Results 1 to 7 of 7

Thread: Hàn Quốc “trả miếng” thương mại Nhật Bản, dù vẫn muốn đàm phán

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Hàn Quốc “trả miếng” thương mại Nhật Bản, dù vẫn muốn đàm phán


    Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và Tổng thóng Hàn Quốc Moon Jae-in như "quân hằn , quân thù" chứ không phải đồng minh, tại thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản tháng 6/2019 - Ảnh: Kyodo.

    Hàn Quốc ngày 12/8 tuyên bố sẽ có động thái nhằm vào Nhật Bản trong danh sách các đối tác thương mại đáng tin cậy nhất, nhưng vẫn muốn đàm phán để kết thúc xung đột thương mại đă kéo dài nhiều tháng nay giữa hai nước.

    Theo hăng tin Bloomberg, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc dự định sẽ tách danh sách danh sách trên thành hai nhóm, trong đó Nhật Bản sẽ là quốc gia duy nhất trong nhóm thứ hai.

    Động thái này diễn ra chưa đầy hai tuần sau khi Nhật Bản loại Hàn Quốc khỏi "danh sách trắng" các đối tác thương mại được coi là đáng tin cậy để xuất khẩu các loại nguyên liệu chiến lược.
    Tuần trước, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in kêu gọi Nhật Bản xem lại quyết định trên, đồng thời cảnh báo "không ai thắng trong tṛ chơi này".
    Xung đột thương mại đang diễn ra giữa Hàn Quốc và Nhật Bản - hai đồng minh thân cận của Mỹ ở khu vực châu Á - bắt nguồn từ mâu thuẫn về vấn đề người Hàn Quốc bị ép buộc làm việc cho các công ty Nhật trong thời gian đế quốc Nhật chiếm đóng bán đảo Triều Tiên trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
    Cuối năm ngoái, ṭa án Hàn Quốc ra phán quyết yêu cầu các công ty Nhật Bản phải bồi thường cho lao động bị cưỡng ép. Nhật Bản "nổi đóa", cho rằng vấn đề này đă được giải quyết xong xuôi từ khi hai nước thiết lập lại quan hệ ngoại giao vào năm 1965.
    Tiếp đó, Nhật trả đũa bằng cách hạn chế xuất khẩu sang Hàn Quốc ba nguyên liệu quư hiếm cần thiết cho ngành công nghiệp điện tử vốn là một trụ cột của kinh tế Hàn Quốc.
    Lệnh cấm của Nhật Bản đă phủ bóng lên triển vọng kinh tế Hàn Quốc giữa lúc nước này đang phải đương đầu với những ảnh hưởng tiêu cực của thương chiến Mỹ-Trung.

    Nhận xét về động thái đáp trả của Hàn Quốc, giảng viên Oh Tae-heon thuộc Đại học Kyung Hee ở Seoul cho rằng biện pháp này chỉ mang ư nghĩa biểu tượng "v́ tầm quan trọng của sản phẩm Hàn Quốc đối với các ngành công nghiệp ở Nhật Bản chỉ ở mức nhỏ".
    Động thái của Hàn Quốc "sẽ không tạo ra được sự cấp bách ở Nhật Bản như những ǵ mà Hàn Quốc đang phải trải qua do Nhật hạn chế xuất khẩu vật liệu bán dẫn sang Hàn", ông Oh nhấn mạnh.
    Theo số liệu của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (Kotra), nước này có thâm hụt thương mại 24 tỷ USD với Nhật Bản trong năm 2018, lớn hơn với bất kỳ một quốc gia nào khác.
    Phát biểu trước báo giới ngày 12/8, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, ông Sung Yun-mo, nói rằng nước này sẵn sàng nhận lời đàm phán với Nhật Bản trong thời gian rà soát kéo dài 20 ngày trước khi biện pháp mới chính thức có hiệu lực từ tháng 9.
    Danh sách đối tác thương mại đáng tin cậy nhất của Hàn Quốc hiện có 29 quốc gia. Đây là những nước mà Hàn Quốc không áp dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu các nguyên vật liệu chiến lược. Nếu bị tách thành một nhóm riêng trong danh sách này, Nhật Bản về thực chất bị loại khỏi danh sách.

    Chính quyền Tokyo ngay hôm sau, 13/08/2019, phản bác cáo buộc « xuất khẩu bất hợp pháp » mà chính quyền Seoul đưa ra hôm qua, đi kèm với hành động Hàn Quốc xóa tên Nhật Bản khỏi danh sách "đối tác thương mại tin cậy". Bộ trưởng Công Nghiệp Nhật Bản cho rằng Seoul đă không đưa ra đủ lư lẽ chứng minh cho hành động này.
    Hăng tin Reuters dẫn thông điệp của bộ trưởng Công Nghiệp Nhật Bản Hiroshige Seko, đăng tải trên Twitter, chỉ trích Seoul : « Ngay từ đầu, Hàn Quốc đă không nêu ra được các căn cứ rơ ràng nào cho thấy là các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Nhật Bản vi phạm các quy định quốc tế trong lĩnh vực này ».

    VnEconomy, RFI


  2. #2
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Hàn Quốc kêu gọi Nhật Bản quay trở lại bàn đàm phán


    Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phát biểu nhân kỷ niệm 74 năm ngày Triều Tiên thoát khỏi ách đô hộ của Nhật (1910-45). Ảnh tại Cheonan, 15/08/2019. Jung Yeon-je/Pool via REUTERS

    Nhân kỷ niệm 74 năm ngày Nhật Bản đầu hàng trong Thế Chiến II, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm nay, 15/08/2019, bày tỏ thái độ sẵn sàng hợp tác với Nhật Bản trong bối cảnh quan hệ đang cực kỳ căng thẳng giữa hai nước.

    Quan hệ Seoul--Tokyo trong thời gian gần đây ngày càng trở nên căng thẳng, đặc biệt sau khi tư pháp Hàn Quốc đ̣i các doanh nghiệp Nhật Bản phải bồi thường cho những người Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động vào thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên 1910-1945. Nhật Bản th́ vẫn cho rằng mọi vẫn đề liên quan đến bồi thường chiến tranh đă được giải quyết trong hiệp định song phương được kư vào năm 1965. Vào đầu tháng, hai nước đă ăn miếng trả miếng, loại tên lẫn nhau khỏi danh sách các đối tác thương mại đáng tin cậy.

    Phát biểu nhân dịp kỷ niệm ngày Nhật Bản đầu hàng, tổng thống Hàn Quốc hạ giọng, cho biết Seoul sẵn làm việc với Tokyo để giúp xây dựng nền thương mại và hợp tác vững chắc trong khu vực. Ông nói :”Thà muộn c̣n hơn không, nếu Nhật Bản lựa chọn con đường đối thoại và hợp tác, chúng tôi sẵn sàng bắt tay vào việc[…]Chúng tôi hy vọng rằng Nhật Bản sẽ cùng nắm vai tṛ lănh đạo trong việc thúc đẩy ḥa b́nh và thịnh vượng tại Đông Á, nhân dịp tưởng nhớ lại một quá khứ đă đem lại sự bất hạnh cho các nước láng giềng”.
    Cũng nhân dịp này, tân Nhật Hoàng Naruhito hôm nay, 15/08/19, bày tỏ sự “hối tiếc sâu sắc” trước những hành động của quân đội Thiên Hoàng trong Thế Chiến II. Ông nói :”Nh́n lại quăng thời gian ḥa b́nh sau chiến tranh, ngẫm lại về quá khứ của chúng ta, và với sự hối tiếc sâu sắc, tôi chân thành hy vọng rằng những cảnh tàn phá của chiến tranh sẽ không lập lại ”. Trong khi đó, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lại dâng lễ vật tại đền Yasukuni, tuy không đích thân có mặt. Đây là ngôi đền mà trong đó có đặt bài vị của 14 tội phạm chiến tranh Nhật. (RFI)

  3. #3
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Hàn quốc "trả miếng ".. một phương thức vừa đánh vừa đàm vừa mè nheo ăn vạ..!

    .. Nếu Bạn đọc đọc lại lịch sừ cận đại phát triển của Nam Hàn.
    Sau khoảng gần 20 năm cai trị tuy là độc doán nhưng đă th́ mới thấy công lao của ông tướng họ Phác.. người đă làm nên "kỳ tích sông Hàn....". Tuy nhien nước Hàn cũng bị cái thâm t́nh huyết nhục cố hữu của Á Đông làm cho mềm ḷng.. và nhờ đay mà CS Bắc hanf có thể luồn lọt qua Nam Hàn thao túng.
    Tuy rằng vị Tướng họ Phác cầm quyền có khe khắt chăng nữa nhưng cũng đă nâng tầm công nghiệp và kinh tế lên tới đỉnh cao.. đẻ thế giới phải khen ngợi và gắn cho thành tích là " kỳ tích sông Hàn..".. Nhưng chính kỳ tích này đă làm Bắc Hàn trố con mắt và t́m mọi thủ đoạn đẻ chiếm đoạt cái tài sản khổng lồ cua Nam Hàn..
    Đó là nguyên nhần và đầu mối cho gián điệp tung hoành và lôi cuốn những kẻ lưu manh thủ đoạn làm những điều bất chính mong đoạt lấy quyền cai trị từ tay các chính khách biết lo cho dân Nam Hàn.. Điển h́nh là quí Bạn đọc thấy sự o ép xảy ra trên mảnh đất Hàn Triều ngày hôm nay..

    Diều khó hiểu cho khách bàng quang là tại sao dân Nam Hàn giờ này vẫn chưa "..tỉnh ngủ.." đối với những ǵ đă và dang xảy ra đổ xuống đầu dân Nam Hàn...một khi nước Hàn thống nhất..!?? cái gương của vùng Đông Á là Việt Nam..

    Chiến thuật của khối CS Á Châu là đánh không được th́ đàm đàm không xong th́ mè nheo ăn vạ..ăn vạ không được th́ ve van ve văn chán rồi quay lại là vu khống.. quanh đi quẩn lại cứ thế làm măi.. làm cho đến khi nào dân mệt mỏi th́ là lúc Cộng sản thắng thế và choàng cái ṿng " Kim cô .." nô ịch lên đầu dan. và cứ nh́n cách cai trị ở Vn hiện nay .. các h́ng phạt ở Bắc Hàn rồi hăy tưởng tượng ..đó là cái tương lai một khi bức mành tre CS Á Đông bao ṿng đẻ ôm lấy mảnh đất Nam Hàn..
    Một lời cầu chúc cho dân Nam Hàn hăy mau t́nh giấc !! ./.

  4. #4
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Nhật – Hàn : Khi thâm thù lịch sử vẫn được nuôi dưỡng



    Tờ báo uy tín của Pháp,Le Monde , có bài quan tâm đến khủng hoảng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, hai đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại châu Á, qua bài phân tích mang tiêu đề « Donald Trump bất lực trước khủng hoảng Nhật – Hàn ».

    Thông tín viên tại Tokyo, Philippe Mesner, giúp độc giả hiểu thêm căn nguyên của cuộc khủng hoảng giữa hai láng giềng nhiều thâm thù của lịch sử để lại. Nhưng Hàn Quốc và Nhật là hai đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở châu Á. Lục đục giữa Tokyo –Seoul lên cao khiến Washington không thể không quan tâm. Le Monde dẫn phát biểu đầy lo ngại của tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 9/8 vừa qua: « Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn đang không ngừng đấu nhau. Họ phải thông hiểu nhau bởi v́ họ đặt chúng ta (Mỹ) vào t́nh huống tế nhị. » Tổng thống Mỹ liệu có thuyết phục Tokyo và Seoul nói chuyện với nhau để ra khỏi cuộc khủng hoảng sâu sắc, đến mức mà cả ngoại trưởng Mike Pompeo cũng như bộ trưởng Quốc Mark Esper đều không làm sao giảm nhiệt căng thẳng hai nước.

    Tác giả bài báo nhắc lại sự việc bùng phát từ hồi tháng 10/2018 khi Ṭa Án Tối Cao Hàn Quốc ra phán quyết buộc một số công ty Nhật đă cưỡng bức lao động khổ sai với người Hàn Quốc trong thời kỳ Đại chiến Thế giới thứ 2 phải trả tiền đền bù cho nạn nhân. Bản án đă khiến Tokyo phẫn nộ, v́ theo họ vấn đề này đă được giải quyết thỏa đáng trong hiệp định giữa hai nước kư năm 1965.
    Thế nhưng, sự việc không chỉ dừng ở đó. Đến mùa hè vừa qua, Tokyo trả đũa bằng lệnh trừng phạt kinh tế đối với Seoul, nhằm trực tiếp vào lĩnh vực quan trọng của kinh tế Hàn Quốc là điện tử.
    Tờ báo nhận xét : « Như trong quá khứ, tuy lần này ở tầm mức khác, cuộc khủng hoảng vẫn thường nảy sinh từ các tranh chấp lịch sử luôn sống động giữa hai nước. Lần này, khủng hoảng xuất hiện khi mà hai quốc gia được lănh đạo bởi những nhân vật nhạy cảm, theo cách riêng của mỗi người ».

    Ở Nhật, thủ tướng Shinzo Abe, đại diện cho trào lưu dân tộc chủ nghĩa và xét lại. Từ khi trở lại cầm quyền 2008, chính phủ của ông đă cho xóa bỏ hay sửa đổi trong sách lịch sử các chi tiết liên quan đến thời kỳ u ám nhất của Nhật trong quá khứ. Thí dụ như vụ thảm sát Nam Kinh (Trung Quốc) hay thảm cảnh của các phụ nữ giải sầu người Hàn Quốc, Trung Quốc. Ông Abe chưa bao giờ tỏ thái độ hối hận ǵ về những trang sử đen tối của Nhật.
    C̣n ở Hàn Quốc, tổng thống thuộc trung tả, Moon Jae-in, th́ lại là người nh́n lịch sử như là một trang vinh quang của cuộc kháng chiến chống quân chiếm đóng Nhật. Ông tận dụng triệt để sự kiện kỷ niệm 100 năm phong trào 1/3/1919 huy động người Triều Tiên đứng lên kháng Nhật, để phục vụ mục tiêu chính trị.



    Những đốm lửa trong đống tro tàn lịch sử giữa hai nước không bao giờ dập tắt, mà trái lại c̣n được các nhà lănh đạo hai bên duy tŕ để thổi bùng lên khi cần.(*)

    Cuộc khủng hoảng hiện nay bắt nguồn từ hiệp định 1965, tái lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Bản hiệp định là kết quả sau 14 năm đàm phán giữa hai nước cùng sức ép mạnh mẽ của Mỹ. Hiệp định ngay từ khi kư đă làm bùng lên các cuộc biểu t́nh ở hai nước. Ở Hàn Quốc, một phần nội dung hiệp định được giữ bí mật cho đến tận năm 2005. Khi được công bố, người ta mới biết về khoản tiền 300 triệu đô la mà Nhật đền cho các nạn nhân Hàn Quốc dưới thời thực dân và nhất là số tiền trên đă được chuyển thành khoản đầu tư cho hạ tầng cơ sở đất nước.

    Le Monde nhận định : Trong bối cảnh, cân bằng an ninh ở khu vực bị đe dọa v́ sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, vai tṛ trọng tài của Mỹ là cần thiết nhưng khó. Nhiều nhà phân tích cho rằng sự can thiệp của Donald Trump vào sự việc là rất phức tạp. Giải pháp nằm trong tay người Nhật vàn Hàn. Họ chỉ có thể giải quyết bằng thỏa hiệp. Theo các nhà phân tích của CSIS (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế), được Le Monde trích dẫn : « Hàn Quốc phải chấp nhận một điều là mọi thỏa thuận về cơ bản đều không hoàn hảo và không đầy đủ, trong khi đó Nhật sẽ phải hiểu rằng lần khần xin lỗi sẽ chỉ làm trở ngại cho một thỏa thuận thực sự mang lại cơ hội để cải thiện quan hệ. » (RFI)

    ____________________ ____________________ ______


    Ư kiến poster
    (*) Phần lớn các quốc gia đều có những xung khắc và bất đồng trong lịch sử nhưng thường các QG đều xếp lại và hướng về tương lai v́ với ḷng rộng mở, mọi người hiểu rằng không thể bắt thế hệ hiện tại phải gánh trách nhiệm về sai xót của những thế hệ đi trước nếu như thế hệ hiện tại đă tỏ rơ những hành động chuộc lỗi của ḿnh và nhiều lần cam kết không đi lại vết xe đổ của tiền nhân. Quay lại sự kiện căng thẳng Nhật Hàn chúng ta sẽ đặt vấn đề ai là người thổi bùng lên ngọn lửa từ những tro tàn lịch sử. Chúng ta cùng lược qua những sự kiện xảy ra trước khi dẫn đến hệ quả tồi tệ giữa quan hệ Nhật Hàn hiện tại:
    - Nam Hàn không cho phép các chiến hạm Nhật mang cờ truyền thống của hải quân nước này cặp cảng HQ trong cuộc tập trận chung mà Nam Hàn là nước chủ nhà dù rằng từ trước thời TT Moon tới thời điểm đó hoàn toàn không hề chống đối hay có ư kiến, ngay cả TQ nước cũng có một quan hệ lịch sử "đen tối" với Nhật cũng không hề đặt vấn đề với lá cờ truyền thống này của HQ Nhật. CP Nam Hàn cho rằng lá cờ này là tàn tích của chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
    - HQ Nam Hàn vô cớ chỉa radar kết nối với hệ thống khai hỏa vũ khí của chiến hạm vào máy bay của LLPV Nhật, hệ thống radar này chỉ dùng để nhắm bắn đối phương khi giao tranh. Nên nhớ Nhật Hàn là đồng minh tác chiến trong khối liên minh với Mỹ tại Châu Á.
    - Vấn đề phụ nhữ giải sầu cũng đă được giải quyết xong trong thời tổng thống tiền nhiệm của TT Moon. CP Đại Hàn đă nhận tiền bồi thường cùng lời hối tiếc của CP Abe về những chuyện Nhật đă làm trong WWII với Nam Hàn. Tất cả mọi văn bản đă được 2 bên thông qua và kư kết xong. Đền thời Moon, ông hủy mọi giá trị những kư kết này và trả lại tiền bồi thường của CP Nhật và đ̣i "tắt đèn làm lại" kèm những đ̣i hỏi quá đáng. Vụ việc này ngay chính BTNG Nam Hàn hiện tại, bà Kang Kyung-wha, từng phản đối và tuyên bố không hề có sự việc đó, nhưng sau . . . ch́m xuồng và đi theo phán quyết của TT Moon, không trách bà ta v́ chỉ là người thừa hành và không dám từ chức.
    - Cuối cùng là việc "dựng lại chuyện xưa tích cũ" tịch biên toàn bộ tài sản 2 cơ quan của Nhật đang hoạt động tại Nam Hàn, Mitsubishi Heavy Industries và Sumimoto Nippon Steel, xung vào quỹ bồi thường người Đại Hàn bị cưỡng bức lao động thời WWII từ một phán quyết của TATC Nam Hàn dù rằng sự việc này đă được giải quyết rốt ráo giữa 2 nước trong một thỏa thuận song phương năm 1965, TT Moon cho rằng tiền CP Nhật đă bồi thường "không đủ bù đắp những đau khổ tinh thần của các nạn nhân"

    Nước đổ nhiều quá cũng tới lúc phải tràn ly. T́nh trạng Nhật Hàn hiện nay là hệ quả đương nhiên phải xảy ra, than tàn TT Moon thổi măi lửa cũng phải bùng lên (BH)


  5. #5
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Hàn quốc " trả miếng..".. thương măi Nhật Bản;.. và tai nạn huênh hoang khẩu thiệt !!!

    ngày 15m - 08 2019... theo tin của Seoul/Reuters...hôm nay.. sáng thứ sáu 15.. Bắc Triều lại bắn hoả tiễn và sau đó chú Ủn đă lên tiếng về vụ; Nam Hàn do ông Mun tông tông làm hoạt náo viên trong vụ bắt đền chú Samourai.. là ..;

    North Korea fires misiles, derides South Korea 's Môon as " impudent .".... xin gơ đúng chữ..
    Các bạn đọc tự hiểu .

    Đén nay, chính Bắc Triều cũng phải tránh tiếng, có lẽ v́ sợ.. hậu quả liên luỵ sau này sẽ ảnh hưởng đến nền chính trị và kinh tế của bán đảo Triều Tiên.. đành bộc lộ con bài, được sai khiến làm vậy.
    Trong nước người dân Nam Hàn nghĩ sao là tuỳ nơi tâm ư của dân Nam hàn. ./.

  6. #6
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Hôm 5/8 Tổng thống Moon Jae-in kêu gọi hợp tác giữa Hàn Quốc và Triều Tiên nhằm cùng nhau đáp trả lại những “đ̣n” kinh tế mà Nhật Bản đưa ra với bán đảo này, đặc biệt là trong bối cảnh phía Tokyo vừa mới tuyên bố loại bỏ Hàn Quốc ra khỏi danh sách trắng điểm đến xuất khẩu đáng tin cậy.
    Chúng ta không bao giờ chỉ cố gắng vượt qua những đ̣n trả đũa kinh tế của Nhật Bản. Chúng ta phải cùng nhau hợp tác để có thể tiến xa hơn, mở ra một viễn cảnh rộng lớn và vượt lên trên vị thế của Nhật Bản”, tổng thống Hàn Quốc phát biểu trong một cuộc họp với các thư kư cao cấp của ḿnh. “Việc hiện thực hóa một nền kinh tế ḥa b́nh thông qua hợp tác kinh tế liên Triều sẽ cho phép chúng ta nhanh chóng bắt kịp Nhật Bản.”, ông Moon khẳng định.
    Tuy nhiên, ông không nói rơ làm thế nào nền kinh tế liên Triều này có thể trở thành hiện thực trong bối cảnh các lệnh trừng phạt cứng rắn của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên, đặc biệt là khi Triều Tiên gần đây đă tổ chức ba vụ phóng đạn hạt nhân tầm ngắn chỉ trong một tuần với mục đích dằn mặt TT Moon trước cuộc tập trận Mỹ-Hàn.

    VOANews : Moon Calls for 'Peace Economy' With N. Korea, Slams Japan

    Để trả lời Moon hôm qua, 16/8, Un bắn thêm mấy phát hỏa tiễn tầm ngắn nữa nâng lên 6 loạt bắn trong ṿng 3 tuần chỉ với mục đích dằn mặt TT Moon và tuyên bố thẳng không nói chuyện "làm ăn" với Moon.
    Bởi dzậy tui mới nói bàn cờ Châu Á khó đoán v́ nước đi của những tay cờ hạng xoàng chơi theo hứng kiểu Moon.
    Tuy nhiên nói về 2 ông "thần" Đại Hàn cái đầu của Un vẫn hơn hẳn Moon.

    Thực ra trấn cửa Trung Cộng Trump chỉ cần Nhật và chống lưng thêm cho Đài Loan là đủ roài, Nam Hàn sau khi giải quyết xong vấn đề Bắc Hàn, kiểm soát được Un, trở nên dư. Cho 2 tên này gấu ó nhau trước cổng nhà Tập cũng có cái hay, Trâm cho Un bắn súng hơi tha hồ miễn đừng mó vào súng thiệt (ICBM) hay nuke là OK
    Last edited by BlackHole; 17-08-2019 at 04:30 PM.

  7. #7
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Theo Reuters, người phát ngôn Ủy Ban Thống Nhất Ḥa B́nh của Bắc Triều Tiên khẳng định Hàn Quốc là bên có trách nhiệm duy nhất về việc t́nh trạng đối thoại Liên Triều rơi vào bế tắc, không có triển vọng thực thi các cam kết mà lănh đạo hai bên đưa ra trong thượng đỉnh năm ngoái.
    Phát ngôn viên trên dùng những lời lẽ đầy miệt thị để chỉ trích tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In : « Việc ông ta đưa ra các phát biểu công khai về ‘‘một cuộc đối thoại’’ giữa hai miền Nam Bắc trong một hoàn cảnh như vậy (ngụ ư chỉ cuộc tập trận Mỹ - Hàn) khiến người ta đặt câu hỏi liệu đầu óc ông ta có b́nh thường hay không ? ». Quan chức Bắc Triều Tiên c̣n gọi tổng thống Hàn Quốc là « một gă trâng tráo ». Ủy Ban Thống Nhất Ḥa B́nh Hàn Quốc khẳng định không c̣n ǵ để thảo luận với chính quyền Hàn Quốc và không hề mong muốn ngồi vào bàn đối thoại với các đại diện miền Nam một lần nữa.
    Từ Seoul, bộ trưởng bộ Thống Nhất tuyên bố các b́nh luận nói trên là « không phù hợp » với các thỏa thuận liên Triều và không đóng góp ǵ cho việc tăng cường quan hệ Bắc - Nam.

    Hăng tin Yonhap cho hay, nhiều chuyên gia Hàn Quốc, như ông Yang Moo Jin, giáo sư Đại học nghiên cứu Bắc Triều Tiên (UNKS), Seoul, nhận định là lời lên án nói trên của Bắc Triều Tiên nói trên chủ yếu nhằm gây áp lực để Seoul đóng vai tṛ tích cực hơn đối với các đàm phán hạt nhân với Hoa Kỳ, giảm nhẹ các trừng phạt đối với B́nh Nhưỡng, hoặc thúc đẩy các dự án hợp tác xuyên biên giới.

    Về vụ thử tên lửa mới của Bắc Triều Tiên, Yonhap dẫn lời Quân đội Hàn Quốc, theo đó hai hỏa tiễn được bắn đi từ tỉnh Kangwan về hướng biển Nhật Bản, lên đến độ cao tối đa 30 km, và bay được khoảng 230 km. Địa điểm phóng tên lửa tại tỉnh Kangwan chỉ cách đường giới tuyến liên Triều khoảng 50 km. Theo một sĩ quan bộ tổng tham mưu Hàn Quốc, độ dài đường bay, tốc độ và độ cao tối đa cho thấy đây có thể là các hỏa tiễn đạn đạo. Đây là loạt thử hỏa tiễn tầm ngắn thứ sáu của Bắc Triều Tiên kể từ ngày 25/07, tức trước khi Mỹ - Hàn khởi sự cuộc tập trận Dong Maeng (tức Đồng Minh). Chính quyền Mỹ tuyên bố theo dơi sát t́nh h́nh, nhưng không lên án B́nh Nhưỡng. (RFI)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 30-11-2018, 03:25 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 14-10-2015, 04:11 AM
  3. Replies: 14
    Last Post: 17-05-2013, 09:48 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 14-07-2011, 10:01 AM
  5. Replies: 8
    Last Post: 17-05-2011, 04:01 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •