Results 1 to 2 of 2

Thread: Trung Quốc có thể đánh Bãi Tư Chính để nắn gân quan hệ Việt-Mỹ

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Trung Quốc có thể đánh Bãi Tư Chính để nắn gân quan hệ Việt-Mỹ


    Tàu hải cảnh Trung Quốc tuần tra gần 1 tàu đánh cá của TQ trên Biển Đông. Bắc Kinh đă điều thêm hàng chục tàu tới khu vực Băi Tư Chính,
    nơi các tàu chấp pháp của Việt Nam và Trung Quốc đối đầu trong suốt thời gian qua.

    Về lý do Trung Quốc đột nhiên xâm lấn khu vực Bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhiều giả thuyết đã được đưa ra. Trong bài phân tích « Tại sao Bãi Tư Chính, và tại sao vào lúc này ? - Why Vanguard Bank and Why Now ? », công bố ngày 16/08/2019 trên trang mạng Maritime Issues, chuyên gia Mỹ Derek Grossman thuộc trung tâm tham vấn Rand Corporation, đã đưa ra một giải thích lý thú về hành vi này của Trung Quốc tại Biển Đông.

    Theo nhà nghiên cứu Mỹ, « Bắc Kinh có lẽ đang thăm ḍ sự bền bỉ của tiến trình củng cố quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam », vào lúc mà Hà Nội đã có những mối nghi ngờ thực sự về tính bền vững của các cam kết an ninh của Hoa Kỳ đối với các đồng minh.
    Tác giả cho rằng việc Mỹ để yên cho Trung Quốc chiếm lấy băi cạn Scarborough vào năm 2012 từ tay Philippines, dù Manila là một đồng minh kết ước của Washington, là một ví dụ kinh điển giải thích thái độ hoài nghi của Hà Nội về tính đáng tin cậy của Washington.
    Chuyên gia Derek Grossman trước hết ghi nhận rằng trong những cuộc thảo luận gần đây với các nhà nghiên cứu Việt Nam, có một câu hỏi được nhắc đi nhắc lại : Sau một thời gian dài tương đối b́nh lặng trong quan hệ với Việt Nam trên vấn đề Biển Đông, tại sao Trung Quốc lại bất ngờ quyết định đánh vào Bãi Tư Chính ?

    Từ vụ Hải Dương 981, Trung Quốc không ngừng gây hấn với Việt Nam tại Biển Đông


    Đối với ông Grossman, có nhiều yếu tố có thể trả lời cho câu hỏi đó, mà đầu tiên hết là Trung Quốc chưa bao giờ dừng việc gây hấn với Việt Nam trong ṿng năm năm qua, cho dù vụ Bãi Tư Chính là một vụ căng thẳng tệ hại nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Biển Đông kể từ vụ giàn khoan Hải Dương 981 vào tháng 5/2014.

    Trong hai năm liên tiếp, Trung Quốc đă gây áp lực rất lớn không cho Việt Nam việc khoan dò ở các khu vực mà Việt Nam coi là thềm lục địa của ḿnh theo Luật Biển Liên Hiệp Quốc, nhưng bị Trung Quốc coi là khu vực tranh chấp.
    Vào năm 2018 chẳng hạn, Bắc Kinh đă buộc Hà Nội hủy hợp đồng thăm dò ở ngoài khơi bờ biển phía Nam Việt Nam với công ty năng lượng Tây Ban Nha Repsol. Ngoài ra, tàu dân quân biển Trung Quốc bị cáo buộc là thường xuyên đâm tàu đánh cá Việt Nam, ngay cả khi Hà Nội trong đa số trường hợp, đều tránh nêu bật các sự cố đó để duy tŕ ổn định trong quan hệ song phương.
    Tuy nhiên, căng thẳng đă xuất hiện mạnh trở lại vào đầu năm nay, và rốt cuộc Việt Nam đă quyết định cho trưng bày một chiếc tàu đánh cá Việt Nam bị đâm chìm trong vụ Hải Dương 981, đồng thời cho công bố tài liệu video về hành vi của tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam vào thời đó.
    Đối với chuyên gia Grossman, Trung Quốc không chỉ hung hăng với Việt Nam, mà cả với các nước khác có biển đảo bị Bắc Kinh tranh chấp. Tác giả nêu bật ba trường hợp.
    Bắt đầu từ cuối năm ngoái, hàng trăm tàu dân quân biển Trung Quốc đă tràn đến bao vây đảo Thị Tứ đang tranh chấp với Philippines. Các chiến thuật « vùng xám » như thế được dùng để sách nhiễu ngư dân Philippines và tạo ra căng thẳng với Manila.
    Bắc Kinh từ năm 2013 cũng đă không ngừng cho tàu vào tuần tra ở khu vực băi cạn Luconia mà họ tranh chấp với Malaysia.
    Còn ở ngoài vùng Biển Đông, Trung Quốc đă đẩy mạnh số vụ xâm nhập vào khu vực tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông do Nhật Bản kiểm soát.

    Trung Quốc tự tin có dư sức mạnh để đánh bại Việt Nam

    Hành vi xâm lấn Băi Tư Chính, theo chuyên gia Grossman, c̣n xuất phát từ việc Bắc Kinh cảm thấy đă có dư sức mạnh quân sự để thách thức Việt Nam cũng như các nước trong khu vực có tranh chấp với Trung Quốc.
    Trung Quốc có lực lượng hải quân, hải cảnh và dân quân biển lớn nhất thế giới, và quân đội Trung Quốc không ngừng rèn luyện năng lực hợp đồng tác chiến giữa Hải Quân và Không Quân để có thể chiến đấu ở Biển Đông, Biển Hoa Đông hoặc để đánh chiếm Đài Loan.
    Ngoài ra, việc Trung Quốc đă hoàn tất các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo ở Trường Sa, và thiết lập các căn cứ hải quân và không quân rải rác trên Biển Đông, dù ở Hoàng Sa hay Trường Sa, điều đó đă cung cấp cho Bắc Kinh những điểm tựa mới để cung cấp nhiên liệu, giúp họ dễ dàng tuần tra liên tục các khu vực tranh chấp.
    Một ví dụ : Vào đầu tháng 8 này, một tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc, sau nhiều tuần hoạt đông ở Băi Tư Chính, đă trở về t́m tiếp liệu không phải ở bờ biển Trung Quốc xa xôi, mà là ở ngay một trong những căn cứ hải quân mới của Bắc Kinh trên Đá Chữ Thập ở Trường Sa. Đến giữa tháng 8, th́ chiếc tàu này lại trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ).
    Nh́n xa hơn, nếu Bắc Kinh xây dựng xong các cơ sở hải quân và không quân ở Cam Bốt, th́ Việt Nam sẽ phải đối mặt với một mối đe dọa mới ở sườn phía Tây của ḿnh.

    Quan hệ xấu đi với Mỹ khiến Bắc Kinh thêm hung hăng

    Một nguyên nhân khác là quan hệ xấu đi với Mỹ trong những năm gần đây, đặc biệt là trên hồ sơ Biển Đông. Điều này đă khiến Bắc Kinh ngày càng t́m cách bảo vệ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc chống lại các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải (FONOPs) do Hoa Kỳ tiến hành.
    Chuyên gia Grossman đă nhắc lại là vào cuối tháng 6, lần đầu tiên, quân đội Trung Quốc đă thử nghiệm ở khu vực gần quần đảo Trường Sa, một tên lửa đạn đạo chống hạm, có lẽ là loại gọi là « sát thủ tàu sân bay » DF-21D và một biến thể của loại DF-26 có tầm hoạt động xa hơn.
    Những vụ Trung Quốc cho chiến hạm bám đuôi tàu Mỹ tiến hành các chiến dịch tuần tra, và cảnh cáo rằng các chiếc tàu đó đă xâm phạm bất hợp pháp vùng biển nội địa Trung Quốc, đă làm gia tăng căng thẳng trong những tháng gần đây. Vụ việc lớn cuối cùng xảy ra vào đầu tháng 10 năm 2018 khi một khu trục hạm lớp Lữ Dương của Hải Quân Trung Quốc đă áp sát tàu khu trục Mỹ USS Decatur, chỉ cách khoảng 45 mét.
    Theo ông Grossman, quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc ngày càng xấu đi có thể dẫn đến hành vi quyết đoán hơn của Trung Quốc để đẩy lùi không chỉ Mỹ, mà tất cả các nước khác trong khu vực.

    Thăm ḍ độ bền của quan hệ quốc pḥng Mỹ-Việt đang càng lúc càng chặt chẽ hơn

    Xuất phát từ các yếu tố kể trên, chuyên gia của Rand Corporation cho rằng khi thách thức Việt Nam tại Băi Tư Chính, Trung Quốc có thể là đang thăm ḍ độ bền chắc của mối quan hệ quân sự ngày càng sâu sắc giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
    Theo ông Grossman, Việt Nam đă băn khoăn nghiêm túc về tính bền vững của các cam kết an ninh của Hoa Kỳ đối với các đồng minh. Vụ Trung Quốc lấn chiếm băi cạn Scarborough từ tay Philippines vào năm 2012 là ví dụ điển h́nh khiến cho Việt Nam thận trọng. Vào năm 2014, nhân vụ giàn khoan Hải Dương 981, Việt Nam cũng chỉ được Mỹ ủng hộ bằng lời nói, tương tự như lúc này nhân vụ Băi Tư Chính.
    Đối với chuyên gia Grossman, ngoài việc trắc nghiệm quan hệ Mỹ-Việt, không may cho Việt Nam, rất có thể là vụ Băi Tư Chính là cơ hội mà Quân Đội Trung Quốc t́m kiếm để kiểm tra năng lực phối hợp tác chiến ngày càng tăng của họ.
    Chuyên gia Grossman đă phân tích ư đồ đánh Việt Nam để tập luyện này trong một bài nghiên cứu công bố hồi tháng 5. Tuy nhiên, để có thể tập luyện đúng nghĩa, Trung Quốc bị buộc phải điều tàu chiến đến khu vực, và điều đó chưa xẩy ra.
    Dẫu sao th́ Việt Nam hiện không có liên minh quân sự với bất kỳ nước nào, và chỉ là một cường quốc trung b́nh, với quân đội, lực lượng chấp pháp và dân quân biển c̣n thiếu kinh nghiệm chiến đấu trên biển, nên có thể bị đánh bại tương đối dễ dàng.

    Quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ sẽ có sức răn đe Trung Quốc

    Cho dù vậy, theo chuyên gia Grossman, có lẽ câu hỏi nổi bật hơn hết trong vụ Băi Tư Chính hiện nay là Việt Nam có thể làm ǵ để ngăn chặn Trung Quốc ?
    Đối với ông Grossman, cho dù việc tăng cường quan hệ đối tác quốc pḥng với Mỹ, trước mắt có thể gây rắc rối cho quan hệ Việt-Trung, nhưng hợp tác Mỹ-Việt chặt chẽ hơn về lâu dài có thể giúp Việt Nam ngăn chặn Trung Quốc bởi v́ Bắc Kinh sẽ hiểu rơ là Việt Nam có thể được Mỹ hỗ trợ trong trường hợp nổ ra xung đột.
    C̣n đối với Mỹ, chuyên gia Grossman cho rằng Washington sẽ phải chứng minh rằng họ sẽ không để xảy ra một vụ băi cạn Scarborough thứ hai. Tăng cường hợp tác với Việt Nam, và với các đối tác quốc pḥng khác như Úc, Nhật Bản và Ấn Độ, cũng có thể giúp ngăn chặn Bắc Kinh.

    Nhà Trắng tố cáo "chiến thuật đe dọa" của Bắc Kinh trên Biển Đông

    Washington hôm 20/08/2019 tố cáo Bắc Kinh vận dụng « chiến thuật hăm dọa » trên Biển Đông, vùng biển mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền trên hầu hết diện tích. Về vụ băi Tư Chính, phía Bắc Kinh trong cuộc họp báo thường kỳ hôm qua 19/08/2019 khẳng định tàu Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 « hoạt động tại vùng biển dưới quyền tài phán của Trung Quốc ».
    Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton tuyên bố : « Các nỗ lực cao độ mới đây của Trung Quốc để hăm dọa các quốc gia khác trong việc khai thác tài nguyên của họ, là rất đáng ngại. Hoa Kỳ kiên quyết ủng hộ những ai đang đương đầu với các hành vi cưỡng bức, và chiến thuật đe dọa » gây nguy hại cho ḥa b́nh và an ninh khu vực.

    Tại Bắc Kinh trong cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng, khi trả lời câu hỏi của báo chí về vụ tàu Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8, đă khẳng định tàu này « hoạt động tại vùng biển dưới quyền tài phán của Trung Quốc ».

    Trước việc Hà Nội tố cáo nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 vi phạm chủ quyền Việt Nam qua hành động xâm nhập băi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Cảnh Sảng tuyên bố rằng « Trung Quốc có chủ quyền tại ‘Nam Sa’ và vùng biển xung quanh ». Chiếc tàu liên quan hoạt động « tại vùng biển dưới quyền tài phán của Trung Quốc », « phù hợp với các điều kiện hàng hải và nhu cầu thực tế ».

    Cảnh Sảng nói thêm : « Chúng tôi hy vọng quốc gia liên quan nghiêm chỉnh tôn trọng quyền chủ quyền của Trung Quốc, và làm việc với Trung Quốc để duy tŕ sự hài ḥa và yên tĩnh tại vùng biển này ».
    Giáo sư Carl Thayer nhận định, nếu tin Việt Nam điều tàu Quang Trung (HQ 016) ra băi Tư Chính là chính xác, th́ có nghĩa là Hà Nội kiên quyết bảo vệ chủ quyền trên vùng biển của ḿnh.
    Quang Trung 16 thuộc lớp Gepard là tàu hộ vệ tên lửa, trang bị hỏa tiễn chống hạm, hỏa tiễn pḥng không, sẽ tạo lại thế quân b́nh lực lượng ở băi Tư Chính, nơi các tàu hải cảnh Trung Quốc đông đảo hơn và có trọng tải lớn hơn. Theo ông, giờ đây những người chỉ huy phía Trung Quốc ở Tư Chính sẽ phải suy nghĩ kỹ càng trước khi định tấn công, uy hiếp các tàu cảnh sát biển Việt Nam.
    Cũng theo giáo sư Carl Thayer, Bắc Kinh đang đứng trước thế lưỡng nan. Nếu đưa lực lượng hải quân Trung Quốc đến băi Tư Chính, th́ sẽ vào vai kẻ tấn công quân sự, gây ra làn sóng phản đối của quốc tế. Các nhà lănh đạo Bắc Kinh cũng phải tính đến khả năng Việt Nam sẽ xích lại gần Hoa Kỳ hơn nếu Trung Quốc leo thang quân sự.

    Cho đến nay, Việt Nam vẫn sử dụng các biện pháp ngoại giao, nhưng việc Hải Dương Địa Chất 8 quay lại băi Tư Chính đă buộc Hà Nội phải có thái độ cứng rắn hơn. Giáo sư Thayer nhận xét, các nước láng giềng đang quan sát kỹ lưỡng sự kiện, và khía cạnh tích cực về Trung Quốc sẽ bị mất đi nếu dùng vũ lực uy hiếp Việt Nam, vốn sẽ trở thành chủ tịch luân phiên ASEAN trong bốn tháng rưỡi nữa.

    Trong khi đó, các lănh đạo Trung Quốc họp tại Bắc Đới Hà đang phải đau đầu t́m cách đối phó với những vấn đề khác như phong trào phản kháng ở Hồng Kông, Donald Trump đánh thêm thuế vào hàng Trung Quốc.
    Trên thực địa, dữ liệu vệ tinh của Marine Traffic cho thấy Hải Dương Địa Chất 8 vẫn đang được hộ tống bởi ít nhất 6 tàu hải cảnh 33111, 31302, 37111, 46111 và 46303, cùng với tàu Meicheng 822.
    Theo trang Đại sự kư Biển Đông, hôm qua nhóm tàu Trung Quốc đă lùi xa hơn băi Mỹ Hải về phía nam. Riêng tàu 46301 hiện vẫn đang ở khu vực gần lô dầu 06-1 ở bể Nam Côn Sơn. Cạnh đó là tàu cá Trung Quốc Suseyui 5916 đă hiện diện ở đây từ hôm Chủ nhật 18/8.
    Giáo sư Ryan Martinson, trường Hải Chiến Hoa Kỳ hôm nay cho biết thêm, một tàu khảo sát khác của Trung Quốc là Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 4 vẫn đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, gần cụm băi cạn Luconia.
    RFI

  2. #2
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Trung quốc có thể đánh băi Tu Chính;.. vàng câm trên tay mà không biết giữ...!

    ngày 22- 08 - 2019.. chiều nay OAT = + 26 .. trời vẫn lúc nắng lúc mưa..và phía Bắc BC-Vancouver th́ có tuyết phủ kín bầu trời rơi rơi..
    .. nói truyện Biển Đông th́ lại phải nhớ đến mùa cá mà Bắc Kinh qui định thời gian cấm đánh bắt để bảo vệ ngư trường thuỷ sản.. tháng nào dến tháng nào trong năm ?? c̣n vụ việc biển đông th́ xóm giềng chung khu biển .. sẽ cùng nhau giải quyết sao cho êm thấm..!
    X́ dầu th́ ;.. kiểu tầm ăn lá dâu và mưa lâu thấm đất !. một khi khai mở chiến tranh sẽ làm cho ḷng người bất an và tạo ra hậu quả xấu.. chứ chiến lược tầm ăn dâu , mưa lâu thấm đất !.. ; sẽ không làm cho dân ở địa phương không c̣n cảm thấy nhát dao đâm thẳng vào tim mà chỉ là vết cắt khi cầm dao lỡ làm đứt tay !! cho nên không thấy đau mà thoi th́ cũng cho qua và chấp nhận cho sự đă rồi !!..
    Với sự kiện hiện hành th́ cho thấy.. khi nào ngư trường có đầy những thuyền cá từ phương Bắc tràn xuống th́ lúc đó
    là chiến dịch..;.. mưa lâu thấm đất !.. coi như tất cả mọi người đều đă nghe quen cái tin tức lo ngại về biển Đông và mặc định chấp nhạn cho số phận đă rồi cho vùng Biển Đông.

    Vụ việc dặt giàn khoan của các liên danh ngoại quốc,, có sao đâu ?? các liên danh cứ làm việc và tự nhiên khai thác.. nhưng chỉ có 1 điều duy nhát là tuân theo luật lệ ban đầu và đôi ba điều kiện áp đặt tiếp theo của X́ dầu..

    V́ quyền lợi đem đến cho một vài nước đồng minh của Cao bồi, ngay cả Gáu Trắng.. Hải quân Cao Bồi vẫn cứ đi tuần tra tự nhiên như bao giờ tren các lănh hài, X́ Dầu không dại ǵ làm khó dễ Cao bồi để sinh truyện bất đồng ư kiến, cho đến khi nào X́ Dầu mang chum tương den xuống tới Melbourne.. rồi tiếp thu các quốc đảo bé nhỏ cực Nam...

    Bây giờ xin quí Bạn đợi xem các đội dân quân núp dưới tàu đánh cá hoạt động tren biển Dong..sắp đông- numereous chưa ??
    ......và.. rồi nh́n đến con đường số 2 trên biển có ǵ thay đổi..;
    có thể là vụ xả nước của Thuỷ điện Mekong thượng nguồn cho vụ lúa mùa tháng Oct-2019 này sẽ ra sao ??
    Đôi gịng đoán ṃ chính sự vùng Đông Nam Á.../. nmq

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 19-06-2019, 02:51 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 05-10-2018, 04:28 AM
  3. Hải quân Trung Quốc: Phát triển chóng mặt
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 12-09-2011, 09:24 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 18-06-2011, 01:12 PM
  5. 'Thi tuyển' lấy chồng Trung Quốc tại quán cà phê
    By Hoang Tam Hong in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 24-04-2011, 12:02 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •