Lo lắng về tham vọng kinh tế của Trung Quốc và khả năng tàu điện ngầm được dùng vào mục đích theo dơi và giám sát người Mỹ ngày càng tăng
có thể biến những kế hoạch của Bắc Kinh thành đống sắt vô tích sự


Việc Washington cố gắng ngăn chặn công ty Trung Quốc tiêu thụ tàu điện ngầm ở Mỹ được coi là bước leo thang mới của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.


Lo ngại về "gián điệp tàu điện"

Cuộc chiến tiếp theo giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra tại một nhà máy mới ở Chicago. Ngoài phần vỏ ngoài của hai toa tàu điện ngầm và không gian dùng để sản xuất trong tương lai, toàn bộ nhà máy trống rỗng, việc hoạt động trong tương lai của nó cũng có thể khó xảy ra.
Một công ty nhà nước Trung Quốc có tên CRRC Corporation, nhà sản xuất tàu hỏa, tàu điện lớn nhất thế giới, đă hoàn thành cơ sở 100 triệu USD tại đây trong năm nay với hy vọng giành được hợp đồng chế tạo tàu điện ngầm và các chuyến tàu chở khách khác cho các thành phố của Mỹ như Chicago và Washington.
Nhưng những lo lắng về tham vọng kinh tế của Trung Quốc và khả năng tàu điện ngầm được dùng vào mục đích theo dơi và giám sát người Mỹ ngày càng tăng có thể biến những kế hoạch của Bắc Kinh thành đống đổ nát, The New York Times (NYT-Mỹ) cho biết.
Việc Washington cố gắng ngăn chặn một công ty Trung Quốc tiêu thụ tàu điện ngầm ở Mỹ được coi là bước leo thang mới của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Cuộc chiến này đă mở rộng từ tranh chấp về thuế quan và quyền sở hữu trí tuệ sang các các cuộc đối đầu rộng lớn hơn về an ninh quốc gia và kinh tế.

Tổng thống Donald Trump và các thành viên hai đảng ngày càng lo ngại về tham vọng kinh tế và công nghệ của Trung Quốc. Trung Quốc đă sở hữu các ngành công nghiệp mũi nhọn toàn cầu, bao gồm các ngành sản xuất công nghệ giám sát tiên tiến. Những lo ngại này đă khiến Washington phải mở rộng phạm vi xem xét về các rủi ro tiềm ẩn mà không chỉ cố gắng hạn chế các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ngoài việc tăng thuế đối với hơn 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, chính phủ Mỹ cũng cấm các công ty Trung Quốc như gă khổng lồ thiết bị viễn thông Huawei mua công nghệ nhạy cảm của Mỹ.
Chính phủ Mỹ đang cố gắng để hạn chế khả năng các công ty Mỹ xuất khẩu các công nghệ như trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử từ nước này sang Trung Quốc. Quốc hội đă trao cho chính phủ quyền hạn rộng lớn để ngăn chặn đầu tư của Trung Quốc với lư do an ninh quốc gia.
Hiện nay, các nghị sĩ quốc hội đă bổ sung một điều khoản trong dự luật chi tiêu quân sự nhằm ngăn chặn việc sử dụng các khoản tài trợ của liên bang để mua tàu điện ngầm từ các doanh nghiệp nhà nước hoặc do nhà nước Trung Quốc kiểm soát, một biện pháp ngăn chặn hiệu quả hoạt động kinh doanh của CRRC, theo NYT.
Dự luật đă giành được sự ủng hộ của các nghị sĩ hai đảng. Các nghị sĩ nói rằng, những công ty như CRRC đang tạo ra mối đe dọa cho Mỹ. Một bộ phận quan ngại về mặt kinh tế: Với số tiền thu được từ sự tăng trưởng nhanh chóng, Trung Quốc đă bơm tiền vào việc xây dựng các công ty có khả năng cạnh tranh toàn cầu, thường tạo ra t́nh trạng dư thừa trong các thị trường như gang thép, tấm pin mặt trời và tàu điện.
Quốc hội Mỹ dự kiến ​​sẽ sớm phê chuẩn một bộ luật cấm công ty này cạnh tranh các hợp đồng mới ở Mỹ v́ lư do an ninh quốc gia và các vấn đề kinh tế. Nhà Trắng đă bày tỏ sự ủng hộ đối với nỗ lực này của Quốc hội.

NYT cho biết, mặc dù các công ty Mỹ đă không sản xuất tàu điện ngầm nào trong nhiều thập kỷ nhưng giá đấu thầu thấp của CRRC đă gây lo ngại cho các công ty tàu chở hàng Mỹ, họ lo ngại khả năng CRRC thâm nhập thị trường Mỹ và phá hủy hoạt động kinh doanh của họ.
"Giá đấu thầu của CRRC luôn thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh và nó đă "lọt vào mắt xanh" của đơn vị giao thông đô thị đang đối mặt với cơ sở hạ tầng cũ kỹ và ngân sách eo hẹp", báo Mỹ viết.
Công ty con của CRRC ở Chicago chào giá cho tuyến tàu điện ngầm Chicago là 1,55 triệu USD mỗi xe, so với giá 1,82 triệu USD mỗi xe của Bombardier, nhà thầu Canada. CRRC cũng đề xuất xây dựng một nhà máy ở Chicago, tạo ra 170 cơ hội việc làm mới.
Giới lập pháp Mỹ lập luận rằng, các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc không theo đuổi lợi nhuận, mà là các mục tiêu chính sách của chính phủ Trung Quốc nhằm thống trị các ngành công nghiệp toàn cầu quan trọng như xe điện, robot và đường sắt.
"Khi bạn có thể trợ cấp, khi bạn có thể sở hữu hoàn toàn một doanh nghiệp như Trung Quốc, bạn có thể tạo ra một môi trường cạnh tranh hoàn toàn không công bằng", Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Tammy Baldwin, nói. "Chúng tôi đă quen với môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa Mỹ và Trung Quốc nhưng điều này đang xảy ra ở sân sau của chính chúng tôi."
Một quan ngại khác được cho đáng sợ hơn cũng đang phát huy tác dụng. Các nhà lập pháp và các đối thủ cạnh tranh với CRRC đều nói, họ lo lắng các chuyến tàu điện ngầm do một công ty Trung Quốc sản xuất có thể tạo điều kiện cho Bắc Kinh giám sát người Mỹ và gây ra mối đe dọa mang tính phá hoại đối với cơ sở hạ tầng của Mỹ, mặc dù CRRC cho biết công ty sẽ bàn giao toàn bộ công nghệ điều khiển tàu điện cho bên mua.
Mặc dù vậy, các nhà phê b́nh suy đoán rằng, công ty Trung Quốc có thể cấy một số công nghệ vào các toa xe, cho phép CRRC và chính phủ Trung Quốc thực hiện theo dơi khuôn mặt, hành động, nội dung các cuộc nói chuyện và điện thoại của hành khách thông qua hệ thống camera theo dơi và wifi trong các toa tàu.
Scott Paul, Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất Mỹ cho biết, xét đến việc Trung Quốc yêu cầu các công ty nước này phải cung cấp dữ liệu khi chính phủ yêu cầu khiến nguy cơ một công ty Trung Quốc giám sát hoặc kiểm soát các cơ sở hạ tầng của Mỹ không thể được đánh giá thấp.
"Tôi chỉ nghĩ rằng, dựa vào số lượng lớn hồ sơ trong quá khứ của chính phủ Trung Quốc, thật vô trách nhiệm khi cho rằng công ty này là một đối tác an toàn và đáng tin cậy", Paul nói.
NYT cho hay, những lo lắng này có hợp lư không vẫn chưa chắc chắn. Những người đề xuất dự luật cũng không nói rơ làm thế nào một hệ thống điện ngầm được sản xuất bởi một công ty Trung Quốc lại gây ra mối đe dọa lớn hơn các sản phẩm khác sản xuất tại Trung Quốc và được bán ở Mỹ như máy tính xách tay, điện thoại di động và thiết bị gia dụng.

Nhà Trắng ngăn chặn công ty TQ kinh doanh tàu điện ở Mỹ

Phát ngôn viên tập đoàn CRRC Dave Smolensky nói rằng, CRRC đă bị đối xử bất công và một số công ty Mỹ hy vọng sẽ sử dụng an ninh quốc gia như một vỏ bọc để dự luật thông qua và khiến CRRC phải phá sản.
Ông này cáo buộc, CRRC đang là nạn nhân của "chiến dịch truyền thông sai lệch trị giá hàng triệu USD". Chiến dịch này được tài trợ chủ yếu bởi các công ty tàu chở hàng Mỹ, muốn tận dụng sự lo lắng của công chúng về sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Nhân viên tại nhà máy Chicago cũng bác bỏ mối lo ngại này, cho biết họ không thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy họ đang chế tạo "các đoàn tàu gián điệp".
"Tôi chưa thấy bất kỳ đường dây bí mật nào", Perry Nobles, một thợ điện tại nhà máy CRRC của Trung Quốc, người đang lắp đặt đường dây bên trong thân tàu nói.
Mối quan ngại ngày càng tăng của Washington về tham vọng của Trung Quốc đă khiến các quan chức nước này thể hiện lập trường cứng rắn, các nhà hoạch định chính sách và quan chức an ninh quốc gia đă cảnh báo chính phủ không nên tin tưởng vào thiết bị của Trung Quốc.
Theo NYT, các quan chức Mỹ cũng phát động một cuộc tấn công toàn cầu vào Huawei, cảnh báo các nước khác rằng việc cho phép một công ty Trung Quốc xây dựng hệ thống mạng không dây toàn cầu chẳng khác nào trao các bí mật nhà nước cho điệp viên nước ngoài.
"Người Trung Quốc đang cố gắng đưa các hệ thống của họ vào lưới mạng trên khắp thế giới, như vậy họ có thể đánh cắp thông tin cá nhân của chúng ta", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói trong một cuộc phỏng vấn vào tháng Năm. "Chính phủ hiện nay đă chuẩn bị cho cuộc đối đầu với Trung Quốc."
John Cornyn, một thượng nghị sĩ đảng Cộng ḥa của bang Texas, cho biết trong một bài báo hồi tháng 3, "Trung Quốc đặt ra một mối đe dọa rơ ràng và thực sự đối với an ninh quốc gia của chúng ta. Trung Quốc đă thâm nhập vào ngành sản xuất tàu hỏa và xe buưt của chúng ta".
Dự luật trên được cho sẽ không ảnh hưởng đến các hợp đồng mà CRRC đă nhận được trước đó, bao gồm các đơn đặt hàng cho 846 toa tàu điện ngầm tuyến Chicago L-line. Nhưng nó sẽ cản trở công ty có được các hợp đồng trong tương lai, chẳng hạn như các hợp đồng đang được công ty tàu điện ngầm Chicago và Washington xem xét.

Cơ sở ở Chicago là nhà máy thứ hai của CRRC tại Mỹ. Tập đoàn này cũng có một nhà máy với hơn 150 nhân viên ở Massachusetts, nơi đă sản xuất các chuyến tàu cho Boston, Los Angeles và Philadelphia, điều này gây lo ngại rằng công ty Trung Quốc có kế hoạch mở rộng nhanh chóng ở Mỹ, như đă làm ở các thị trường nước ngoài khác.
Giống như nhiều công ty nhà nước Trung Quốc, CRRC đi theo kế hoạch "Made in China 2025", kế hoạch này đề xuất lộ tŕnh thống trị các ngành công nghiệp chính.
Trong báo cáo thường niên năm 2018, Chủ tịch kiêm bí thư đảng ủy của CRRC Lưu Hóa Long cam kết đưa công ty trở thành doanh nghiệp hàng đầu thế giới với khả năng cạnh tranh toàn cầu.
"Chúng tôi phải tận tâm thực hiện các chỉ thị quan trọng của Tổng Bí thư Tập Cận B́nh", báo cáo cho biết khi đề cập đến Chủ tịch Trung Quốc và đội ngũ lănh đạo ĐCSTQ.
Pullman là công ty cuối cùng ở Mỹ sản xuất các đoàn tàu chở khách đă sản xuất cỗ xe cuối cùng vào năm 1981. Kể từ đó, các thành phố lớn ở Mỹ đă mua các đoàn điện ngầm từ Bombardier, Kawasaki, Hyundai, Hitachi.
Nhưng các nhà sản xuất tàu chở hàng của Mỹ, bao gồm Công ty Greenbrier và TrinityRail, có trụ sở tại bang Texas nói rằng, CRRC có thể sử dụng chỗ đứng của ḿnh tại Mỹ để đánh cắp hoạt động kinh doanh của họ. Cùng với các công đoàn và những người khác, các công ty này đă phát động một chiến dịch vận động hành lang phản đối CRRC với một tổ chức mang tên Liên minh an ninh đường sắt.
Tổ chức này cho rằng không nên sử dụng tiền thuế của người Mỹ ở Trung Quốc, nơi những đoàn tàu trống được sản xuất ở Trung Quốc trước khi được chuyển đến Mỹ để tiếp tục hoàn thiện tại các cơ sở ở Illinois hoặc Massachusetts.
"Chúng tôi nghĩ rằng những đô la này nên ở lại đây," Erik Olson, Phó chủ tịch của Liên minh an toàn đường sắt nói.


Washington đang cố gắng ngăn chặn CRRC tiêu thụ tàu điện ngầm ở Mỹ, đây được coi là nấc leo thang mới nhất cho cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Ảnh: NYT

CRRC phái các chuyên gia từ trụ sở chính ở Thanh Đảo đến các nhà máy ở các nước khác. Tại Chicago, các nhân viên Mỹ gọi những người Trung Quốc này là "shifu - sư phụ", một cách xưng hô tôn trọng đối với một nhân viên lành nghề.
Vào một ngày nắng tháng 7, pḥng chờ đă bị chiếm giữ bởi các sư phụ Trung Quốc và công nhân Mỹ. Các "sư phụ" mặc bộ đồ liền trắng và ăn bánh bao, c̣n những công nhân Mỹ nhiều người trong số họ mới gia nhập công ty trong những tháng gần đây. Ngoài vài chục người đang lắp đặt hệ thống dây điện, ống dẫn khí và các bộ phận khác vào vỏ của hai toa tàu, các toa c̣n lại đều phủ bụi.
"Chúng tôi hơi lo lắng v́ đây là kế sinh nhai của chúng tôi", Norberts, người vào làm việc hồi tháng 3, cho biết. Trước đó, ông này làm công việc sản xuất khung xe cho Ford Explorer.

Mùa hè này, CRRC đă thay thế cờ Trung Quốc bên ngoài nhà máy bằng cờ biểu tượng của thành phố Chicago. Tập đoàn này cũng mời hai công ty vận động hành lang có trụ sở tại Washington, Squire Patton Bogss và Crossroads Strategies, để bào chữa cho trường hợp của ḿnh trước Quốc hội Mỹ.
Tuy nhiên, điều này dường như đă quá muộn. Thượng nghị sĩ Sherrod Brown của đảng Dân chủ bang Ohio nói rằng, với tư cách là một trong những người đề xuất dự luật, ông hy vọng dự luật sẽ ngăn hệ thống giao thông của Mỹ khỏi sự "kiểm soát bởi một quốc gia không đặc biệt thân thiện với Mỹ".
"Họ nói rơ rằng đầu tư nước ngoài sẽ được sử dụng làm vũ khí và chúng tôi đang hành động để tự vệ", ông Brown nói.