc đưa việc này ra trọng tài quốc tế để giải quyết vụ tranh chấp.
Washington cũng lo ngại là Nhật Bản sẽ thực hiện lời đe dọa loại Hàn quốc ra khỏi danh sách trắng được hưởng những hạn chế tối thiểu trong việc buôn bán những chất liệu công nghệ cao, viên chức nói.
“Việc suy giảm trong quan hệ thương mại giữa Hàn quốc và Nhật Bản có thể tác động tiêu cực đến nền kinh tế hai nước và các vấn đề khác nữa nếu việc này dẫn đến chuyện ăn miếng trả miếng,” viên chức này nói.
Việc tranh chấp cũng sẽ làm tổn hại đến sự hợp tác cần thiết từ Hàn quốc và Nhật Bản để đạt được một thỏa thuận với Triều Tiên về phi hạt nhân hóa-một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Tổng thống Trump, viên chức nói.
“Tôi có thể nói với quư vị là việc này có thể gây khó khăn hơn trong việc đàm phán để đạt được một thỏa thuận với Triều Tiên v́ Nhật Bản và Hàn quốc đều đóng một vai tṛ thiết yếu trong bất cứ thỏa thuận nào với Triều Tiên về việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên,”giới chức này nói.

Ngày hôm qua, 02/8 Nhật Bản chính thức loại Hàn Quốc khỏi danh sách những điểm đến xuất khẩu đáng tin cậy giữa lúc khủng hoảng quan hệ song phương đe dọa quan hệ an ninh và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nội các của Thủ tướng Shinzo Abe ngày 2/8 bỏ phiếu gạch tên Hàn Quốc khỏi "danh sách trắng" gồm những nước được Nhật Bản nới lỏng kiểm tra xuất khẩu. Quyết định chính thức có hiệu lực từ ngày 28/8, theo Bloomberg.
Seoul trong thời gian qua nỗ lực vận động Tokyo đừng xúc tiến quyết sách này, tránh leo thang căng thẳng thương mại dẫn đến những hệ quả nguy hại. Seoul cũng cảnh báo động thái có thể thúc đẩy việc xét lại hợp tác an ninh Nhật - Hàn.
Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Hiroshige Hoko lại khẳng định với báo giới Tokyo không có ư định gây ảnh hưởng tới quan hệ cùng Seoul. Trong khi đó, chính phủ của Tổng thống Moon Jae In cảnh báo quyết sách của Nhật Bản sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Hàn Quốc (*).

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) Lee Je Yeol sẽ triệu tập cuộc họp khẩn cấp vào 14h ngày 2/8 để thảo luận tác động từ chính sách của Nhật Bản. Hai gă khổng lồ công nghệ Hàn Quốc là Samsung và SK Hynix vốn đă gánh chịu nhiều tổn thất từ các lệnh hạn chế xuất khẩu mà Tokyo áp dụng những tuần qua.

Căng thẳng thương mại Nhật - Hàn có bước leo thang mới ngay trước cuộc gặp ba bên giữa Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo với người đồng cấp hai nước, ông Taro Kono và bà Kang Kyung Wha. Cuộc gặp diễn ra cũng vào ngày 2/8 bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN Mở rộng ở Bangkok.

Washington đang cố t́m cách xoa dịu căng thẳng giữa hai đồng ḿnh tại Đông Bắc Á. Một quan chức cấp cao tại Washington tiết lộ chính phủ Mỹ đang kêu gọi hai nước đạt một thỏa thuận không leo thang, cho cả hai thời gian để đàm phán.
Năm tập đoàn công nghệ hàng đầu nước Mỹ đă cùng gửi kiến nghị cho Bộ Thương mại Hàn Quốc và Bộ Thương mại Nhật Bản, đề nghị giảm căng thẳng và bảo vệ chuỗi cung ứng-sản xuất toàn cầu.

Quyết định gạch tên Hàn Quốc khỏi "danh sách trắng" sẽ ảnh hưởng đến hơn 900 mặt hàng xuất khẩu từ Nhật Bản sang nước láng giềng.
VOA, ZingNews
____________________ _____________

Ư kiến người post

(*) Thế c̣n việc tự nhiên lôi chuyện quá khứ đă được giải quyết rốt ráo từ trước ra phong toả tài sản của 2 công ty Nhật, Mitsubishi Heavy Industry và Nippon Steel & Sumitomo Metal Corp hoạt động tại Nam Hàn, xung vào quỹ bồi thường chiến tranh . . . rồi lại thêm chuyện "phụi nữ giải sầu" cũng đă giải quyết xong giữa 2 nước , CP Abe đă xin lỗi và Nam Hàn đă nhận tiền bồi thường. Đến thời Moon trả lại tiền đ̣i "tắt đèn làm lại" , sao không nói tới . . . chuyện như trẻ con nghe ngứa tai và vô lư bỏ mịa. Sao cứ măi ăn vạ quá khứ thế ông Kim Chi ?! Nh́n về tương lai mà cùng tiến có phải tốt hơn không ?! (BH)