Các nhà khoa học đang tạo ra loài động vật lai giữa người và khỉ ở Trung Quốc

Đây có thể là mộc bước nhảy lớn và đầy tranh căi khi mà những nhà khoa học này đang cố cấy ghép tế bào người vào phôi thai của khỉ.

Theo thông tin đăng tải bởi trang tin tiếng Tây Ban Nha là El País th́ một nhóm những nhà nghiên cứu đă tạo ra nhiều phôi thai nửa người nửa khỉ. Theo bài viết trên th́ nhà sinh vật học người Tây Ban Nha Juan Carlos Izpisúa Belmonte, người hiện đang điều hành một pḥng thí nghiệm tạo Viện Salk ở California, đă làm việc với các nhà nghiên cứu về khỉ ở Trung Quốc để tiến tới việc hiện thực hóa thí nghiệm đáng sợ này.

Mục tiêu của những nhà nghiên cứu này chính là tạo ra "thú chimera lai giữa người và động vật" mà cụ thể trong trường hợp này, họ đă thêm các tế bào của người vào các bào thai của khỉ.
Vậy đâu là thứ đă thúc đẩy họ thực hiện thí nghiệm này? Cái viễn cảnh mà cuộc nghiên cứu này muốn hướng tới chính là tạo ra những sinh vật có mang các nội quan được tạo thành hoàn toàn bởi tế bào của con người, trong đó có thận hoặc gan. Những sinh vật này có thể được sử dụng như một nguồn nội tạng phục vụ các ca cấy ghép.
Kỹ thuật tạo ra những con thú chimera này bao gồm việc đưa những tế bào gốc phôi thai người vào trong phôi thai của một loài động vật khác. Họ hy vọng rằng nhờ vậy mà các tế bào của con người sẽ được phát triển và nuôi dưỡng song song cùng với sự phát triển của phôi thai ấy.
Trước đó, Izpisúa Belmonte đă từng thử tạo ra chimera lai giữa người và động vật bằng việc đưa tế bào của con người vào phôi thai heo, song lại không hiệu quả.

Do sự tương đồng về bộ gen giữa khỉ và người nên rất có thể lần thử nghiệm lần này của nhóm nghiên cứu sẽ thành công. Bên cạnh đó, nhằm tăng khả năng phát triển hiệu quả của tế bào người, các nhà khoa học cũng sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen để vô hiệu hóa sự h́nh thành của một số loại tế bào có sẵn trong phôi thai của loài vật.
Liệu nó có gây tranh căi không? Chắc chắn và thậm chí là gay gắt. Tại Mỹ, Viện Y tế Quốc gia đă cho biết rằng các khoăn quỹ liên bang sẽ không bao giờ được sử dụng để tạo ra những phôi thai lai tạo giữa người và khỉ. Tuy nhiên, tại Trung Quốc lại không hề có những điều luật tương tự, đây có thể là lư do cho những nghiên cứu gây tranh căi trên diễn ra tại quốc gia này.


A 4-week-old pig embryo carrying human stem cells, an experiment led by Juan Carlos Izpisua Belmonte,
who recently created the first human-monkey chimera. Photograph: AP (ảnh từ
The Guardian)


Cho tới thời điểm hiện tại th́ vẫn chưa hề có sinh vật nửa người nửa khỉ nào được sinh ra. Mà thay vào đó, những phôi thai lai tạo này sẽ được phép nuôi tại pḥng thí nghiệm trong khoảng một tới hai tuần, đây cũng là khoản thời gian mà các nhà khoa học sẽ nghiên cứu về chúng. Đây là thông tin được chia sẻ bởi Estrella Núñez, một nhà sinh vật học và đồng thời là quản lư tại Đại học Công giáo ở Murcia, Tây Ban Nha, bà c̣n cho biết rằng trường đại học của ḿnh đang trợ giúp công việc gây quỹ cho cuộc nghiên cứu này.

Khi được hỏi về tính chuẩn xác của thông tin đăng tải bởi El País, Viện Salk đă không trả lời. Ngoài ra Núñez đă trả lời qua email rằng bà sẽ không đưa ra bất ḱ lời b́nh luận nào cho đến khi "kết quả của cuộc nghiên cứu được đăng tải công khai".
Hoài nghi? Pable Ross, một nhà nghiên cứu thú y tại Đại học California đồng thời c̣n là người đă từng làm việc chung với Salk về việc tạo ra thú chimera lai ghép giữa người và heo, cho rằng việc cố gắng phát triển nội quan người trên loài khỉ là điều vô nghĩa.
Ông cho rằng: "Lư do khiến tôi luôn tin rằng việc chúng ta sử dụng các loài linh trưởng theo cách đó là không hề hợp lí chính là những nội quan được cấy ghép sẽ rất nhỏ và đ̣i hỏi rất nhiều thời gian để phát triển".

Song ông cũng nghi ngờ rằng những nhà khoa học này cũng đang tính toán tới nhiều vấn đề cơ bản về khoa học. Ông cũng tin rằng việc cấy ghép tế bào người vào bào thai của khỉ có thể là ch́a khóa để giải "những câu hỏi về khoảng cách tiến hóa và phá vỡ những rào cản giao thoa giữa các loài".
VnReview


Read more this article in English

First Human–Monkey Chimeras Developed in China
Scientists are making human-monkey hybrids in China