Sản phẩm thép cán, một trong những mặt hàng tranh chấp thương mại chủ yếu giữa Bắc Kinh và phương Tây. Ảnh chụp 11/2003 kho hàng xuất khẩu của Shanghai Krupp Stainless Co.Ltd.
REUTERS/Claro Cortes IV/File Photo

Trung Quốc đang lâm vào chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ. Giờ đây, Bắc Kinh sắp đương đầu với một mặt trận kinh tế thứ hai với châu Âu. Một báo cáo của Pḥng Thương Mại Châu Âu, định chế nhiều thế lực, cho phép giới phân tích suy đoán Bruxelles không c̣n ngây thơ đối với chế độ Tập Cận B́nh.

Sự sống c̣n của châu Âu phụ thuộc vào việc bảo hộ thị trường chung chống hàng Trung Quốc, trừ phi Bắc Kinh cải cách cơ cấu kinh tế, chấp nhận cạnh tranh tự do không có sự trợ giúp can thiệp của Nhà nước.Trên đây là đề xuất của Pḥng Thương Mại Châu Âu vừa được công bố hôm 23/09/2019.
Trong nghiên cứu chi tiết này, các nhóm áp lực hành lang của giới doanh nghiệp châu Âu kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu phải có hành động chung, trực tiếp, để hạn chế sức mạnh của các đại tập đoàn Nhà nước Trung Quốc.

Tập Cận B́nh : tác nhân gây căng thẳng với Mỹ


Ông Joerg Wuttke, chủ tịch Pḥng Thương Mại Châu Âu tại Bắc Kinh không nói ṿng vo rằng thay v́ hạn chế các tập đoàn Nhà nước ở một quy mô hợp lư, chọn lọc lănh vực nào cần được duy tŕ, lănh vực nào cần phải tư hữu hóa th́ Bắc Kinh lại theo đuổi mục tiêu « mạnh hơn, hiệu quả hơn, lớn hơn ». Chính chủ tịch kiêm lănh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận B́nh, trong đại hội đảng lần thứ 19 vào năm 2017 đă chỉ đạo cho các xí nghiệp Nhà nước « phải mạnh nhất, giỏi nhất và to nhất ».
Với mệnh lệnh này, các tập đoàn Trung Quốc tha hồ « ngốn » các nguồn tài trợ, tóm thu các hợp đồng béo bở nhất, « nuốt gọn » các công ty tư nhân và ngăn chận doanh nhân nước ngoài đầu tư vào Hoa lục.

Châu Âu với chiến lược tự vệ và cảnh tỉnh Bắc Kinh


Bản báo cáo c̣n chỉ đích danh chủ tịch Trung Quốc chà đạp các chuẩn mực thế giới về quản lư kinh tế. Chính sách ưu tiên cho lănh vực kinh tế quốc doanh là nguồn cội gây căng thẳng ngày càng nhiều với Hoa Kỳ.

Để đối phó với chế độ không tuân thủ luật chơi công bằng, bản nghiên cứu đưa ra sách lược hành động gồm ba bước.
Nếu Bắc Kinh tiếp tục giả điếc, không cải cách doanh nghiệp Nhà nước, không giữ thái độ trung lập về cạnh tranh cũng như mở cửa thị trường th́ châu Âu áp dụng các biện pháp trả đũa tương xứng để bảo vệ thị trường chung, chống Trung Quốc cạnh tranh.
Song song với phương án này, Bruxelles phải thi hành một chính sách gọi là « an toàn nội tại » bảo vệ an nguy cho doanh nghiệp châu Âu theo nghĩa vừa gia tăng theo dơi, giám sát đầu tư của Trung Quốc ở nước ngoài, vừa t́m kiếm nhận dạng những nguy cơ đe dọa doanh nghiệp châu Âu. Mục đích là đặt Trung Quốc vào thế trận phải nhanh chóng cải cách, tuân thủ luật chơi công bằng của thế giới.
Trong cuộc chiến này, châu Âu không thể hành động đơn độc mà phải phối hợp với các đồng minh có cùng mối ưu tư là Trung Quốc. Bản nghiên cứu đưa thêm giải pháp thứ ba là "chống t́nh trạng đánh cắp sở hữu trí tuệ, phát minh, sáng chế. Cụ thể là hợp tác chặt chẽ với Mỹ và Nhật theo dơi đầu tư Trung Quốc tại châu Âu, buộc phải minh bạch, công khai".
Chỉ trích Tập Cận B́nh, nhưng bản báo cáo khen ngợi những người chủ trương mở cửa trong các thập niên trước đă giúp cho Trung Quốc từ một nước nghèo được thịnh vượng, nay đủ sức « thực sự trở thành một nền kinh tế thị trường, nếu biết thi hành những nguyên tắc tiến bộ, hoàn chỉnh hơn ».
Chiến lược ba bước của Pḥng Thương Mại Châu Âu tại Trung Quốc, theo nhà phân tích Gordon Watts (trên báo mạng Asia Times) tuy mới là đề xuất nhưng có giá trị của một lời khuyến cáo đối với những người lănh đạo và quyết định chính sách ở Bắc Kinh.
Từ khi gây căng thẳng với Mỹ, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Trung Quốc rơi xuống mức thấp kỷ lục từ 30 năm nay : 6,2% trong quư hai 2019. Từ một năm nay, mọi chỉ số kinh tế đều giảm.
Tác giả bản báo cáo kết luận : Trung Quốc có nguy cơ rơi vào khủng hoảng, đă đến lúc châu Âu phải hành động (*).

____________________ __________________
(*) Cả ngần ấy nước của Châu Âu chẳng qua chỉ v́ mê tiền của Trung cộng đă không vật nổi thằng Bắc Kinh măi cho tới khi nước Mỹ của Trâm vào cuộc (BH)