Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 11

Thread: Chiến tranh thuế quan Mỹ-Trung: Bên nào sẽ xuống nước?

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Chiến tranh thuế quan Mỹ-Trung: Bên nào sẽ xuống nước?



    Cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang đến cường độ mới, đẩy cả hai nước vào t́nh trạng khó khăn và gia tăng áp lực khiến hai bên phải t́m lối thoát. Tuy nhiên, Trung Quốc gặp nhiều áp lực hơn Mỹ, một chuyên gia kinh tế nhận định với VOA.

    Cuối tháng Tám, ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố áp thuế lên 75 tỷ đô la giá trị hàng hóa Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump loan báo sẽ đẩy thuế đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc lên thêm một mức nữa: từ 25% lên 30% đối với 250 tỷ đô la giá trị hàng đă đánh thuế từ trước, và từ 10% lên 15% đối với 300 tỷ đô la giá trị hàng sẽ đánh thuế bắt đầu từ tháng 9.
    Không những thế, ông Trump c̣n ra lời ‘hiệu triệu’ các hăng xưởng Mỹ hiện đang làm ăn ở Trung Quốc quay trở về Mỹ - một động thái mà nếu thật sự xảy ra sẽ khiến Trung Quốc điêu đứng.

    ‘Bước leo thang nghiêm trọng’

    Trao đổi với VOA, Tiến sỹ Đinh Trường Hinh, cựu kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới hiện đang sống ở tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, nhận định rằng quyết định tăng thuế của Tổng thống Trump hồi cuối tháng Tám ‘cho thấy ông Trump đánh giá việc Trung Quốc đánh thuế là rất nghiêm trọng’.
    “Cho đến nay Mỹ chỉ đánh thuế vào hàng trung gian (nguyên liệu, thiết bị dùng để sản xuất) của Trung Quốc nhưng ṿng đánh thuế mới nhất vào ngày 23/8 sẽ ảnh hưởng đến các mặt hàng bán lẻ, từ điện thoại, điện tử cho đến hàng may mặc,” ông Hinh giải thích và cho rằng lâu nay ông Trump ‘ngại ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của người dân Mỹ’ nhưng hành động của Trung Quốc khiến ông thay đổi thái độ.
    Khi được hỏi khi Bắc Kinh tung đ̣n thuế vào 75 tỷ đô la hàng hóa th́ họ có dự trù phản ứng trả đũa của ông Trump và do đó đă có sẵn sự chuẩn bị hay không, ông Hinh nói 'ông không nghĩ rằng Trung Quốc đoán trước ông Trump đi đến mức làm tới như vậy’.

    Trung Quốc ‘trong rối, ngoài cương’


    Nhà kinh tế này nói rằng nếu cuộc chiến tranh thương mại này tiếp tục với mức độ như vậy th́ ‘Trung Quốc sẽ là bên thiệt hại nhiều hơn’.
    Ông đưa ra các dẫn chứng là đồng nhân dân tệ Trung Quốc đă xuống giá qua mức 7 (hơn 7 nhân dân tệ đổi 1 đô la Mỹ) – điều này sẽ khiến người dân Trung Quốc chuyển tiền ra nước ngoài, tăng trưởng GDP của Trung Quốc ‘đă hạ xuống 3%’ (mặc dù con số công bố chính thức là 6%), đầu tư tài sản cố định trong 6 tháng đầu năm nay chỉ tăng 3% so với mức 30% trong các năm 2010 và 2011, và trong quư vừa rồi Trung Quốc phải ‘tung ra gói kích thích kinh tế 300 tỷ đô la’.
    Ông Hinh cũng cho rằng các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ cố gắng gánh chịu một phần thuế quan chứ không để các nhà nhập khẩu Mỹ và nhất là người tiêu dùng Mỹ gánh hết.
    “Trên thế giới lúc này không có nước nào thay thế được Mỹ trong việc tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc,” ông giải thích. “Nếu hàng hóa Trung Quốc mà tăng giá th́ người tiêu dùng Mỹ ngoài việc phải trả tiền cao hơn th́ họ có thể giảm bớt tiêu dùng. Số hàng Trung Quốc c̣n lại sẽ bán ở đâu? Ngay cả các nước OECD cũng không có nước nào tăng trưởng cao hơn (để giúp tiêu thụ bớt số hàng Trung Quốc dôi ra).”
    Do đó, ông cho rằng các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ cố gắng để người tiêu dùng Mỹ không bị thiệt hại nhiều v́ họ sẽ bị mất thị phần.
    “Trung Quốc đang gặp khó khăn mặc dù bên ngoài giữ thái độ cứng rắn (đấu đến cùng) nhưng về lâu dài để giữ vững thành quả kinh tế th́ Trung Quốc rồi cũng sẽ êm,” ông nói.
    Ông cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh sẽ gặp nhiều áp lực nếu kinh tế không tăng trưởng, người dân mất công ăn việc làm. Khi đó, lănh đạo ‘sẽ bị lật bằng cách này hay cách khác’.

    Trump: bầu cử và suy thoái


    Về vấn đề đánh thuế tăng cường như vậy sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức mua của người dân Mỹ - vốn là trụ cột của nền kinh tế Mỹ - ông Hinh nói rằng con số 540 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc ‘dù rất lớn nhưng không là ǵ (khoảng 3%) so với 20.000 tỷ đô la quy mô kinh tế Mỹ’ (để so sánh, con số gần 120 tỷ đô la hàng hóa Mỹ mà Trung Quốc mua cũng chiếm phần rất nhỏ, tương đương 1%, trong hơn GDP hơn 12.000 tỷ đô la của Trung Quốc).
    “Dù không giao dịch mua bán ǵ với Trung Quốc th́ Mỹ vẫn sống,” ông Hinh nhắc lại lời ông Donald Trump.
    Tuy nhiên, về khả năng người dân Mỹ thắt chặt chi tiêu nói chung chứ không phải chỉ riêng đối với hàng Trung Quốc do tâm lư lo ngại lạm phát, ông Hinh cho rằng điều này sẽ xảy ra khi kinh tế Mỹ đi vào suy thoái.
    Ông giải thích rằng kinh tế Mỹ sau gần 10 năm tăng trưởng với tốc độ cao sắp sửa bước vào suy thoái theo chu kỳ và cuộc chiến thương mại ‘sẽ đẩy suy thoái đến sớm hơn’.
    “Thuế quan có thể làm cho lạm phát tăng hơn v́ giá cả hàng hóa mọi thứ sẽ tăng bên cạnh các công ty sẽ giảm đầu tư mở rộng sản xuất làm cho suy thoái đến nhanh hơn.”
    Về tác động của cuộc chiến thương mại đối với cơ hội của ông Trump trong kỳ bầu cử Tổng thống sắp tới, nhất là nếu cho đến khi đó Trung Quốc vẫn không có bất kỳ nhượng bộ ǵ đối với các yêu sách chủ chốt, ông Hinh cho rằng ‘không ảnh hưởng ǵ nhiều’.
    “Ông Trump có những người ủng hộ đi theo rất trung thành, nông dân ở Mỹ (đối tượng bị ảnh hưởng nặng nhất bởi thuế quan của Trung Quốc) vẫn ủng hộ ông,” ông cho biết. “Nếu ông Trump có thất cử th́ không phải là do chiến tranh thương mại mà có thể là những bất măn khác.”

    Thời gian đứng về phía ai?


    Khi được hỏi với áp lực kinh tế suy thoái và thời gian tranh cử gần kề như thế mà vẫn chưa có được thỏa thuận thương mại th́ có phải thời gian đang không đứng về phía chính quyền của ông Trump hay không, ông Hinh cho rằng cả hai phía Mỹ-Trung mỗi bên đều có áp lực riêng.
    “Ông Trump bị áp lực bầu cử chính v́ vậy ông mới liên tục yêu cầu Quỹ Dự trữ Liên bang FED giảm lăi suất để thúc đẩy tăng trưởng và kéo kinh tế Mỹ khỏi nguy cơ suy thoái. Ông cũng thể tung ra gói kích thích bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng,” ông phân tích.
    “Nếu làm được như vậy th́ có thể giúp Mỹ đẩy lùi suy thoái trong ṿng 1, 2 năm nữa. Khi đó Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nhiều hơn,” ông cho biết.
    Nhiều nhà quan sát nhận định rằng Trung Quốc đang chơi chiến thuật câu giờ nhằm đợi cho đến kỳ bầu cử năm 2020 cho nên họ không tích cực đàm phán t́m giải pháp cho cuộc chiến thương mại.
    Tuy nhiên, ông Hinh cho rằng Trung Quốc ‘cần cân nhắc lợi hại’ khi áp dụng chiến thuật ‘wait out’ (tức là chờ đợi) này. “Có thể sẽ có người khác tốt hơn (ông Trump) để đàm phán, nhưng nếu ông Trump tái đắc cử th́ mọi việc sẽ khó khăn hơn đối với họ,” ông nói.
    Trong nỗ lực áp lực Trung Quốc đàm phán đạt thỏa thuận, mới đây nhất, hôm 3/9, ông Trump đă cảnh báo trên Twitter rằng Trung Quốc ‘không nên kéo dài đàm phán’ với hy vọng chờ cho ông thất cử.

    Khả năng đạt được thỏa thuận


    Ông Hinh cũng thừa nhận là khả năng hai nước đạt được thỏa thuận là ‘không cao’.
    “Lănh đạo Trung Quốc có thể nghĩ là người dân nước họ đă chịu đựng khổ cực quen rồi nên để chịu đựng thêm một chút nữa (cho đến sau bầu cử Tổng thống Mỹ) cũng không sao,” ông phân tích. “C̣n người Mỹ không thể làm được. Xưa nay người Mỹ vẫn quen sống sung sướng rồi (nên không thể chịu đựng lâu dài được).”
    Trong khi đó, mặc dù xét về tổng thể sức mạnh th́ Mỹ có ưu thế hơn Trung Quốc để ít bị ảnh hưởng hơn trong cuộc chiến thương mại này, ông Hinh nói, nhưng ‘Trung Quốc hơn Mỹ về thủ đoạn, biện pháp’.
    “Họ có thể dùng cách tuyên truyền để trên dưới người dân Trung Quốc một ḷng chịu đựng trong khi ở Mỹ có nhiều ư kiến khác nhau,” ông giải thích.
    Tuy nhiên, vào lúc này, để Mỹ có cái ǵ đó trong tay, ông Hinh cho rằng thỏa thuận mà hai phía có thể đàm phán ‘không nhất thiết phải đáp ứng toàn bộ’ những yêu cầu của Mỹ đưa ra, bao gồm giảm thâm hụt thương mại, giảm trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước và đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ.
    “Tôi chắc là Mỹ không thể đ̣i Trung Quốc đáp ứng tất cả các yêu cầu của họ,” ông giải thích và cho rằng nếu không thể đ̣i Bắc Kinh đáp ứng được hoàn toàn th́ Mỹ có thể giảm yêu cầu một nửa hoặc là ‘chỉ cần có tiến triển’ trên ba vấn đề trên.

    Tuy nhiên, ông cũng nói ông không nghĩ từ nay cho đến bầu cử vào năm 2020 ‘Trung Quốc sẽ tiếp tục giữ thái độ cứng rắn như vậy’.
    “Vừa qua họ đă không nói ǵ đến đánh thuế đáp lại Trump sau ngày 23/8 vừa qua,” ông chỉ ra. “Họ bắt đầu biết là không thể cứng rắn măi được.”
    Khi được hỏi thuế quan có phải là cách làm hay v́ sau một năm qua biện pháp này không đạt được mục tiêu như ông Trump mong muốn là ép Trung Quốc nhượng bộ, ông Hinh nói: “Cái khó là Mỹ không có cách nào để ép buộc Trung Quốc ngoài cách tăng thuế. Dù sao th́ thuế quan vẫn tốt hơn các cách làm khác như quota (hạn ngạch), vẫn tốt hơn là không làm ǵ hết v́ khi đó mỗi năm Mỹ càng mất tiền cho Trung Quốc.”
    Liệu ông Trump có tiếp tục leo thang cuộc chiến thương mại để ép buộc Trung Quốc đàm phán thật sự hay không? Tiến sĩ Hinh cho rằng ‘khả năng đó thấp’.
    Thay vào đó, ông nói, nếu Bắc Kinh vẫn không nhượng bộ th́ ông Trump sẽ vẫn giữ vững cường độ như hiện nay, nhưng cũng sẽ không thoái lui bất chấp cuộc bầu cử đang tới gần.
    Ngoài ra, ông Trump có thể sử dụng các công cụ khác ngoài thuế quan như áp dụng các biện pháp trừng phạt giống như với Iran, ví dụ loại các ngân hàng Trung Quốc ra khỏi hệ thống thanh toán bằng đô la Mỹ hay đóng băng tài sản các công ty nhà nước..v..v.
    “Khi đó Trung Quốc không có cách nào khác là chấp nhận các yêu sách của Mỹ,” Tiến sĩ Hinh nói và lưu ư rằng mặc dù Trung Quốc có thể thắt chặt việc các công ty Mỹ kinh doanh tại Trung Quốc nhưng ‘không thể bán trái phiếu Mỹ’ mà họ đang nắm giữ để trả đũa.


    VOA

  2. #2
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Chiến tranh thuế quan giữa Mỹ- trung ?? lưỡng quốc tranh hùng...!

    ngày 04 - 09 - 2019.. sang Thu trời trở lạnh.. OAT = + 8 oC sáng hôm nay.. bày cháu nhỏ co ro đi đến trường....

    .. xin cám ơn thư mục dă cho nh́n bức h́nh của 2 lá cờ biểu trưng cho sự tranh đua ... đẹp lắm mà cũng đầy suy ngẫm !
    lá cờ có sọc trắng đỏ.. nơi bên góc có 51 v́ sao trắng.. tượng trưng chi 51 tiểu bang.. và lập quôc,.. ngày xưa cũng do 13 vạch tráng đỏ .. tượng trưng cho các nước Âu châu có đặt chân đến sứ Cờ Hoa..
    .... c̣n lá cờ thứ 2 màu đỏ rực.. Một ngôi sao màu vàng to đứng giữa 4 ngôi sao vàng bé chung quanh.. tượng trưng cho một vùng đất Á châu hội tụ gồm 5 nước bé nhỏ tụ lại;.. Hán, Mông, Măn, Hồi, Tạng ..
    Nguồn gốc nước Trung hoa ngày nay khởi thuỷ từ cổ xưa đă gồm lục quốc, sau rồi chinh chiến chiếm đoạt lân bang, chiếm nội ngoại Mông Cổ, rồi nước Kim.. về phía Tây th́ chinh phục Tân cương, để thành đất nước hôm nay..
    chỉ có anh chàng Samourai là chưa bị sư thày choàng ṿng Kim cô khuất phục.

    Tranh giành vùng quyền lực.. để cai trị hay ngay như vùng kinh tế để tạo phe cánh hay ḱm hăm đối phương.. cũng chỉ có đến một mức dộ nào.. trước là sự thương thảo phái hợp t́nh.. hợp lư và công bằng.. tạo được nghĩa t́nh và chia sẻ những ǵ,, cũng như hỗ trọ lẫn nhau;.. sự liên quan nghĩa vụ của đôi bên/solidarity...

    Nay th́ một quả đất mà có đến 2 ông kẹ.. dang gầm gừ tranh nhau trên thương trường trở thành đấu trường giơ nanh khoe vuốt.. tương lai nhân loại sẽ di về đau khi cả 2 đang ŕnh nhau dẻ cắn sé lẫn nhau....? Đó là câu hỏi đẻ đi t́m người thợ săn.. cung thủ thứ 3..; ai sẽ là người chờ đợi kết cuộc.. v́ cả 2 sẽ chẳng chột .. cũng què... rồi thu dọn
    ... Nghêu c̣ đấu nhau ngư ông đắc lọi !.. ai sẽ là..??

    Trên bàn cờ quốc tế hiện nay th́ vùng tranh chấp đang nằm ở biển Đông.. X́ dầu có cái nguy sát nách là vùng biển Đông châu Á.. c̣n Cao bồi th́ cũng có cái nguy của hậu quả TC2.. và sự tung quân ra khắp các vùng từ Âu sang Á..
    Sức chịu đựng của Cao bồi liệu có "..kham.." nổi hay chăng ?.. với chiến lược bủa vây kinh tế địch..?
    C̣n như đất nước Vn sẽ ra sao ? trong kịch tính biển Đông này.. nhát là với cách thức.. ve văn và chọc ghẹo cả 2 phe , cung cách ngả nghieng.. của chủ trường gà đá.. đứng ngoài xem và vỗ tay..!!
    ... xin đợi xem hồi sau sẽ ... rơ..!../.

  3. #3
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    . . . chỉ có anh chàng Samourai là chưa bị sư thày choàng ṿng Kim cô khuất phục.. .
    Không bàn về lịch sử xa xôi mà chỉ nói về cận đại th́ TQ từng là nạn nhân của Nhật cho đến giờ đang cùng hợp ca với Nam Hàn vẫn c̣n xướng bài "Nhật phải xin lỗi". Về KHKT th́ Tàu nợ nhật rất nhiều thứ về ăn cắp và tước quyền công nghệ táo tợn trong đó sự kiện lớn nhất mà ai cũng rơ là công nghệ về tàu cao tốc mà Nhật gọi là Shinkansen. Về QS th́ hải quân của quân phiệt Nhật từng là bá chủ hoành hành đại dương Châu Á so với biển Âu lúc đó là Ăng Lê. Lúc Tàu con đang xài thuyền gỗ Nhật đă chế tạo được hàng không mẫu hạm đối đầu với Mỹ từ thời chiến tranh thế giới thứ II trong khi anh Tàu cho đến hiện giờ, ăn cắp không xong, vẫn c̣n chật vật làm lỗi lên lỗi xuống đó là chưa kể tự chế theo kiểu copy nguyên bản con tàu Liêu Ninh mua đồng nát từ Ukrain (thuộc Nga Xô cũ).
    Thất thế về mọi mặt th́ làm sao Nhật có thể xem hay gọi Tàu là "sư thày" chứ nói chi cúi đầu chịu đeo ṿng kim cô !

    . . . Nay th́ một quả đất mà có đến 2 ông kẹ...
    Cái đáng sợ nhất là thế giới này chỉ có một "ông kẹ" tác yêu tác quái, nếu vậy th́ cả thế giới này cũng sẽ khúm núm chả khác ǵ chính quyền V+ trước thiên triều trung cộng trước đây (nói thế v́ bây giờ tui thấy có chút thay đổi và đang xem nó thay đổi như thế nào? và tại sao lại có thay đổi ? . . . mọi người tự suy ngẫm). Cái may là có tới 3 (chứ không phải 2) ngự trị trong thế giới này và điều muốn nói là phải nhận diện ông kẹ nào đại diện cho thiện và ông nào đại diện cho ác để biết đường mà pḥ. Để không phải giải thích rắc rối và dông dài cha nào tốt cha nào xấu, chỉ đặt một câu hỏi mà bất chứ ai trên thế giới này cũng có thể trả lời được:
    Có 3 quốc gia cho bạn chọn lựa để "gửi gấm" cuộc sống của bạn và cả gia đ́nh bạn ở đó (nếu như, v́ hoàn cảnh, bạn phải rời bỏ đất nước ḿnh) bạn chọn nước nào?
    Nga, Trung Quốc hay Mỹ ?
    Last edited by BlackHole; 06-09-2019 at 03:29 AM.

  4. #4
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Chién trang thuế quan Mỹ/Trung;.. và câu hỏi ... đi đến đâu ...?

    ngày 06 - 09 - 2019.. trời đă tối.. đang ngồi chơi với các cháu...
    chợt có d́ Tám vọi chạy đến hỏi ;.. này anh.. trên mạng có bài gơ giải đáp cái nhận xét đóng góp của anh đó.. ông(bà) BH nào đó hỏi rằng nếu như có sự chọn lựa giữa 3 nước Nga, Trung và Mỹ th́ anh se đến xứ nào ??
    -.. Thế D́ nghĩ thế nào và sẽ trả lời làm sao ?? c̣n như quả đất .. tṛn.. mà !!
    -.. th́ anh hay lang thang lên mạng gơ bàn phím nên hỏi anh.. hơn nữa anh là đầu tàu trong gia d́nh chúng ḿnh mà anh !
    -.. th́ chị Trưởng đă chon nơi ; " đất lạnh t́nh nồng.." này làm chỗ dừng bước rồi mà ! ở Canada tốt mà.. cả đàn con cháu, chắt... nên người cả mà..
    -.. giả dụ thôi nhé ..; nếu như anh c̣n ở trong nước ḿnh (VN)..th́ anh sẽ đi đến xứ sở nào ??
    -.. thé tôi trả lời nhé.. này các bà và đàn con cháu... cả nhà chắc đă nghe câu hỏi của d́ Tám rồi nhé.. bây giờ dấn câu trả lời của tôi .. nghe cho rơ..; đó là sang Âu châu..hay là Nhật bản...
    Âu chau vẫn c̣n cung cách cư xử đúng mức savoir-vivre.. ./.

  5. #5
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Đương nhiên, tôi cũng đồng ư với Bác chúng ta có nhiều quốc gia để chọn nếu như phải rời bỏ đất nước tùy theo quan điểm văn hóa và nhân sinh quan mỗi người nhưng điểm chung là tất cả các quốc gia này nằm trong ảnh hưởng nếu không muốn nói là rất lớn của "ông kẹ" Mỹ, mà không phải 2 ông kẹ kia Nga hay Tàu. Có 2 sự kiện mà một, chúng ta đang chứng kiếni và một phần lớn chính chúng ta từng trải để nói rằng nước Mỹ luôn là chọn lựa đầu tiên là nơi chúng ta, con cháu chúng ta có nhiều cơ hội tốt để tiến thân và hội đủ những tiêu chuẩn cần thiết của một đời sống an định.

    Sự kiện đầu tiên đang diễn ra trước mắt chúng ta đó là làn sóng di dân ồ ạt , việc người Mễ Tây Cơ leo rào vượt biên, cho dù phải qua bao trắc trở nguy hiểm và gian truân tất cả đều đổ về một đất nước gọi là Mỹ Quốc để mong mưu cầu cuộc sống ở đó.

    Sự kiện thứ 2, phần lớn chúng ta và ngay cả tôi đă từng trải, khi vượt biên tới trại tỵ nạn hầu hết tất cả đều có sự chọn lựa đầu tiên được định cư ở đệ tam quốc gia chính là Hoa Kỳ và chĩ khi không hội đủ điều kiện vào quốc gia này th́ những quốc gia thuộc ảnh hưởng của Mỹ khác, như Gia Nă Đại, Nhật, Anh, Pháp, Na Uy . . . sẽ được chọn. (hơn 1 năm ở trại tỵ nạn Phanat Nikhom Thái Lan, trong thời cao điểm nhất của làn sóng thuyền nhân, chứng kiến bao lớp tới lớp đi từ trại tỵ nạn để tôi có thể kết luận như vậy)
    Nói tóm lại ông kẹ Mỹ , cho dù bị chửi, bị phê phán không ít, ngay cả từ lúc đó, vẫn là quốc gia được nhiều người chọn sống nhất đặc biệt lớp trẻ nh́n thấy ở đó một tương lai tiến thân với đầy dẫy cơ hội vàng dù rằng đ̣i hỏi nhiều thách thức, và những điều kiện nhân quyền chuẩn mực . . . và điều này không hề thay đổi cho đến hiện tại cho dù bất kỳ đời tổng thống nào !



  6. #6
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Chuyện 3 ông . . . kẹ



    Quân đội Trung Quốc đă tới Nga để tham gia cuộc tập trận quy mô lớn “Trung tâm-2019” với sự tham gia của 12.950 binh sĩ, 600 máy bay và 250 xe tăng cùng hàng ngàn trang thiết bị quân sự của 8 quốc gia. Các quan chức Mỹ chú ư đến việc quân đội Trung Quốc đă cử 1.600 người và 30 máy bay chiến đấu tiên tiến tới tham gia cuộc tập trận diễn ra từ 16 đến 21/9 này. Alexander Gabuyev, nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Carnegie Moscow cho biết, cuộc tập trận này là một mô thức tăng cường hợp tác Trung-Nga và là một tín hiệu gửi đến người Mỹ.

    Giáo sư Jonathan Holslag, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Brussels, phát biểu trong một bài báo trên tờ South China Morning Post rằng, giới chính trị phương Tây đang ngày càng lo lắng về việc quan hệ giữa Moscow và Bắc Kinh đang được tăng cường.
    Truyền thông Anh đưa tin, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ Latinh đang trở thành phạm vi ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc. Cuộc tập trận “Trung tâm - 2019” lần này có sự tham gia của Trung Quốc, Nga và các nước Ấn Độ, Pakistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Tajikistan và Uzbekistan cho thấy Nga và Trung Quốc đă có được quyền kiểm soát ngoại giao toàn diện đối với khu vực Trung Á. Các nhà ngoại giao châu Âu cho rằng Trung Quốc và Nga không ngừng tăng cường hợp tác về an ninh, điều này đă khiến nhiều nước nhỏ lo lắng, đặc biệt một số nước lo lắng về hành động của quân đội Nga.

    Ông Hoslag cũng nói rằng Nga và Trung Quốc hợp lực, Nga có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào c̣n Trung Quốc th́ có năng lực công nghiệp mạnh mẽ. Kết hợp với nhau, hai nước chắc chắn sẽ trở thành thách thức mạnh mẽ đối với phương Tây. Phóng viên BBC Marcus nói, “liên minh Nga-Trung là cơn ác mộng của Washington”.
    Tuy nhiên, ông James Jay Carafano, phó giám đốc Foreign Policy Research Institute (Viện An ninh và Chính sách đối ngoại quốc gia) thuộc Quỹ Di sản Hoa Kỳ, cho rằng, mặc dù Trung Quốc và Nga có lợi ích chung trong việc đối phó với Washington, nhưng họ có ư đồ, kế hoạch riêng; Sự liên minh giữa hai nước Trung Quốc và Nga sẽ không kéo dài.

    Không cần phải tranh thủ Nga


    Trong bài viết trên tạp chí The National Interest (Lợi ích quốc gia), ông Carafano nói sự lo lắng về sợ liên minh giữa Trung Quốc và Nga là thừa. Có rất nhiều xích mích giữa Trung Quốc và Nga và họ chịu không thấu để gắn kết với nhau.



    Các chiến lược gia phương Tây cho rằng Washington đă gây áp lực lên Moscow, đồng thời áp chế Bắc Kinh, dẫn đến việc Moscow và Bắc Kinh xích lại gần nhau và cuối cùng h́nh thành liên minh đối phó lại Mỹ. V́ vậy, một số nhà phân tích cho rằng để ngăn chặn Nga - Trung liên minh, Mỹ cần quan hệ tốt với Moscow, sau đó tập trung lực lượng đối phó Trung Quốc.
    Tuy nhiên, Carafano cho rằng Mỹ cũng không cần phải tranh thủ Moscow, v́ Nga không chắc sẽ nhượng bộ, mà họ sẽ yêu cầu một giá cao, như muốn phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống lại Nga và nhẫn nhịn trước những hành động của Nga ở Ukraine.

    Ông cho rằng, vấn đề chính mà Nga và Trung Quốc phải đối mặt là sự bất cân xứng về lực lượng giữa Nga và Trung Quốc; những điểm mạnh và điểm yếu của hai bên hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, khả năng Trung Quốc giúp Nga ở Syria rất hạn chế; ông Putin cũng không thể phát huy được tác dụng trung gian điều đ́nh trong cuộc xung đột thương mại Trung-Mỹ.
    Thiện chí đối với nhau của Trung Quốc và Nga cũng có hạn và các mục tiêu toàn cầu của họ cũng không hài ḥa. Càng nỗ lực hợp tác với nhau, mối quan hệ giữa họ càng bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt về lợi ích. Carafano lấy ví dụ trường hợp của Trung Quốc ở Trung Á và Bắc Băng Dương, cho thấy rằng tại các khu vực do Nga chi phối này, mức can dự của Trung Quốc càng sâu, th́ Moscow càng có nhiều nghi ngờ.
    C̣n có một cách giải thích khác về sự gần gũi giữa Trung Quốc và Nga. Đó là, thực ra Bắc Kinh không t́m kiếm một quan hệ đối tác chiến lược. Trung Quốc chỉ chờ Nga sụp đổ để vào dọn dẹp mớ hỗn độn.

    Sự hợp tác nửa vời giữa Nga và Trung Quốc


    Ông Carafano cho rằng Trung Quốc và Nga có khá nhiều điểm chung. Ví dụ, họ đều là chính quyền chuyên chính, đều ở lục địa Á - Âu. Họ muốn phát triển quan hệ kinh tế và thương mại với nhau, đều thích đề ra các quy tắc riêng của ḿnh và sẵn sàng bỏ qua bố cục thế giới tự do trong sự hợp tác của họ. Ngoài ra, cả Trung Quốc và Nga đều chơi với các chế độ không được phương Tây hoan nghênh như Syria và Venezuela.

    Nga và Trung Quốc đă phối hợp với nhau để phá hoại các đề nghị ngoại giao của Washington. Ví dụ, tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Nga phải đối mặt với áp lực của Mỹ trong một số cuộc bỏ phiếu nhất định. Nga thường bỏ phiếu theo ư muốn của Mỹ trái với ḷng ḿnh, nhưng Nga biết rằng Bắc Kinh sẽ bỏ phiếu phủ quyết. Tương tự, khi Hoa Kỳ dựa vào Bắc Kinh để ngừng hỗ trợ cho Triều Tiên, Bắc Kinh có thể làm theo các yêu cầu của Mỹ, nhưng Trung Quốc biết rằng Moscow sẽ tiếp tục làm đúng ư Bắc Kinh bằng cách bỏ phiếu chống.



    Tuy nhiên, rốt cục trong vấn đề liên minh Nga-Trung đă ảnh hưởng đến Mỹ bao nhiêu, ông Carafano cho rằng Nga và Trung Quốc sẽ không hợp lực để có hành động quân sự chống lại Washington. Cốt lơi của chiến lược của họ là hy vọng sẽ chiến thắng Mỹ mà không cần chiến đấu. Nếu Mỹ có xung đột quân sự với Trung Quốc, Nga sẽ rất vui mừng. Ngược lại cũng vậy, nếu Mỹ xảy ra đối kháng quân sự với Nga, Trung Quốc cũng sẽ hài ḷng. Trong vấn đề này, họ sẽ không ở vị trí đi đầu.
    Ngay cả khi Nga và Trung Quốc liên kết quân sự đối phó với Mỹ, cái giá phải trả quá lớn sẽ khiến họ phải suy nghĩ kỹ. Chừng nào Mỹ c̣n duy tŕ được sự răn đe chiến lược trên toàn thế giới, các cuộc phiêu lưu quân sự Trung-Nga sẽ bị kiềm chế. Đây chính là lúc tác dụng của “thực lực cầu ḥa b́nh” được phát huy.

    Mỹ sẽ tiếp tục hùng mạnh?


    Ông Carafano cho rằng, chỉ cần Mỹ tiếp tục thúc đẩy chiến lược áp chế Nga và Trung Quốc th́ sẽ thu được hiệu quả. Mỹ phải cho Trung Quốc và Nga hiểu rằng chỉ có tôn trọng lợi ích của Mỹ, họ mới được báo đáp. Để đạt được điều này, Washington phải đưa ra nhiều cam kết hơn; cần phải loại bỏ những ư đồ và nỗ lực gây ra sự mất ổn định ở châu Âu của Moscow; đồng thời cố gắng duy tŕ tự do và cởi mở ở khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương. Ông tin rằng Mỹ có khả năng làm được cả hai điều này.

    Trong bài viết trên tạp chí The National Interest, ông Carafano nói rằng Mỹ thậm chí không cần phải ly gián hai ông Putin và Tập Cận B́nh, ông Trump nên tiếp tục gây sức ép mạnh lên họ. Bản thân sự xích mích giữa chính Nga và Trung Quốc sẽ ngăn cản họ h́nh thành liên minh chống lại Mỹ. Tất nhiên, Mỹ cũng có thể nhắc khéo Nga và Trung Quốc rằng thật ngu ngốc khi quá tin tưởng đối tác (từng tỵ hiềm nhau).
    Ông cho rằng lợi ích chủ yếu của các ông Putin và Tập Cận B́nh là duy tŕ sự tồn tại của chính quyền của họ. Mỹ duy tŕ áp lực mạnh mẽ sẽ khiến họ không thể có nhiều sự lựa chọn. Họ chỉ có thể chấp nhận thực tế là Mỹ mạnh và sẽ tiếp tục mạnh. Nga và Trung Quốc phải đối mặt với thực tế là Mỹ rất hùng mạnh. Mỹ muốn họ hiểu rằng, chỉ có sự cân bằng toàn cầu này mới có thể mang lại sự ổn định lâu dài.



    Tuy nhiên, liệu Hoa Kỳ có thể duy tŕ được địa vị thống trị của ḿnh hay không đă trở thành chủ đề tranh luận thường xuyên của dư luận. Đặc biệt, Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lănh đạo Trung Quốc Tập Cận B́nh ngày càng gần gũi hơn trong những năm gần đây, tạo thành một trục mạnh mẽ chống lại Washington và làm dấy lên những cuộc thảo luận về những thách thức mà Mỹ phải đương đầu.

    Chuyên gia quân sự Nga Alexey Muraviev ở Đại học Curtin, Australia nói, sự hợp tác Trung-Nga hiện tại bao gồm chia sẻ thông tin t́nh báo và huấn luyện quân sự chung. Ông cho rằng, “việc tăng cường mối quan hệ chiến lược giữa Nga và Trung Quốc sẽ có tác động đến bối cảnh địa chính trị của Tây Thái B́nh Dương trong 20 năm tới”.
    Tất nhiên, ông cũng thừa nhận, Nga và Trung Quốc hiện nay không thể h́nh thành một liên minh chính thức và cả hai bên đều muốn duy tŕ tính độc lập.
    Ông Karafano cho rằng Nga và Trung Quốc sẽ không liên kết quân sự chống lại Mỹ, nhưng cũng có những nhà quan sát phương Tây bày tỏ nghi ngờ liệu trạng thái không liên kết này của Nga và Trung Quốc này có thể duy tŕ được bao lâu (nếu như Mỹ chống cả 2).
    Viettimes (theo BBC)

  7. #7
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Chiến trang kinh tế Mỹ-Trung và quyền lực vùng miền...! t́m linh vật biểu trưng cho từng quốc gia ..

    từ chuyện ba (3) ông kẹ qua tư cách ứng xử trước diễn t́nh cuộc sống trên quả đất tṛn...
    .. Thuở khai thiên lập địa.. Tạo hoá đă chia ra các vùng miền từ nóng tới lạnh từ nước tới đất và cũng chia sự khác lạ của mầu da và tiếng nói ( thổ âm)..
    Trải qua sự chung sống của muôn loài.. con người; một sinh vật hữu t́nh cơ chút thông minh dẫn đầu muôn loài đă biết tổ chức dân sinh và tiẹn nghi cho đời sống hằng ngày.. Thes nhưng lại bị hàng rào ngôn ngữ đẻ rồi phan cách xa nhau.. Sự sống sinh tồn của các sắc dân đi len từ bộ lạc nay thành các nước rồi lên đến tầm vóc quốc gia.. hùng cường văn minh.. tiên tiến.. và từ sự tham sân si ... đă đưa đến sự tranh giành quyền lực và phân chia đảng cấp giữa loại người..
    .... cũng v́ vậy mà, kẻ gơ bài này xin dựng lại một vài muông thú đang tượng trưng cho các cường quốc đang hùng hằng hục hặc với nhau ngày nay đó là ...;

    1/... số một đang hung hăng ngày nay phải đề cử cho vùng đất Bắc Mỹ, xứ cờ 51 ngôi sao đó là con ó trắng..
    2/... thứ đến là nước Trung hoa ngày nay với dân số đông đức hàng đầu TG..đó là con hổ vàng... mới thức dậy..
    3/.. đó là vùng Tây Bắc Á;.. Liên sô.. con gấu trắng mệt mỏi... ch́m trong giấc ngủ đông..lâu lâu thức giấc

    Trên Thế giới ngày nay cũng c̣n có nào Đức nào Anh nào Pháp... c̣n..

    Châu Á th́ sau con Hổ vàng c̣n có con Rồng vàng nay cũng đang cố ngóc đầu lên dể bay lộn.. dưới sự nắm dây giật ở dưới do con Hổ vàng cầm..
    ..... c̣n như xứ da xậm mầu như Ân là con ḅ nâu đen.. miễn là có rơm có cỏ để nhai

    Ngó về hướng đông th́ c̣n có chú Samourai với cây kiếm dài thọng..sắc bén...

    Âu châu cũng c̣n có Bà Chúa xứ phớt lạnh như tiền...

    Trên đây là những muông thú .. và các nhân vạt huyèn thoại có thể tượng trưng cho các nước hiện diện trên mặt đát ngày hôm nay... v́ ngày mai đâu có ai biết rằng vùng này nước kia sẽ..sát nhạp vào đâu đó để thành liên hiệp chủng quốc hay chăng ?..Mong quí bạn đọc tiếp tay ghi lên thêm các nước, các sắc dân khác nữa... cho dông vui .../.

  8. #8
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Hồng Kông: Người biểu t́nh cầu cứu "ông kẹ" Mỹ



    Người biểu t́nh Hồng Kông tập hợp về ṭa lănh sự Mỹ. Ảnh ngày 08/09/2019. Reuters
    Ngày 08/09/2019 người biểu t́nh Hồng Kông tập hợp trước ṭa lănh sự Mỹ kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép với Bắc Kinh, thỏa măn các đ̣i ḥi của phe dân chủ. Lănh đạo phong trào phản kháng Hoàng Chi Phong bị bắt khi từ Đài Loan trở về.
    Vào chiều nay, hàng ngàn người Hồng Kông đă tuần hành đến lănh sự quán Mỹ tại Hồng Kông, có người vừa đi vừa hát quốc ca Mỹ, có người phất cờ Mỹ, và có người giương biểu ngữ kêu gọi tổng thống Donald Trump "giải phóng Hồng Kông".
    Những người biểu t́nh đă kêu gọi Hoa Kỳ gây sức ép trên Bắc Kinh để chấp thuận yêu sách của phong trào phản kháng, kêu gọi Quốc Hội Mỹ thông qua dư luật bày tỏ hậu thuẫn cho phong trào dân chủ Hồng Kông.
    Ông Kenneth Chan, giáo sư khoa học chính trị, nguyên chủ tịch đảng CIVIC theo xu hướng dân chủ tại Hồng Kông giải thích với đặc phái viên RFI Stéphane Lagarde về ư nghĩa hành động của người biểu t́nh:
    "Đây là điều quan trọng bởi v́ chúng tôi muốn chứng tỏ thái độ đoàn kết và thống nhất. Để cho thấy rằng Hồng Kông không đơn độc trên con thuyền tự do và dân chủ, vào thời điểm khó khăn hiện nay khi người dân Hồng Kông lo sợ rằng càng sát ngày mùng 1 tháng 10 là ngày kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa, chính quyền Hồng Kông và Bắc Kinh có thể gia tăng đàn áp phong trào phản kháng.

    Điều này cũng rất quan trọng v́ hiện tại Hiệp Ước giữa Hồng Kông với Hoa Kỳ chỉ liên quan đến thương mại, tài chính và thuế quan. Một hiệp ước mới có phần dành riêng cho dân chủ và tự do ở Hồng Kông, sẽ mang ư nghĩa ngoài khía cạnh kinh tế, đó c̣n là một cam kết chính trị rơ ràng của giới lănh đạo ở Hoa Kỳ, và đặc biệt là của tổng thống Mỹ, là đứng bên cạnh các chiến binh tự do tại Hồng Kông".



    Nhiều người biểu t́nh mặc đồ đen và đeo khẩu trang vẫy cờ Mỹ và mang theo các biểu ngữ có nội dung như: “Tổng thống Trump, xin hăy giải phóng Hong Kong”, trong khi tuần hành tới Lănh sự quán Mỹ gần đó.
    “Hong Kong ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại chính quyền chuyên chế Trung Quốc”, Panzer Chan, một trong những người tổ chức cuộc tuần hành, nói. “Xin hăy ủng hộ cuộc đấu tranh của chúng tôi”.
    Người biểu t́nh hôm 8/9 thúc giục Washington thông qua dự luật về Hong Kong, theo đó áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Hong Kong và Trung Quốc bị phát hiện đàn áp dân chủ và nhân quyền ở Hong Kong.
    Một số nhà lập pháp Mỹ kêu gọi ông Trump có quan điểm mạnh mẽ hơn về Hong Kong. Nhưng ông cho rằng đó là vấn đề Trung Quốc phải xử lư và Mỹ chỉ nên ở vai tṛ giám sát thôi.
    Theo AP, một số nhà phân tích chính trị cho rằng phản ứng của ông Trump cho thấy ông không muốn gây trở ngại cho cuộc đàm phán với Trung Quốc về cuộc chiến thương mại.

    RFI, VOA



    "Kẹ" thiện, ác đă rơ roài đó.

  9. #9
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Forbes: Ban lănh đạo Trung Quốc phạm sai lầm lớn trong chiến tranh thương mại với Mỹ



    Trong cuộc chiến thương mại, giới tinh hoa chính trị Trung Quốc đă phạm sai lầm khi nhận định Bắc Kinh đạt được "sức mạnh tương đương" so với Mỹ - theo Forbes.


    Forbes đưa tin, trong bài viết "The Lose-Lose Trade War" xuất bản tháng này trên tạp chí Current History (Mỹ), giáo sư người Hoa Xiangfeng Yang cho rằng tính chất tương hỗ, gia tăng phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đă khiến Trung Quốc có "ấn tượng sai lầm" rằng nước này đạt được sức mạnh ngang cơ với Mỹ. Điều này khiến giới chức Trung Quốc tự tin rằng họ có thể đi đến một thỏa thuận thương mại "hai bên cùng thắng lợi" với Washington.

    "Trong phân tích điển h́nh của Trung Quốc, quan hệ hai nước là mối liên hệ kinh tế mạnh mẽ, thể hiện trong quy mô thương mại và đầu tư hai chiều trị giá hàng trăm tỉ USD mỗi năm," ông Yang viết. "Điều này được cho là sẽ kết nối hai quốc gia với nền văn hóa và chính trị khác biệt lại với nhau, khiến cho 'cặp vợ chồng căi nhau' này không thể ly hôn được. Đây là lập luận mà nhiều quan chức Trung Quốc có xu hướng ngả theo."
    Đó là một sai lầm lớn - giáo sư Panos Mourdoukoutas, trưởng khoa Kinh tế Đại học LIU Post, New York, Mỹ, nhận định trong bài viết trên Forbes.
    Theo ông, sự "phụ thuộc lẫn nhau" giữa một nền kinh tế mới nổi (c̣n dựa vào xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu công nghệ để tăng trưởng) với một nước phát triển c̣n phải mất một khoảng thời gian dài trước khi trở thành một sự tương đương về sức mạnh.

    Một cuộc "ly hôn" giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn sẽ mang lại hậu quả cho Washington, nhưng sẽ là một sự tàn phá đối với Bắc Kinh.
    "Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế khiến nhiều người trong số họ (quan chức Trung Quốc) có ấn tượng sai lầm rằng Trung Quốc đă đạt được sức mạnh tương đương với Mỹ, và thúc đẩy sự tự tin của họ," ông Yang phân tích.
    "Niềm tin - rằng sự gián đoạn đơn phương trong 'quan hệ song thắng' sẽ gây ra sự hủy diệt lẫn nhau trên b́nh diện kinh tế - đă trao cho Bắc Kinh sự bảo đảm quá đà rằng những biến hóa khôn lường trong chính sách về Trung Quốc của Washington sẽ không dao động quá mạnh."
    Ông Yang bày tỏ nghi ngờ rằng nhà chức trách và cả giới phân tích Trung Quốc chưa từng nghiêm túc đánh giá hệ quả của chiến tranh thương mại với Mỹ, cũng như sẵn sàng cho thương chiến. Đối đầu thương mại có thể leo thang thành chiến tranh tiền tệ và công nghệ, đồng nghĩa với trừ khi Bắc Kinh nhận thức rằng họ không phải là một thế lực ngang bằng với Mỹ, hai nước khó có thể đi tới một thỏa thuận chóng vánh.
    Dù vậy, ông Yang cho rằng thương chiến là một cục diện mà "hai bên cùng thua", khi nó đă gây tổn hại lớn đến quan hệ Mỹ-Trung.
    "Mối bất ḥa này không chỉ thúc đẩy sự ly khai kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc, mà c̣n đẩy toàn bộ quan hệ hai nước đến điểm thấp nhất trong nửa thế kỷ qua," ông nói. Yang bi quan về tương lai quan hệ Mỹ-Trung, ngay cả khi hai nước có đạt được một thỏa thuận thương mại, bởi "bất kỳ thỏa thuận nào sẽ chỉ là một lệnh ngừng bắn tạm thời trong cuộc chiến kinh tế dai dẳng".
    Trithuctre (theo Forbes)

  10. #10
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Trung Quốc xuống nước 80%, thỏa thuận thương mại giờ phụ thuộc Mỹ




    Mỹ - Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận chấm dứt thương chiến vào tháng 11 nhưng chỉ khi Washington bỏ xuống 20% yêu cầu c̣n lại trên bàn đàm phán, theo SCMP.

    Theo ông Jin Canrong, Giáo sư quan hệ quốc tế thuộc Đại học Nhân dân tại Bắc Kinh, Trung Quốc đă đồng ư 80% yêu cầu mà Mỹ đặt ra để tiến tới một thỏa thuận chấm dứt thương chiến, nhưng họ không thể nhượng bộ 20% cuối cùng.
    "Trung Quốc đă đồng ư khoảng 80% yêu cầu của Mỹ trước khi các cuộc đàm phán song phương dừng lại vào tháng 5, bao gồm cả việc mua hàng hóa của Mỹ, mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư Mỹ và cải thiện chính sách ở một số khu vực", ông nói.
    Giáo sư Trung Quốc này không tiết lộ nguồn tin của ḿnh nhưng khẳng định đó là người có quan hệ tốt với Bắc Kinh. Nguồn tin này khẳng định, 20% yêu cầu c̣n lại của Mỹ là Trung Quốc phải từ bỏ hoàn toàn "Made in China 2025", kế hoạch cắt giảm khu vực nhà nước trong nền kinh tế tổng thể từ 38% xuống 20% và chấp nhận cơ chế cho phép Mỹ đào sâu t́m hiểu các cấp khác nhau trong bộ máy chính quyền.
    "Bộ Chính trị Trung Quốc sẽ không bao giờ đồng ư với các điều kiện này. Với Trung Quốc, chấp nhận đồng nghĩa với việc đánh mất chủ quyền và là "nỗi ô nhục" quốc gia. Đối với người Mỹ, lựa chọn là 0 hoặc 80%. Thỏa thuận 100% không tồn tại", ông Jin cho hay.
    Theo chuyên gia này, có tới 60-70% khả năng Trung Quốc và Mỹ có thể đạt được thỏa thuận thương mại nếu ông Trump và ông Tập gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á-Thái B́nh Dương ở Chile vào tháng 11 tới. Nhưng điều kiện tiên quyết là Mỹ phải giảm bớt hoặc rút bỏ các yêu cầu của họ.
    Ông tin rằng, 2 nền kinh tế đạt được thỏa thuận hay không phụ thuộc vào việc Mỹ có sẵn ḷng bỏ xuống 20% c̣n lại hay không.

    Vào đầu tháng tới, phái đoàn Trung Quốc do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu dự kiến sẽ bay sang Mỹ để bắt đầu một ṿng đàm phán mới. Nhóm đàm phán Mỹ do Đại diện thương mại Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin dẫn đầu
    Politico cuối tuần trước đưa tin, Trung Quốc đă đề nghị mua một lượng nông sản Mỹ vừa phải để đổi lấy việc Mỹ nới lỏng các lệnh trừng phạt với Huawei. Bắc Kinh chưa xác nhận thông tin này.
    Cả Bắc Kinh và Washington đều giữ kín thông tin chi tiết về tiến tŕnh đàm phán hiện nay. Tuy nhiên, cuối tuần trước, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết thông tin liên lạc giữa quan chức thương mại cấp thấp giữa 2 nước sẽ được tăng cường trong tháng này để đặt nền móng cho một tiến tŕnh thực sự trong cuộc đàm vào tháng 10 tới.
    Theo VTC

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 24-08-2019, 07:06 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 14-05-2019, 02:56 AM
  3. Replies: 2
    Last Post: 16-08-2018, 03:51 AM
  4. Replies: 4
    Last Post: 29-11-2011, 02:00 PM
  5. Replies: 12
    Last Post: 16-08-2011, 03:57 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •