Đối mặt với một phong trào phản kháng chưa từng thấy tại Hồng Kông từ ngày thu hồi nhượng địa này từ tay Anh Quốc vào năm 1997, sau khi để chính quyền đặc khu tự ḿnh xử lư, chính quyền Bắc Kinh rốt cuộc được cho là đă trực tiếp nắm lấy hồ sơ kể từ ngày 29/07/2019 vừa qua.


Sau một thời gian tương đối kín đáo, trong những ngày gần đây, Trung Quốc liên tiếp lên tiếng tố cáo và đe dọa, cho biết không loại trừ việc cho quân đội can thiệp để tái lập trật tự. Có điều là theo giới quan sát, Bắc Kinh cho đến lúc này vẫn lo ngại trước khả năng diễn ra một Thiên An Môn thứ hai, rất bất lợi cho Trung Quốc.

Khi bùng lên phong trào tại Hồng Kông phản đối dự luật cho phép dẫn độ qua Trung Quốc, thoạt đầu Bắc Kinh có dấu hiệu coi thường, cứ để cho chính quyền đặc khu tự ḿnh xử lư.
Thế nhưng, từ khi người biểu t́nh tấn công vào Nghị Viện Hồng Kông, đánh vào các biểu tượng của chính quyền trung ương, th́ phản ứng của Trung Quốc đă cứng rắn hẳn lên, với một bước ngoặt vào hôm 29/07 vừa qua, khi Văn Pḥng Hồng Kông và Macao tại Bắc Kinh - tức là định chế quản lư Hồng Kông của chính quyền Trung Quốc - đă họp báo chính thức về cuộc khủng hoảng.
Là một cơ chế hầu như im hơi lặng tiếng từ năm 1997, chỉ trong một tuần lễ, Văn Pḥng này đă liên tiếp họp báo hai lần, với lần thứ hai là hôm 06/08 vừa qua. Đây được coi là dấu hiệu cho thấy là khủng hoảng Hồng Kông bắt đầu được quản lư trực tiếp từ Bắc Kinh, chứ không c̣n nằm trong tay bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga và chính quyền đặc khu nữa.
Cho đến giờ, đối sách chống khủng hoảng Hồng Kông của Bắc Kinh chủ yếu là hù dọa người biểu t́nh, đặc biệt là bằng cách phô trương uy lực của quân đội, bắn tin cho biết là Giải Phóng Quân Nhân Dân sẵn sàng hành động. Sau đoạn video dữ dội do chính lực lượng quân đội Trung Quốc tại Hồng Kông công bố, ngày 06/08, đến lượt Hoàn Cầu Thời Báo đăng tải video phô trương cuộc tập trận chống bạo loạn đô thị của 12.000 người trong lực lượng cảnh sát ở Thẩm Quyến.



Người biểu t́nh phản đối vụ tấn công của xă hội đen ở Nguyên Lăng (Yuen Long) đối đầu với cảnh sát. Ảnh chụp ngày 27/07/2019. REUTERS/Edgar Su

Trước những động thái hù dọa ngày càng rơ nét đó, câu hỏi đặt ra là phải chăng Bắc Kinh đang chuẩn bị đưa quân đội vào “b́nh định” Hồng Kông, như họ đă từng làm tại Thiên An Môn vào năm 1989?

Về vấn đề này, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng khó có khả năng một kịch bản Thiên An Môn tái diễn tại Hồng Kông, không phải v́ Bắc Kinh không dám mạnh tay với người biểu t́nh, mà là v́ họ lo sợ các hậu quả như đă từng xẩy ra sau thảm sát Thiên An Môn.
Đối với nhà nghiên cứu Pháp Jean-Philippe Beja, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp CNRS, nếu dùng quân đội để đàn áp phong trào phản kháng tại Hồng Kông, Bắc Kinh “sẽ phải trả giá khá đắt v́ chế độ ở Trung Quốc không hề bị đe dọa, trong lúc hậu quả quốc tế sẽ vô cùng mạnh mẽ.”.
Cùng trả lời tuần báo Pháp L’Express, chuyên gia Jean-Pierre Cabestan, cũng thuộc trung tâm CNRS, cho rằng: “Nếu Bắc Kinh dùng quân đội để đàn áp, Mỹ và Châu Âu chắc chắn sẽ đề ra các biện pháp trừng phạt, điều này có thể cô lập gắt gao Trung Quốc về mặt kinh tế”.
Theo ông Cabestan, “Hồng Kông c̣n là một thị trường kinh tế cực kỳ quan trọng đối với Trung Quốc, nơi có 1300 công ty đa quốc gia đặt trụ sở, v́ vậy Bắc Kinh luôn quan tâm đến việc bảo vệ một h́nh ảnh an toàn và ổn định cho thị trường tài chính có thể cạnh tranh với các thành phố như Singapore”.
Về t́nh h́nh Hồng Kông, chuyên gia Pháp ghi nhận là đă có rất nhiều lời lẽ và động thái đe dọa, nhưng khả năng Bắc Kinh đưa quân vào đàn áp phong trào biểu t́nh Hồng Kông là điều đó khó có thể xảy ra.
Đối với ông Cabestan, trước thái độ kiên cường của người biểu t́nh Hồng Kông hiện nay, việc cho chiến xa và binh lính đổ bộ lên đặc khu đồng nghĩa với một cuộc thảm sát.. Giáo sư Cabestan kết luận: “Đó sẽ là một sai lầm chính trị to lớn mà ông Tập Cận B́nh không dại ǵ mà phạm phải.”

Sau tổng đ́nh công, Bắc Kinh đe dọa "đừng đùa với lửa"

Ngay sau cuộc tổng đ́nh công khiến Hồng Kông tê liệt, hôm 06/08/2019, Văn pḥng Liên lạc của Bắc Kinh tại đặc khu ra thông điệp cứng rắn chưa từng có : « Kẻ nào đùa với lửa sẽ có ngày mất mạng ». Theo AFP, trong một cuộc họp báo, phát ngôn viên Dương Quang (Yang Guang) của Văn Pḥng Liên Lạc của Bắc Kinh phụ trách Hồng Kông và Macao, đe dọa : « Đừng bao giờ đánh giá thấp "thái độ cương quyết và sức mạnh vô biên" của chính quyền trung ương ».
Trước đó một ngày, 5/8, trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Carrie Lam tuyên bố thành phố này đang bên bờ vực của một "t́nh thế rất nguy hiểm".


Văn pḥng Liên lạc của Bắc Kinh tại đặc khu ra thông điệp cứng rắn với phong trào biểu t́nh HK : « Kẻ nào đùa với lửa sẽ có ngày mất mạng ».

Theo hăng tin CNBC, phát biểu trên được bà Lam đưa ra trong một cuộc họp báo trong bối cảnh trung tâm tài chính của châu Á rơi vào tê liệt v́ một cuộc tổng băi công và biểu t́nh tiếp diễn.

Đại diện chính quyền Trung Quốc khẳng định thủ phạm gây nên phong trào phản kháng chưa từng có hiện nay là « một nhóm rất nhỏ những kẻ tội phạm ưa bạo lực và vô liêm sỉ, cùng những thế lực ghê tởm đứng sau lưng ».
Theo giới quan sát, đây là phản ứng cứng rắn nhất của Trung Quốc kể từ khi phong trào phản kháng chống dự luật dẫn độ sang Hoa Lục bùng phát cách nay hai tháng. Trước áp lực của dân chúng Hồng Kông, dự luật đă bị rút lại, nhưng những người phản kháng đ̣i hủy bỏ hoàn toàn dự luật và yêu cầu lănh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) phải từ chức.
Cũng trong cuộc họp báo nói trên, phát ngôn viên Trung Quốc tái khẳng định sự ủng hộ lănh đạo Hồng Kông và lực lượng cảnh sát.
Cho đến nay, chính quyền Bắc Kinh vẫn tuyên bố không can thiệp trực tiếp, mà để cho chính quyền đặc khu Hồng Kông tự đối phó với t́nh h́nh. Tuy nhiên, trước áp lực của phong trào không có chiều hướng suy giảm, hồi tuần trước, chỉ huy đơn vị Quân đội Trung Quốc tại Hồng Kông cảnh báo luật pháp nước này cho phép quân đội can thiệp để tái lập trật tự, nếu chính quyền địa phương yêu cầu.
Bắc Kinh đă bí mật bổ sung thêm vào lực lượng cảnh sát Hồng Kông (30.000 người) một số cảnh sát từ Hoa lục, ở vùng Quảng Đông, nơi nói cùng một thứ tiếng với người Hồng Kông, có thể trà trộn vào đám đông. Như vậy là đă vi phạm nguyên tắc « Một đất nước, hai chế độ » v́ theo thỏa thuận trao trả trước đây, đặc khu được tự trị, Trung Quốc chỉ phụ trách ngoại giao và quốc pḥng.

Lời đe dọa nói trên khiến công chúng nhớ lại vụ thảm sát năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, khiến ít nhất một ngh́n người chết, khi quân đội Trung Quốc được điều đến đàn áp các sinh viên đ̣i dân chủ.
RFI, VnEconomy, Zing