Cảnh sát chống bạo động Hồng Kông "ra tay" tại khu vực Admiralty ngày 29/09/2019. Reuters

Thêm một ngày xung đột tại Hồng Kông giữa người biểu t́nh đ̣i dân chủ và cảnh sát dă chiến. Đụng độ xảy ra tại khu thương mại Đồng La Loan (Causeway Bay). Cảnh sát sử dụng lựu đạn cay phá ṿng vây và bắt một số người biểi t́nh tham gia « ngày chống chủ nghĩa độc tài » 29/09/2019.

Phong trào phản kháng tại Hồng Kông gia tăng áp lực vào hai ngày cuối tuần trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc chuẩn bị đại lễ đánh dấu 70 năm đảng Cộng Sản nắm quyền.
Cũng như cuộc tuần hành « kỷ niệm 5 năm cách mạng Dù Vàng » hôm 28/09/2019, cuộc « xuống đường chống các chủ nghĩa độc tài » ngày Chủ Nhật 28/09/2019 bắt đầu trong ôn ḥa rồi kết thúc trong bạo lực. Theo AFP, cảnh sát sử dụng lựu đạn cay sau khi bị những người biểu t́nh nổi giận bao vây và mắng chửi ở khu thương mại sang trọng Đồng La Loan.
Hôm 28/09, tại công viên Tamar, hàng chục ngàn dân Hồng Kông tập họp cùng nhau « tổng kết » thành quả cuộc nổi dậy năm 2014 c̣n gọi là « cách mạng Dù Vàng » kéo dài 80 ngày.



Từ Hồng Kông, đặc phái viên Vincent Souriau gửi về bài phóng sự :
« Chúng tôi đang ở công viên Tamar, cách trụ sở chính quyền đặc khu 100 mét. Tất cả mọi người ngồi trên băi cỏ, thảo luận, lắng nghe các diễn giả chuyền tay nhau máy vi âm.
Chủ đề cuộc thảo luận là tổng kết thành quả chiến dịch Dù Vàng mà theo nhận định của Micky, một công nhân 25 tuổi, th́ chỉ mới đạt được « nửa vời ». Cuộc nổi dậy không đưa đến kết quả chính trị nhưng đánh thức được phần nào công luận Hồng Kông.
Một người khác nh́n nhận là chưa giành được điều mong mỏi qua cuộc Cách mạng Dù. Tuy nhiên, không thể nói là thất bại bởi v́ biến cố 2014 đă làm thay đổi Hồng Kông. Người dân tỉnh thức, thấy rơ đâu là những giá trị cần được bảo vệ. Về phương pháp đấu tranh cũng thế : từ cuộc băi khóa của sinh viên, học sinh bước qua phong trào chiếm đóng thành phố. Ngày nay, chúng tôi tiếp tục lấy chiến dịch Dù Vàng làm cảm hứng.
Tại công viên Tamar, tất cả mọi người đều đồng ư. Phong trào Dù Vàng năm 2014 là bước đầu tiên, là cú thử trắc nghiệm, không thành công nhưng là chất xúc tác cho hành động của cả thế hệ sau.
Một thanh niên giải thích : Cách mạng Dù là một tiền lệ giúp chúng tôi thấy rơ có thể làm một điều ǵ hữu ích hơn là ngồi nhà mà than thở hết ngày này sang tháng nọ. Người sinh viên tham gia xuống đường hôm nay là những học sinh trung học năm 2014. Tia lửa là những chiếc dù mở đường và chỉ có vậy thôi mà đă làm một bước tiến thật to lớn.
Cuộc thảo luận lẽ ra kéo dài hai tiếng đồng hồ nhưng phải kết thúc sớm sau khi có nhiều vụ xung đột giữa cảnh sát và người biểu t́nh cách công viên vài con đường ».



Hiện có tới 12.000 binh sĩ Trung Quốc có mặt ở Hong Kong, Reuters dẫn nguồn tin từ các nhà ngoại giao cho biết hôm 30/09. Trong số này có các thành viên của Cảnh sát Vũ trang Nhân dân, một lực lượng bán quân sự, vốn báo cáo lên Quân ủy Trung ương với sự lănh đạo của Chủ tịch Tập Cận B́nh.Vào tháng trước, Bắc Kinh đă đưa hàng ngàn binh sĩ qua biên giới vào thành phố Hong Kong bằng các phương tiện như xe tải, xe bọc thép, xe buưt và cả bằng tàu thủy, vẫn theo Reuters.
Tân Hoa Xă mô tả rằng đây là hoạt động “thường lệ” của lực lượng cấp thấp mà Trung Quốc đă cho đồn trú ở Hong Kong kể từ khi Anh chuyển giao thành phố này cho Bắc Kinh vào năm 1997. Tân Hoa Xă không đề cập đến các cuộc biểu t́nh chống chính phủ đang làm rúng động Hong Kong từ tháng 6 cho đến nay.


Binh sĩ Trung Quốc ở Tam Mei, Hong Kong, ngày 28/09/2019.

Các nhà ngoại giao châu Á và phương Tây tại Hong Kong trong tháng qua nói với Reuters rằng họ chắc chắn việc triển khai binh sĩ vào cuối tháng 8 vừa qua không phải là một sự luân chuyển thường lệ, mà là một sự củng cố lực lượng. Tất cả 7 nhà ngoại giao cho Reuters cho biết rằng họ chưa thấy bất kỳ lực lượng đáng kể nào ở Hong Kong đă quay trở về đại lục trong những ngày trước hoặc sau khi Tân Hoa Xă loan báo.
Ba trong số các đặc phái viên cho Reuters biết rằng đội ngũ nhân viên quân sự Trung Quốc tại Hong Kong đă tăng gấp đôi về quy mô kể từ khi các cuộc biểu t́nh bắt đầu. Họ ước tính số lượng nhân viên quân sự hiện nay là từ 10.000 đến 12.000 người, tăng từ 3.000 đến 5.000 người so với trước.
Do đó, các đặc phái viên tin rằng Trung Quốc hiện đang tập hợp lực lượng quân sự lớn nhất từ trước đến nay ở Hong Kong, bao gồm lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) và lực lượng chống bạo động khác.
Đáng chú ư, năm trong số các nhà ngoại giao cho biết, việc tăng cường lực lượng này bao gồm các thành phần của Cảnh sát Vũ trang Nhân dân (PAP), một lực lượng chống bạo động bán quân sự của đại lục và lực lượng an ninh đối nội dưới sự chỉ huy riêng của PLA.
Trong khi Reuters không thể xác định quy mô của đội ngũ PAP, các phái viên cho biết phần lớn binh sĩ ở Hong Kong là thuộc PLA.
Đầu tháng 9, một phát ngôn viên của Văn pḥng Trung Quốc phụ trách các vấn đề Hong Kong và Ma Cao cho biết, Trung Quốc sẽ “không ngồi yên” nếu t́nh h́nh trong thành phố tiếp tục xấu đi và gây ra mối đe dọa cho “chủ quyền của đất nước.”
Một số nhà phân tích nước ngoài cho rằng sự hiện diện quân sự được củng cố của Trung Quốc lớn hơn dự kiến và dường như đă được chuẩn bị kỹ lưỡng. Họ nói rằng quy mô của lực lượng này cho thấy nó đă vượt xa vai tṛ mang biểu tượng truyền thống của quân đồn trú địa phương ở Hong Kong.
RFI, VOA