Ngày 29 tháng 8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đă tuyên bố thành lập Bộ Tư lệnh Không Gian (US Space Command) tại Ṭa Bạch Cung, Đại tướng Không quân bốn sao John Raymond được cử là người lănh đạo đầu tiên của cơ quan này. Giới quan sát bên ngoài cho rằng động thái này của ông Trump là nhằm chống lại Trung Quốc và Nga.

SpaceCom vừa được thành lập có chức năng bao gồm: cung cấp định vị dẫn đường vệ tinh, kịp thời thông tin, cung cấp kỹ thuật và đảm bảo an ninh cho lực lượng bộ binh Mỹ, bảo vệ tài sản Mỹ trong quỹ đạo không gian, ngăn chặn nước ngoài tiến hành phá hoại vệ tinh của Mỹ và giám sát, cảnh báo hoạt động phóng tên lửa của các nước khác.



Tổng thống Donald Trump và tướng John Raymond, Tư lệnh đầu tiên của SpaceCom

Bộ Tư lệnh Vũ trụ là bộ tư lệnh tác chiến liên hợp thứ 11 của Bộ Quốc pḥng Mỹ. Đây là một bộ chỉ huy chiến đấu chức năng, sánh ngang với các Bộ tư lệnh không gian mạng, Bộ tư lệnh chiến lược, Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt và Bộ tư lệnh vận tải. Ngoài ra c̣n có 6 bộ tư lệnh tác chiến khu vực khác được chia thành theo khu vực, gồm: Bộ chỉ huy phía Bắc (Northern Command - chịu trách nhiệm về khu vực Bắc Mỹ), Bộ chỉ huy phía Nam (Southern Command - chịu trách nhiệm về khu vực Nam Mỹ), Bộ tư lệnh trung tâm (Central Command - chịu trách nhiệm về Trung Đông và Trung Á), Bộ tư lệnh châu Âu (European Command), Bộ tư lệnh châu Phi (Africa Command) và Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái B́nh Dương (Indo-Pacific Command).

Trong một bản tweet hôm 29/8, ông Trump nhấn mạnh rằng SpaceCom sẽ có thể ngăn chặn hiệu quả sự vi phạm không phận lănh thổ của Hoa Kỳ và bảo vệ các lợi ích quan trọng của Hoa Kỳ trong không gian.
Ông Trump viết: “Đây là một ngày có ư nghĩa bước ngoặt để khẳng định tầm quan trọng cốt lơi của không gian trong an ninh và quốc pḥng của Mỹ”, “SpaceCom sẽ đảm bảo rằng lợi thế không gian của Mỹ sẽ không bao giờ bị đe dọa”.
Bộ Tư lệnh Vũ trụ sẽ xem không gian là một chiến trường trọng điểm, được chi phối bởi các vệ tinh và máy bay tầm cao. Mặc dù Bộ Quốc pḥng Mỹ năm 1982 đă thiết lập một bộ chỉ huy không gian (AFSCP) trực thuộc Không quân và tập trung vào hoạt động chiến đấu không gian, nhưng Bộ Tư lệnh Vũ trụ mới sẽ tăng cường tầm quan trọng của nó, phát triển các hệ thống đặc biệt và huấn luyện các hạng mục liên quan nhằm mục tiêu đối phó với cuộc Chiến tranh giữa các v́ sao.



Logo của Bộ Tư Lệnh Không Gian Vũ Trụ

Tổng thống Trump nói: “Như chúng ta đă nhận ra rằng, giống như lục địa, không trung, trên biển và không gian mạng là những lĩnh vực tác chiến quan trọng, giờ đây chúng ta coi không gian vũ trụ là một khu vực độc lập, được giám sát bởi một Bộ Tư lệnh tác chiến liên hợp mới. Việc thành lập bộ tư lệnh tác chiến thứ 11 là một thời điểm quan trọng có tính bước ngoặt”.

Về việc đến khi nào th́ thành lập đội quân không gian như đă hứa nhiều lần trước đó, ông Trump đă không đưa ra tuyên bố rơ ràng, mà chỉ nói sẽ được thành lập “rất nhanh”. Theo quy định của luật pháp Mỹ, việc thành lập một lực lượng đội quân không gian cần có sự phê chuẩn của Quốc hội. Khi được thành lập, đội quân không gian sẽ trở thành quân chủng thứ sáu của Mỹ cùng với Không quân, Lục quân, Thủy quân lục chiến, Hải quân và Cảnh vệ bờ biển.
Tờ “Liên hợp Buổi sáng” của Singapore cho rằng Mỹ thành lập Bộ Tư lệnh Vũ trụ mở đường cho việc xây dựng quân chủng vũ trụ với mục đích đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc và Nga. Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho biết, sau khi thành lập Bộ Tư lệnh Không gian, tướng John Raymond sẽ lănh đạo 87 đơn vị để xử lư các nhiệm vụ bao gồm cảnh báo tên lửa, giám sát vệ tinh, kiểm soát không gian và chi viện tác chiến.
Ông Mike Pence, Phó Tổng thống Mỹ, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban quốc gia về vũ trụ hồi đầu tháng tám đă tuyên bố, lực lượng không gian sẽ đảm bảo rằng quốc gia có thể bảo vệ lợi ích của người dân, bảo vệ Trái đất và giá trị của không gian, hỗ trợ pḥng ngự nước Mỹ từ ngoài không gian.
Tháng 2 năm 2019, ông Trump đă kư Bị vong lục về việc thành lập đội quân không gian của Mỹ. Ngũ Giác Đài được lệnh chuẩn bị cơ sở pháp lư cho việc thành lập quân chủng thứ sáu “Lực lượng không gian”. Quốc hội phê duyệt giao cho Không quân thuộc Bộ Quốc pḥng lănh đạo việc thành lập.

Ngay từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh Mỹ đă từng thành lập Bộ chỉ huy không gian vào đầu năm 1982 như một phần của “Chương tŕnh Chiến tranh giữa các v́ sao”. Sau khi Liên Xô tan ră, bộ chỉ huy này vẫn tồn tại cho đến khi nó bị giải thể vào năm 2002. Lư do giải thể là Mỹ bắt đầu tập trung vào pḥng thủ lănh thổ sau vụ tấn công khủng bố 11 tháng 9 năm 2001.

Cũng tin liên quan
Máy bay X-37B của Mỹ đă hoạt động 718 ngày liên tục trên quỹ đạo, thời gian lâu nhất của chiếc phi cơ quân sự bí mật này.

Phát ngôn viên không quân Mỹ William Russell ngày 27/ 8 cho biết máy bay X-37B chỉ trở lại Trái Đất sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao, nhưng ông không tiết lộ thời điểm cũng như nhiệm vụ cụ thể của nó trên quỹ đạo.
Theo Russell, X-37B từng 5 lần được phóng lên quỹ đạo trong một thập kỷ qua và chuyến bay kéo dài hơn chuyến bay trước. Trong lần đầu tiên hoạt động vào năm 2010, máy bay đă ở lại không gian 224 ngày. Sứ mệnh thứ tư của X-37B được thực hiện trong 717 ngày 20 giờ, kết thúc vào tháng 5/2017.



Tàu con thoi không gian X-37B của không quân Mỹ, Ban đầu nó được coi là cuộc nghiên cứu của NASA về phát triển các tàu vũ trụ có thể tái sử dụng
song hiện giờ nó là một dự án quân sự tối mật của Ngũ Giác Đài. Hiện Không quân Mỹ sở hữu hai chiếc X-37B. Cựu lănh đạo không quân Heather Wilson cho hay,
Tàu con thoi vũ trụ này có thể thay đổi quỹ đạo, ngăn chặn việc nó bị theo dấu.


Kể từ khi được đưa lên quỹ đạo lần thứ 5 vào tháng 9/2017, máy bay đă di chuyển ṿng quanh Trái Đất hơn 20 tháng qua, nhưng Không quân Mỹ vẫn giữ kín mục đích thật sự của X-37B cũng như hoạt động của nó trong vũ trụ.
NASA phát triển X-37 vào năm 1999 như một tàu con thoi có thể sử dụng nhiều lần. Tới năm 2006, không quân Mỹ công bố phiên bản X-37B do lực lượng này phát triển.
Hầu hết các hoạt động của dự án đều được giữ bí mật kể từ đó. Không quân Mỹ chỉ cho biết đây là chương tŕnh thử nghiệm công nghệ để t́m kiếm nền tảng phương tiện vũ trụ không người lái thế hệ mới. Một số chuyên gia cho rằng X-37B là phương tiện chuyên chở các hệ thống vũ khí không gian, vệ tinh do thám hoặc nhiều hệ thống cảm biến trinh sát.
Những người đam mê vũ trụ cho rằng chuyến bay thứ 6 của X-37B có thể diễn ra vào cuối năm 2019 trên một tên lửa đẩy Atlas V.
VietTimes, VnExpress (CNN)