Results 1 to 3 of 3

Thread: V́ sao Mỹ khó làm suy yếu đồng USD như Bắc Kinh 'phá giá' nhân dân tệ?

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    V́ sao Mỹ khó làm suy yếu đồng USD như Bắc Kinh 'phá giá' nhân dân tệ?



    Nếu đồng USD suy yếu so với đồng tiền Trung Quốc, điều này sẽ giúp Mỹ cắt giảm thâm hụt thương mại hiệu quả hơn các biện pháp thuế quan, nhưng đây là việc khó xảy ra trong thực tế.

    Cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh đă có bước ngoặt bất ngờ trong tuần này khi Trung Quốc để đồng nhân dân tệ giảm giá mạnh và Mỹ đáp trả bằng cách chính thức tuyên bố Bắc Kinh thao túng tiền tệ.
    Theo New York Times, cuộc đối đầu nhấn mạnh sự tập trung của chính quyền Tổng thống Donald Trump vào sự yếu kém của ngoại tệ và sức mạnh tương ứng của đồng USD như một lực cản đối với nền kinh tế Mỹ.
    Giờ đây, các nhà đầu tư đang đánh cược vào triển vọng rằng Mỹ có thể chủ động can thiệp vào thị trường tài chính và từ bỏ cam kết đă được duy tŕ qua hàng thập kỷ về việc thả nổi tiền tệ.

    "Đó là một vấn đề lớn v́ tôi nghĩ nó sẽ đánh dấu giai đoạn mới trong cách Mỹ tiếp cận nền kinh tế quốc tế", Michael Feroli, nhà kinh tế trưởng của JPMorgan Chase, nói.
    Tuy nhiên, trong khi tổng thống Mỹ có thể muốn đồng USD yếu hơn, quy tŕnh thực hiện lại tương đối phức tạp.

    V́ sao Mỹ được hưởng lợi nếu đồng USD yếu hơn?


    Đồng tiền yếu hơn khiến hàng xuất khẩu của một quốc gia rẻ hơn cho người mua nước ngoài, tạo lợi thế cạnh tranh cho quốc gia đó. Trong nhiều năm, việc can thiệp để đồng nhân dân tệ yếu đă tạo nền móng cho sự tăng trưởng của Trung Quốc như một cơ sở sản xuất cho phần c̣n lại của thế giới.
    Việc chính quyền Trump đánh thuế đối với hàng nhập khẩu do Trung Quốc sản xuất có nghĩa là các sản phẩm đó sẽ tăng giá khi chúng đặt chân đến Mỹ, không khuyến khích người Mỹ mua chúng.
    Thế nhưng, một cách để Trung Quốc đáp trả là làm suy yếu đồng nhân dân tệ, cũng tức là làm suy yếu tác động của các biện pháp thuế quan đó bằng cách làm cho sản phẩm của họ rẻ hơn.



    Làm giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc là một trọng tâm bức thiết đối với chính quyền của Tổng thống Trump. Ảnh: AFP/Getty.

    Đó là lư do khi Trung Quốc cho phép đồng nhân dân tệ được kiểm soát chặt chẽ giảm giá mạnh so với đồng USD hôm 5/8, nó được coi là dấu hiệu cho thấy cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang trở nên tồi tệ hơn.
    Đồng tiền Trung Quốc sau đó đă tăng giá trở lại, giảm bớt căng thẳng này phần nào, nhưng Trung Quốc không phải là đối tác thương mại duy nhất mà tổng thống thấy có vấn đề.
    Chẳng hạn, vào tháng 6, sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết họ có thể khởi động lại các chương tŕnh kích cầu để thúc đẩy nền kinh tế, ông Trump đă cáo buộc họ đẩy giá trị đồng euro đi xuống, "khiến cho việc cạnh tranh không công bằng chống lại Mỹ dễ dàng hơn".
    "Họ đă thoát khỏi chuyện này trong nhiều năm, cùng với Trung Quốc và các nước khác", ông viết trên Twitter.
    Một đồng USD yếu hơn có những lợi ích khác. Ví dụ, nó cũng có thể tăng doanh thu của doanh nghiệp. Khoảng 40% doanh thu của các công ty lớn nhất Mỹ hiện nay đến từ nước ngoài.
    Đồng USD yếu hơn có nghĩa là doanh số bán hàng nước ngoài đó đóng góp lớn hơn vào tổng doanh thu. Những khoản thu nhập cao hơn có thể giúp thị trường chứng khoán tăng điểm.
    Tuy nhiên, trong quá khứ, các chính phủ tránh xa việc làm suy yếu đồng tiền của họ, một phần v́ lo sợ dẫn đến lạm phát, vốn được coi là rủi ro lớn của đồng tiền yếu. Ngày nay, lạm phát trên toàn thế giới là cực kỳ thấp và có dấu hiệu tăng ít.
    "Chúng ta gần như có một nền tảng vĩ mô hoàn hảo cho các nhà hoạch định chính sách khuyến khích sự yếu kém về tiền tệ", ông Alan Ruskin, chiến lược gia trưởng quốc tế tại Deutsche Bank, New York, cho biết.

    V́ sao điều này trở thành một vấn đề chính trị?


    Thị trường ngoại hối là một tṛ chơi có tổng bằng 0: Nếu đồng tiền của Trung Quốc suy yếu so với đồng USD, th́ có nghĩa là đồng USD mạnh lên.
    V́ vậy, cho dù Trung Quốc đang cố t́nh hạ thấp giá trị của đồng nhân dân tệ, hay đồng euro đang sụt giảm v́ các nhà giao dịch tiền tệ lo lắng về sự tăng trưởng của khu vực này, tác động cuối cùng là đồng USD mạnh hơn.
    Các đồng tiền mạnh có xu hướng làm suy yếu xuất khẩu của một nước và thúc đẩy việc tiêu thụ các sản phẩm nước ngoài. Điều đó có thể dẫn đến thâm hụt thương mại lớn hơn.


    Về lư thuyết, nếu đồng USD yếu so với đồng tiền Trung Quốc, nó có thể mang lại hiệu quả lớn hơn trong việc cắt giảm thâm hụt thương mại so với biện pháp thuế quan. Ảnh: New York Times.

    Tổng thống Trump đă coi việc giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc là một trọng tâm bức thiết của chính quyền ông và là mục tiêu quan trọng của cuộc chiến thuế quan bắt đầu vào năm 2018.
    Song nỗ lực đó đă tạo ra kết quả hỗn hợp. Thâm hụt hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc ban đầu đă tăng lên mức kỷ lục 43 tỷ USD vào tháng 10/2018 trước khi thu hẹp đáng kể sau đó. Nó hiện dao động ở mức khoảng 30 tỷ USD mỗi tháng.
    Về lư thuyết, nếu đồng USD yếu so với đồng tiền Trung Quốc, nó có thể mang lại hiệu quả lớn hơn trong việc cắt giảm thâm hụt thương mại so với biện pháp thuế quan, có khả năng mang lại cho tổng thống cơ hội chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2020.

    V́ sao Mỹ khó làm suy yếu đồng tiền như các nước khác?


    Về lư thuyết, Mỹ có thể làm suy yếu đồng tiền của ḿnh, nhưng trong thực tế th́ không dễ, một phần là v́ các thị trường tiền tệ quá lớn. Mỗi ngày, hơn 5.000 tỷ USD được giao dịch trong các thị trường đó và hơn 4.000 tỷ USD trong số các giao dịch đó liên quan đến đồng USD.
    Trung Quốc kiểm soát đồng nhân dân tệ v́ họ có thể sử dụng sức mua không đáy của ngân hàng trung ương, nơi công bố giá chính thức cho loại tiền này mỗi ngày và cho phép một lượng giao dịch nhất định được thực hiện xung quanh mức giá đó.
    Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có khả năng in tiền nhân dân tệ để làm suy yếu đồng tiền nếu tỷ giá quá cao. Mặt khác, Bắc Kinh có 3.000 tỷ USD dự trữ mà họ có thể tung ra để giữ cho đồng tiền không bị quá yếu.
    Hiện tại, Mỹ không hoạt động theo cách đó.
    Họ có một số khả năng can thiệp vào thị trường tài chính bằng cách sử dụng Quỹ Ổn định Hối đoái, một phương tiện nằm dưới sự kiểm soát của bộ trưởng tài chính Mỹ, với sức mua khoảng 100 tỷ USD.

    "Nếu quốc hội không cho phép Bộ Tài chính tăng cường Quỹ Ổn định Hối đoái th́ họ không đủ khả năng", ông Joseph Gagnon, thành viên cao cấp tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cho biết.
    Tháng trước, Larry Kudlow, giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia, cho biết Nhà Trắng đă cân nhắc biện pháp can thiệp để làm suy yếu đồng USD trước khi quyết định chống lại biện pháp này. Tuy nhiên, cùng ngày, ông Trump đă mâu thuẫn với ông Kudlow, nói với các phóng viên rằng tất cả lựa chọn đều đang được xem xét.
    Trong quá khứ, khi các chính trị gia Mỹ muốn thay đổi giá trị của đồng USD, họ phải phối hợp các nỗ lực liên quan đến một số quốc gia. Đó là những ǵ đă xảy ra vào năm 1985, khi Mỹ thiết kế thỏa thuận làm suy yếu đồng USD như một phần của Hiệp định Plaza.
    Tất nhiên, những quốc gia đó đều là đồng minh chiến lược của Mỹ. Thuyết phục Trung Quốc để cho đồng tiền của họ mạnh lên nhằm giúp Mỹ là một t́nh huống hoàn toàn khác.


    Phá giá đồng tệ - 'con dao' sắc bén nhưng hai lưỡi đối với Trung Quốc

    Trung Quốc vừa trả đũa Mỹ bằng cách phá giá đồng tiền, đe dọa gây thêm bất lợi cho các nhà sản xuất Mỹ trước hàng Trung Quốc nhưng cũng nhận về phía họ nhiều rủi ro.
    7,05 nhân dân tệ đổi được 1 USD vào ngày 5/8, tức đồng nhân dân tệ vừa bị yếu đi, hạ xuống mức thấp nhất trong 11 năm. Sau "phát đạn đầu tiên" đó từ Bắc Kinh, Bộ Tài chính Mỹ trả đũa chiều 5/8 bằng cách liệt Trung Quốc vào diện “thao túng tiền tệ”. Chứng khoán ở các thị trường Mỹ và châu Âu chao đảo với mức giảm điểm sâu ở mức từ 2-3%.
    Lần cuối tỷ giá vượt quá 7 là vào tháng 5/2008, khi thế giới chuẩn bị rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính.
    Theo hăng tin AP, việc điều chỉnh tỉ giá so với đồng đô la Mỹ một lần nữa cho thấy Bắc Kinh có thể sử dụng đồng nội tệ làm vũ khí thương mại chống lại các biện pháp trừng phạt của Washington. Việc phá giá đồng nhân dân tệ sẽ tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu Trung Quốc và có thể làm giảm tác động của việc Mỹ tăng thuế đối với hàng Trung Quốc.
    Trung Quốc gây bất ngờ với tổng khối lượng hàng xuất khẩu tăng thêm 3,3% trong tháng Bẩy và cao hơn cả kết quả hồi tháng Ba. Theo đánh giá của một số nhà phân tích với Reuters, thành tích này có thể chỉ là tạm thời v́ kể từ đầu tháng 09/2019, Washington sẽ áp thuế đối với những mặt hàng Trung Quốc chưa bị đánh thuế.


    Chính quyền Trump luôn bất măn khi Bắc Kinh để đồng tệ yếu đi, tạo cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc lợi thế mà Mỹ coi là không công bằng: hàng hóa Trung Quốc sẽ rẻ hơn đối với người mua nước ngoài.
    Theo New York Times, trong tranh chấp thương mại, phá giá đồng tiền có thể là một vũ khí nguy hiểm, nhưng lại là một con dao hai lưỡi có thể khiến chính nước sử dụng nó “đứt tay”. Trung Quốc có lư do để không “quá tay” và không có gan để đồng tệ rớt giá thêm.

    Trung Quốc hưởng lợi thế nào từ đồng tệ rớt giá?

    Trên thực tế, vấn đề không nằm ở con số tỷ giá. Bản thân việc 7 nhân dân tệ đổi 1 USD không gây hại cho ai. Tỷ giá dù là 7,002:1 hay 6,998:1 không mấy khác biệt.
    Nhưng vượt quá con số đó lại có tính biểu tượng lớn. Nó thể hiện Trung Quốc sẵn sàng để đồng tiền rớt giá lớn, như một chiến thuật nhắm vào Mỹ. Theo đà này, nhà sản xuất Trung Quốc sẽ có lợi thế khi bán hàng sang Mỹ. Lệnh đánh thuế hàng Trung Quốc của Tổng thống Trump, vốn nhằm chặn bớt hàng Trung Quốc sang Mỹ, sẽ bớt tác dụng.



    Sáng 5/8 (giờ Mỹ), tỷ giá ở mức 7,05 nhân dân tệ đổi 1 USD - được cho là mức thấp nhất trong 11 năm. Ảnh: Reuters.
    Giả sử bạn làm chủ một nhà máy Trung Quốc, sản xuất đồ trang trí sân vườn, và bán rất nhiều con hạc nhựa màu hồng cho một siêu thị bán lẻ ở Mỹ. Bạn bán với giá 1 USD một con - tất nhiên, siêu thị bán lẻ xa xôi kia có thể bán với giá cao hơn nhiều, để chi trả chi phí vận chuyển.

    Khi tỷ giá là 6 tệ đổi 1 USD, doanh thu mà bạn nhận được ở Trung Quốc là 6 tệ cho mỗi con hạc.
    Nhưng khi tỷ giá hối đoái thay đổi thành 7 tệ đổi 1 USD, doanh thu bạn nhận được vẫn là 1 USD nay sẽ đổi ra 7 nhân dân tệ. Rơ ràng bạn có thể hạ giá bán với đối tác siêu thị Mỹ, từ 1 USD xuống 0,857 USD, để rồi khi đổi ra nhân dân tệ, bạn vẫn nhận được 6 tệ như trước.

    Những công ty Mỹ cạnh tranh với bạn, mua và bán đều bằng đồng USD, sẽ miễn cưỡng phải hạ giá theo để cạnh tranh.
    Thế giới thực phức tạp hơn vậy rất nhiều. Chẳng hạn, chính nguyên liệu cho con hạc (nhựa và kim loại) có thể được nhập từ nước khác vào Trung Quốc và định giá bằng USD. Nhưng ví dụ trên minh họa bản chất của lợi thế cạnh tranh mà nhà sản xuất Trung Quốc có được khi đồng tệ yếu đi.
    Đồng tiền rớt giá cũng giúp nhà xuất khẩu Trung Quốc “phản đ̣n” lệnh tăng thuế của Tổng thống Trump. Mỹ áp thuế 25% với một loạt hàng Trung Quốc. Nhưng nếu đồng tệ yếu đi 10%, thuế tự khắc giảm đi 15%, theo New York Times.

    V́ sao đồng tệ lại yếu đi?

    Một số chính khách Mỹ và nhiều nước từ lâu nói Trung Quốc thao túng tiền tệ, dù họ chưa chính thức cáo buộc - cho đến tuyên bố ngày 5/8 của Bộ Tài chính Mỹ.
    Tuy vậy, giá trị đồng tệ không hoàn toàn nằm trong tay Bắc Kinh, theo New York Times.
    Hệ thống tài chính Trung Quốc do chính phủ kiểm soát chặt chẽ, trao cho lănh đạo đất nước khả năng định giá đồng nhân dân tệ theo ư họ muốn. Các quan chức định giá “chuẩn” mỗi ngày cho đồng tệ, và cho phép giá trị thực của nó biến động lên xuống một chút trên thị trường ngoại hối.
    Các quan chức Trung Quốc nói hoạt động mua vào, bán ra mỗi ngày trên thị trường góp phần giúp họ định giá đồng tệ cho ngày hôm sau, nhưng không nói rơ quá tŕnh này hoạt động như thế nào.
    Ngày 5/8, Bắc Kinh công bố tỷ giá 6,9225 (số đồng tệ đổi 1 USD), sát với mức 7 tệ đổi 1 USD. Điều quyết định khiến đồng tệ giảm giá (tỷ giá vượt 7:1) chính là những người buôn bán ngoại hối, vốn đang tin rằng giá trị thực của đồng nhân dân tệ thấp hơn hiện tại. Những người nắm giữ đồng nhân dân tệ trong tay có thể đă bán ra (khiến đồng tiền này hạ giá), v́ lo ngại cuộc thương chiến sẽ cản trở nền kinh tế Trung Quốc.


    Nguyên nhân khác là từ năm ngoái, Bắc Kinh đă cố thúc đẩy nền kinh tế bằng cách chỉ đạo hệ thống ngân hàng do chính phủ kiểm soát tăng cường cho vay, khiến lượng cung tiền tăng lên. Khi có nhiều tiền lưu thông hơn trong nền kinh tế, mệnh giá của đồng tiền đó sẽ giảm.

    Chiến tranh tiền tệ có những rủi ro nào?


    Bốn năm trước, khi nền kinh tế Trung Quốc chậm lại, nước này phá giá đồng tệ để trợ giúp cho các nhà sản xuất, gây sốc cho thế giới tài chính. Thị trường chứng khoán toàn cầu giảm mạnh.
    Trong khi các quan chức Trung Quốc c̣n đang t́m cách giải thích, các nhà đầu tư và doanh nghiệp bắt đầu chuyển tiền ra khỏi Trung Quốc - chính là ḍng tiền mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang cần. Gần 680 tỷ USD vốn chạy khỏi nước này năm 2015, CNN dẫn số liệu của Viện Tài chính Quốc tế.
    Một năm sau, Trung Quốc lại phải bỏ ra 500 tỷ USD dự trữ ngoại hối để đẩy giá đồng tệ lên. Nước này cũng siết chặt hệ thống tài chính để chặn nhà đầu tư chuyển tiền ra nước ngoài, theo New York Times.

    Đồng tệ yếu cũng gây ra các vấn đề khác. Đồng tiền Trung Quốc yếu hơn sẽ khiến hàng hóa đắt đỏ hơn với người tiêu dùng nước này. Mọi khoản nợ của công ty Trung Quốc tính bằng USD bỗng nhiên “ph́nh” ra một chút. Các hàng hóa thiết yếu như dầu mỏ, được tính giá bằng USD trên toàn cầu, bỗng đắt hơn.
    Tóm lại, nếu cuộc chiến thương mại diễn biến xấu đi, Trung Quốc có thể táo bạo hơn với thứ vũ khí tiền tệ mới được “khai hỏa”. Nhưng như lịch sử đă chứng minh, thứ vũ khí đó đ̣i hỏi người chơi phải sẵn sàng trả giá khá đắt.

    Mỹ công bố quy định cấm các tập đoàn công nghệ Trung Quốc

    Chính quyền Mỹ tiếp tục tỏ ra cứng rắn đối với Trung Quốc trong bối cảnh cuộc chiến thương mại chưa có hồi kết. Ngày 07/08/2019, Washington đă công bố những quy tắc chính thức cấm các tập đoàn công nghệ có liên quan đến Hoa Vi hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc kư hợp đồng đấu thầu tại Mỹ.

    Cụ thể, mọi cơ quan liên bang Mỹ bị cấm mua từ các tập đoàn trên những trang thiết bị điện tử viễn thông hoặc công nghệ mà có thể được sử dụng làm « một thành phần phụ hoặc phần chính cho toàn bộ một hệ thống ».

    Thực ra, theo AFP, quy định này là bước triển khai lệnh cấm đă được đưa vào luật quốc pḥng mà Quốc Hội Mỹ thông qua trước đó. Quy định mới có hiệu lực tạm thời trong ṿng 60 ngày kể từ ngày 13/08. Ngoài Hoa Vi, các công ty Trung Quốc như ZTE, Hytera Communications Corporation, Hangzhou Hikvision Digital Technology Company và Dahua Technology Company cũng nằm trong danh sách bị cấm đấu thầu tại Mỹ.
    Hoa Vi hiện c̣n phải đối mặt với nhiều biện pháp trừng phạt khác, trong đó có lệnh cấm xuất khẩu công nghệ Mỹ cho doanh nghiệp Trung Quốc v́ lư do an ninh quốc gia.
    ZingNews (New York Times), RFI

  2. #2
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Trung Quốc có khai hỏa vũ khí ngh́n tỷ USD trong thương chiến với Mỹ?


    Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ. Ảnh: Reuters.

    Trung Quốc nắm trong tay gần 1.100 tỷ USD trái phiếu Mỹ, nhưng viễn cảnh bán tháo số tài sản này để đáp trả Mỹ trong thương chiến có thể mang lại những hệ quả "lợi bất cập hại" cho chính TQ.

    Những đ̣n ăn miếng trả miếng tuần qua giữa Washington và Bắc Kinh làm rúng động thị trường toàn cầu, đe dọa nền kinh tế thế giới. Cuộc chiến thương mại song phương đẩy đến ngưỡng khó lường, theo CNN.

    Phương án hạt nhân của Bắc Kinh

    Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, và trước đó là bộ Ngoại giao nước này tuyên bố “không ngại đánh” nếu cần thiết, dù không muốn đối đầu thương mại với Mỹ.
    Nếu Bắc Kinh thực hiện đúng lời đe dọa của ḿnh, họ có thể tận dụng vũ khí lợi hại có sẵn trong tay: Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ.

    Về lư thuyết, Bắc Kinh có thể châm ng̣i khủng hoảng thị trường trái phiếu nếu bán tháo lượng lớn trong 1.100 tỷ USD trái phiếu Mỹ mà họ nắm giữ. Động thái này có thể khiến giá trái phiếu Mỹ sụp đổ, làm lăi suất và chi phí vay của Mỹ tăng mạnh.
    Việc bán tháo sẽ là “phương án hạt nhân” của Trung Quốc. Giá trái phiếu Mỹ rơi tự do sẽ làm lăi suất tăng nhanh khi lăi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ được xem là mốc đối chiếu cho tín dụng doanh nghiệp và người tiêu dùng.
    Đ̣n đánh của Trung Quốc sẽ làm tăng giá các khoản nợ doanh nghiệp, thế chấp và khoản vay tại Mỹ. Hệ quả là tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ chững lại sau thời gian dài khởi sắc. Tâm lư hoảng loạn lan rộng cũng đe dọa cả sự ổn định của đồng USD.
    Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng có lư do hợp lư để không bấm nút “khai hỏa” vũ khí này. Việc bán tháo trái phiếu Mỹ có thể không mang lại tác động mà họ mong muốn trong đàm phán thương mại. Bên cạnh đó, động thái c̣n có nguy cơ phản tác dụng và làm hại chính nền kinh tế Trung Quốc.
    “Dường như đó không phải là công cụ hiệu quả nhất và khả thi với Trung Quốc”, cựu chuyên gia kinh tế của Bộ Tài chính Mỹ Drad Setser, nghiên cứu viên cấp cao tại tổ chức Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), cảnh báo.


    Các chỉ số chính ở thị trường chứng khoán New York đă tăng trở lại trong phiên 7/8 sau một ngày "nhuốm máu" v́ những động thái leo thang thương chiến của cả Bắc Kinh và Washington. Ảnh: WSJ.

    Hệ quả khó như kỳ vọng

    Theo Michael Hirson, lănh đạo bộ phận nghiên cứu Trung Quốc tại hăng tư vấn Eurasia Group, phương án bán tháo trái phiếu ẩn chứa nhiều rủi ro lớn và không phù hợp với chiến lược hiện nay của Trung Quốc.
    “Rơ ràng các bên đang trong một ṿng xoáy leo thang. Tôi nghĩ động lực chính của Bắc Kinh lúc này trong thương chiến là cầm cự trước sức ép từ ông Trump. Trước tiên là phải kiên cường”, cựu trưởng đại diện của Bộ Tài chính Mỹ tại Bắc Kinh nhận định.
    Đặt trong góc nh́n này, việc bán tháo trái phiếu Mỹ không mang lại hiệu quả. Nếu bán đi một lượng lớn và làm sụp đổ giá trị trái phiếu, lượng tài sản c̣n lại mà Trung Quốc nắm giữ cũng trở nên mất giá trị.


    Trong khi đó, Bắc Kinh lại cần khối tài sản này để bảo vệ chính đồng tiền của ḿnh. Nhiều chuyên gia dự đoán Trung Quốc sẽ thiết kế một đợt giảm giá có kiểm soát cho đồng tệ trong ṿng vài tháng tới.
    Biện pháp này giúp giảm bớt áp lực cho nền kinh tế từ các lệnh áp thuế của Mỹ, giúp hàng hóa xuất khẩu có giá rẻ hơn và ngăn ḍng “chảy máu” tiền gửi ra nước ngoài.
    Việc bán tháo trái phiếu Mỹ cũng gây hại đến mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường Trung Quốc.
    “Họ cần ḍng ngoại tệ chảy vào Trung Quốc để gối đầu cho đồng tiền trong thương chiến này. Nếu Trung Quốc vũ khí hóa trái phiếu, điều này sẽ gửi thông điệp đáng báo động tới các nhà đầu tư trên thế giới”, Hirson cảnh báo.
    Cũng có những hoài nghi rằng phương án hạt nhân của Bắc Kinh khó tạo ra ảnh hưởng thật sự với Mỹ. “Đến khi biện pháp này bắt đầu có tác động tiêu cực đến nền kinh tế, Cục Dự trữ Liên bang (FED) chắc chắn có phương án phản ứng”, Drad Setset nhận định.

    Trong báo cáo với Hạ viện Mỹ năm 2012, bộ Quốc pḥng nước này nhấn mạnh FED “hoàn toàn đủ năng lực” mua lại lượng trái phiếu Mỹ mà Trung Quốc bán tháo ra thị trường để tránh các hậu quả kinh tế nghiêm trọng.
    Bên cạnh đó, Trung Quốc không có nhiều lựa chọn khác ngoài trái phiếu Mỹ để gửi gắm gần 3.100 tỷ USD dự trữ ngoại tệ quốc gia. Trái phiếu Đức và Nhật Bản là phương án thay đổi điển h́nh, nhưng lăi suất lại không cao bằng.
    Con số 1,63% lăi suất trong 10 năm của trái phiếu Mỹ hấp dẫn hơn nhiều so với mức lăi -0,59% của trái phiếu Đức, vốn vừa rơi xuống mức thấp nhất từ trước đến nay trong ngày 7/8. Để dễ h́nh dung, mức lăi suất này đồng nghĩa Trung Quốc phải trả thêm tiền để “được” Đức vay tiền.

    Thị trường chứng khoán Mỹ và toàn cầu đă hồi phục nhẹ trở lại hôm 7/8 sau một ngày giảm sâu trước các động thái leo thang thương chiến của cả Bắc Kinh và Washington.
    Tuy vậy, giới chuyên gia đánh giá t́nh h́nh bất ổn sẽ không sớm kết thúc mà sẽ c̣n tiếp diễn. Hiện thị trường vẫn tiếp tục theo dơi sát động thái của các ngân hàng trung ương liên quan tới lăi suất cơ bản dù lăi suất hiện ở mức thấp kỷ lục.
    "Đây là t́nh huống chưa xảy ra bao giờ" R.J. Grant, Giám đốc giao dịch của KBW, nói với Wall Street Journal.
    ZingNews (WSJ)

  3. #3
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Tổng thống Mỹ phát tín hiệu sẵn sàng chiến tranh tiền tệ với Trung Quốc


    Nếu Mỹ cũng làm suy yếu đồng đô la để trả đũa việc phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, một cuộc chiến tiền tệ coi như đă định h́nh. Trên thực tế, Tổng thống Mỹ, Donald Trump, hôm thứ 5, ngày 8.8, đă phát tín hiệu thể hiện mong muốn của ông làm đồng đô la yếu hơn.

    Hôm thứ 2 tuần trước (ngày 5.8), Mỹ đă gọi Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ. Động thái này được đưa ra ngay sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) để đồng nhân dân tệ suy yếu chạm mốc 7 tệ ăn 1 USD.
    Lần cuối cùng, tỷ giá 2 đồng tiền Mỹ - Trung ở mức này là chuyện của hơn 10 năm trước, khi xảy ra khủng hoàng tài chính toàn cầu năm 2008. Cột mốc giá mang tính biểu tượng này càng có ư nghĩa tác động to lớn trong lúc 2 nước Mỹ - Trung leo thang cuộc chiến thương mại với việc trả đũa thuế quan qua lại với nhau.

    Động thái này có ư nghĩa ǵ đối với Trung Quốc?

    Đóng nhăn là một nước thao túng tiền tệ, không có nghĩa là Mỹ sẽ có bất kỳ hành động trừng phạt nào sau đó đối với Trung Quốc. Trên lư thuyết, Bộ Tài chính Mỹ có thể đề xuất chính phủ không kư hợp đồng nào với các nước thao túng tiền tệ.
    Nhưng điều đáng sợ hơn là nó có thể được Mỹ sử dụng như một cái cớ để tiến hành các biện pháp trừng phạt trả đũa khác đối với đất nước thao túng tiền tệ. Ngoài ra, Mỹ cũng có thể kéo Trung Quốc vào tầm ngắm cảnh giác của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mặc dù IMF không có công cụ hữu h́nh để trừng phạt Trung Quốc.
    Trên thực tế, IMF vừa phát đi thông báo cho biết có ít bằng chứng cho thấy PBoC đă cố t́nh phá giá đồng nhân dân tệ - một quan điểm mâu thuẫn với tuyên bố của Nhà Trắng. Trong bài đánh giá hàng năm về nền kinh tế Trung Quốc hôm thứ 6, ngày 9.8, IMF cho rằng đồng nhân dân tệ đă "ổn định phổ biến" so với các loại tiền tệ khác và cho thấy có rất ít sự can thiệp của PBoC. Nhưng thông báo của IMF không làm thay thái độ của Nhà Trắng. Cũng hôm 9.8, Peter Navarro, cố vấn thương mại của Nhà Trắng tiếp tục khẳng định: Rơ ràng, họ đang thao túng tiền tệ của họ.

    Tại sao Mỹ có lập trường này?


    Mỹ tin rằng Trung Quốc đă cố t́nh làm suy yếu đồng nội tệ để tăng cường xuất khẩu sang Mỹ trong lúc chính quyền Trump đang cố gắng thắt chặt việc nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ bằng cách áp thuế cao từ đầu năm ngoái. Washington nghĩ rằng ḍng hàng Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các nhà sản xuất trong biên giới nước Mỹ.
    Mặc dù bêu tên một kẻ thao túng tiền tệ phần lớn chỉ mang tính biểu tượng, nhưng nó gửi tín hiệu rằng Mỹ đă sẵn sàng chấp nhận mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ xấu đi. Cũng cần lưu ư rằng PBoC có quyền lực lớn để thực hiện kiểm soát trực tiếp đối với tỷ giá hối đoái bằng cách can thiệp vào thị trường ngoại hối.
    Khác với Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) thường sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết thị trường chung, PBoC thường điều tiết lượng tiền bơm vào thị trường như công cụ để tác động trực tiếp vào tỷ giá hối đoái đối với tiền tệ của họ.

    Tại sao Trung Quốc muốn đồng nhân dân tệ suy yếu so với đồng đô la?


    Phá giá tiền tệ là một mưu đồ phổ biến được sử dụng bởi các nền kinh tế có dấu hiệu bị chững lại nhằm giúp thúc đẩy nhu cầu đối với hàng hóa của họ. Để một loại tiền tệ bị mất giá (hoặc suy yếu) th́ ngân hàng trung ương có thể dùng cách tăng nguồn cung tiền tệ trên thị trường ngoại hối.
    Trong trường hợp đồng nhân dân tệ, việc tăng nguồn cung sẽ cho phép đồng USD đổi được nhiều nhân dân tệ hơn, tức là người sở hữu đô la được mua hàng Trung Quốc với giá rẻ hơn. Đây là một cách chuyển nhiều sức mua hàng hóa Trung Quốc từ tay người Trung Quốc sang tay người Mỹ. Người Trung Quốc tin rằng điều này sẽ giúp thúc đẩy giá trị xuất khẩu của Trung Quốc và kích thích tăng trưởng.
    Trước đó, nền kinh tế Trung Quốc đă chứng kiến ​​sự suy giảm chung, với mức tăng trưởng giảm xuống mức thấp nhất trong 27 năm là 6,2% hồi tháng 7. Do vậy, không có ǵ ngạc nhiên khi Trung Quốc quyết định tăng cường xuất khẩu bằng cách tăng nhu cầu bên ngoài đối với hàng hóa Trung Quốc mà không ǵ dễ hơn là làm yếu đồng nội tệ.

    Điều này có ư nghĩa ǵ đối với nền kinh tế toàn cầu?


    Nếu Mỹ cũng làm suy yếu đồng đô la để trả đũa việc phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, một cuộc chiến tiền tệ coi như đă định h́nh. Trên thực tế, Tổng thống Mỹ, Donald Trump, hôm thứ 5, ngày 8.8, đă phát tín hiệu thể hiện mong muốn của ông làm đồng đô la yếu hơn bằng cách đổ lỗi cho Fed. Ông Trump chỉ trích Fed đă giữ đồng đô la quá mạnh với chính sách tiền tệ khắt khe.



    Lần cuối cùng thế giới rơi vào một cuộc chiến tiền tệ toàn diện là trong cuộc Đại khủng hoảng những năm 1930, khi các nước phải đối mặt với sự suy thoái trong nước đă cố gắng thúc đẩy nền kinh tế của ḿnh bằng cách tự phá giá tiền tệ một cách dây chuyền theo kiểu trả đũa. Điều này gây ra sự bất an khủng khiếp cho các doanh nghiệp.
    Kết hợp với mức thuế cao, cuộc chiến tiền tệ đă dẫn đến sự sụt giảm mạnh trong thương mại quốc tế. Một cuộc chiến tiền tệ toàn diện vào lúc này cũng sẽ có tác động tương tự như vậy.
    Phá giá tiền tệ có thể tạm thời thúc đẩy xuất khẩu bằng cách chuyển thêm sức mua sang tay người nước ngoài, nhưng mặt trái là nó sẽ không thúc đẩy sản xuất trong nước. Cuối cùng, như trong quá khứ, sự mất giá cạnh tranh như vậy có thể khiến quy mô thương mại toàn cầu bị bóp nghẹt.
    A.T. /Motthegioi

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-07-2019, 01:32 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 10-07-2019, 04:39 AM
  3. Replies: 6
    Last Post: 20-01-2019, 07:59 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 30-09-2018, 05:46 PM
  5. Replies: 2
    Last Post: 25-05-2013, 07:54 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •