Lầu Năm Góc (Ngũ Giác Đài), trụ sở Bộ Quốc Pḥng Mỹ

Tuần tra trên biển, bắn thử tên lửa, diễn tập đổ bộ, bộ Quốc Pḥng Mỹ gần đây đă có nhiều hành động trong vùng châu Á Thái B́nh Dương. Washington muốn nhắc nhở Trung Quốc tránh vượt qua lằn ranh đỏ hay chính quyền Trump tăng tốc chặn đứng những tham vọng chiến lược của Bắc Kinh ?

Hăng tin Pháp AFP nêu lên hai câu hỏi này sau sự kiện Hạm Đội Bảy của Hoa Kỳ hôm 13/09/2019 điều tàu khu trục USS Wayne E.Meyer áp sát các đảo do Trung Quốc chiếm giữ trong khu vực quần đảo Hoàng Sa. Cuối tháng 8/2019, cũng chiến hạm này đă đi vào bên trong khu vực 12 hải lư của Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn tại Trường Sa.
Trong chín tháng đầu năm 2019, Hải Quân Hoa Kỳ đă sáu lần điều chiến hạm đến các khu vực có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông nhân danh quyền tự do hàng hải. Để so sánh, trong hai năm 2017 và 2018, Hải Quân Mỹ chỉ có tổng cộng tám lần điều tàu vào các khu vực có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trong suốt tám năm dưới chính quyền Obama, Lầu Năm Góc cũng chỉ có sáu lần đến khu vực mà Trung Quốc đă khẳng định chủ quyền trên gần như toàn bộ.
Tại Biển Hoa Đông, Washington cũng đă tăng cường sự hiện diện qua đợt diễn tập quân sự trên đảo Ie-Shima, cách không xa Okinawa, hôm 11/09/2019. Trong cuộc tập trận lần này, lính Mỹ và Nhật Bản thực hiện nhiều bài tập gồm : tập đổ bộ lên một ḥn đảo bị một lực lượng thù nghịch chiếm đóng ; tập chiếm một sân bay để chứng minh khả năng của quân đội Mỹ có thể đánh chiếm một ḥn đảo có tranh chấp chủ quyền, biến địa điểm đó thành một căn cứ tiếp liệu cho Không Quân.
Theo lời một sĩ quan Mỹ, những chiến dịch kiểu này nhằm "cho phép quân đội triển khai lực lượng trong vùng Ấn Độ -Thái B́nh Dương, tiến hành các chiến dịch viễn chinh tại các vùng ven bờ có tranh chấp chủ quyền".
Theo giới quan sát, Lầu Năm Góc, vốn chỉ đưa tin nhỏ giọt về các chiến dịch tập trận, trong thời gian gần đây lại thường xuyên thông báo về các hoạt động quân sự này. Có lẽ đây là một sự thay đổi lớn từ khi ông Mark Epser được chỉ định vào chức bộ trưởng Quốc Pḥng. Hơn nữa, các chiến dịch dồn dập nói trên thể hiện chính sách của Mỹ đối lại với chiến lược của Nga và Trung Quốc.


Bộ trưởng Quốc Pḥng Mỹ Mark Epser

Bộ trưởng Quốc Pḥng Epser đă dành chuyến công du đầu tiên cho châu Á và đă không che giấu kế hoạch của Washington nhanh chóng triển khai thêm tên lửa mới tại châu lục này. Dự án đó có thể được thực hiện trong "một vài tháng sắp tới" nhằm "ngăn cản sức mạnh của Trung Quốc trong khu vực", như ghi nhận của tư lệnh Lục Quân Hoa Kỳ, tướng Ryan McCarthy hôm 12/09/2019. Và theo ông việc triển khai tên lửa tầm trung sẽ làm "thay đổi bàn cờ tại Đông Nam Á".
Không nêu đích danh Trung Quốc và Nga, nhưng tướng Ryan McCarthy nhấn mạnh, nếu mở rộng được quan hệ đối với các đối tác trong vùng, cho phép quân đội Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự của các đối tác này, th́ Hoa Kỳ gần như có khả năng tương xứng để đối chọi với sự hiện diện quân sự của hai nước nói trên.

Vào tháng trước, Lầu năm Góc đă cho thử tên lửa tầm trung trên biển Thái B́nh Dương sau khi Washington chính thức khai tử Hiệp Định Tên Lửa Tầm Trung INF. Cuối tháng 8/2019 chính phủ Mỹ khai sinh Bộ Tư Lệnh Không Gian Spacecom. Mục tiêu đề ra là bảo đảm an ninh cho Hoa Kỳ trước hai mối đe dọa là Nga và đặc biệt là Trung Quốc. Ngay từ năm 2007, Bắc Kinh đă phát triển một tên lửa tiêu diệt vệ tinh. Đây là bước mới nhất trên con đường quân sự hóa không gian của Trung Quốc.

Tàu khu trục Mỹ áp sát các đảo tranh chấp tại Hoàng Sa



Khu trụ hạm Hải quân Mỹ, USS Wayne E. Meyer trên Biển Đông

Phát ngôn viên Hạm đội 7 Mỹ, Reann Mommsen xác nhận hôm 13/09/2017, khu trụ hạm hải quân Mỹ, USS Wayne E. Meyer đă áp sát nhiều đảo do Trung Quốc chiếm giữ tại Biển Đông để khẳng định quyền tự do hàng hải. Hành động này nhằm bác bỏ đ̣i hỏi chủ quyền của Bắc Kinh.

Chiến hạm USS Wayne E. Meyer mang tên lửa dẫn đường đă áp sát các ḥn đảo trong quần đảo Hoàng Sa hiện Trung Quốc đang chiếm giữ. Hăng tin Reuters dẫn lời ông Mommsen khẳng định hành động của hải quân Mỹ là nhằm « phản đối các hạn chế quyền qua lại vô hại do Trung Quốc áp đặt cũng như không thừa nhận đ̣i hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại quần đảo này ». Việt Nam và Đài Loan cũng đ̣i chủ quyền trong vùng biển này.
Đây là lần thứ 2 trong ṿng chưa đầy hai tuần chiến hạm USS Wayne E. Meyer thách thức các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Cuối tháng trước tàu USS Wayne E. Mayer đă đi vào trong khu vực 12 hải lư chung quanh Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn trong quần đảo Trường Sa. Đây cũng là 2 ḥn đảo do Trung Quốc chiếm giữ.
Trong vài tháng qua, hải quân Hoa Kỳ liên tục tiến hành các hoạt động khẳng định quyền tự do hàng hải như vậy khiến Bắc Kinh bực tức.
Phát ngôn viên Hạm đội 7 nhấn mạnh « với hoạt động này, Hoa Kỳ muốn cho Trung Quốc thấy vùng biển này không thuộc chủ quyền của Bắc Kinh » và những yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa là trái với luật pháp quốc tế.
Hăng tin Reuters nói tuyến hàng hải đông đúc tàu bè qua lại này đă trở thành một trong những điểm nóng trong mối quan hệ Mỹ-Trung, cùng với các điểm nóng khác là chiến tranh thương mại đang leo thang, các biện pháp chế tài của Mỹ đối với quân đội Trung Quốc, và quan hệ giữa Mỹ với Đài Loan. Trung Tá Reann Mommsen, người phát ngôn của Hạm đội 7- Hải quân Hoa Kỳ, nói với Reuters rằng chuyến đi của tàu khu trục Wayne E. Meyer là để thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, kể cả tuyên bố chủ quyền mà người phát ngôn của Mỹ mô tả là “quá quắt” của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa

Theo trang tin mạng The Japan Times, Trung Quốc đă điều các tàu chiến và máy bay đến để đuổi tàu Mỹ, nhưng chiến hạm USS Mayne E. Meyer vẫn tiếp tục hoàn thành hải tŕnh theo đúng kế hoạch.

Hải quân Mỹ triển khai chiến hạm LCS 10 mang theo tên lửa chống hạm tàng h́nh mới là thông điệp mạnh mẽ đến Trung Quốc


Tàu chiến tuần duyên USS Gabrielle Giffords (LCS 10)

Hải quân Mỹ vừa điều động tàu chiến tuần duyên USS Gabrielle Giffords đến Châu Á mang theo tên lửa chống hạm NSM (Naval Strike Missile) có thể bắn chính xác bất kỳ vị trí nào trên tàu chiến đối phương từ khoảng cách hơn 180 km.


Đại úy John Gay, phát ngôn viên Hạm đội Thái B́nh Dương, xác nhận tàu chiến tuần duyên USS Gabrielle Giffords (LCS 10) đă rời cảng San Diego đến châu Á – Thái B́nh Dương vào ngày 3/9, Defense News cho biết.
Con tàu mang theo vũ khí mạnh nhất từng được trang bị cho tàu chiến tuần duyên (LCS) đến hoạt động tại khu vực châu Á – Thái B́nh Dương.
LCS 10 mang theo tên lửa chống hạm siêu thanh NSM, hợp tác phát triển giữa Kongsberg của Na Uy và Raytheon của Mỹ. Tên lửa có tầm bắn hơn 180 km, phát hiện mục tiêu bằng công nghệ thụ động thông qua h́nh ảnh lưu trong bộ nhớ của tên lửa.
Tên lửa NSM được dẫn đường đến mục tiêu kết hợp quán tính, GPS, tham chiếu địa h́nh và hồng ngoại chủ động và dữ liệu h́nh ảnh mục tiêu giai đoạn cuối. Công nghệ dẫn đường của NSM chính xác đến mức người điều khiển có thể chỉ định tên lửa bắn vào một điểm cụ thể trên tàu như pḥng máy hoặc tháp chỉ huy.
Ngoài sát thủ diệt hạm NSM, LCS 10 c̣n mang theo trực thăng trinh sát không người lái MQ-8C Fire Scout. MQ-8C mang theo gói cảm biến trinh sát tối tân giúp nâng cao khả năng nhận thức t́nh huống và hỗ trợ dẫn đường cho vũ khí.

LCS 10 cùng LCS 8 đang có mặt ở Thái Lan sẽ giúp nâng cao sự hiện diện thường xuyên của Hải quân Mỹ ở khu vực Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn trong vấn đề tranh chấp lănh thổ.
Việc triển khai LCS 10 với hệ thống hỏa lực cực mạnh cho thấy Hải quân Mỹ đang dần tăng cường sự có mặt ở châu Á - Thái B́nh Dương.
Trong cuộc phỏng vấn của Defense News vào tháng 8/2018, Phó đô đốc Richard Brown, Tư lệnh Hạm đội Thái B́nh Dương, Hải quân Mỹ, cho biết một khi việc triển khai LCS được thực hiện, nó sẽ không dừng lại.

Dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump, Hải quân Mỹ đă tăng cường các hoạt động tự do hàng hải để đối phó với yêu sách chủ quyền phi lư của Trung Quốc.
Thời gian tới, khi Hải quân Mỹ nhận đủ 34 tàu chiến LCS trong kế hoạch, nó sẽ có mặt thường xuyên hơn trong các nhiệm vụ tự do hàng hải ở Biển Đông.

RFI, VOA, ZingNews