Page 2 of 4 FirstFirst 1234 LastLast
Results 11 to 20 of 40

Thread: LOẠT BÀI VỀ TRẠI GIAM CỔNG TRỜI

  1. #11
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Trại giam Cổng Trời (The Heaven Gate Prison) – Kỳ VI

    Những đội trưởng đó được giao cho cai trị người tù miền Nam, đặc biệt là các linh mục. Những đội trưởng này được giao rất nhiều quyền hạn, ngay cả mỗi đội trưởng đều có một cái c̣ng số tám nữa. Họ có thể đánh hay c̣ng bất cứ một người nào và chính mắt tôi đă chứng kiến họ đánh tù miền Bắc không thể nào tưởng tượng được.”


    Những cái chết vô nghĩa của người tù khiến đồng đội âm thầm gạt nước mắt chôn cất thi hài bạn bè , cũng như các đau khổ khác mà người tù tại đây phải liên tục chịu đựng.

    Người đạo tỳ mệt mỏi

    Hoàn cảnh khắc nghiệt tại Cổng Trời khiến tù nhân chết do bệnh tật, thiếu ăn, biệt giam hay lạnh giá hầu như xảy ra hàng ngày. Đồi Bà Then là cái tên mà người nào ở Cổng Trời cũng biết. Nó là một mảnh đất nhỏ được dành làm nghĩa trang mà cán bộ trại giam luôn lấy làm biểu tượng để cảnh cáo những người tù cứng đầu nhất.

    Không ai thoát bàn tay tử thần trong cơi đời này, nhưng thấy cái chết tiến về phía ḿnh mà không có cách ǵ thoát được th́ thật là một bi kịch.
    Riêng với người tù biệt kích Hoàng Đ́nh Mỹ trong suốt thời gian hơn ba mươi năm trải qua nhiều trại giam th́ những kỷ niệm của ông c̣n sâu hơn, bởi chính tay ông đă chôn không biết bao nhiêu là bạn tù. Riêng tại Cổng Trời có lẽ là nơi khiến ông đau xót hơn cả v́ tại đồi Bà Then ông đă chôn cất không biết bao nhiêu người đồng cảnh ngộ. Những cái chết oan khuất này vẫn ám ảnh ông hằng đêm cho măi tận lúc này, sau nhiều chục năm thoát ra khỏi trại giam mang tên Cổng Trời:

    “Những người bạn tôi chết rất cực khổ không được như ư muốn của ḿnh. Tôi là người đă được vuốt mắt rất nhiều người bạn. Những người bạn của tôi không thể nào tôi quên được, đêm đêm tôi nằm nhớ tới có khi tôi c̣n nhập tâm. Bạn bè tôi nhiều người bệnh tật rồi chết trên tay tôi rất nhiều. Tôi là người săn sóc cho các bạn tôi, nhiều nhất là bệnh lao nhưng tôi không bị bệnh, mà những người kiêng th́ lại bị bệnh.”

    Những người tù này xuất thân từ nhiều thành phần mà theo linh mục Chu Quang Ṭng th́ đa số họ bị bắt do chống đối Nhà nước, trong đó có cả những người sắc dân thiểu số:

    “Hầu hết ở các trại th́ có 2 thành phần, một thành phần có tính chất h́nh sự c̣n thành phần tập trung cải tạo thuôc thành phần chính trị. Những người tập trung cải tạo th́ hầu hết là những sĩ quan, nhân viên chính quyền thời Pháp c̣n ở lại miền Bắc cho nên năm 60-61-62 th́ họ tập trung hết cùng với các tu sĩ bên công giáo, các chủng sinh các linh mục mà họ cho là có tư tưởng không thích chế độ.

    Sau khi xảy ra những sự kiện Liên Xô, Trung Quốc Việt Nam khi câu chuyện xét lại chủ nghĩa xét lại,chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc th́ ngay các nhân vật đối lập trong chính quyền, thậm chí cả những chuyên gia Trung Quốc cũng cho vào hết. Những thành phần người Campuchia người Lào, thành phần của phái Sihanouk, tất cả những người này nếu không tán thành chính sách của họ th́ bị họ cho vào rọ hết.”

    Họ sống như thế nào?


    Người tù biệt kích Trần Nhật Kim kể về hoàn cảnh của ông và đồng đội trong tại Cổng Trời như sau:

    “Chúng tôi được giam trong một khu gọi là khu O. Nơi đây có thể nói là một nhà tù trong một trại tù. Chúng tôi không thể bước chân ra khỏi ṿng rào đó. Chỉ có một pḥng duy nhất để nhốt những người tù đặc biệt, chẳng hạn như người tù miền Nam. Chúng tôi chỉ có 48 người cộng với khoảng 30 người biệt kích, c̣n đa phần anh em tù miền Bắc. Anh em trong đó gồm tôi với cha Lễ và các cha nữa cùng làm trong khuôn trại ấy mà thôi chúng tôi không có cơ hội đi ra khỏi trại.”

    Kinh nghiệm ngồi tù hơn 27 năm của người tù Nguyễn Chí Thiện, c̣n có một biệt danh là ngục sĩ, cho biết không những lạnh, đói, mà nước độc cũng là một nhân tố kinh khủng giết chết tù nhân, ông kể:

    “Điều kiện khí hậu và nước độc giết rất nhiều ngừơi. Thí dụ như khi tôi ở trại Mai Côi Cầu Lầy, Phú Thọ đây là nơi nước độc kinh khủng. Ngày xưa trong kháng chiến chống Pháp người ta đă có câu: “Ai đi Mai Côi th́ thôi đường về. Yêu nhau cho thịt cho xôi, ghét nhau đưa đến Mai Côi, Cầu Lầy” Tôi ở đúng cái trại này, nước giếng của nó lúc nào cũng xam xám màu ch́. Không biết nó có những chất độc ǵ nhưng rất nhiều vi khuẩn độc ở trong đó. Đói rét, tắm rửa ăn uống trong cái trại đó và có rất nhiều người chết.”

    Văn hào Aleksandr Soltzhenitsyn từng bị cho là cường điệu khi nói về chấy rận tại các trại giam Gulak trong tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù như sau:

    “Hồi đó phát thức ăn là phát cho tổ. Không phát từng cá nhân. Cứ mỗi tổ 10 người. Tổ nào có một thằng chết dại ǵ khai báo vội. Hăy nhét đỡ nó xuống gầm ổ, để tiếp tục chia nhau chỗ khẩu phần của nó. Nghĩa là 9 miệng hưởng 10, chừng nào xác có mùi hẵng hay! Chen chúc khốn nạn vậy mà nhà tù cứ nhét thêm và tù cứ ráng chịu: bao nhiêu cũng vừa.

    Phiền nhất là đông như vậy tù chỉ được phép 3 tháng tắm 1 lần. Chấy rận nảy nở khỏi nói: Chúng hút máu đến nỗi chân cẳng thằng tù nào cũng đầy nhọt áp xe. Bệnh chấy rận tệ hơn nhiều. V́ bệnh dịch quái ác này mà cả khám bị cô lập đúng 40 ngày.”

    Vài năm sau người tù Việt Nam đă sống cùng với những kư sinh trùng này mà theo lời kể của Nguyễn Chí Thiện th́ văn hào Soltzhenitsyn không hề cường điệu tí nào:

    “Mùa đông th́ rận chấy mùa hè th́ rệp. Sàn nứa ở trên rừng khi đốt lửa lên để giết rệp th́ không biết bao nhiêu là con rệp. Ba bốn người ngồi giết không kịp nên nó sinh sôi như thế. Mùa đông th́ rận chấy. Có cái áo tù khi giũ ra th́ hàng ngàn con rận! Kinh khủng như vậy.”

    Đầu gấu, những kẻ máu lạnh

    Bên cạnh cái đói, lạnh, người tù c̣n thường xuyên phải canh chừng những kẻ đầu gấu trong trại. Họ có thể giết người bất cứ lúc nào v́ đối với những tử tù này không c̣n một thứ kỷ luật nào có thể làm cho họ sợ hăi nữa, LM Nguyên Thanh kể lại:


    Thí dụ như một tên tù tên là Nguyễn Văn Nhân là tù h́nh sự đă bị kết án tử h́nh v́ tội giết người, con một trung tá công an Hà Nội. Bị kết án tử h́nh nhưng không thi hành án. Ngay trong tù tên Nhân này lại giết một người bạn tù khác và lại bị tuyên án tử h́nh một lần nữa.”

    LM Nguyễn Hữu Lễ nhận xét mức độ tàn ác của những đầu gấu trong tại giam Cổng Trời:

    “Việc ác độc nhất của chế độ cộng sản đối với tù chính trị miền Nam nói chung và các người công giáo nói riêng đặc biệt là các linh mục là, cái trại đó giao cho những người đội trưởng là tù h́nh sự. Đại đa số là những kẻ hiếp dâm, giết người cướp của. Bị kết án từ 15 năm sắp lên cho tới tử h́nh. Nếu dưới 15 năm th́ không được lên đó.

    Những đội trưởng đó được giao cho cai trị người tù miền Nam, đặc biệt là các linh mục. Những đội trưởng này được giao rất nhiều quyền hạn, ngay cả mỗi đội trưởng đều có một cái c̣ng số tám nữa. Họ có thể đánh hay c̣ng bất cứ một người nào và chính mắt tôi đă chứng kiến họ đánh tù miền Bắc không thể nào tưởng tượng được.

    LM Nguyên Thanh kể về trại của ông ở được gọi là khu O với những thành phần mà ông gọi là cặn bă của miền Bắc:

    “Chúng tôi được ở trong khu O tức là họ xây một ṿng tṛn tường cao kín cổng cao tường, ở trong cái trại tù được gọi là trại tù tử h́nh v́ trại này nhốt tất cả thành phần cặn bă của miền Bắc. Những tù h́nh sự can tội cướp của giết người chờ tử h́nh và chúng tôi bị nhốt chung với những người này. Tôi lại được chiếu cố hơn cả là v́ ở khu O tức là tù trong tù.”

    Người tù biệt kích Trần Nhật Kim xác nhận lời kể của LM Nguyên Thanh bằng lời kể:

    “Ở trong trại đa phần là tù h́nh sự. Những người bị chung thân khổ sai và môt số bị án tử h́nh. Họ là những thành phần người ta gọi là đầu gấu gom từ các trại để mang lên Cổng Trời. Trại Cổng Trời có điểm đặc biệt nó cao gần hai ngàn thước sát biên giới Trung Quốc, chỉ cách 5 cây số đường chim bay. Với khí hậu mùa đông là 0 độ C mà chúng tôi chỉ có một bộ bà ba, một chăn một chiếu một cái mền mỏng.

    Nó có điểm đặc biệt nữa là chỉ bắt đi kỷ luật vào mùa đông v́ mùa hè nó cần tù nhân tăng gia sản xuất. Mùa đông th́ thời gian ở trong pḥng kỷ luật th́ phương tiện không có, ăn uống th́ kém. Một tháng chúng tôi được 11 kư nhưng người bị kỷ luật th́ chỉ có 9 kư thôi. 9 kư này toàn chất bột như ngô, khoai, sắn, đa phần là ngô xay. V́ vậy chúng tôi bị xuống sức khỏe rất nhanh.

    Vấn đề hành hạ tôi nghĩ không ǵ hành hạ bằng thời tiết. Cái đói và ư tưởng ḿnh không được trở về gia đ́nh nữa. Nhưng chúng tôi thường đối diện một sự thật là đói quá. Những người tù h́nh sự th́ họ có thể ăn cắp ăn trộm hoa màu trong khi đi làm, nhưng chúng tôi th́ không.”

    Trốn trại khó hơn lên trời

    Tuy nghiêm ngặt và khó khăn như vậy nhưng nỗi thèm sống đă thôi thúc người tù khiến họ nghĩ đến con đường đào thoát, dù biết rằng cơ hội tự do chỉ là một phần trăm. Người tù Hoàng Đ́nh Mỹ kể lại sự chuẩn bị trốn trại của ông và đồng đội:

    “Thời gian nó cho chúng tôi về công trường Hồng Thắng lao động, rồi nó chuyển về Đầm Đùn Thanh Hóa. Ở đây nó cho ra ngoài làm tự do nhưng trong một vùng thôi không đi quá phạm vi. Chúng tôi mới t́m đường do mấy cái ông dân tộc đi mua hàng ngoài Thanh Hóa về bán cho chúng tôi, thuốc lá hay hộp quẹt.

    Nghe người ta nói chuyện đi đường như thế nào rồi tôi mới nghĩ tới chuyện trốn trại tôi mới bắt đầu đi. Sáng hôm đó tôi đi làm sớm, tôi xin cán bộ cho tôi đi đốt ḷ vôi. Vào tổ ḷ vôi được mấy ngày khi đi ra ngoài làm lán tôi kiếm cớ tôi đi thật sớm th́ tới tối tôi đă ra tới Thanh Hóa.”
    Ra tới Thanh Hóa nhưng không thể trốn xa hơn, thế là họ lại bị bắt.

    Người tù Trần Nhật Kim kể về trường hợp trốn trại khác mà ông được biết:

    “Khi các anh em tù vào pḥng mỗi buổi chiều. Thí dụ như hôm nay có 40 người cán bộ th́ họ trực gác các pḥng. Anh em xếp hàng ở ngoài cửa và người ta gọi tên từng người để mấy chục cán bộ nhận diện trước khi người đó bước vào pḥng. Thành thử ra họ thuộc ḷng từng người và biết rơ từng tên. Mỗi pḥng đều có quyển sổ có h́nh ảnh đàng hoàng, ghi tên tuổi rơ ràng thành thử anh em có thoát ra ngoài cũng khó.

    Trường hợp anh Khoan, anh này là biệt kích ra Bắc trước năm 1970 anh ấy bị bắt và trốn trại. Anh vừa thoát ra khỏi cổng trại th́ bị tù h́nh sự nó phát hiện nó báo cán bộ liền. Anh bị bắt và bị đánh trước mặt chúng tôi. Họ mang vào trong một chỗ mà chúng tôi nh́n qua khe cửa đều thấy được. Bốn người vừa đánh vừa đấm khi anh ấy bất tỉnh th́ nó khiêng bỏ vào pḥng kỷ luật. Anh Khoan hiện nay đang ở tiểu bang Ohio.”

    Mặc Lâm

    nguon : NuVuongCongLy.net

  2. #12
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Xin nghiêng mình ngưỡng mộ ...

    Quote Originally Posted by Investigation CSNV View Post
    Cộng đồng người Việt TỰ DO và chúng tôi rất hân hạnh {Mật mă X8 là Lính Biệt Kích} bị việt cộng bắt giam ở Trại cổng Trời xin quư ông cùng các chiến hữu vui ḷng nhận lời cung cấp tin tức về tội ác hành động tră thù dă mang của bạo quyền cộng sản trong những tháng năm dài sống trong ngục tù tủi nhục hành hạ thân xác đến với các chiến sĩ anh hùng hào kiệt QLVNCH và các chiến hữu đồng minh Hoa Kỳ cùng chiến hữu các quốc gia khác nếu quư ông đă ghi nhận có thêm nhiều dữ kiện chính xác bị giam giữ trong các lao tù cộng sản, những chi tiết đau thương hành hạ tinh thần thể xác trong thời gian ông cùng đồng đội c̣n đă bị giam giữ tại các trại tập trung cải tạo sẽ được ghi vào lịch sữ đen tối đau thương nhất của dân tộc Việt Nam giúp cho những ai có cơ hội thêm chi tiết cụ thể viết thành sách hoặc thực hiện làm phim tài liệu.
    Hậu sinh chúng tôi hết sức cảm kích đươc biết tới các anh hùng chiến sĩ VNCH, những người con dân Chuá kiên cường, những người tù kiệt xuất, nạn nhân khốn khổ tột cùng dưới bàn tay sắt máu cuả loài thú vật đội lốt người là bọn cộng sản VN. Những người dù đã ra đi mãi mãi dưới đòn thù cuả lũ súc vật ấy vẫn luôn được đồng bào VN khắp nơi nhớ đến trong những PHÚT MẶC NIỆM THIÊNG LIÊNG không bao giờ thiếu trong bất kỳ những buổi sinh hoạt với lá Cờ Vàng chính nghĩa cuả chúng ta.
    Những người sống sót xin nhận nơi đây lòng ngưỡng mộ, kính phục và ghi công cuả đồng bào cùng chiến tuyến, quý vị đã anh dũng đương đầu với lũ bạo quyền vô nhân tính, và làm nhân chứng sống cho TỘI ÁC CỘNG SẢN, để làm câm mồm những con khuyển mã vẫn ngày đêm tru sủa luận điệu giả dối, trơ trẽn đến lợm giọng như khi uống phải hớp trà đá thiu thối pha bằng nước cống nươc xình.

  3. #13
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Đây Cũng Là Lư Do Mà Tigon Post Lên Loạt Bài Này

    Quote Originally Posted by TiếngXưa View Post
    Hậu sinh chúng tôi hết sức cảm kích đươc biết tới các anh hùng chiến sĩ VNCH, những người con dân Chuá kiên cường, những người tù kiệt xuất, nạn nhân khốn khổ tột cùng dưới bàn tay sắt máu cuả loài thú vật đội lốt người là bọn cộng sản VN. Những người dù đã ra đi mãi mãi dưới đòn thù cuả lũ súc vật ấy vẫn luôn được đồng bào VN khắp nơi nhớ đến trong những PHÚT MẶC NIỆM THIÊNG LIÊNG không bao giờ thiếu trong bất kỳ những buổi sinh hoạt với lá Cờ Vàng chính nghĩa cuả chúng ta.
    Những người sống sót xin nhận nơi đây lòng ngưỡng mộ, kính phục và ghi công cuả đồng bào cùng chiến tuyến, quý vị đã anh dũng đương đầu với lũ bạo quyền vô nhân tính, và làm nhân chứng sống cho TỘI ÁC CỘNG SẢN, để làm câm mồm những con khuyển mã vẫn ngày đêm tru sủa luận điệu giả dối, trơ trẽn đến lợm giọng như khi uống phải hớp trà đá thiu thối pha bằng nước cống nươc xình.
    Xem hết 10 kỳ " Trai Giam Cổng Trời " , quư Anh Chị Em mới thấy tại sao có những người lại Chống Cộng một cách hết sức cực đoan .gai châm ai , người ấy đau . Ai chưa bị gai châm , đâu hiểu được nỗi nhức nhối đó ?

    Những người trách Lư Tống là " khùng " đă biết hết về những ngày tháng tù tội của LT trong các trại giam của CSVN trước 1975 chưa ? Không phải sau 1975 , LT mới ở tù Việt Cộng . Nếu LT có " khùng " đi chăng nữa , cũng là do hậu quả của những tra tấn , hành hạ quá dă man của Cộng Sản mà thôi . Chính Em trai Tigon , sau hơn 8 năm tù đày , đói rét trong trại tù CS VN , tới tận bây giờ tâm trí cậu ấy vẫn c̣n chưa hẳn b́nh thường .

    Không có ai sống dưới sự hành hạ của CSVN mà không hận chúng thấu xương tủy .

    Đang bực bội , chờ b́nh tỉnh một chút , Tigon sẽ post tiếp bài kỳ VII.

    Có xem mấy bài sau , mới càng khâm phục sức chịu đựng của những Chiến sĩ VNCH khi sa vào tay giặc Cộng . Mời ACE đón đọc .

    Tigon

  4. #14
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Trại giam Cổng Trời (The Heaven Gate Prison) – Kỳ VII

    Cái cùm bằng gỗ cẩm lai mà linh mục Nguyên Thanh kể lại chỉ là một trong nhiều thứ dụng cụ mà Cổng Trời dành cho tù nhân. Mọi kỹ thuật hành hạ con người từ thời trung cổ cho đến cận đại đều được cán bộ trại giam Cổng Trời áp dụng triệt để. Các kiểu gông cùm làm người tù sợ hăi suốt cả cuộc đời được họ vắt óc nặn ra và đem áp dụng vào những con người khốn khổ này.


    Ám ảnh bệnh tật

    Tù nhân trong tất cả các trại giam của người Cộng Sản luôn giống nhau về nỗi ám ảnh bệnh tật hầu như bất tận. Những viên thuốc nhỏ nhoi mà thân nhân có dịp mang vào trại giam cho họ chỉ có thể chữa trị những cơn bệnh nhẹ như nhức đầu, cảm sốt thông thường, nhưng khi người tù gặp các chứng như sốt rét rừng, kiết lỵ hay tiêu chảy th́ mạng sống kể như chỉ c̣n biết trông chờ vào thượng đế.


    Một cuộc đấu tố của người cộng sản. Ảnh minh họa

    Cưa chân như thời tiền sử

    Khi người tù gặp tai nạn hay chấn thương th́ sự thể lại khác, nhất là trong trường hợp bị nhiễm trùng do vết thương th́ hậu quả thật khó lường. Linh mục Nguyễn Văn Lư, người tù nổi tiếng v́ tranh đấu cho nhân quyền kể lại những kinh nghiệm mà ông từng chứng kiến như sau:
    -Khi bị thương tích đau bệnh ǵ đó mà cần phải cưa tay hoặc cưa chân, điều kiện không có nên họ cưa sống như vậy chứ không có thuốc tê thuốc mê ǵ cả. Họ cột chặt anh em của ḿnh vào giường, rồi họ dùng cưa tay, họ cưa luôn cái khúc chân nào mà đang đau như vậy. Người đó bị buộc chặt vào rồi nhét giẻ vào miệng, để khỏi la hét ǵ được. Họ cũng muốn cứu ḿnh để ḿnh sống nhưng rất kinh hoàng. Tôi biết một linh mục tên là Hùng đă bị cưa sống như vậy năm 81 hay 82 ǵ đó.

    Bệnh tật không có thuốc men là t́nh trạng chung của tất cả các trại tù trên toàn cơi Việt Nam. Riêng tại trại giam CổngTrời th́ t́nh trạng này lại càng bi đát hơn v́ chính sách cô lập tù nhân hoàn toàn với bên ngoài của nó.

    Trong suốt nhiều năm, những người tù Cổng Trời không hề gặp mặt thân nhân của ḿnh cho đến khi tất cả âm thầm ra đi trong ṿng tay của bạn tù. Một trong những người kiên cường nhất trong tổng số 70 tù nhân này là linh mục Nguyễn Văn Vinh, cuối cùng th́ ông bỏ ḿnh trong hầm đá của trại giam Cổng Trời v́ không tuân theo những quy định mà cán bộ trại giam đưa ra.
    Hầm đá: nấm mồ buốt giá
    Linh mục Nguyễn Hữu Lễ kể lại điều mà ông cho là kỳ diệu khi phát hiện ra dấu tích của LM Vinh để lại trong hầm đá trứơc khi ông chết nhiều năm về trước:

    - Cái hầm đá đó tức là nhà kiên giam trên Cổng Trời. Trên đó có một nhà xây bằng đá rất tối. Nó có hai cái xập hai bên, mỗi bên là cái xập bằng ván, khi người tù người ta lên đó nằm th́ người ta khắc cái tên của người ta lên đó. Người ta dùng đinh hay là đầu đinh để khắc tên dưới miếng ván ḿnh nằm.

    ]
    Linh mục Nguyễn Văn Lư bi lôi ra khỏi phiên ṭa
    Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện th́ kể rơ hơn cách thức mà người tù tại trại Cổng Trời bị nhốt trong hầm đá như thế nào qua lời tường thuật của Nguyễn Hữu Đang và Kiều Duy Vĩnh:

    - Ở Hà Giang th́ thực sự không khác ǵ nơi chúng tôi ở, nó chỉ rét hơn thôi. Nhưng nó là trại thủ tiêu. Nó không để chết lần chết ṃn tự chết mà những người công giáo th́ bị nó giết chết.

    Nó cho mặc quần đùi dẫn vào hang đá nó cùm ở trong đó. Theo như Nguyễn Hữu Đang và Kiều Duy Vĩnh kể lại cho tôi biết th́ không ai sống quá 10 hôm. Người tù được cho mỗi ngày một nắm cơm bằng quả trứng. Nó bắt mặc như thế mà ngoài trời lạnh như thế, ban đêm trời mùa đông nó toàn chờ dịp Noel để nó cùm. Rất nhiều người công giáo bị thủ tiêu theo lối đó.

    Trong tác phẩm “Cuộc Chiến Chưa Tàn” người tù biệt kích Trần Nhật Kim viết lại:

    C̣n một loại pḥng giam khác là những hầm đá ch́m dưới đất, vào mùa đông hầm càng lạnh hơn. Khẩu phần ăn quá ít, mỗi bữa cơm nắm lại chỉ lớn bằng trái trứng vịt với muối. Không có lấy một chút chất ngọt, chất béo. Trong hoàn cảnh ngược đăi, thể xác sẽ bị hao ṃn theo thời gian. Có nhiều người đă qua đời ở đây.
    Chính tại căn hầm đặc biệt này, cùm xích và cai ngục cũng khác thường. Ṿng sắt dẹp ôm cổ chân lâu ngày sét rỉ, đường kính khoảng 4 phân tây, nhỏ hơn cổ chân b́nh thường. Khi cùm, tù nhân để cổ chân trên nửa ṿng sắt dưới, cán bộ úp nửa ṿng sắt trên xuống không vào khớp v́ thịt cổ chân thừa ra ngoài. Cai ngục dùng gót giầy đạp xuống phần sắt trên để ṿng sắt vào ngàm. Họ làm như một thói quen trong khi tù nhân đau đớn. Phần thịt nơi cổ chân đă dập nát, vết thương chẩy máu dễ làm độc v́ ṿng sắt xét rỉ, dơ bẩn.

    Không được chữa trị kịp thời và h́nh phạt kỷ luật vẫn tiếp diễn trong nhiều ngày, vết thương lở loét sau mỗi cử động. Cổ chân sưng lên khiến ṿng sắt như nhỏ lại lún sâu vào thịt, ṿng sắt nhám như mặt dũa cọ vào vết thương. Cái đau nơi cổ chân bóp thắt trái tim, các bộ phận trong người như bị cắt ra từng mảnh.

    Tù nhân có cảm giác vết thương ngứa ngáy khó chịu, như đang bị những ḍi bọ gậm nhấm. Muốn cử động cho bớt ngứa lại sợ ṿng sắt làm vết thương chẩy máu. Lâu ngày nằm một chỗ, bàn chân như nặng hơn, mất dần cảm giác nơi gan bàn chân. Cảm giác nặng nề lên dần tới hông, như không c̣n chịu sự điều khiển của trí óc.

    Tàn nhẫn bao nhiêu mới trở thành độc ác?

    LM Nguyễn Viết Cường cho biết những người tù tại Cổng Trời bị cùm thường vào mùa đông, cụ thể là trứơc lễ Giáng Sinh hằng năm như một lời nhắc nhở cho các giáo dân, tu sĩ, linh mục biết rằng Lễ Giáng Sinh sẽ là niềm đau khổ cho họ hơn là niềm tin hy vọng được mang xuống từ trời:
    Ông Trần Nhật Kim một người lính biệt kích bị giải giam từ Nam ra kể lại trại giam Cổng Trời hành hạ tù nhân trong mùa đông như thế nào

    - Với khí hậu mùa đông là 0 độ C mà chúng tôi chỉ có một bộ bà ba, một chăn một chiếu một cái mền mỏng. Nó có điểm đặc biệt nữa là chỉ bắt đi kỷ luật vào mùa đông v́ mùa hè nó cần tù nhân tăng gia sản xuất. Mùa đông th́ thời gian ở trong pḥng kỷ luật th́ phương tiện không có, ăn uống th́ kém. Một tháng chúng tôi được 11 kư nhưng người bị kỷ luật th́ chỉ có 9 kư thôi. 9 kư này toàn chất bột như ngô, khoai, sắn, đa phần là ngô xay. V́ vậy chúng tôi bị xuống sức khỏe rất nhanh.
    Chờ đến mùa đông mới bắt đầu tra tấn hay cùm kẹp người tù là kinh nghiệm mà cán bộ trại giam tích lũy trong nhiều năm, để khi đem ra áp dụng cho người tù CổngTrời th́ mức tác hại của nó ghê gớm không bút mực nào tả xiết.

    Cái lạnh đồng lơa với những vết thương hành hạ người tù bị cùm trong trại khiến họ muốn chết không được mà muốn sống cũng không xong. Đau đớn dày ṿ họ ngày này qua ngày khác trong mùa đông khắc nghiệt, nhiệt độ luôn ở dưới 0 độ th́ da thịt có bằng thép cũng phải nhũn ra huống ǵ là cơ thể của những người tù quanh năm ốm đói.
    Biệt giam, một cách tra tấn âm thầm khác
    H́nh thức biệt giam được dùng để hành hạ tinh thần người tù và cách ly họ một lần nữa trong cái thế giới vốn đă nhỏ hẹp và tăm tối. Rất nhiều h́nh thức biệt giam, từ nặng tới nhẹ mà cách gọi nó sẽ khác nhau. Kiên giam là cái tên dùng để chỉ mức độ biệt giam nặng nhất.

    Cát sô, trại kỷ luật, trại kiên giam đều có cùng một h́nh thức: cực nhỏ, tối tuyệt đối, bị cùm chân và cách biệt với mọi tù nhân khác.

    Những nơi này dành cho việc giam giữ các phạm nhân mà cán bộ trại giam cho là bất trị, hay kỷ luật những người vi phạm nội quy trại. Nhục h́nh trong những pḥng tối này có thể làm cho người tù phát điên lên v́ những sự tra tấn âm thầm nhưng hết sức hiệu quả. Không phải giam giữ suông mà người tù luôn luôn bị cùm bằng nhiều cách khác nhau tùy theo trại giam.

    Biệt giam một lần đă là một nhục h́nh khó quên nhưng bị biệt giam nhiều lần th́ nhục h́nh ấy sẽ ra sao? Người tù lương tâm LM Nguyễn Văn Lư cho biết trường hợp của chính bản thân ông:

    -Tôi đă ở tù 4 lần tổng cộng 17 năm và bị quản chế hơn 7 lần, án của tôi vẫn c̣n 5 năm tù và 5 năm quản chế nữa. Thường thời gian đầu lúc nào tôi cũng bị biệt giam cả. Đầu tiên năm 77 tôi bị hoàn toàn biệt giam một ḿnh. Rồi đến đợt tù năm 83, ba năm đầu tiên hoàn toàn biệt giam. Không phải ḿnh làm ǵ cả nhưng họ muốn khống chế như vậy để tạo điều kiện cho ḿnh theo kiểu nói của họ là để ăn năn sám hối!
    Đó là h́nh thức tẩy năo ḿnh đi. Trong điều kiện ḿnh không có sách báo thông tin ǵ mà cứ ở một ḿnh như vậy, người thiếu bản lănh th́ rất dễ bị khủng hoảng tư tưởng đi đến chỗ một loại đầu hàng nào đó, một sự khuất phục nào đó.

    Pḥng kỷ luật của trại giam Cổng Trời lại càng kinh khủng hơn, LM Nguyên Thanh kể lại những h́nh khổ mà người tù phải chịu khi bị giam trong trại kỷ luật nay:

    - Riêng tại trại Cổng Trời th́ pḥng kỷ luật họ có một loại cùm nó đặc biệt hơn những trại khác. Tôi cũng đă bị ba bốn năm cùm liên tục ở chân. Riêng tại trại Cổng Trời th́ nó dùng một loại cây gọi là cây gỗ nghiến tức là nó rất cứng giống như cây cẩm lai ở miền Nam.

    Họ xẻ đôi ra và họ khoét hai cái ṿng bán nguyệt ở trên và ở dưới. Khi đặt ống chân vào đó th́ nửa thân cây phía trên dập xuống nếu không lựa chiều cho vào chỗ nhỏ nhất của ống chân th́ cái cây dập xuống nó có chiều rộng khá rộng cho nên nó có thể dập lên xương ống chân làm nát cả xương. Nhiều người khi vào nhà kỷ luật đó khi ra th́ chỉ c̣n xương bọc da và chân bị hư rồi.

    Cái cùm bằng gỗ cẩm lai mà linh mục Nguyên Thanh kể lại chỉ là một trong nhiều thứ dụng cụ mà Cổng Trời dành cho tù nhân. Mọi kỹ thuật hành hạ con người từ thời trung cổ cho đến cận đại đều được cán bộ trại giam Cổng Trời áp dụng triệt để. Các kiểu gông cùm làm người tù sợ hăi suốt cả cuộc đời được họ vắt óc nặn ra và đem áp dụng vào những con người khốn khổ này.


    Mặc Lâm

    Nguon : NuVuongCongLy.net

  5. #15
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Phải đoàn kết , tiêu diệt CS

    Xen những chỗ màu đỏ , để thấy CSVN độc ác , tàn nhẫn không thể tưởng tượng được .

    Bà con hăy xoá bỏ tị hiềm , để đoàn kết tiêu diệt Cộng sản .

    Chúng ta không c̣n nhiều thời gian nữa đâu !

    Tigon

  6. #16
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Trại giam Cổng Trời (The Heaven Gate Prison) – Kỳ VIII

    Những công cụ tra tấn mà Cổng Trời tận dụng là các loại cùm từ thời trung cổ c̣n sót lại đă khiến người tù hoảng loạn và kinh khiếp.


    Gulag may mắn hơn Cổng Trời?
    Trong suốt 12 chương sách trong tác phẩm “Quần Đảo Ngục Tù”, văn hào Soltzhenitsyn hoàn toàn không nhắc ǵ tới các loại gông cùm được sử dụng trong những trại giam được xem là địa ngục trần gian này. Nếu v́ lẽ ǵ đó mà Soltzhenitsyn quên không nhắc đến các loại dụng cụ dùng để trừng phạt người tù qua h́nh thức tra tấn này th́ quả thật là một thiếu sót lớn. Ngược lại, nếu các nhà giam trong Quần Đảo Ngục Tù không có loại gông cùm nào đáng để ư th́ quả thật nhà tù Xô Viết vẫn c̣n là thiên đường nếu so sánh với các trại giam của Việt Nam, đặc biệt là trại giam Cổng Trời.



    Hai người tù đang lao động bên ngoài một nhà tù ở Vũng Tàu
    Khi người tù bước chân vào trại giam Cổng Trời th́ trước hết anh ta sẽ được nghe môt loại huấn thị sắc máu từ trưởng trại giam, để suốt những năm tháng sau đó ghi đậm trong tâm trí anh ta rằng nơi này là nơi sẽ trả thù những việc anh ta làm. Việc trả thù đa dạng với những nhục h́nh nào mà cán bộ trại giam có thể nghĩ ra. Nguyễn Hữu Đang, người tù nổi tiếng trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trả lời trong một bài phỏng vấn như sau:
    “Ngay khi chúng tôi đến nhà tù, người ta đă tuyên bố: Các anh phải nhớ rằng một khi vào đây là các anh sẽ không có ngày trở lại, các anh sẽ ở đây cho đến lúc chết. Người ta đă tuyên bố thế – tổng giám thị nhà tù tuyên bố chính thức, công khai trước tất cả các tù nhân chính trị. Đă vào đây là không có ngày trở lại, không bao giờ ra khỏi nơi này.
    Cho dù án của anh là 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm – các anh cũng sẽ ở đây đến lúc chết. V́ sao? V́ các anh, lũ phản động, phản bội tổ quốc, phản bội cách mạng, các anh đáng chết. V́ ḷng khoan dung, độ lượng, nhân đạo, mà chính phủ để cho các anh được sống, nhưng trả tự do cho các anh, không bao giờ! Trả tự do cho các anh là trả tự do cho hùm beo, các anh sẽ ở đây cho đến chết.”
    Các loại cùm
    Trong suốt bao nhiêu năm hiện hữu, trại giam Cổng Trời chưa hề trả tự do cho một người tù chính trị nào. Chẳng những thế họ c̣n bị vô số h́nh phạt và một trong những h́nh phạt thông thường nhưng đau đớn nhất cho họ là các loại cùm được dùng như h́nh thức tra tấn. LM Nguyễn Viết Cường cho biết:
    “Nhiều kiểu cùm lắm. Nhiều kiểu cùm và nhiều kiểu xiềng lắm. Đơn giản nhưng mà nó rất ác. Nhất là khi nó khóa c̣ng số 8. Nó khóa cánh tiên ác lắm. Nó không đánh nhưng nó khóa như thế c̣n hơn đánh. Cùm lâu nhất là 8 tháng”
    Theo lời kể của nhiều tù nhân th́ ở trại Phong Quang có một loại cùm mà người ta gọi là cùm chữ V, đây là một loại cùm bằng sắt đóng chữ V vào chân. Người tù nào bị cùm loại cùm này th́ chân coi như bỏ đi. Cán bộ đưa cùm vào chân người tù sau đó lấy búa gơ vào cho khít.
    Khi cán bộ lau cái tút sắt ở bên dưới th́ da, thịt, gân tuột theo hết và người tù rú lên một tiếng và ngất đi. Cùm như thế chỉ trong ṿng một hai ngày th́ cán bộ phải bỏ ra thay cái cùm khác. Cái chân hư phải thuốc men rất lâu mới khỏi nổi. Ai bị cùm chữ V một lần th́ có vết sẹo ở đàng sau cổ chân. Nhiều người tù kể lại có lúc tại trại Phong Quang hàng mấy chục người nằm dài chân băng bó v́ bị cùm.
    Thế nhưng tại trại giam Hỏa Ḷ c̣n có một loại cùm khác c̣n kinh khủng hơn loại cùm chữ V của trại Phong Quang. Đây là một loại cùm hộp bằng xi măng mà mỗi lần nhắc tới những ai từng ở Hỏa Ḷ đều không khỏi rùng ḿnh.
    Người tù bị nhốt trong cát sô mà cái cát sô này nằm trên một bể phân bên dưới là cống rảnh. Cát sô có hai lần tường bao bọc nên tiếng la khóc của người tù không vang ra phía ngoài được.

    Một kiểu c̣ng khác không kém đau đớn được mang cái tên rất mỹ miều: “khóa cánh tiên” đây là loại c̣ng được dùng hầu hết trong các trại giam mà trại Cổng Trời hầu như sử dụng nhiều nhất nhằm khống chế những người tù h́nh sự hay những kẻ to con cứng đầu. Người tù Nguyễn Chí Thiện kể lại những ǵ mà tù nhân bị loại khóa tàn ác này hành hạ như sau:


    “Nó có cái khóa gọi là khóa cánh tiên mà cái này không cần phải vi phạm đâu nhé, anh đun trộm ấm trà anh cũng bị khóa. Nó ghét là nó khóa. Lấy trộm sắn hay mẩu khoai ngoài ruộng cũng đủ khóa như thế rồi. Khóa cánh tiên là cái khóa số 8, khóa ṿng hai tay ra phía sau lưng và phải 3 người mới khóa nổi.

    Hai tay người tù cứ mở rộng ra và khép lại đàng sau lưng, hai người mới khép nổi như thế. Khi bị như thế anh càng to, th́ lồng ngực anh càng như muốn vỡ. Rồi người thứ ba là anh tù tự giác nó đưa cái khóa vào và khóa lại. Khóa lại như thế th́ sức người không chịu nổi 15 phút v́ đa phần bị đau đớn điên cuồng, chỉ trong ṿng 15 phút là ngất đi.

    Đau đến mức những anh dũng sĩ diệt Mỹ cũng bị tù và khóa như thế, hay là trùm lưu manh bị khóa như thế th́ nó hóa điên. Khi hóa điên th́ nó lạy van xin tha lúc th́ nó lôi cả đảng ra nó chửi. H́nh thức khóa cánh tiên làm cho người ta ai cũng sợ v́ nó đau không thể tưởng tượng được.
    Tôi là người bị khóa mấy lần nên tôi có thể tả như vầy: trong thời tiết 0 độ mà nó cởi áo hết khóa ngoài giữa sân, Mồ hôi trên trán chảy đầm đ́a. Nó đau ở hai thái dương điên cuồng lên. Lúc bấy giờ thành tâm mà nói tôi chỉ muốn chết mà thôi.”
    Muốn chết cũng không được v́ cán bộ canh chừng khi thấy người tù kiệt sức đến độ nguy hiểm th́ họ thả ra hoặc nới lỏng bớt h́nh phạt. Cán bộ trại giam nào cũng học được cách tra tấn theo kiểu tầm ăn dâu này.

    Ban đầu nhiều người tưởng rằng trưởng trại sợ để tù nhân chết sẽ ảnh hưởng đến điểm thi đua, nhưng sau một thời gian người tù mới biết được cái nỗi sung sướng bệnh hoạn nằm sâu trong tiềm thức của cán bộ trại giam khi tận hưởng những đau đớn mà họ sáng tạo ra để trừng phạt những người tù bất hạnh.

    Hành hạ tù nhân nữ

    Đối với tù nhân nữ th́ mức độ tận hưởng của cán bộ quản giáo có khác hơn đối với tù nhân nam, bệnh hoạn và ác độc hơn. LM Nguyễn Văn Lư kể lại những phương cách mà mới nghe qua không ai có thể tin được vào tai của ḿnh, ông kể:

    “Những h́nh khổ khác th́ tôi đă tường thuật khá rơ ở trong 54 nhục h́nh. Những nhục h́nh đối xử ở bên các bạn nữ, h́nh thức mà xúc phạm nhân phẩm của họ rất kinh hoàng.

    Ví dụ như lột trần truồng tập thể 25 cô, bà một lúc mà xâm phạm vào chỗ kín của họ như vậy th́ thấy không c̣n chi ra con người nữa. Tôi đang kể với anh mà tôi chảy nước mắt đây. Trong buồng giam th́ nó có hai dăy sàn xi măng cao vừa với tầm của người nằm. Một loại giường tập thể chính giữa có lối đi.

    Chúng bắt những người tù nữ này, xin lỗi, chổng mông lên ở dưới cái sàn đó, rồi một cán bộ mang găng tay loại găng tay lao động chứ không phải găng tay vệ sinh của y tế đâu. Găng tay thô nhám lao động.
    Nó thọc vào cái chỗ kín của các bà đó để họ t́m các vật dụng như thư từ tiền bạc mà họ nghi là dấu diếm. Họ thọc như vậy, chẳng có vệ sinh ǵ cả. Bà nào có HIV/AIDS th́ sẽ lây qua các bà khác dễ dàng lắm. Các bà không đề kháng lại được cho nên chỉ đứng khóc với nhau. Mỗi bà chịu nhục h́nh một lúc, tất cả đều trần truồng như nhộng vậy.
    Một h́nh khổ nữa là họ lấy những vật dụng cứng họ thọc vào nơi chỗ kín của phụ nữ. Họ lấy dùi điện rà vào những chỗ đó để đốt cháy. Nó vừa làm đau khổ vừa xúc phạm nhân phẩm người phụ nữ.”

    Làm sao LM Nguyễn Văn Lư nghe lại được những lời kể lể mà bất cứ ai có nhân tính cũng đều phải quay mặt đi như thế, ông nói:

    “Họ cấm không cho nói lại nên đâu dám nói. Măi đến khi hồi gần đây họ cho tù h́nh sự nhốt chung với một số tù chính trị, chính các bạn tù chính trị này khi ở chung, được các bà các cô h́nh sự kể lại. V́ trên thân thể có những dấu tích do những lần tắm chung th́ họ thấy dấu tích, họ hỏi th́ các bà kể lại.”

    Khổ nạn của người tù hầu như vô tận. Mỗi trại giam có một cách hành hạ người tù tùy theo sự tưởng tượng phong phú của cán bộ trại giam đó. Người tù chỉ biết chờ tới phiên ḿnh. Họ là những tù nhân ngơ ngác sống trong ṿng vây địa ngục trần gian mà bên ngoài bị cách ly với bên trong như hai thế giới.

    Chỉ khi nào may mắn thoát được cái trại giam này th́ lúc đó nỗi ám ảnh mới có cơ may ngày một phai nhạt đi.

    Hy vọng ló dạng

    Cái may mắn ấy cuối cùng rồi cũng tới.

    Trong một ngày b́nh thường như mọi ngày, người tù Cổng Trời cảm thấy có điều ǵ đấy rất khác lạ trong cách đối xử của cán bộ trại giam. Họ hối hả thu xếp những thứ cần thiết, tập họp nhau lại thầm th́, và mắt láo liên như sợ người tù theo dơi…Những lo lắng này làm sao qua mắt được vành tai, khóe mắt của những người tù lâu năm trong trại.

    Người tù đoán ṃ với nhau: Hay là Mỹ trở lại? Cộng sản sụp đổ? Sắp chuyển trại hay là ǵ khác?

    …Những câu hỏi đó cứ quanh quẩn trong những lần gặp nhau ít ỏi của người tù và họ hy vọng, họ mong chờ điều ǵ đó kinh khủng sẽ xảy ra thay đổi số phận của ḿnh…

    Mặc Lâm

    Nguon: NuVuongCongLy.net

  7. #17
    anhnguyen
    Khách
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Rất cám ơn Như Ánh đă bổ túc tin về trại Cổng Trời .

    Cần thêm nhiều dữ kiện chính xác để giúp thân nhân những tử sĩ VNCH bỏ ḿnh tại nơi ngục tù này .

    Mong các cựu tù nhân Cổng Trời góp thêm ư kiến .

    Đa tạ

    Tigon
    Quyết Thắng và Quyết Tiến.
    Phần lớn các bác Biệt Kích(BK) ra Bắc hoạt động đều được huấn luyện ở trại Quyết Thắng quận Long Thành Biên Hoà.Và một số không nhỏ đă bỏ xác trên đồi bà Then phía sau trại tù Quyết Tiến,xă Đồng Văn, huyện Quản Bạ,tỉnh Hà Giang...Tên khác là "Cổng Trời"
    Năm 1962, có rất ít tù BK ở Quyết Tiến.
    Đây là những chuyện nghe kể lại.
    Theo những người c̣n sống sót kể lại th́ năm 1959 trong số những người bị bắt trong vụ Quỳnh Lưu,Nghệ An có 60 người bị đưa lên Cổng trời.Ở khu K biệt giam sát nhà bếp,chứ không ở chung với tù chính trị trong các khu khác kể cả khu O.Mùa đông năm đó tất cả đều bị chết cùng một kiểu như nhau:Lần lượt bị đem cùm trong xà lim mà không cho mặc áo quần .Không ai chịu nổi qua 3 ngày.Có một người duy nhất không nhớ tên chịu được một tuần.Tất cả những người chết đều bị đem ra chôn trên đồi bà Then.Nói là chôn cho vui chứ thật ra là ;
    "Vùi nông một nấm,mặc dầu cỏ hoa" .
    "Trải bao thỏ lặn ác tà,
    " Ấy mồ vô chủ ai là người thương...(Kiều..)
    Lúc đó chưa có cưa xẽ gổ, mà có th́ cũng để làm cùm xiềng ḱm kẹp chứ đâu có mà đóng ḥm cho tù.Đất th́ toàn là đá lởm chởm sức tù làm sao mà đào:Vùi sơ sài rồi lấy đá đè lên.Vài ngày sau,chó sói và thú hoang lôi lên ăn.Xương th́ chúng tha vô núi,không c̣n dấu vết.Những người chết sau này khi đào đất lên chôn th́ gặp đầu lâu chân,tay của người chết trước kia là chuyện thường.
    Có một người tên là Nguyễn trung Tín.cũng là người xứ Nghệ.Không biết là ông ta tù bao lâu rồi .Một ngày kia ổng chết.Khi đem chôn gặp ngày trời lạnh,sau khi bỏ xác xuống huyệt hai thằng tù và tên cán bộ đi t́m chổ khuất gió để hút thuốc lào,đốt lữa sưởi cho ấm.Nam dưới huyệt lâu thần chết cũng thấy lạnh,đi sưởi ké,bác Tín tỉnh lại,ḅ lên và rồi ḅ đi chổ khác.Kiệt sức ổng lại nằm.Sáng hôm sau một người thiểu số H'mông đi qua động ḷng trắc ẩn ,đem về nhà cho ăn cháo cơm và thuốc thang.Chừng một tháng sau th́ họ đem bác Tín về trả lại trại giam QT v́ sợ liên lụy.Tất cả đều chưng hửng v́ giấy báo tử đà về tới Hà Nội.Và có lẽ bọn chúng cũng tin dị đoan nên sau khi cho bác Tín xuống làm bếp mấy tháng thí chúng cho về.Có lẽ bác là một trong vài người sống sót của trại Cổng trời...
    Cũng là chuyện nghe kể lại :Khi Cha Gioan Lasan Nguyễn văn Vinh qua đời.Tên giám thị Nguyễn Sáng ( Đại úy)nói với hai người tù h́nh sự đang đẩy cái xe cải tiến chở cái xác khô của Cha quấn trong chiếc mền mỏng: Tụi bây có biết người này là ai không? Ông này mà chết ở Hà Nội th́ có vạn người đưa ma .C̣n ở đây chỉ có tao với hai đứa mày thôi...
    Năm 1964,sau khi Mỹ ném bom miền Bắc và nhiều toán BK được gởi ra ào at (1963-65).Trại Yên Thọ là nơi giam giữ nhiều BK nhất.
    Sau biến cố " Phá trại Yên Thọ (Yên Bái)do anh em BK tổ chức phối hợp với tù chính trị địa phương với kết cục là hai BK Nguyễn văn Thưỡng, Nguyễn văn Hiệt bị xử Tử h́nh,số c̣n lại bị tăng án thêm từ 5 năm tới chung thân và tất cả chuyển lên Cổng trời Quyết Tiến.Gần một nữa đă bỏ mạng tai đây.
    Những người tù ở đây bị chết v́ đói,lạnh và lao động nặng nhọc :Đập đá và cưa xẽ để tự làm nhà tù cho kiên cố đặng mà nhốt ḿnh..
    Đầu năm 1972 ,để chuẩn bị trao trả tù binh,chúng cho BK về các trại dưới,học tập chính trị,có tiêu chuẩn ăn uống khá hơn và không phải đi làm.
    Năm 1973 những nơi giam giữ BK đều đồng loạt bạo động :Tuyệt thực đ̣i thi hành hiệp định Ba Lê.
    V́ thế tháng 8 năm 73,khoăng 70 BK đầu tiên từ nhiều nơi bị đưa lên Cổng trời.Có nhiều người lên đây lần thứ hai.
    Trong ngày ăn mừng huân chương Anh hùng Lao Động ban thưỡng cho trại QT năm 1976.Thiếu Tướng Công an Trần Quyết phán:" Nếu tôi có quyền,tôi cho bắn hết các anh"(BK). Lần này cho tới khi về xuôi tháng 8 năm 78 chí có hai BK qua đờ́ : Trung sỹ Nguyễn Giáo toán Becassin đổ bộ bằng thuyền ra đèo Ngang và bác Vi tiến An thuyền trưỡng hải thuyền đă từng đưa nhiều toán ra Bắc trong đó có có điệp viên Đặng chí B́nh.

    BK Hoàng ngọc Chính,toán" Remus 4"trước kia từng ở với cha Vinh trong khu biệt giam Yên Thọ nên nhớ khá nhiều điều về Cha.Tiếc là BK Chính đă qua đời trên đường vượt biên nên nay không c̣n ai để hỏi han thêm.Chỉ biết trước đây Cha được ở ngoài và từng được cho đ́ chăn trâu cắt cỏ nhưng v́ ngài tiếp tục làm mục vụ nên chúng cho ngài đi biệt giam.Và ngài cũng không chịu đầu hàng điều kiện:Về Hà Nội,tham gia Mặt Trận Tổ Quốc nên cuối cùng chúng đưa ngài đi Quyết Tiến.

    Trong lúc bị biệt giam ,cùm kẹp ở Cổng trời.Đói và lạnh hành hạ,tương lai mịt mù,bơ vơ lạc loài.BK Hoàng ngọc Chính đă sáng tác một số thơ,nhạc mà tôi c̣n nhớ đôi chút.

    Biệt Kích ca.
    Một đàn chim tung bay mang về mùa xuân tương lai,
    cho miền quê hương tha thiết ước mong:
    Bóng đêm dài tan đi
    và mùa đông tan đi theo nắng vàng chờ ngày vinh quang tươi sáng.
    Một đoàn trai ra đi với ḷng yêu nước bao la
    đem vạn t́nh thương tô thắm núi sông.
    Bắc Nam từ bao lâu hận thù xưa ghi sâu.
    Ta quyết thề trở về giải phóng quê hương.
    Theo cờ Gươm thiêng,nương hồn Quang Trung lên đường ta Bắc tiến.
    Tiếc chi ngày xanh ,nước non vẫy chào bền ḷng vui tranh đấu.
    Không sầu biệt ly,không sờn hiểm nguy,khi hờn căm bốc cháy:
    Phá tan cùm gông bước trên xác thù ,ngày về rạng chiến công.
    Hay:

    Hận Hà Giang.
    Hận Hà Giang,chôn bao thế hệ hùng anh,
    Ngày mùa đông,không gian tím đọng sương mờ..
    Mo hoang hoi mau nuoc mat vuong xieng xich..
    ..Giữa chốn núi rừng hướng về hậu phương,
    Nổi ḷng thân thương,biết bao ân t́nh...
    Nước non về đâu(?)nhắc thêm hận sâù.
    Chạnh ḷng người đi khắc thêm hờn đau.
    Trời heo may,trong tia nắng vàng mong manh,
    Hồn thầm mơ phương Nam đón chào thanh b́nh.
    Tàn chinh chiến,ai nỡ lăng quên đời lính.
    Hận Hà Giang ,sao mang kiếp đời lưu đầy.
    Hoặc là:
    Thư gởi Mẹ.

    .....con muốn xa rời kiếp nổi trôi,
    quay về phụng dưỡng Mẹ hiền thôi,
    nhưng v́ Me dặn trung là hiếu,
    con lại ra đi chẵng tiếc đời...

    Mấy điều xin bổ túc thêm.

    Như Ánh.

  8. #18
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Trại giam Cổng Trời (The Heaven Gate Prison) – Kỳ IX

    Tiếng súng đầu tiên từ bên kia biên giới phía Bắc đă thay đổi nhiều số phận của những người tù trong trại giam Cổng trời.

    Ít ra th́ nhờ nó mà họ bớt lạnh hơn, đường trở lại gia đ́nh ngắn hơn, và nhất là được sống gần với con người hơn tại các trại giam dưới đồng bằng Bắc Bộ. Về gần với đời sống hơn khiến người ta có khuynh hướng ôn lại chuyện cũ và những người tù thế kỷ này nghĩ ǵ về những ngày đầu tiên bị bắt của họ?


    Đối với những người đă ở lâu trong trại giam Cổng Trời th́ ư tưởng trại giam này sẽ giải thể hay bị phá tan là một điều hoàn toàn không tưởng. Ngoài vị trí quá cao không thể tấn công hay phá hoại, trại Cổng Trời c̣n là nơi gần như bất khả xâm phạm v́ quanh năm mây mù che phủ, việc pḥng bị rất chắc chắn khó thể xâm nhập.

    Điều không tưởng đă xảy ra


    Đại tướng Vơ Nguyên Giáp (P), đại diện tỉnh B́nh Trị Thiên, Phạm Hùng (thứ 2 từ phải), đại diện TPHCM, trong phiên họp đầu tiên của Quốc hội Việt Nam tại Hà Nội hôm 28/6/1976.

    Cái ngày đó là ngày 20 tháng 8 năm 1978. Lư do: Trung Quốc đánh Việt Nam.

    Người tù Trần Nhật Kim nhớ lại:

    “20 tháng 8 năm 1978 chúng tôi được di chuyển từ trại Cổng Trời về trại Thanh Cẩm v́ khi đó quân đội Việt Nam và Trung Quốc đang đánh ở các tỉnh miền Bắc rồi. Chúng tôi được di chuyển khỏi trại Cổng Trời trước đó 1 tháng. Chúng tôi gồm 48 người miền Nam và 70 anh em biệt kích. 30 người ở Cổng Trời và 40 người ở trại Tuyên Quang dồn lên trên CổngTrời và sau đó chúng tôi đi cùng một chuyến về trại Thanh Cẩm. Các anh em biệt kích về trại Lam Sơn trong đó có anh Nguyễn Hữu Luyện.

    Sở dĩ tôi biết nó đánh tan trại Cổng Trời là v́ một nửa tù h́nh sự chạy thoát được c̣n một nửa th́ bị bắt lại mang xuống trại Thanh Cẩm. Tôi gặp những người này kể lại tôi mới biết là trại Cổng Trời đă bị đánh tan và không c̣n ai ở đó nữa.”


    LM Nguyên Thanh kể lại ông và một số người khác rời trại trước nhóm của ông Trần Nhật Kim 5 ngày, và cũng về Thanh Cẩm sau đó:

    “Cho đến 15 tháng 8 năm 1978 th́ chúng tôi, tất cả là 32 người biệt kích và 38 tù nhân miền Nam đựơc sơ tán về trại Thanh Cẩm bởi v́ Trung Cộng lúc ấy sắp sửa đánh 6 tỉnh miền Bắc. Trước khi được đưa về trại Thanh Cẩm Thanh Hóa th́ chúng tôi đă bị bắt buộc phải làm ngày làm đêm đào hào ở các vùng chân núi.”

    Trung Quốc đánh Việt Nam khiến trại Cổng Trời đóng cửa là điều mừng cho người tù nhưng đối với những tù nhân đă được thả trước đó th́ chính biến cố này lại đem phiền toái dồn dập đến với họ. Người tù Nguyễn Chí Thiện kể về trường hợp của ông:

    “Khi Trung Quốc đánh miền Bắc vào tháng 2 năm 79 th́ công an bắt đầu gọi tôi lên sở lên đồn liên tục, viết kiểm điểm đe dọa bắt bớ đủ thứ. Đến nước này tôi thấy nguy cơ nếu mà nó bắt lần nữa th́ khó sống. Thế nên tôi quyết định phải gửi tất cả thơ tôi làm được trong ṿng 15 năm ra ngoại quốc.

    Tôi vào ṭa đại sứ Anh ngày 16 tháng 7 năm 1979 lúc 9 giờ sáng để gửi tập thơ ra ngoài. Sự thực tôi làm thơ để mong gửi vào miền Nam cho dân chúng biết chế độ miền Bắc để thêm tinh thần chiến đấu. Có ai làm thơ để gửi ra ngoại quốc bao giờ?”

    Bị bắt, bị bắt và bị bắt

    Người cộng sản vốn đa nghi nên mỗi khi có sự cố nào xảy ra th́ những người tù lại được lôi ra chiếu cố một cách cẩn thận. Cũng tương tự như nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, ông Kiều Duy Vĩnh, một đại úy thời Pháp ở lại miền Bắc v́ hoàn cảnh gia đ́nh đă gần bỏ thây trong trại giam CổngTrời, măi đến khi trại này không c̣n th́ ông mới được thả về nhà. Tưởng được yên thân, nhưng khi Mỹ tấn công miền Bắc th́ người được chiếu cố đầu tiên vẫn là ông, một tù nhân bị xem là nguy hiểm, ông kể:

    Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện

    Khi được hỏi tại sao họ lại nghi nan một cách vô lư như vậy, trong khi ông bị cách ly hoàn toàn với bên ngoài th́ đâu c̣n cơ hội nào để làm gián điệp cho dịch nữa? Ông Vĩnh bức xúc:

    “Đấy! cộng sản họ hay vô cùng là ở chỗ ấy. Tôi làm ǵ? tay không một tấc sắt? Đi tù 10 năm về không c̣n một tí ǵ kể cả kinh tế không c̣n ǵ hết. Tôi đi làm thợ mộc làm cu li kiếm ăn. Tại sao lại thế nhỉ? Họ bảo, anh phải biết anh chứ! Anh là cái ng̣i nổ th́ tôi cứ cất đi là yên tâm hơn cả.
    Cái ấy là cảnh giác cách mạng mà lỵ! Tôi mới hỏi tội trạng ǵ? Tội phản cách mạng! măi năm 1976 chiếm được Sài G̣n xong tôi mới sống yên ổn. Cho đến thế kỷ 21 này th́ tôi mới không bị gọi lên công an chứ c̣n lúc nào cũng bị gọi ra sở để hỏi thăm sức khỏe.”

    Ngay cả hồi gần đây, tức là năm 2010 khi đă gần 80 ông Kiều Duy Vĩnh vẫn không được buông tha, ông kể:

    “Mới vừa gần đây, vào tháng 8, sở công an Hà nội cử người hỏi thăm tôi, tôi bảo thẳng, ông bỏ tṛ lịch sự khôi hài ấy đi. Tôi 80 tuổi c̣n làm được ǵ mà hỏi thăm sức khỏe? Sự chuyên chính vô sản đến cực độ. Một anh già 80 thở không ra hơi vẫn bị hỏi thăm xem thế nào?”

    Họ đă làm ǵ?

    Thử lần về quá khứ xem những con người này mang tội ǵ mà đáng bị đối xử như vậy? Trước tiên là ông Phùng Văn Tại, một giáo sư dạy trong đại chủng viện hoàn toàn không có một hành động nào chống phá cách mạng hay tuyên truyền gây nguy hiểm cho chế dộ. Tội của ông là dạy cho chủng sinh theo tài liệu của Giáo Sư Dương Quảng Hàm, ông kể:

    “Tôi dạy về giáo sử văn chương. Một trong những tội là dám dùng tài liệu cũ là dùng bộ sách Việt Nam Văn Học Sử Yếu của giáo sư Dương Quảng Hàm để dạy cho học sinh chủng sinh cho nên đấy là một cái cớ. Thêm nữa là tôi ra một bài văn, con hăy b́nh luận câu nói sau đây: Lao động là vinh quang theo quan điểm giáo hội công giáo. Bài đó tôi cho học sinh 7 điểm và đó là cái cớ. Trong những ư gạch đầu gịng trên bảng mà tôi cho học sinh làm bài.”

    Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện cũng không khác với ông Phùng Văn Tại là mấy, ông dạy học sinh theo sự thật lịch sử mà cả thế giới biết, tuy nhiên đối với người Cộng sản th́ việc này là cố t́nh phản tuyên truyền, nhà thơ kể:

    Khi bị bắt sự thực mà nói th́ tôi không làm ǵ cả. Hôm ấy một ông bạn ông ấy là giáo viên dạy sử. Ông ấy ốm nhờ tôi dạy hộ một lớp bổ túc văn hóa mà lớp ấy ở trước nhà tôi ở phố Ga Hải Pḥng. Tôi cũng t́nh cờ vào dạy giúp ông ấy có hai tiếng thôi. Tôi giảng về đại chiến thứ hai rằng sở dĩ Nhật đầu hàng là do hai quả bom nguyên tử của Mỹ nó bỏ xuống Hiroshima và Nagasaki. Thế nhưng bài giảng đó nó sai với sách giáo khoa. Sách giáo khoa nói do Liên Xô đánh tan quân Nhật ở Măn Châu th́ Nhật phải đầu hàng chứ không phải do Mỹ.

    Tôi chỉ giảng như thế thôi. Ḿnh cũng vô t́nh nhưng nó theo dơi măi đến đầu năm 1961 nó bắt tôi ra ṭa với tội là phản tuyên truyền. Khi ra ṭa th́ tôi cũng nói tôi giảng theo đúng lịch sử thôi. Lúc bấy giờ họ xử tôi hai năm tù nhưng tôi phải ở 3 năm rưỡi.”

    Dĩ nhiên trường hợp của ông Phùng Văn Tại và Nguyễn Chí Thiện không thể đại diện cho tất cả, nhưng với cách làm này chính quyền đă tạo ấn tượng không tốt cho các vụ bắt bớ khác, nhất là trong những vụ án chính trị v́ bất đồng chính kiến.

    Những lời hứa

    Năm 1975 sau khi kiểm soát toàn bộ miền Nam, sĩ quan chế độ Sài G̣n được lệnh mang theo lương thực 10 ngày hoặc 30 ngày cùng các thứ cần dùng để đi học tập. Lời hứa 30 ngày đó đă trở thành kỷ niệm khó quên cho cả miền Nam khi không một người nào có cái may mắn được Nhà nước giữ lời hứa.

    Thật ra, trước đó hơn 10 năm, ngay tại miền Bắc lời hứa tương tự đă được áp dụng với nhiều tu sĩ công giáo khi họ được lệnh đem theo quần áo cho mấy ngày đi học tập thôi…LM Chu Quang Ṭng nhớ lại:

    “Họ gọi họ bảo ḿnh đem quần áo cho mấy ngày thôi. Trại giam lúc bấy giờ là Ty công an Hà Bắc tại Bắc Giang. Ngày 11 tháng 7 năm 1964 th́ họ gọi lên cho biết là đi tàu suốt! Tức là lên trại giam Trung ương 2 Yên Bái, trại mà họ giam thiếu tướng De Castries.”

    Ông Đặng Chí B́nh, một điệp viên bị giam nhiều năm trong các nhà tù miền Bắc kể lại những lệnh tập trung mà ông biết chế độ thường áp dụng:
    “Mỗi lệnh tập trung là 3 năm, anh tốt th́ về nhưng thực tế cái cách quỷ quái của họ làm thế nào mà biết tốt hay không tốt. Thường thường sau này tôi gặp rất nhiều người, có người 7 lệnh, mỗi lệnh 3 năm nên ở tù 21 năm! Rồi 5 lệnh, 4 lệnh chứ không có ai được về trong 3 năm cả.”
    Một nhân chứng khác cho biết giá trị lời hứa của các cán bộ trại giam như thế nào, tù binh Đỗ Lệnh Dũng cho biết kinh nghiệm của ông c̣n cay đắng hơn, ông nói:

    Người tù nổi tiếng của trại giam Cổng Trời, đại úy Kiều Duy Vĩnh
    Chúng tôi ở đó một thời gian rất ngắn, lại tiếp tục chuyển tới một trại khác làm công tác chuẩn bị đón tiếp anh em miền Nam ra. Xong công tác đó chúng tôi nghĩ sẽ được về như cán bộ trại giam đă hứa nhưng thực tế măi tới năm 1985 tôi mới được thả, tức là tôi ở gần 11 năm.


    Thậm chí c̣n sau anh em học tập cải tạo nữa. Đối với chính quyền miền Bắc tôi không có một sự tin tưởng nào vào những lời hứa của họ.”


    C̣n không biết bao nhiêu người nữa là nạn nhân các lời hứa mây bay này. Mặc dù đă nhiều chục năm trôi qua, những người tù chính trị và gia đ́nh họ vẫn c̣n ám ảnh bởi những ǵ mà các trại giam đă gây ra. Họ không phải là tù binh nên công ước Geneve không thể bảo vệ. Họ bị bắt và chịu đủ thứ h́nh phạt chỉ v́ tư tưởng và niềm tin tôn giáo khác biệt với chế độ.


    Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhiều nạn nhân trong tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù của Aleksandr I. Soltzhenitsyn đă được phục hồi quyền công dân và xă hội buộc phải nh́n họ với đôi mắt khác với thời cộng sản.

    Những con người đó tuy mất mát tất cả sau bao nhiêu năm tù tội nhưng dù sao th́ cuối cùng họ vẫn được đối xử công bằng hơn những nạn nhân Việt Nam, những con người tội nghiệp vẫn sống trong âm thầm không ai biết đến sau nhiều năm đất nước hoàn toàn thống nhất.

    Mặc Lâm

    Nguon : Nuvuongcongly.net

  9. #19
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Trại giam Cổng Trời (The Heaven Gate Prison) – Kỳ X

    Trong khi chuẩn bị cho bài viết này chúng tôi đă phỏng vấn rất nhiều người, nói chuyện với những nạn nhân và gia đ́nh họ trong và ngoài nước. Đă sử dụng hàng trăm trang tài liệu chỉ với mục đích duy nhất là trả lại sự thật cho một giai đoạn lịch sử. Giai đoạn mà người cộng sản Việt nam bị trượt theo đà tiến của cơn lốc cách mạng Xô Viết đến từ nước Nga xa xôi.


    Vết thương không thể lành

    Đă bao nhiêu năm trôi qua rồi nhưng vết thương của những người c̣n sống từ trại giam Cổng Trời trở về vẫn không hề lành lại được. Họ chiêm bao hàng đêm về cuộc sống quá lâu và quá tàn bạo trong trại giam mang tên Cổng Trời.

    Những con người hiền ḥa như các vị linh mục, tu sĩ, giáo dân chưa bao giờ có ư tưởng chống lại Nhà nước cách mạng trong buổi b́nh minh của chủ nghĩa xă hội trên khắp đất nước Việt Nam. Họ là nạn nhân của một ư thức hệ, một chính sách cai trị chuyên chính và một tư tưởng duy ư chí đến cuồng tín.

    Những nạn nhân mà các bức tường của trại giam Cổng Trời bao vây nhiều chục năm cho đến ngày nay vẫn đêm đêm mơ thấy gông cùm và trái tim họ vẫn luôn nhói đau bởi hậu quả của nhiều lần xiềng xích.

    Hai nhà tù, hai cách ứng xử

    Người tù Liên bang Xô Viết trong các trại giam Gulag đă trở về đời sống b́nh thường nhưng người tù Việt Nam vẫn chưa thoát ra được cái bóng đen quá khứ. Sổ hộ khẩu của họ tuy không đóng dấu sự khác biệt nhưng trong cuốn sổ thành kiến của từng cán bộ địa phương th́ họ và gia đ́nh vĩnh viễn không bao giờ được trắng án
    .
    Những người bị giam giữ v́ chiến đấu trực diện với quân đội miền Bắc tuy thua trận, bị tù đày nhưng họ đáng được đối xử với quy chế tù binh.

    Trong ư nghĩa nào đó họ có quyền được kính trọng sau khi trở về gia đ́nh. Những chiếc thang xă hội không thể đạp họ và gia đ́nh họ ra khỏi các nấc tiến thân và nhất là bản án nào cũng phải có ngày chấm dứt kể cả bản án tử h́nh
    .
    Kéo dài thời gian giam giữ những người tù chính trị này là một cách trả thù không lương thiện. Sau bao nhiêu năm, những tưởng thời gian đă đủ chín muồi để những bản án này có thể được đem ra công khai để trả lại những ǵ mà các thế lực cuồng tín đă vượt qua cả lương tâm dân tộc để hành hạ những nạn nhân này trong quá khứ.

    Đối với những người công giáo bị bắt, bị giam cầm tra tấn đến chết, nói theo người công giáo th́ họ đă được Chúa trả công, c̣n những người may mắn sống sót th́ sao? Ai sẽ trả công cho họ, và liệu họ có xứng đáng hưởng quyền tự do tín ngưỡng như bao văn bản mà Nhà nước đă không ngớt tuyên truyền cổ động hay không?

    Lư tưởng truyền giáo, làm sao tiêu diệt?

    Bởi lư tưởng tự do truyền đạo, khi được thả ra điều mà người linh mục quan tâm nhất vẫn là đàn chiên của ḿnh. LM Nguyễn Hữu Lễ kể lại ngày ông ra trại đă chứng kiến những h́nh ảnh nhiều làng mạc công giáo của miền Bắc ngày xưa bây giờ ảm đạm và hoang phế chứng tỏ rằng sự sa sút của giáo hội công giáo trong nhiều họ đạo.


    “Sau khi tôi ra khỏi tù tôi ở lại miền Bắc thăm viếng nhiều nơi trong các giáo phận th́ thấy nhiều nhà thờ bị phá tan hoang. Các chủng viện ngày xưa bây giờ chỉ c̣n cái nóc không thôi. Những nhà dạy giáo lư hồi xưa bây giờ trở thành hợp tác xă. Có chỗ th́ nhốt ḅ, nhốt trâu có chỗ chứa lúa thóc.

    Nói chung các cơ sở tôn giáo người ta đă cố gắng triệt phá. Nhưng điều tôi thấy rất rơ trong khi người ta cố gắng triệt hạ những cơ sở tôn giáo ấy th́ niềm tin của người công giáo lại càng mạnh hơn.”

    Khi bị bắt là môt chủng sinh, lúc được thả ra th́ LM Chu Quang Ṭng ngay lập tức t́m mọi cách để tiếp tục con đường tu hành, ông nhận xét cộng đồng công giáo trong những năm sau này:

    “Tôi có thể khẳng định giáo hội miền Bắc lúc bấy giờ sau khi bị bách hại tinh thần lại càng cao. Cái hướng của linh mục và anh em tu sĩ bị bắt được người ta đánh giá là niềm hy vọng về người công giáo. Người ta vui mừng lắm. Chúng tôi cũng khẳng định là hầu hết anh em chúng tôi đă đi tù. Anh em nào chưa chịu chức th́ khi ra tù cũng chịu chức.

    Qua những sự chịu đựng gian khổ ấy chúng tôi có cảm tưởng một cách thực tế là Giáo hội miền Bắc lớn mạnh lên bằng những đau khổ và sự bắt bớ.

    Đây là niềm tin mà thật sự ra khi kể chuyện th́ Nguyễn Chí Thiện, Vũ Thư Hiên …những người này chúng tôi đă ở chung với nhau cả rồi. Chúng ta phải khẳng định những bài thơ của Nguyễn Chí Thiện hay truyện “Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên đều trăm phần trăm đúng cả.”

    Đàn áp hay không?

    Niềm tin mà người công giáo miền Bắc theo đuổi hàng trăm năm nay vẫn cứng cáp trước các thế lực muốn tiêu diệt nó. Những hoạt động tôn giáo nói chung hồi gần đây cho thấy sức sống của nhiều tín ngưỡng vẫn tiềm tàng trong ḷng người dân, không thế lực nào có khả năng xoay chiều đời sống tâm linh bằng cách bách hại hay đàn áp.
    LM Nguyễn Hữu Lễ nhận xét về điều này như sau:


    Hà Nội chưa bao giờ từ bỏ ư tưởng khống chế tôn giáo bằng bất cứ phương tiện nào có thể. Vô thần và hữu thần chính là ḷ thuốc súng sẵn sàng bốc cháy bất cứ lúc nào nếu một trong hai phía mất kềm chế.

    Nếu không tiêu diệt được tôn giáo th́ người cộng sản sẽ t́m cách vô hiệu hóa nó.

    Dành quyền duyệt xét phong chức là một ví dụ. Đối với hội thánh công giáo, mọi việc phong chức và bổ nhiệm đều phải qua Vatican duyệt xét th́ mới được giáo hội thừa nhận. Việt Nam đă làm ngược lại và hội thánh từ nhiều chục năm nay vẫn buộc ḷng phải chấp nhận, đó là: Ủy ban Tôn Giáo Nhà nước duyệt xét trước khi Vatican phong chức hay bổ nhiệm một vị trí nào đó trong giáo hội Việt Nam.

    Đối với những tŕnh tự ngược này không phải ai cũng nhận ra mục đích vô hiệu hóa của nhà nứơc đối với giáo hội, nhưng trong vai tṛ và hoàn cảnh như từ xưa đến nay, Vatican không thể làm ǵ hơn là thỏa hiệp trong một chừng mực có thể để hội thánh Việt Nam tiếp tục hoạt động.

    Họ cần câu trả lời

    C̣n những nạn nhân của các vụ giết hại, đàn áp th́ sao?

    Chưa từng có người nào đứng ra đ̣i công lư khi chính họ hoặc thân nhân của họ bị cầm giữ trong các trại tù mà không qua xét xử. Nhà nước dửng dưng như không phải chính ḿnh ra lệnh đàn áp và v́ vậy chưa có bất cứ một động thái nào có thể nói là làm dịu bớt nỗi đau của những nạn nhân này.

    Người dân luôn luôn có nhu cầu được lắng nghe và nếu chính quyền muốn giải tỏa những trở ngại giữa hai phía để đất nước có thể sống chung ḥa thuận th́ không lư ǵ người dân lại từ chối.

    Bởi đây là một phần thưởng cho họ, với điều kiện duy nhất là phía đối diện phải thật tâm. Tất cả các vấn đề c̣n lại đều có thể chia sẻ. Một sự đền bù nào đó bù đắp cho những lầm than khốn khổ mà gia đ́nh nạn nhân phải chịu đựng trong bao năm chăng?

    Đối với gia đ́nh ông Lưu Đức Tâm, một gia đ́nh nạn nhân Cổng Trời từ những ngày đầu th́ họ chỉ mong được yên thân đừng bị chính quyền nghi hoặc hay đố kỵ đă là hạnh phúc cho họ. Tất cả mọi chuyện hầu như c̣n nằm trên bàn thờ của cụ thân sinh nhưng một lời xin lỗi, thậm chí an ủi từ chính quyền xem ra c̣n quá xa vời, ông Tâm cho biết:

    “Nhà nước th́ người ta bảo người ta đúng. Dựa trên cơ sở nào, pháp lư nào mà ḿnh có thể làm được? Về phía người sống gia đ́nh thấy vô vọng trong vấn đề này cho nên lực bất ṭng tâm, cũng ráng chịu thế thôi chứ chẳng biết làm ǵ cả. C̣n nói để xin được hay làm được một cái ǵ đấy th́ thực tế ḿnh chưa bao giờ nghĩ tới bởi v́ nó vượt quá tầm tay của ḿnh.”
    Đối với LM Nguyễn Hữu Lễ th́ lời xin lỗi khan không đem lại được ǵ cho nạn nhân và ông không tin vào sự thành thật của giới chức cầm quyền:
    “Thứ nhất nếu nói về một lời xin lỗi, xin lỗi khan th́ rất dễ v́ lời xin lỗi đó nó được thực hiện đến mức độ nào hay chỉ xin lỗi để trôi qua cái gân gà đang mắc trong cổ, không có giá trị ǵ cả.

    Điều thứ hai giả sử chọn điều cho được tự do hành đạo th́ tôi xin thưa thế này. Cái bản chất của chế độ đối với các tôn giáo tự nó đă nghịch với nhau. Chế độ chủ trương vô thần, c̣n các tôn giáo chủ trương hữu thần, tự bản chất của sự vô thần hữu thần đă không ngồi được với nhau.

    Có ngồi với nhau chăng là một cuộc hôn nhân gượng ép để cho người ngoài thấy rằng cái cặp này có thể sống chung một mái nhà với nhau nhưng không thể nào nói rằng đây là một cuộc hôn nhân hạnh phúc được.”
    Cuộc hôn nhân mà LM Nguyễn Hữu Lễ gọi là gượng ép này dù sao cũng đă tồn tại trong nhiều chục năm qua. Lúc chua lúc đắng. Lúc máu chảy lúc lành lặn kéo da, th́ tại sao không giữ lại và t́m giải pháp sống cùng như sống chung với lũ?


    Trong khi chuẩn bị cho bài viết này chúng tôi đă phỏng vấn rất nhiều người, nói chuyện với những nạn nhân và gia đ́nh họ trong và ngoài nước. Đă sử dụng hàng trăm trang tài liệu chỉ với mục đích duy nhất là trả lại sự thật cho một giai đoạn lịch sử. Giai đoạn mà người cộng sản Việt nam bị trượt theo đà tiến của cơn lốc cách mạng Xô Viết đến từ nước Nga xa xôi.

    Cơn lốc này phá vỡ mọi tường lũy nhân bản của dân tộc để chiến thắng cho bằng được kẻ thù xâm lược và, tiếc thay sau đó lại trở thành kẻ thù của một số nạn nhân bị chính sách chuyên chính làm cho mù quáng.

    Mặc Lâm

    Nguon : Nuvuongcongly.net

  10. #20
    Member
    Join Date
    13-09-2010
    Posts
    386

    Loạt bài vềtrại giam cổng trời.

    Phần kết của loạt bài kỳ này Ông Mạc Lâm viết :” cơn lốc này phá vỡ mọi tường lũy nhân bản dân tộc để chiến thắng cho bằng được kẻ thù xâm lược, Tiếc thay sau đó lại trở thành kẻ thù của một số nạn nhân bị chín h sách chuyên chính làm cho mù quáng “.
    Tôi muốn hỏi kẻ thù xâm lược này là ai ?
    Và “trở thành kẻ thù của một số nạn nhân bị chính sách chuyên chính làm cho mù quáng’’. Xin nhớ kẻ thù cuả tụi vẹm cộng là thuộc đủ mợi tầng lớp, địa chủ, trí thức, tôn giáo, tư sản vv chứ không phải chỉ là một số nạn nhân cá biệt.

    Hơn nữa chuyên chính vô sản đây là một chính sách rõ ràng của công sản đem áp dụng cho cả nước, cái này có tính toán kỹ lưỡng, tỷ mỷ chứ không phải bốc đồng , mù quáng mà có thể bỏ qua, tha thứ được.

    +++++++
    Trắng đen.

    Bây giờ đã rõ trắng đen.
    Ai thằng xâm lược ai tên quốc thù.
    Kể từ tháng tám mùa thu.
    Qủy về ngự trị âm u khắp miền.
    Khởi đâu miền Bắc Việt nam.
    Chúng bằm chúng giết bạo tàn khắp nơi.
    Gông cùm đàn áp tù đầy.
    Còǹ chưa thỏa mãn cả bầy thú điên.
    Chúng mang tội ác chuyển miền.
    Vào Nam giết hại như điên như cuồng.
    Rõ là cả nước thảm thương.
    Triệu người tan xác bi thương giống nòi.
    Ai còn lạ lũ lợn này.
    Tham ăn tục uống rõ nòi súc sinh.
    Vậy mà lên mặt lên mình.
    Đỉnh cao trí tuệ thất kinh địa cầu.
    Chẳng dè là thứ mọt sâu.
    Ăn hại đái nát, báo Dân hại đời.
    Tù gông xiềng xích nơi nơi.
    Nhân quyền dân chủ tự do khó tìm.
    Những ai còn chửa chịu tin.
    Cộng hồ qủy quyệt bất nhân ác tàn.
    Cơ đồ dân tộc Việt nam.
    Chực chờ đại họa ngoại xâm từng giờ.
    Tỉnh đi chớ có nằm mơ.

    +++++

    Đọc loạt bài này, thú thực tôi hết nước mắt, tuy không phải ra bắc, nhưng ở trong Nam cũng thấm, lại thương cho huynh đệ mình, thì cũng như mình, cḥiu trăm ngàn đắng cay đau khổ tủi nhục, nên nghĩ mà nước mắt cứ rơi rơi.
    Tôi còn một bà chị và hái đứa em ở ngoài bắc. Thằng em út cứ kêu về thăm quê hương đất tổ một lần thôi, nhưng tôi thì nhất định là không. Nghĩ tới lúc huynh đệ mình ra ngoài nớ, đi tù chứ có phải đi chơi đâu mà chúng nỡ lòng nào vác đá ra mà chọi, nghĩ mà hận thiên thu.
    Hơn nữa về mà thấy mấy cái bản mặt tụi chúng , hồi đó đi vào rọ của chúng, chúng chửi mình đủ thứ, nào tham bả danh lợi quyền mà bán nước, gây tội ác với nhân dân. Mả mẹ chúng bây giờ thì ai ham bã, bã cứt cũng còn muốn gom thu, cứ nghĩ thế mà máu lại sôi lên rồi không kềm được thì lại vào tù thôi, mà lần nầy lên cổng trời đọ sức, sức đâu nữa mà còn thi gan cùng tuế nguyệt, lại phải đi theo thầy cho trọn nghĩa.
    Last edited by Peterphu; 30-01-2011 at 05:27 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-01-2012, 03:14 AM
  2. Replies: 6
    Last Post: 17-11-2011, 02:37 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2011, 12:34 PM
  4. Replies: 54
    Last Post: 10-02-2011, 04:19 AM
  5. Replies: 2
    Last Post: 28-12-2010, 11:08 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •