Results 1 to 3 of 3

Thread: Trung Quốc khai hỏa chiến tranh tiền tệ, 'sóng thần đang ập tới'

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Trung Quốc khai hỏa chiến tranh tiền tệ, 'sóng thần đang ập tới'



    Sau hơn một năm đàm phán với Mỹ mà không đạt kết quả, Bắc Kinh vừa mở một mặt trận mới trong cuộc thương chiến với Mỹ. Biện pháp thả nổi đồng nhân dân tệ của Trung Quốc có ít nhiều cơ may giới hạn thiệt hại trước đ̣n tấn công áp thuế của Donald Trump. Tuy nhiên, theo giới phân tích cả quốc tế lẫn Trung Quốc, chiến thuật này là con dao hai lưỡi, lợi ít, nhưng hại nhiều cho chính kinh tế Hoa Lục.


    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bước sang giai đoạn mới nguy hiểm sau khi Trung Quốc bắn “phát đạn” đầu của “chiến tranh tiền tệ”, nhiều chuyên gia lo ngại.
    Bắc Kinh đă để đồng nhân dân tệ giảm giá xuống thấp nhất trong 11 năm vào ngày 5/8, động thái mang lại lợi thế cho hàng hóa Trung Quốc và gây thiệt hại cho các nhà sản xuất Mỹ.
    Bộ Tài chính Mỹ trả đũa chiều 5/8 bằng cách liệt Trung Quốc vào diện “thao túng tiền tệ”.
    Các nhà phân tíchlo ngại rằng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có thể bị cuốn vào một cuộc “chiến tranh tiền tệ”, kèm theo hậu quả kinh tế nghiêm trọng với cả hai nước.
    “Sẽ rất nghiêm trọng nếu căng thẳng thương mại Mỹ - Trung biến thành cuộc chiến tiền tệ”, Eswar Prasad, giáo sư chính sách thương mại tại đại học Cornell ở bang New York, Mỹ, nói với Washington Post. “Điều đó có thể dẫn đến Mỹ cấm cửa toàn bộ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc”.
    Động thái “ăn miếng trả miếng” nói trên được coi là sự leo thang lớn trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, ngay sau khi Tổng thống Trump áp thuế 10% lên 300 tỷ USD hàng Trung Quốc ngày 2/6 - đồng nghĩa với việc gần như toàn bộ hàng Trung Quốc bị Mỹ áp thuế.

    Chủ nhân Nhà Trắng phản ứng tức khắc. Vài giờ sau khi Ngân Hàng Nhà Nước Trung Quốc thả nổi đồng tiền, Donald Trump bắn lên Twitter cáo buộc : « Trung Quốc cho đồng tiền của ḿnh rơi giá đến mức gần như thấp nhất lịch sử. Hành động này gọi là thao túng tiền tệ và sẽ làm cho Trung Quốc suy yếu nghiêm trọng hơn theo thời gian ». Tổng thống Mỹ cũng nhân cơ hội này một lần nữa thúc giục Cục Dự Trữ Liên Bang FED giảm lăi suất chỉ đạo để cho đô la giảm theo.
    Cho dù thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Trung Quốc Dịch Cương phủ nhận cáo buộc phá giá đồng tiền để trả đũa Mỹ, nhưng trong một bản thông cáo, ngân hàng này xác nhận đang phải « đối phó với những tác động đơn phương, những biện pháp bảo hộ mậu dịch ».
    Theo AFP, giới phân tích tin rằng Bắc Kinh đă sẵn sàng sử dụng vũ khí tiền tệ để trả đũa Mỹ trong bối cảnh thương chiến không lối thoát. Bo Zhuang, chuyên gia người Trung Quốc của trung tâm nghiên cứu TS Lombard, cho rằng sự kiện đồng nhân dân tệ mất giá đột ngột là hậu quả của một cuộc « can thiệp chủ động » của Ngân Hàng Nhà Nước để hỗ trợ cho hàng xuất khẩu, cũng như để làm giảm bớt phần nào tác động của biện pháp áp thuế của Mỹ.

    Trung Quốc khai hỏa chiến tranh tiền tệ, 'sóng thần đang ập tới'

    Bắc Kinh đă để đồng nhân dân tệ giảm giá xuống thấp nhất trong 11 năm vào ngày 5/8, động thái mang lại lợi thế cho hàng hóa Trung Quốc và gây thiệt hại cho các nhà sản xuất Mỹ.
    Bộ Tài chính Mỹ trả đũa chiều 5/8 bằng cách liệt Trung Quốc vào diện “thao túng tiền tệ”.
    Các nhà phân tíchlo ngại rằng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có thể bị cuốn vào một cuộc “chiến tranh tiền tệ”, kèm theo hậu quả kinh tế nghiêm trọng với cả hai nước.
    “Sẽ rất nghiêm trọng nếu căng thẳng thương mại Mỹ - Trung biến thành cuộc chiến tiền tệ”, Eswar Prasad, giáo sư chính sách thương mại tại đại học Cornell ở bang New York, Mỹ, nói với Washington Post. “Điều đó có thể dẫn đến Mỹ cấm cửa toàn bộ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc”.
    Động thái “ăn miếng trả miếng” nói trên được coi là sự leo thang lớn trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, ngay sau khi Tổng thống Trump áp thuế 10% lên 300 tỷ USD hàng Trung Quốc ngày 2/6 - đồng nghĩa với việc gần như toàn bộ hàng Trung Quốc bị Mỹ áp thuế.


    Trung Quốc phá giá đồng tệ xuống mức thấp nhất trong ṿng 11 năm qua.

    Theo CNN, đồng tệ không được mua bán hoàn toàn tự do như các đồng tiền lớn khác. Mỗi ngày, ngân hàng trung ương Trung Quốc đặt giới hạn 2% mà trong đó tỷ giá đồng tệ có thể biến động. Nhưng lần này, Trung Quốc đă để đồng tệ giảm mạnh.
    Như vậy, hàng Trung Quốc sẽ rẻ hơn đối với người mua nước ngoài, c̣n hàng Mỹ trở nên đắt hơn nếu bán sang Trung Quốc.
    CNN b́nh luận đây là thông điệp rơ ràng: Bắc Kinh sẵn sàng rút khẩu súng “tiền tệ”, dùng đồng tiền của ḿnh như một vũ khí trong cuộc chiến thương mại với Washington, gây nguy cơ bùng nổ “chiến tranh tiền tệ” - khi các nước bị cuốn vào ṿng xoáy phá giá đồng tiền để trả đũa nhau, gây thiệt hại cho người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp, khiến giá tài sản tụt dốc, gây lạm phát.
    “Việc để giá đồng tệ thấp - 7 nhân dân tệ đổi 1 USD - cho thấy họ (Bắc Kinh) đă hết hy vọng có một thỏa thuận thương mại với Mỹ”, Julian Evans-Pritchard, kinh tế gia về Trung Quốc ở Capital Economics, nói với CNN.
    Trong khi đó, nói với Telegraph, ngân hàng Commerzbank (Đức) nhận định động thái đột ngột của Trung Quốc đối với đồng tiền vốn được quản lư chặt chẽ của nước này sẽ kéo theo những hệ lụy với toàn hệ thống quốc tế. “Có vẻ như ‘sóng thần’ đang ập tới”, đại diện Commerzbank cảnh báo.
    Thị trường toàn cầu đă có một ngày 5/8 “nhuốm máu” với mức giảm gần 2% hoặc hơn.

    Tổng thống Trump thường xuyên phàn nàn về việc Trung Quốc hạ thấp đồng tệ để giành lợi thế. Nhưng gần đây, chính ông không loại bỏ việc can thiệp tiền tệ. Tháng 7, ông phản bác tuyên bố của cố vấn kinh tế Larry Kudlow nói Mỹ sẽ không d́m giá đồng USD. Một bước đi như vậy sẽ là chưa từng có và gây ảnh hưởng sâu rộng, theo CNN.
    Để làm đồng USD yếu đi, chính quyền Trump có thể tuyên bố chấm dứt “chính sách đồng USD mạnh” từ năm 1995 của Tổng thống Clinton. Ông có thể ra lệnh cho Bộ Tài chính và Cục Dự trữ Liên bang bán USD ra thị trường để giảm giá đồng tiền, dù các chuyên gia cho rằng t́nh thế chưa đến mức này.
    Đồng tiền của một quốc gia yếu đi có thể giúp tăng xuất khẩu, v́ làm hàng hóa rẻ hơn đối với người mua nước ngoài, nhưng cũng có thể khiến nhập khẩu đắt hơn, tăng lạm phát. Ngân hàng trung ương sẽ buộc phải nâng lăi suất để kiềm chế lạm phát, gây hại cho tăng trưởng.

    Theo Washington Post, chiến tranh thương mại biến thành “chiến tranh tiền tệ” sẽ chứa đựng nhiều rủi ro, gây thiệt hại cho cả hai nền kinh tế cũng như làm trầm trọng hơn thâm hụt thương mại của Mỹ - chính là nguyên nhân khiến ông Trump thực hiện chiến tranh thương mại ngay từ đầu.

    Với việc liệt Trung Quốc vào diện “thao túng tiền tệ”, Mỹ có lư do để áp thuế nặng hơn lên Trung Quốc, thậm chí nhiều hơn hiện tại, và dĩ nhiên buộc Bắc Kinh phải đáp trả.
    “Mỹ có thể dùng lư do này để áp đặt thêm thuế trừng phạt đơn phương”, ông Prasad nói. “Chắc chắn sẽ là cái cớ về mặt chính trị”.
    Định danh Trung Quốc “thao túng tiền tệ”, Mỹ cũng có thể kêu gọi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trừng phạt Trung Quốc, hoặc thuyết phục đồng minh giới hạn thương mại với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
    “Có nguy cơ họ (Mỹ) đang coi việc phá giá đồng tiền là hành vi gây hấn về kinh tế và quyết định tăng các chính sách kinh tế thù địch chống Trung Quốc”, ông Prasad nói.

    Trói chân kinh tế toàn cầu


    Theo Washington Post, hậu quả nghiêm trọng nhất của chiến tranh tiền tệ sẽ là sự chững lại của cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ - Trung, giữa những lo ngại từ các nhà phân tích cho rằng kinh tế toàn cầu chững lại sẽ kéo Mỹ vào suy thoái.
    Tăng trưởng của Trung Quốc cũng đă chậm lại. Theo CNN, động thái phá giá đồng tệ mới đây có thể gây hại cho chính Bắc Kinh, với việc ḍng tiền ồ ạt chảy ra khỏi nước này, làm lung lay sự ổn định kinh tế. Năm 2015, lần cuối Bắc Kinh phá giá đồng tiền, gần 680 tỷ USD vốn chạy khỏi nước này, theo Viện Tài chính Quốc tế.
    Đồng tệ giảm giá cũng sẽ gây thiệt hại cho những nhà sản xuất châu Âu nào cạnh tranh với hàng Trung Quốc, tác động đến các nền kinh tế cựu lục địa.

    Ngày 5/8, sau các biện pháp “ăn miếng trả miếng” của Mỹ và Trung Quốc, thị trường toàn cầu chao đảo, giới đầu tư lo lắng t́m những "nơi trú chân" an toàn để giữ tài sản.
    Phố Wall trải qua ngày giảm điểm tệ nhất trong năm, với chỉ số S&P giảm gần 3%. Chỉ số rủi ro biến động (volatility) tăng vọt và toàn bộ 11 nhóm ngành lớn đều đóng phiên giao dịch với sắc đỏ (giảm điểm), theo Washington Post.
    “Sự bất ổn về tài chính kèm theo cuộc chiến thương mại sẽ tăng rủi ro và lấy đi ḷng tin vào đầu tư, đây có thể là tác động lớn hơn cả đến kinh tế Mỹ”, Mark Sobel, cựu quan chức Bộ Tài chính, nói.

    Tuần trước, Donald Trump lên án Trung Quốc t́m mọi cách kéo dài thời gian đàm phán để chờ một chủ nhân mới tại Nhà Trắng sau năm 2020. Rất có thể v́ vậy mà thay v́ gây áp lực với Washington bằng cách ngưng mua công trái phiếu của Mỹ, Bắc Kinh thao túng tỷ giá đoái của đồng tiền quốc gia để duy tŕ xuất siêu. Vấn đề là vũ khí này có giới hạn và nhiều tác dụng ngược.
    Trả lời câu hỏi của RFI tiếng Pháp, giáo sư Nathalie Janson, đại học thương mại NEOMA, Paris giải thích : « Đây là dấu hiệu căng thẳng cao độ và trong bối cảnh không có đối thoại thật sự, Trung Quốc chỉ có tiền tệ để làm vũ khí. Nhưng vấn đề là phương tiện này có hiệu quả hay không, bởi v́ không phải giảm giá đồng bạc là xuất khẩu gia tăng. Nhiều nước đă học được kinh nghiệm này. Không có ǵ bảo đảm là Trung Quốc sẽ thành công, nhưng Bắc Kinh hiện chỉ có phương tiện này, trong cuộc chiến tranh thương mại, để hỗ trợ xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ ».



    Chiến lược tiền tệ của Trung Quốc c̣n một số điểm bất cập khác. Cho dù có phá giá « đồng nguyên » đến đâu cũng không đủ bù đắp thiệt hại v́ chiến tranh thương mại, chuyên gia Tao Wang của ngân hàng Thụy Sĩ UBS cảnh báo. Mặt khác, chính sách phá giá cũng bất lợi cho Trung Quốc bởi v́ từ năm 2015, Bắc Kinh cố gắng ổn định đồng tiền để ngăn chận xu hướng vốn đầu tư chạy ra nước ngoài.
    Trong bối cảnh tăng trưởng bị hụt hơi trong quư hai năm nay, 6,2%, mức thấp nhất từ 27 năm qua, lẽ nào chính quyền Trung Quốc để cho bản thống kê đầy mũi tên, đỏ nhất là sắp đến ngày 01/10, ngày sinh nhật 70 năm chế độ cộng sản?
    Do vậy, theo nhận định của Mark Sobel, một cựu viên chức của bộ Tài Chính Mỹ, Bắc Kinh có thể sẽ kiểm soát chặt chẽ vốn đầu tư và tránh không để cho đồng nhân dân tệ lao dốc không phanh.
    Nguy cơ này được tạp chí tài chính Tài Tân (Caixin) nêu rơ : Đồng tiền Trung Quốc có thể rơi vào ṿng xoáy không lối thoát. V́ lo sợ vốn liếng tiêu tan, người dân sẽ tống khứ đồng Yuan và càng làm cho đồng nội tệ mất giá với những hệ quả tai hại, như lạm phát, vật giá leo thang, hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là dầu hỏa, đắt đỏ sẽ tác động tiêu cực lên kinh tế Trung Quốc.

    Thâm hụt thương mại của Mỹ ngày càng sâu?

    Từ khi c̣n là ứng viên tranh cử, Tổng thống Trump đă coi thâm hụt thương mại của Mỹ là một ưu tiên của chính quyền.
    Đầu năm nay, thâm hụt thương mại của Mỹ đạt kỷ lục 900 tỷ USD và được dự báo sẽ tăng chóng mặt trong những năm tới, theo Robert Scott, chuyên gia kinh tế ở viện Chính sách Kinh tế, một viện chính sách thiên tả. Giá đồng USD đă tăng kể từ năm ngoái, theo Washington Post.


    Không khí căng thẳng trên sàn chứng khoán New York ngày 5/8 khi một loạt chỉ số chính rớt tới 3% trong ngày. Ảnh: AP.

    Điều đó có nghĩa nhà sản xuất Mỹ sẽ khó khăn hơn khi bán hàng sang Trung Quốc và các thị trường khác mà Trung Quốc cũng cạnh tranh. Thâm hụt thương mại của Mỹ sẽ càng khó khắc phục
    “Nếu Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng tiền, thâm hụt thương mại của Mỹ sẽ càng sâu - ngay cả khi thuế (Tổng thống Trump mới áp đặt) làm giảm lượng nhập khẩu hàng Trung Quốc”, ông Scott nói với Washington Post. “Lệnh đánh thuế sẽ được bù lại bởi lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc (sau khi phá giá đồng tiền) ở mọi nơi hai nước cạnh tranh”.
    Giáo sư kinh tế tại đại học Cornell Steven Charles Kyle nói viễn cảnh tiếp tục tăng thuế và phá giá đồng tiền gợi ông nhớ đến giai đoạn trước Đại Suy thoái năm 1930, từ Mỹ lan rộng sang châu Âu, phá hủy kinh tế các nước phát triển.
    “Đây chính là những ǵ xảy ra trong cuộc Đại Suy thoái những năm 1930. Các nước dựng hàng rào thuế quan và cố đánh bại đối thủ bằng cách phá giá đồng tiền”, ông Kyle nói với Washington Post.
    “Vài năm như vậy và thương mại toàn cầu dừng hẳn”.

    RFI, ZingNews

  2. #2
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Tung quốc khai hoả chiến tranh;.. biển Đông chưa xong nay lay lan đến Ấn độ dương..???

    mới đọc trên báo ngoại chiều nay,,
    h́nh như chú bánh bao mỹ danh x́ dầu, đang đem máy chum tương đen.. qua xứ Kashmir..ddeer chọc ghẹo chàng Cà ri nị về sự kiện cầm quyền ở Kahsmir, bắc xứ Cà ri nị.. đông Bắc của Pakistan. Mặt phía đông của Kashmir th́ giáp sát sườn với X́ dầu c̣n tây nam của Kashmir th́ là cô nàng chùm khăn Pakistan..
    Coi vậy là suốt dọc chằng dường từ Miến điện chạy dọc Ấn đọ dương cho tới Nam Thái (Kra).. rồi đến Biển đông cho tới tận cô nàng Kim chi ,chỗ nào cũng có bóng dáng của hậu duệ,cháu chắt lâu đời của Tần Thuỷ Hoàng...
    Diễn biến quá nhanh, nếu tính đến 2020 th́ chỉ c̣n 120 ngày nữa thôi ./.

  3. #3
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Trung quốc khai hoả chiến tranh tiền tệ ;.. và sâu đó tới đâu ??

    nắng mưa là việc của trời.. c̣n thế gian trao đảo do người tạo ra ??
    .. câu truyện Biển đông bỗng chơt lặng sóng bạc đầu hung hăn.. thé th́ chuyện ǵ sẽ xảy đến tiếp theo.. như ư đồ của san phơi tương của X́ dầu.. hết Biển Đông th́ sang rặng đồi núi phía Tây , có lẽ là vậy v́ con đường số 2 cũng c̣n khiém khuyết chăng.. ( xin đọc: giải ả thời sự của KTG Nguyễn xuân Nghĩa số 190807 ra ngày hôm nay).

    Kashmir, một đất nước nhỏ bé có 5 tỉnh trong đó X́ dầu có 2/5 c̣n lại 3/5 ;là của Ấn độ và Pakistan , Pakistan th́ lại là cùng phe với X́ dầu.. , c̣n con đường tơ lụa th́ ngang qua bờ Nam Ấn độ dương.. chuyện biển Đông coi như tạm ngưng cuốn cờ.. ai về nhà nấy..! c̣n thế cờ khiêu khích nay chuyển qua chỗ khác;.. đó là Kashmir.

    ....... có gây sôi nổi ở Ấn độ dương th́ mới nối liền đươc con đương trên biển số 2.. dù rằng đôi mắt của chú Cao bồi lúc nào cũng kên ś po ḍm chừng thế giới !!. c̣n vùng này, truóc là thuộc địa của bà Chúa chè nay bà cũng già rồi hết "sú quắt". đẻ mở mắt ra ŕnh ṃ nên tha hồ mà quậy..Ấn dộ dương..,.bơi mệt th́ ghé bến.. lên bờ nghỉ ngơi .
    Chưa kể dân di xuống biển Ấn độ tắm mát mùa hè.. ăn cơm nị cà ri dê.. muốn qua Phi châu săn thú dữ cũng có bạn bè nắng cháy da... đen thui ra đón rước ... tài nguyên khai thác dễ dàng vận chuyển cho vùng Tây Nam x́ dầu.
    Hơn nữa bờ bao của hàng rào tre-Bamboo fence bảo đảm cho X́ dầu yên tâm nhắm mắt ngủ khoẻ re..!
    Hiện nay như vậy là thế cờ đang chuyển biến thật nhanh.. 2020 quá gần rồi../.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 6
    Last Post: 12-05-2013, 05:07 AM
  2. Replies: 65
    Last Post: 25-09-2012, 02:11 PM
  3. Chiến Tranh Việt Nam Trung Quốc
    By MiniMe in forum Tin Việt Nam
    Replies: 18
    Last Post: 12-12-2011, 10:00 AM
  4. Replies: 3
    Last Post: 16-07-2011, 09:57 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 25-02-2011, 04:15 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •