Results 1 to 4 of 4

Thread: Vừa ăn cướp vừa la làng: Bắc Kinh nói Việt Nam vi phạm quyền và lợi ích của TQ ở Biển Đông

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Vừa ăn cướp vừa la làng: Bắc Kinh nói Việt Nam vi phạm quyền và lợi ích của TQ ở Biển Đông


    H́nh ảnh tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 và đội tàu bán quân sự hộ tống vào hoành hành tại vùng gần Bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông.
    (Ảnh chụp màn h́nh Thanh Niên)


    Bắc Kinh ngày 18/9 nói Việt Nam vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích của Trung Quốc khi tiến hành khai thác dầu khí đơn phương trong khu vực Băi Tư Chính kể từ tháng 5 năm nay.

    Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng, nhấn mạnh Trung Quốc có chủ quyền tại Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán tại khu vực Băi Tư Chính kế đó và rằng điều này có cơ sở vững chắc về lịch sử và pháp lư.

    Tuyên bố của ông Cảnh được đưa ra đáp câu hỏi của phóng viên liên quan đến phản ứng của phía Việt Nam về việc tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng các tàu hộ tống của Bắc Kinh trở lại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam hôm 13/8. Trước đó, nhóm tàu vừa kể đă bị phát hiện trong khu vực này từ đầu tháng 7 đến ngày 7/8 th́ rút đi.
    Tại cuộc họp báo hôm 16/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết Hà Nội mạnh mẽ phản đối việc Trung Quốc ‘tái diễn vi phạm nghiêm trọng’ vùng biển nằm hoàn toàn trong quyền chủ quyền và tài phán của Việt Nam theo các điều khoản trong Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển. Bà Hằng nói bất cứ hành động nào can thiệp vào hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam trong lănh hải Việt Nam là vi phạm luật quốc tế.
    Phát ngôn viên Cảnh Sảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản pháo rằng việc Hà Nội khai thác dầu khí ở Băi Tư Chính từ tháng 5 năm nay vi phạm thỏa thuận song phương, trong đó có Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam với Trung Quốc, vi phạm Điều 5 trong Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông, và vi phạm các điều khoản liên quan trong Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển.
    Ông Cảnh yêu cầu phía Việt Nam ‘ngưng ngay lập tức các hoạt động đơn phương xâm phạm để trả lại sự b́nh yên cho các vùng biển liên quan.’
    Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố các hoạt động của Trung Quốc trong các vùng biển dưới quyền tài phán của Trung Quốc ở Biển Đông là hợp pháp, hợp lư và không có ǵ phải phàn nàn.
    “Chúng tôi muốn tiếp tục làm việc với phía Việt Nam để xử lư các vấn đề liên quan thỏa đáng thông qua các cuộc tham vấn hữu nghị,” Cảnh nói.

    Mỹ nên bỏ thái độ trung lập trước việc Trung Quốc xâm lấn Bãi Tư Chính

    Luận điệu của Trung Quốc đã lập tức làm dấy lên những tiếng nói từ giới chuyên gia, cho rằng Trung Quốc đã công khai biện minh cho những hành động vi phạm luật quốc tế. Do đó, Hoa Kỳ phải từ bỏ thái độ trung lập cố hữu và có những biện pháp cụ thể để chống lại các hành vi của Trung Quốc.
    Tuyên bố ngày 18/09 của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã lập tức bị giới chuyên gia đả kích.

    Trên mạng Twitter, ngay từ hôm18/09, giáo sư Ryan Martinson thuộc trường Hải Chiến Hoa Kỳ, người đã theo dõi ngay từ đầu vụ Trung Quốc cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 và đội tàu bán quân sự hộ tống vào hoành hành tại vùng gần Bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cho rằng "chính quyền Mỹ có thể / nên "chọn phe" trong vụ này v́ đây không phải là vấn đề chủ quyền các đảo mà là quyền của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Phán quyết của Ṭa Án (Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye) năm 2016 đã giải thích rõ điều đó.”
    Theo giáo sư Martinson, điều mà chính quyền Mỹ trước mắt có thể tiến hành là:

    1) Lên án Bắc Kinh v́ đă sử dụng sự ép buộc để duy tŕ một yêu sách bất hợp pháp,
    2) Cấm các tàu của cơ quan Khảo sát Địa Chất Trung Quốc tiếp cận các cảng của Hoa Kỳ và tiến hành nghiên cứu trong các vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ,
    3) Chia sẻ thông tin về những ǵ đang diễn ra ở các khu vực đó.

    Cùng một quan điểm với giáo sư Martinson, cũng vào ngày 18/09 trên Twitter, ông Mike Mazarr, chuyên gia nghiên cứu chính trị học cấp cao tại trung tâm tham vấn Mỹ Rand Corporation, chuyên trách các vấn đề quốc phòng Mỹ và an ninh Đông Á, cho rằng lập trường không đứng về bên nào của Mỹ trong vấn đề Biển Đông “thực sự là một hạn chế”.
    Theo ông Mazarr, chính quyền Washington nhất thiết phải “gởi đi những thông điệp đa phương mạnh mẽ cho thấy là các hành vi ép buộc không thể chấp nhận được và thực hiện các bước có ư nghĩa để hỗ trợ Việt Nam”.
    Đối với chuyên gia của Rand Corporation, đã đến lúc phải phá vỡ sơ đồ tranh chấp hiện hữu theo đó hễ Trung Quốc cưỡng chế là quốc gia bị cưỡng chế rút lui.
    Theo ông Mazzarr, Mỹ nên sử dụng sức mạnh của mình để giúp những nước khác đứng lên bảo vệ chủ quyền của mình và khiến cho các hành vi ép buộc phải trả giá đắt.
    Trong cuộc họp báo ngày 18/09/2019 tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng đă đưa ra các biện minh và tố cáo Việt Nam.
    Sau khi nhắc lại chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc đặt cho Trường Sa) và “quyền chủ quyền và quyền tài phán trên vùng biển lân cận là Vạn An Than (Wan'an Tan – tên Trung Quốc gọi Bãi Tư Chính) thuộc quần đảo Nam Sa”, đại diện bộ Ngoại Giao Trung Quốc tố cáo là “kể từ tháng 05/2019, phía Việt Nam đă tiến hành khoan dầu khí đơn phương tại vùng biển Vạn An Than của Trung Quốc, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của Trung Quốc”.
    Bắc Kinh còn tố cáo Việt Nam “vi phạm” các thỏa thuận song phương, Điều thứ năm của bản Tuyên Bố về ứng xử trên Biển Đông cũng như Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển!
    Trung Quốc đã đòi Việt Nam “chấm dứt ngay các hoạt động xâm phạm đơn phương của ḿnh để khôi phục sự yên tĩnh cho vùng biển liên quan”.
    Bắc Kinh tiếp tục khẳng định rằng các hoạt động của Trung Quốc ở Bãi Tư Chính là “trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc ở Biển Đông là hợp pháp, chính đáng và không thể chê trách”.
    VOA, RFI

  2. #2
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Anh, Pháp, Đức cần hợp tác với Hoa Kỳ chống Trung Quốc lộng hành trên Biển Đông



    Tàu hải cảnh Trung cộng tác yêu tác quái trong vùng ĐQKT của Việt Nam

    Anh, Pháp, Đức đă thấy sự cần thiết phải lên tiếng chống lại những hành vi hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông để bảo vệ lợi ích của họ trên tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng này mặc dù họ có quan hệ thương mại mạnh mẽ với Trung Quốc, một nhà nghiên cứu Biển Đông nhận định với VOA.
    Trong thời gian qua, Bắc Kinh đă tăng cường quấy rối hoạt động của các nước ven biển Đông trong vùng biển đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ, nhất là đối với Việt Nam khi họ đưa tàu khảo sát vào quấy nhiễu quanh khu vực Băi Tư Chính.
    Trong một động thái hiếm hoi, hồi cuối tháng trước, ba nước lớn nhất Âu châu là Anh, Pháp và Đức đă cùng đưa ra một tuyên bố chung rằng họ ‘quan ngại về t́nh h́nh ở Biển Đông, vốn có thể dẫn đến mất an ninh và căng thẳng trong khu vực’.

    Đáp ứng kêu gọi của Việt Nam?

    Trao đổi với VOA, Giáo sư Ngô Vĩnh Long hiện đang giảng dạy tại Đại học Maine, Hoa Kỳ, giải thích rằng ba nước này (gọi tắt là EU3) đă đáp ứng sau khi có lời kêu gọi của Việt Nam nhằm quốc tế hóa vấn đề trên Băi Tư Chính.

    Thứ nhất, theo ông Long, do Trung Quốc trong những tháng vừa qua đă xâm phạm vào EEZ của Việt Nam và các nước khác (Malaysia), ngày càng bất chấp luật pháp quốc tế nên các nước EU3 cần phải lên tiếng.
    “Họ là những bên đă kư kết vào UNCLOS (Công ước Quốc tế về Luật Biển) nên họ phải lên tiếng bảo vệ luật pháp quốc tế. Nếu không Trung Quốc sẽ tiếp tục làm tới,” ông nói.
    Thứ hai, trước giờ EU3 cho rằng để Mỹ đương đầu với Trung Quốc trên Biển Đông để bảo vệ tự do hàng hải và hàng không là ‘đă đủ rồi’, nhưng bây giờ ‘họ thấy rằng Bắc Kinh đă coi Mỹ không ăn thua ǵ mà ngày càng lớn tiếng với Mỹ’ nên họ cho rằng vấn đề Biển Đông ‘không chỉ là giữa Mỹ với Trung Quốc, hay giữa các nước đông nam Á với Trung Quốc mà là vấn đề quốc tế’.
    Thứ ba, vẫn theo chuyên gia này, Anh, Pháp, Đức có mậu dịch rất lớn ở Á châu thông qua con đường hàng hải trên Biển Đông. “Nếu có việc ǵ xảy ra trên Biển Đông, lợi ích của họ sẽ bị đe dọa,” ông nói.
    Cuối cùng, ông cho rằng lập trường mạnh mẽ của Việt Nam đă tạo động lực thúc đẩy EU3 phải lên tiếng.
    “Trước giờ Việt Nam nhẫn nại, nhẫn nhục trước Trung Quốc,” ông giải thích. “Việt Nam có đường bờ biển dài nhất ở Biển Đông mà không lên tiếng mạnh mẽ th́ các nước bên ngoài lên tiếng có thể bị Trung Quốc cho là không phù hợp, phá đám.”
    Thật ra, ngoài tuyên bố chung của ba nước Anh, Pháp, Đức, Liên minh châu Âu (EU) cũng lên tiếng chỉ trích hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông, nhưng do đây là ba nước mạnh nhất EU nên việc họ cùng đồng thanh lên tiếng nên có tiếng vang lớn đối với Trung Quốc, ông Long nói.
    Khi được hỏi việc ba nước này, vốn không phải là quốc gia Thái B́nh Dương, lên tiếng về vấn đề ở cách xa khu vực địa chính trị của họ, liệu có phù hợp, ông Long nói rằng ba nước này là ‘bên kư vào UNCLOS nên có nghĩa vụ bảo vệ Luật Biển’ và ‘có dính líu quyền lợi trên Biển Đông’.
    Việc ba nước này cùng lên tiếng lên án Trung Quốc sau khi Hà Nội kêu gọi quốc tế giúp đỡ, theo ông Long, đă là ‘thắng lợi cho Việt Nam’ v́ nó giúp Việt Nam không đơn độc trong việc đối đầu Trung Quốc.

    Chấp nhận rủi ro đến đâu?

    Bản thân châu Âu cũng chứng kiến sự hung hăng của Nga ở trên Biển Đen khi Moscow dùng vũ lực sát nhập bán đảo Crimea của Ukraine hồi năm 2014 nên hành động tương tự của Bắc Kinh trên Biển Đông cũng khiến họ lo ngại. Theo Giáo sư Long, ‘Biển Đông là vấn đề quốc tế, lớn hơn Crimea rất nhiều’ nên ‘sự lên tiếng của EU3 là rất quan trọng’.
    Khi được hỏi, EU3 có quan hệ thương mại lớn với Trung Quốc nên họ có bị hạn chế trong việc chống đối Bắc Kinh trên Biển Đông hay không, ông Long nói: “Họ phải cân nhắc v́ nếu có chuyện ǵ xảy ra ở trên biển th́ quyền lợi của họ bị thiệt hại v́ họ không chỉ buôn bán với Trung Quốc mà c̣n với nhiều nước khác trong khu vực như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc…”
    Về vấn đề quan hệ quân sự với EU3 có dễ dàng chấp nhận hơn đối với Hà Nội so với quan hệ quân sự với Mỹ hay không, ông cho rằng Việt Nam ‘càng mở rộng quan hệ quân sự th́ càng có nhiều cơ hội bảo vệ an ninh và quyền lợi của ḿnh’.
    “Nếu Việt Nam có quan hệ tốt với EU3 th́ điều này sẽ gây sức ép lên Mỹ để có quan hệ tốt hơn với Việt Nam,” ông nói thêm. “Ngoài ra, nếu chỉ Việt Nam có quan hệ với Mỹ th́ Mỹ có thể v́ lợi ích với Trung Quốc lớn hơn lợi ích với Việt Nam mà có thể nhượng bộ Trung Quốc một phần nào đó.”
    “Càng đa dạng hóa quan hệ th́ càng có lợi cho Việt Nam,” ông nói.
    Trả lời câu hỏi EU3 có những đ̣n bẩy nào để sử dụng với Trung Quốc trên Biển Đông, ông Long nói ba nước này ‘có buôn bán lớn với Trung Quốc và là đồng minh của Mỹ’.
    “Họ có thể cùng với Mỹ và một số nước khác tuần tra trên Biển Đông để Trung Quốc khỏi thao túng.”
    Riêng đối với Việt Nam, nước này có thể ‘xem xét cho các nước EU3 vào quân cảng Cam Ranh hay bất cứ chỗ nào để tiếp liệu’ và nếu cần ‘Việt Nam có thể cùng tuần tra chung’.
    “Việt Nam có thể kêu gọi hải quân các nước EU3 ra chứng kiến những ǵ đang xảy ra (như ở Mỏ Cá Voi Xanh) để xem Trung Quốc đang làm ǵ,” ông cho biết.
    “Nếu E3 không hành động th́ rủi ro sẽ càng lớn. Trung Quốc sẽ bẻ từng chiếc đũa. Nhiều nước hợp lại nói rơ với Trung Quốc rằng anh đang phạm pháp th́ Trung Quốc sẽ phải nhượng bộ nếu không họ sẽ bị thế giới coi là nước không coi luật pháp ra ǵ. Khi đó họ sẽ bị cô lập.”
    “Khi có sự cố xảy ra (trên Biển Đông), EU3 phải chọn bên tuân theo luật pháp quốc tế (chống lại bên vi phạm),” ông nói.

    ‘Chứng tỏ sự hiện diện’


    Tờ South China Morning Post dẫn lời các nhà phân tích cho rằng khi căng thẳng gia tăng trong khu vực, các nước lớn ở châu Âu như Anh, Pháp và Đức ‘sốt sắng muốn chứng tỏ họ không chỉ là những đối tác thương mại thụ động’ và rằng ‘họ vẫn hiện diện trong khu vực’.
    “Cho đến vài năm trước đây, các nước châu Âu vẫn muốn giữ vai tṛ khiêm tốn về các vấn đề an ninh khu vực ở Đông Á, nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, họ cảm thấy có một sự khẩn cấp khiến họ phải can dự,” ông Frans-Paul van der Putten, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Clingendael, một viện nghiên cứu độc lập ở Hà Lan, được South China Morning Post dẫn lời nói.
    “Đưa chiến hạm đến vùng biển tranh chấp giúp các nước châu Âu có nhiều đ̣n bẩy hơn để đối phó với Mỹ và Trung Quốc trong các vấn đề địa chính trị ở gần châu Âu,” ông nói thêm.
    “Từ lâu, châu Âu đă quen với việc nằm giữa hai cường quốc Mỹ và Nga – nhưng chính mối quan hệ Mỹ-Trung ngày càng xác lập lập trường địa chính trị của châu Âu. Điều này đem đến thế khó xử mới cho các nước châu Âu, vốn đang chịu áp lực ngày càng tăng là phải chọn phe.”
    Trong một màn thể hiện rơ ràng sức mạnh và sự đoàn kết, Mỹ và Anh đă tiến hành một cuộc tập trận hải quân chung ở Biển Đông hồi tháng 2, trong khi Pháp đưa chiến hạm tấn công Dixmude và một tàu khu trục đến gần quần đảo Trường Sa hồi năm ngoái.
    Anh rất muốn khẳng định quyền tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế và cùng với các đồng minh là Mỹ và Úc đă bảo vệ quyền tự do hàng hải trước Trung Quốc ngày càng hiếu chiến. Nước này hồi năm ngoái nói rằng họ đang tính đưa tàu sân bay mới HMS Queen Elizabeth tới châu Á - Thái B́nh Dương trong lần triển khai sứ mạng đầu tiên của tàu này vào năm 2021.
    Ba nước này đă kêu gọi tất cả các bên liên quan đến tranh chấp lănh thổ trên biển ‘có các bước đi và các biện pháp làm giảm căng thẳng, và góp phần duy tŕ và thúc đẩy ḥa b́nh, an ninh, ổn định và an toàn trong khu vực.’
    Liên minh châu Âu cũng đang dính vào tranh chấp gay gắt với Trung Quốc về điều mà họ cho là đối xử không công bằng đối với các doanh nghiệp EU hoạt động ở Trung Quốc.
    Hồi đầu năm, Ủy ban châu Âu đă kêu gọi các nhà lănh đạo EU chấp nhận kế hoạch hành động 10 điểm trong đó gọi Trung Quốc là ‘đối thủ cạnh tranh kinh tế’ và ‘đối thủ thúc đẩy các mô h́nh quản trị thay thế một cách có hệ thống’.
    Sarah Raine, chuyên gia tư vấn cao cấp về địa chính trị và chiến lược tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế tại London, nói với South China Morning Post rằng không có ǵ đáng ngạc nhiên khi EU muốn tham gia vào các tranh chấp ở Biển Đông và mở rộng ảnh hưởng trong khu vực.
    “Đó là hậu quả tự nhiên của thực tế là ở châu Á, EU đă chán ngấy với việc bị đối xử chỉ hơn đối tác thương mại một chút nếu không muốn nói là không có vai tṛ trong các vấn đề chiến lược lớn của châu lục này, mặc dù họ có lợi ích lớn ở đây,” bà được dẫn lời nói.
    “Với việc tham gia sâu sát hơn vào t́nh h́nh trên Biển Đông, các quốc gia dẫn đầu EU đang làm việc cùng nhau để hỗ trợ các giải pháp đa phương cho các vấn đề đa phương thông qua các đối tác đa phương - dưới h́nh thức giống như Asean - tất cả đều trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.”
    Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cao cấp của Chương tŕnh chuyển giao vũ khí và chi tiêu quân sự (SIPRI) ở Thụy Điển, nói rằng EU đang cố gắng làm tăng đ̣n bẩy của ḿnh đối với Trung Quốc và Mỹ bằng cách cho thấy họ cũng là nhân tố chủ chốt trong vùng biển tranh chấp.
    “EU không phải là Trung Quốc, và chắc chắn không phải là nước Mỹ dưới thời ông Trump (vốn chủ trương nước Mỹ trên hết và rút lui khỏi các cam kết quốc tế). Họ muốn cho thấy họ vẫn có mặt ở đó, và vẫn có vai tṛ quan trọng,” ông nói.
    “Ba nước kư vào tuyên bố chung (Anh, Pháp và Đức) có lợi ích đặc biệt mạnh mẽ trong khu vực,” Wezeman nói.
    “Nếu xảy ra sự cố ở Biển Đông, các ngành công nghiệp tương ứng của châu Âu sẽ bị ảnh hưởng.”
    VOA

  3. #3
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Nhà ngoại giao Mỹ: Trung Quốc 'đe dọa, bắt nạt' Việt Nam và các nước ASEAN



    Trợ lư Ngoại trưởng về các vấn đề Đông Á và Thái B́nh Dương David R. Stilwell - ảnh AFP

    VOA- Nhà ngoại giao cao cấp nhất của Mỹ về các vấn đề Châu Á, David Stilwell, vừa ra trước một ủy ban của Thượng viện Hoa Kỳ hôm 18/9, lên án “các hành vi đe dọa, bắt nạt” của Trung Quốc đối với Việt Nam và các nước ASEAN, để đẩy mạnh nghị tŕnh khu vực của ḿnh.


    Phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ hôm thứ Tư, Trợ lư Ngoại trưởng David Stilwell tố Trung Quốc là t́m cách gây ảnh hưởng bằng cách một mặt, chiêu dụ một số nước, và mặt khác bắt nạt các nước như Việt Nam, để đẩy mạnh nghị tŕnh của Bắc Kinh giữa một cuộc đôi co đang leo thang với Hoa Kỳ về vấn đề chiến lược và thương mại.
    Ông Stilwell nói Trung Quốc đang thách thức “trật tự tự do và mở rộng” trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương, ngăn chặn các nước trong vùng tiếp cận nguồn dự trữ năng lượng trên Biển Đông.

    Trợ lư Ngoại trưởng Stilwell nói:
    “Bắc Kinh đang theo đuổi một viễn kiến khác cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương, t́m cách lập ra một trật tự mới có lợi cho họ, và qua đó, đặt Trung Quốc vào vị thế cạnh tranh chiến lược với tất cả các bên đang cố duy tŕ một trật tự tự do, cởi mở của nhiều nước có quyền tự quyết.”
    Nhà ngoại giao Mỹ đề cập tới các hành động của Trung Quốc từ đầu tháng Bảy năm nay, nhiều lần đưa tàu khảo cứu địa chất cùng đội tàu hộ vệ hùng hậu và lực lượng dân quân tới gần Băi Tư Chính, để dọa nạt Việt Nam và các nước ASEAN khác, ngăn cản các nước này tiến hành các dự án khai thác dầu khí trong khu vực.

    Ông nói:
    “Bằng việc lặp lại các hành động bất hợp pháp và quân sự hóa các đảo, băi đá đang tranh chấp, Bắc Kinh đă và đang tiếp tục ngăn chặn các thành viên ASEAN tiếp cận các trữ lượng năng lượng trị giá hơn 2,5 ngh́n tỷ đô la.”
    Trong bài phát biểu hôm thứ Tư 18/9, Trợ lư Ngoại trưởng Stilwell tỏ ra thận trọng khi nhắc tới Trung Quốc, ông gọi Trung Quốc là “nước cạnh tranh chiến lược”, và bày tỏ lo ngại về tính chất độc tài của Trung Quốc trong nỗ lực áp đặt một trật tự khu vực và trật tự thế giới mới.
    “Chúng tôi đặc biệt quan ngại về cách Bắc Kinh sử dụng các biện pháp chiêu dụ và trừng phạt kinh tế bóp méo thị trường, và các hành động đàn áp để thuyết phục các nước khác phải tuân thủ nghị tŕnh chính trị và an ninh của Bắc Kinh. ”
    Ông tố cáo chính quyền Trung Quốc sử dụng các chính sách không phù hợp với thương mại tự do công bằng, kể cả không cho tiếp cận thị trường, các hành vi mờ ám, thao túng đồng nguyên, đánh cắp tài sản trí tuệ…
    Về dự án xây dựng cơ sở hạ tầng liên lục địa ‘Vành Đai, Con Đường’, nhà ngoại giao Mỹ tố cáo Trung Quốc là cho một số nước đang phát triển vay những món nợ khổng lồ để xây dựng cơ sở hạ tầng, bất chấp tai hại đối với môi trường, trong nhiều trường hợp dẫn tới t́nh trạng các nước này phải lệ thuộc vào Bắc Kinh v́ không có khả năng thanh toán.
    Buổi điều trần diễn ra giữa lúc Trung Quốc và Hoa Kỳ đang đối đầu nhau trong một cuộc chiến tranh thương mại ngày càng leo thang, và trong bối cảnh Trung Quốc đang cạnh tranh để giành các lợi ích tại Châu Á với cường quốc hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực, trong đó có công nghệ, đầu tư và hoạt động hàng hải.
    Trợ lư Ngoại trưởng Mỹ đâc trách Châu Á nhắc lại vai tṛ và những đóng góp của Hoa Kỳ cho khu vực trong nhiều thập kỷ qua. Ông nêu bật chính sách của Hoa Kỳ được dựa trên những nguyên tắc được công nhận từ lâu: tự do hàng hải, kinh tế thị trường và môi trường đầu tư minh bạch, rộng mở; thương mại tự do, công bằng, đôi bên cùng có lợi; nguyên tắc cai trị tốt đẹp, tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản, cổ vơ cho các quan hệ thân thiện giữa các quốc gia dựa trên sự tôn trong nguyên tác quyền b́nh đẳng và tự quyết của nhân dân các nước.

    Nhà ngoại giao Mỹ nhấn mạnh đó không chỉ là những giá trị của người Mỹ, mà đó là những giá trị toàn cầu, và được chấp nhận trên khắp khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương.
    Ông nói những giá trị đó và những sáng kiến kinh tế của Hoa Kỳ đă giúp nhiều quốc gia trong khu vực sử dụng đầu tư tư nhân như một con đường dẫn tới phát triển bền vững.
    Ông nói về mặt an ninh, mục đích của Hoa Kỳ là xây dựng một mạng lưới mạnh mẽ, linh động, gồm các đối tác an ninh chia chung viễn kiến với Mỹ, để bảo đảm tự do hàng hải và các quyền sử dụng biển hợp pháp khác, và để giải quyết những thách thức chung trong khu vực.
    Trong cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện hôm 18/9, nhà ngoại giao hàng đầu đặc trách Châu Á của Mỹ, c̣n đề cập tới một số vấn đề khác như các cuộc biểu t́nh thân dân chủ ở Hong Kong, và chính sách của Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
    Ông David Stilwell là một cựu tướng lănh không quân phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ 35 năm. Ông rời quân ngũ với cập bậc Thiếu Tướng, trở thành nhà ngoại giao cao cấp của Mỹ về các vấn đề Đông Á-Thái B́nh Dương vào ngày 20/6 sau khi được Thượng viện Mỹ phê chuẩn.

  4. #4
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Xung đột tại biển Đông đă quá cận kề như thế nào!
    https://tiengthongreo.blogspot.com/2...nao.html#links
    Bài dài hơn cho phép. Xin coi từ đường dẫn trên

    06 May 2019
    Xung đột tại biển Đông đă quá cận kề như thế nào!
    Just How Bad a South China Sea War Could Get.
    America vs. China.
    Nguyễn Trọng Dân lược dịch


    Bài quá dài phải cắt bớt

    Một sĩ quan của quân đội Trung cộng gần đây đă hô hào các tàu Hải quân Trung cộng đâm thẳng và đánh ch́m các chiến hạm Hoa Kỳ khi các chiến hạm này đang tiến hành tuần tra hàng hải theo luật quốc tế tại biển Đông. Một tướng lănh khác của Trung cộng kêu gọi đánh ch́m hai hàng không mẫu hạm (HKMH) của Hoa Kỳ tiêu diệt mười ngàn thủy thủ trên các HKMH này để buộc Hoa Kỳ phải “cút khỏi” vùng biển Đông đang tranh chấp.

    Bài quá dài phải cắt bớt

    Khi kêu gọi tiêu diệt mười ngàn thủy thủ Hoa Kỳ trên HKMH, Đô đốc Luo phát biểu như sau: “Điều mà Hoa Kỳ lo sợ nhất là thương vong. Khi 10 ngàn thủy thủ của Hoa Kỳ trên HKMH bị thiệt mạng, chúng ta sẽ thấy nước Mỹ sợ hăi mất hồn như thế nào.”

    Bài quá dài phải cắt bớt

    Cụ thể có thể thấy ngay là vào ngày 30 tháng 9 năm 2018, khu trục hạm Lan Châu đă đâm thẳng vào và chỉ cách chiến hạm USS Decatur của Hoa Kỳ bốn mươi lăm thước khi chiến hạm này băng qua các rạn san hô tại biển Đông.


    Lan Châu (170), cùng một cột cầu vịnh Hàng Châu ở phía sau


    USS Decatur (DDG-73)

    Chỉ huy chiến hạm Decatur đă khôn khéo điều khiển tàu chuyển ḿnh tránh được va chạm với tàu chiến Trung cộng trong đường tơ kẻ tóc. Phát ngôn viên của Hải quân Hoa Kỳ gọi thái độ liều lĩnh này của Hải quân Trung cộng là “thiếu chuyên nghiệp và không an toàn” nhưng hành động liều lĩnh này của Trung cộng cần phải gọi cho chính xác là “hung hăng hiếu chiến, cố t́nh muốn gây tử vong.”

    USS DECATUR HARASSED - IT'S TIME FOR U.S TO STAND UP TO CHINA?


    Bài quá dài phải cắt bớt

    Nhưng đối với Bắc Kinh, họ Tập v́ đang đeo đuổi giấc mơ “Trung Ḥa hồi sinh vĩ đại”, th́ việc độc bá vùng biển Đông chiến lược và giàu tài nguyên là cần thiết bất kể là có đi đến chiến tranh thế giới đi nữa.

    Chuyện nhỏ có thể hóa to bùng nổ chiến tranh

    Cựu trung tướng Wallace C. Gregson của Hoa Kỳ nói đệ Nhất Thế Chiến bùng nổ chỉ v́ một sự kiện nhỏ nhoi xảy ra.

    Ông nói: “Vào năm 1914, trong một hoàn cảnh mà đại thế chiến được coi là không cách ǵ có thể xảy ra, một công nhân đă ám sát Công tước Ferdinand và vợ ông. Sự kiện này đă châm ng̣i cho một cuộc chiến tàn sát bất ngờ chưa từng thấy. Có hơn tám triệu quân nhân đă chết v́ cuộc chiến này, và có lẽ khoảng 13 triệu thường dân bỏ mạng.”

    Bốn nền đế chế lớn Nga, Áo-Hung, Đức và Ottoman cũng v́ cuộc chiến này mà hoàn toàn sụp đổ.

    Gregeson nhân xét theo kinh nghiệp binh nghiệp Thủy quân Lục chiến của ḿnh như sau: “Ngày nay, biển Đông là khu vực tiềm tàng nguy hiểm bùng phát chiến tranh cao nhất trên toàn cầu. Các tuyên bố hiếu chiến và hành động hung hăng tựa như rơm khô, chỉ chực chờ một tia lửa để phát hỏa để rồi đem đến những hậu quả tang thương không thể nào tưởng tượng được.”

    Trung cộng sẽ tạo ra chiến tranh thế giới mới thông qua đối đầu dẫn đến xung đột một cách nhầm lẫn như thế nào?

    Hoàn cảnh năm 2019: Thế giới đoàn kết lại chuẩn bị đối đầu với Trung cộng

    Vào năm 2019, Tập Cận B́nh tiếp tục đeo đuổi tham vọng “Đại Hán”, quyết tâm thôn tín Đài Loan và bành trướng lănh hải. Họ Tập tiến hành áp lực chính trị và sức mạnh quân sự để đạt được tham vọng này.

    Mặc dù vào năm 2014, họ Tập đă hứa sẽ không quân sự hóa các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa, Trung cộng vẫn xây dựng các căn cứ Không quân và công sự pḥng thủ ở các đảo nhân tạo này và triển khai chiến hạm đến các đảo nhận tạo như Fiery Cross, Mischief Reef và Subi Reef. Hiện giờ tại biển Đông, Trung cộng cho Hải quân , Lực lượng Bảo vệ Bờ biển và Lực lượng Dân Quân Hàng hải quấy rối sách nhiễu tất cả các tàu đánh cá và tàu tuần tra của bất kỳ quốc gia nào đi ngang qua vùng.

    Mặt trận Trường Sa. Hải đồ VĂN HÓA MAP

    Fiery Cross Reef is a rock located in the Spratly Islands. China first took possession of the feature in 1988.

    Mischief Reef in 2018, after the major PRC land reclamations of 2014–2016

    Subi reef before and after
    Tuy nhiên, các quốc gia từ khắp nơi trên thế giới đă bắt đầu từ từ quay sang đối đầu với sự sách nhiễu của Trung cộng tại biển Đông.

    Khi Hải quân Hoàng gia Anh và Hải quân Hoa Kỳ tổ chức các cuộc tập trận chung tại biển Đông vào đầu năm 2019, Bắc Kinh đă buộc phải cảnh giác. Cuộc tập trận Hải quân giữa Vương quốc Anh và Hoa Kỳ theo sau cuộc tuần tra hàng hải đầu tiên của Hải quân Anh ngay tại quần đảo Hoàng Sa tranh chấp vào tám tháng trước, đă được (Bắc Kinh) theo dơi sát. Luân Đôn cam kết Vương quốc Anh sẽ tham gia vào hoạt động tuần tra hàng hải trong khu vực để chống lại ư đồ tăng cường sức mạnh và quân sự hóa biển Đông của Trung cộng.

    https://i.postimg.cc/6pSxnK2w/PARACELS-Final2012b.jpg
    Quần đảo Hoàng Sa

    Bài quá dài phải cắt bớt

    Để khiến thái độ và mối bận tâm ngày càng tăng của châu Âu trước chủ nghĩa bành trướng của Trung cộng tại biển Đông được tôn trọng, vào tháng Ba, Pháp đă gửi HKMH chạy bằng năng lượng hạt nhân Charles de Gaulle cùng một nhóm chiến đấu gồm ba tàu khu trục, tàu ngầm và tàu tiếp tế vào khu vực này.


    Charles De Gaulle nuclear-powered aircraft carrier

    Trung cộng hiện đang phải đối mặt với một liên minh vừa đoàn kết, vừa tiếp tục lớn mạnh do càng ngày càng có nhiều quốc gia tham dự với cam kết cùng quyết tâm duy tŕ tự do hàng hải trên thế giới.


    Bài quá dài phải cắt bớt

    Trong khi đó, Canberra (thủ đô Úc) kêu gọi giải quyết ḥa b́nh trước t́nh h́nh ngày càng căng thẳng, nhưng vẫn khẳng định rằng Úc sẽ không ngồi yên khoanh tay ngó Trung cộng bành trướng khắp Biển Đông. Máy bay trinh thám P-8A Poseidon của Không quân Úc bay tuần tra biển mỗi ngày theo chiến lược “Operation Gateway”, tạm gọi là chiến dịch “Giữ Cửa”. Tỏ thái độ cương quyết hơn, Úc bắt đầu công khai h́nh ảnh hoạt động Hải quân trái phép cũng như chỉ trích các hoạt động trái phép này của Trung cộng tại vùng biển Đông.


    P-8A Poseidon | Royal Australian Air Force

    Ấn Độ, ngày càng lo ngại về việc Trung cộng mở rộng ảnh hưởng ra Ấn Độ Dương, đă tăng cường hợp tác Hải quân với các cường quốc trong vùng như: Úc, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Bốn quốc gia này bắt đầu lên kế hoạch liên kết cho các hoạt động quân sự hàng hải của ḿnh.

    Năm 2020: Đối đầu- Dằn mặt và Chiến tranh

    Trung cộng vẫn thường tiết lộ thông tin cho thấy rằng Tập Cận B́nh đă ra lệnh cho quân đội phải ở tư thế sẵn sàng để chuẩn bị tiến chiếm Đài Loan bằng vũ lực vào năm 2020. Cũng dựa trên các nguồn thông tin này, họ Tập cũng ra lệnh kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, quân đội Trung cộng phải đủ khả năng khống chế toàn bộ biển Đông. Hai mục tiêu tiến chiếm Đài Loan và biển Đông được họ Tập nêu lên như hai mục tiêu chiến lược hàng đầu, liên hệ chặt chẽ cho sức mạnh quốc pḥng Trung cộng. Cũng theo các nguồn này, Biển Đông sẽ là mục tiêu bị Trung cộng tiến chiếm trước.

    Họ Tập đă ra lệnh là sau ngày 21 tháng 1 năm 2020, năm tàu nạo vét xây dựng đảo lớn từ đảo Hải Nam phải được triển khai, cùng với các tàu và thiết bị phụ trợ liên quan đến việc xây dựng đảo nhân tạo tại biển Đông trước đó đến vùng biển đảo Hoàng Nham, cách đảo Luzon của Phi 124 dăm, vốn là vùng biển mà Phi tuyên bố chủ quyền nhưng trên thực tế đă bị Trung cộng chiếm đóng trái phép kể từ năm 2012. Hoa Kỳ và các cơ quan t́nh báo của các nước khác nhanh chóng phát hiện sự di chuyển thiết bị và Hải quân của Trung cộng tiến đến vùng này.


    Băi cạn Scarborough (tiếng Anh: Scarborough Shoal hoặc Scarborough Reef; tiếng Filipino: Panatag Shoal, Bajo de Masinlóc, Karburo; tiếng Trung: 黄岩岛; bính âm: Huángyán dǎo; Hán-Việt: Hoàng Nham đảo) thực chất là một đảo san hô ṿng gồm nhiều đá ngầm và đá nổi, nằm giữa băi Macclesfield và đảo Luzon của Philippines ở Biển Đông. Băi này cách vịnh Subic 123 hải lư (198 km) và đảo Luzon 137 hải lư (220 km) về phía tây.

    Một ḥn đảo nhân tạo tại băi cạn Hoàng Nham sẽ giúp cho quân đội Trung cộng lập căn cứ quân sự cho Không quân và Hải quân để chắn ngang đường hải lộ của Hoa Kỳ đi vào eo biển Ba Sĩ. Ngoài ra, căn cứ này cũng sẽ tạo điều kiện cho Trung cộng tấn công Đài Loan từ phía Nam (*).

    Đáp lại, vào cuối ngày 24 tháng Giêng, Hoa Kỳ và Phi đă đồng ư cùng nhau tăng cường sự hiện diện quân sự xung quanh vùng biển Hoàng Nham. Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái B́nh Dương mới của Hoa Kỳ đă đưa ra hàng loạt các hành động chuẩn bị, bao gồm cả việc ra lệnh cho lực lượng Hạm đội VII của Hoa Kỳ hiện diện thường trực cách mười hai hải lư vùng biển này.

    Hiện nay, Trung cộng đă cho tràn vào hàng trăm tàu đánh cá, tàu Cảnh sát biển và tàu Dân quân biển vào vùng này tương tự như vào cuối năm 2018 khi muốn ngăn chặn Phi cũng cố đảo. Trung cộng làm như vậy vừa nhằm đe dọa các nước nhỏ trong vùng, vừa khiến Hải quân các nước trong liên minh lúng túng không thể hành động v́ các tàu tràn vào của Trung cộng vẫn được coi là tàu dân sự (**), các chiến hạm Hải quân không thể nổ súng vào tàu dân sự nên buộc phải rút ra khỏi vùng tranh chấp. Trong một cuộc đối đầu quân sự, các tàu đánh cá dân sự xen kẽ tàu tuần tra nhỏ dễ gây bối rối và đánh lạc hướng giới chỉ huy Hải quân liên minh, nhưng lại đủ khả năng cung cấp hay báo cáo liên tục t́nh h́nh tại chổ cũng như cùng cấp thông tin tọa độ của các chiến hạm Hoa Kỳ về cho Hải quân Trung cộng, giúp hỏa lực của Trung cộng thêm chính xác khi cần khai hỏa.

    Vào ngày 26 tháng 1, Trung cộng đă tuyên bố thiết lập vùng Kiểm Soát Không Phận ở biển Đông và một lực lượng Không -Hải quân đảm trách trách nhiệm bảo vệ không phận này bao gồm một HKMH, mười lăm chiến hạm và mười tàu ngầm tấn công hiện diện thuờng trực ở phía nam từ đảo Hải Nam. Đồng thời, Không quân Trung cộng cũng đă điều chiến đấu cơ và oanh tạc cơ đến Hải Nam và các căn cứ dọc theo bờ biển phía đông nam của ḿnh, bao gồm nhiều phi đội Su-27 và FB-7, có khả năng tấn công trên biển. Lực lượng hỏa tiễn với nhiều trung đoàn hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn và tầm trung từ lục địa đối diện Đài Loan ở phía đông nam Trung cộng cũng được đặt trong t́nh trạng sẵn sàng tác chiến.
    https://i.postimg.cc/TP2ChXVf/Su-27.jpg
    Sukhoi Su-27

    A Naval Aviation JH-7A on the runway at Chelyabinsk Shagol Air Base
    Theo yêu cầu của Bắc Kinh, các lực lượng Hải quân và Không quân Nga ở Quân khu Viễn Đông được đặt trong t́nh trạng báo động cao độ. Bắc Kinh và Liên bang Nga đă tiến hành các cuộc tập trận quân sự với quy mô lớn và tinh vi xuyên suốt gần một thập kỷ qua. Trung Quốc hy vọng Nga nhận thấy sự tham gia quân sự của Nga có thể sẽ khiến Hoa Kỳ chùn tay khi tham chiến tại biển Đông. Mặc dù Nga đă gửi tin ngầm nhắn tới Hoa Thịnh Đốn là họ sẽ không tham gia hay can dự vào phe nào trong cuộc chiến tại biển Đông, Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng đă bắt đầu kế hoạch dự pḥng trường hợp Nga có dự phần tham chiến.

    Khắp nơi trên toàn cầu, thông qua tổ chức “Mặt trận thống nhất” hiện diện ở các thành phố lớn, Bắc Kinh đă cho giật dây tổ chức các cuộc biểu t́nh rầm rộ kêu gọi phản chiến v́ ḥa b́nh. Đồng thời, Bắc Kinh đă đẩy mạnh các cuộc tấn công mạng cũng như các hoạt động phá hoại mạng khác tại các quốc gia liên minh đối đầu với ḿnh nhằm gây khó khăn hay cản trở các hoạt động Hải quân của những quốc gia này tại biển Đông.

    Nhưng các chiến dịch các biện pháp răn đe hù dọa áp lực chính trị của Bắc Kinh đă thất bại. Hoa Thịnh Đốn đă từ bỏ chính sách xoa dịu hợp tác kéo dài gần bốn thập kỷ qua đối với Trung cộng, quyết tâm chuẩn bị cho cuộc đối đầu quân sự.

    Đối với Hải quân và Không quân Nhật Bản, Hoa Kỳ giao cho Nhật Bản phải ở trong t́nh trạng sẵn sàng tác chiến thường trực. Máy bay tiêm kích đă được triển khai tới khu vực và các chiến hạm đă được điều động đến phía nam quần đảo Ryukyu của Nhật. Các lực lượng bộ binh Nhật cũng được đưa đến khu vực Nansei Shoto, và được trang bị hỏa tiễn chống hạm.

    Nhận thức rơ mối đe dọa từ Trung cộng ở biển Đông đối với ḿnh, Đài Bắc đă đặt lực lượng vũ trang của ḿnh vào t́nh trạng báo động khẩn cấp, và bắt đầu có những chuẩn bị cho dân sự pḥng thủ.

    HKMH tán công USS Ronald Reagan, đă đi về phía đông Okinawa với một nhóm chiến hạm hộ tống và một nhóm HKMH thứ hai đă ra khơi từ San Diego. Hai phi đội oanh kích cơ tàng h́nh F-22 đă được triển khai tới Thái B́nh Dương, một phi đội đến căn cứ không quân Kadena ở Okinawa và chiếc c̣n lại tới đảo Guam. Cùng lúc này, oanh tạc cơ B-2 được triển khai tới đảo Guam.
    https://i.postimg.cc/yYPRx3v3/USS-RONALDREAGAN.jpg
    USS Ronald Reagan
    Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đă nhanh chóng thiết lập một loạt các tiền đồn trên các đảo nhỏ và bắt tay vào tập luyện đổ bộ trải rộng khắp khu vực. Được trang bị hỏa tiễn pḥng không và chống hạm tầm xa, Thủy quân lục chiến sẽ đóng góp đáng kể vào việc phá vỡ chiến lược sự vây hăm và phong tỏa tại biển Đông của Trung cộng. Bộ binh Hoa Kỳ cũng bắt đầu được điều động đến vùng biển Đông trải dài khắp các căn cứ của Hoa Kỳ đến Nhật Bản.

    Vào ngày 28 tháng Giêng, Bắc Kinh đă tuyên bố toàn bộ các Vùng Kinh tế Độc quyền ven biển (EEZs) tại biển Đông là khu vực thuộc Trung cộng và quân đội nước ngoài không được quyền xâm nhập, cũng như đồng thời xác định tất cả không gian biển theo Bản đồ Lưỡi Ḅ là thuộc chủ quyền của ḿnh và không cho phép phi cơ nước ngoài lai văng, không có trường hợp ngoại lệ nào được cho phép phi cơ bay ngang.

    Vào ngày 29 tháng Giêng, quân đội Trung cộng đă bắt đầu lặp lại màn video game chiến sự về sự kiện đối đầu giữa chiến hạm Lan Châu của Trung cộng và chiến hạm USS Decatur của Hoa Kỳ vào ngày 30 tháng 9 năm 2018. Không c̣n có ảo tưởng hay nghi ngờ ǵ nữa, Bắc Kinh đă biết rơ: sẽ có nổ súng và thương vong khi đe dọa liên minh đi vào biển Đông.

    Nhưng họ Tập và giới lănh đạo chóp bu bao xung quanh minh tin tưởng rằng Hoa Kỳ sẽ run chân tháo lui như đă xảy ra trong quá khứ. Trong trường hợp xấu tệ, xung đột xảy ra, Trung cộng tự tin rằng lực lượng của họ sẽ đủ khả năng đánh bại lực lượng liên minh do Hoa Kỳ lănh đạo.

    Không ai trong Bộ Chính trị bị ám ảnh bởi những ǵ xảy ra khiến thế chiến thứ Nhất bùng nổ, làm gần hai mươi hai triệu người chết, dẫn đến các đế chế Áo-Hung, Nga, Đức và Ottoman tan vỡ.

    Giống như vụ ám sát khiến Thế chiến I bùng nổ, nguyên cớ khiến cuộc chiến ở biển Đông bùng nổ cũng sẽ rất nhỏ nhoi, nhưng diễn biến và hậu quả cũng sẽ khốc liệt dữ dội không kém:

    Một tàu đánh cá treo cờ Trung cộng, với một tàu hộ tống của Lực lượng (quân dân) bảo vệ bờ biển , đă bám theo chiến hạm tuần dương USS Chancellorsville có trang bị hỏa tiễn. Bất chấp loa phóng thanh từ chiến hạm Chancellorsville liên tục cảnh báo rằng đang có nguy cơ va chạm, hai tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục trực tiếp hướng về chiến hạm Hoa Kỳ.
    Sau khi cố gắng t́m đủ mọi cách để né tranh va chạm mà không thành, chiến hạm Chancellorsville đă bắn bốn phát súng cảnh cáo từ khẩu đại bác 5ly phía trước mũi.
    Chỉ trong vài phút, tàu khu trang bị hỏa tiển Lan Châu (DDG-170), hoạt động cách đó 100nm tính theo đường chim bay, đă bắn một loạt bốn tên lửa hành tŕnh chống hạm tầm xa YJ-62.

    Thế là, Trung cộng bắt đầu cuộc chiến tranh giành Biển Đông.

    NATO ngay lập tức viện dẫn Điều 5 của Hiệp ước Washington và lập tức điều động lực lượng của ḿnh tới Biển Đông và Biển Hoa Đông để hỗ trợ đồng minh. EU cũng nhanh chóng tham gia, khởi xướng các cuộc tham vấn để kêu gọi các nước Âu châu tham chiến để bảo vệ, chống lại sự xâm lược của Trung Quốc theo Hiệp ước về Liên minh châu Âu tại các vùng lănh thổ Pháp Châu Á-Thái B́nh Dương.

    Trên toàn cầu, các quốc gia đều hy vọng rằng họ sẽ không bao giờ phải lựa chọn phe trong cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung cộng, cuối cùng rồi đă đến lúc buộc phải quyết định chọn phe.

    Trung cộng đă khởi màn cho cuộc thế chiến thứ Ba.

    Tác giả: Giáo sư Kerry K. Gershaneck và Thuyền trưởng Hải quân James E. Fanell

    Nguyên bản tiếng Anh tại đây: https://nationalinterest.org/blog/bu...992?page=0%2C1

    Nguyễn Trọng Dân lược dịch

    ————————————

    Ghi chú

    Bài quá dài phải cắt bớt

    Nguồn: Diễn Đàn Người Dân Việt Nam

    Posted by Tiếng Thông Reo at 12:49 AM
    Labels: 08-Bang giao Mỹ-Hoa

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 02-06-2019, 03:35 AM
  2. Thủ tướng Hy Lạp từ chức : Bắt đầu từ hôm nay 7-11
    By Hắc Y Hiệp Nữ in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 08-11-2011, 06:33 AM
  3. Kinh hoàng dầu ăn được vớt từ cống nước thải của TQ
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 19-09-2011, 02:31 AM
  4. Replies: 9
    Last Post: 17-06-2011, 10:24 PM
  5. Replies: 18
    Last Post: 10-09-2010, 11:22 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •