Results 1 to 2 of 2

Thread: Bắc Kinh phô trương sức mạnh ghi dấu 70 năm chế độ Cộng Sản

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    Bắc Kinh phô trương sức mạnh ghi dấu 70 năm chế độ Cộng Sản


    Quân đội Trung cộng "đằng đằng sát khí" trong lễ diễu binh mừng 70 năm thành lập nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa, Bắc Kinh, ngày 01/10/2019. REUTERS/Thomas Peter

    Trung Quốc ghi dấu 70 năm nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa với một cuộc biểu dương lực lượng tại Bắc Kinh ngày 01/10/2019. Tên lửa đời mới, xe tăng hạng nặng, chiến đấu cơ siêu thanh, máy bay tự hành được phô trương để quảng cáo những tiến bộ công nghệ hiện đại trong bối cảnh phong trào dân chủ tại Hồng Kông nổi dậy.

    Tại quảng trường Thiên An Môn, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, trong bộ y phục đại cán kiểu Mao, mở đầu với lời tuyên bố « không ǵ có thể lay chuyển nền móng của đại quốc, không ǵ có thể cản đường nhân dân Trung Hoa đi tới ». Lănh đạo Hoa lục khẳng định tiếp « bảo đảm ổn định Hồng Kông và Macao » tiến tới « thông nhất toàn bộ lănh thổ ».
    Theo Reuters, chủ tịch Trung Quốc nhân sự kiện trọng đại 01/10 biểu dương thái độ tự tin và tự hào trong khi chế độ phải đối phó với nhiều thách thức từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đến phong trào dân chủ tại Hồng Kông.



    Hôm qua (1/10), Trung Quốc mừng 70 năm Quốc khánh bằng những màn tŕnh diễn quân sự vô cùng hào nhoáng mà báo chí quốc tế gọi là “khoe cơ bắp”.
    Trong đó, Tổng bí thư-Chủ tịch nước Tập Cận B́nh gửi thông điệp đến hàng triệu người theo dơi sự kiện rằng “Không một lực lượng nào có thể làm lung lay vị thế của Trung Quốc hoặc ngăn cản người dân và đất nước Trung Quốc tiến lên”.


    Lễ duyệt binh và diễn binh huy động 15.000 binh sĩ, 160 chiến đấu cơ, oanh tạc cơ chiến lược, máy bay tự hành tàng h́nh, tên lửa hạt nhân Đông Phong-41 với tầm phóng 14.000 cây số, tên lửa chống hàng không mẫu hạm DF-10O, tên lửa hải-lục JL-2 phóng từ tầu ngầm có thể bay đến Alaska…
    Chung quanh quảng trường Thiên An Môn, an ninh được tăng cường, kiểm sóat một chu vi rộng lớn. Dân chúng bị cấm xuất hiện bên cửa sổ.
    Từ khu vực dành riêng cho nhà báo, thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tường thuật :
    « Không phải là một đội quân mà là một đoàn tàu đang di chuyển. Từ nhiều tuần lễ qua, binh sĩ cũng như quần chúng đă chuẩn bị cho cuộc diễu hành đến mức tiếng giầy dậm gót theo nhịp được luyện tập một cách kỹ lưỡng.
    Hai con số 1949 - 2019 mầu đỏ-vàng vĩ đại được đính ngay phía trên các khán đài, nhắc nhở rằng chế độ này liên tục tồn tại và qua các hoạt động lễ hội hôm nay đang tự biểu dương về sức mạnh của ḿnh. Vả lại, trong trang phục áo đại cán cổ Mao, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh xuất hiện trên balcon khán đài Thiên An Môn, chính tại nơi mà cách nay 70 năm, Mao Trạch Đông, đă đọc tuyên ngôn thành lập nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa.
    Tổng bí thứ đảng Cộng Sản, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, Tập Cận B́nh, hùng hồn tuyên bố : Không một lực lượng nào có thể làm lung lay các nền tảng của đất nước vĩ đại của chúng ta, ngăn cản chúng ta tiến về phía trước. Bài diễn văn kéo dài 10 phút nhưng nguyên thủ Trung Quốc trên chiếc xe limosine có cắm quốc kỳ, đă đi một ṿng dài, đến duyệt từng binh chủng : Chào các đồng chí - và mỗi binh chủng đồng thanh đáp lại : Kính chào chủ tịch.
    Sau đó là màn tŕnh diễn các vũ khí, khí tài tối tân nhất của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, như tên lửa đạn đạo siêu thanh, máy bay tự hành tàng h́nh trông giống như những hải ḱnh khổng lồ… Tiếp theo là các khối quần chúng, tŕnh diễn những phát minh sáng tạo lớn của Trung Quốc, đi diễu hành qua các khán đài, ở trên đó, các khán giả được lựa chọn kỹ lưỡng, cuồng nhiệt vẫy cờ Trung Quốc ».

    Trung Quốc biểu dương lực lượng, đe dọa khu vực, khuyến cáo Mỹ




    Hàng loạt vũ khí tối tân đă được Bắc Kinh phô trương trong buổi diễu binh 01/10/2019, ghi dấu đảng Cộng Sản cầm quyền được 70 năm tại Hoa lục. Đây là cơ hội để chủ tịch Tập Cận B́nh chứng tỏ thành quả hiện đại hóa quân đội và cùng lúc khuyến cáo các quốc gia láng giềng có xung khắc với Trung Quốc và xa hơn nữa là các đồng minh của Mỹ và nước Mỹ.

    Theo giới chuyên gia quân sự, các loại vũ khí mà Trung Quốc phô trương trong ngày 01/10/2019 minh họa các tiến bộ vượt bậc của quân đội Hoa lục để có thể « đứng đầu thế giới vào năm 2049 », mục tiêu mà chủ tịch Tập Cận B́nh đề ra khi chế độ Cộng Sản được 100 tuổi.
    Trong bối cảnh xung khắc với Mỹ tại Biển Đông, Đài Loan và tranh chấp thương mại đầy bất trắc, Bắc Kinh tung ra những lá chủ bài vũ khí. « Bảo bối » lợi hại số một là hỏa tiễn Đông Phong-41, trang bị nhiều đầu đạn hạt nhân, có thể bay đến bất cứ nơi nào trên nước Mỹ. Tuy dài đến 20 thước, Đông Phong-41 rất linh động, có thể di chuyển thường xuyên, trái với thế hệ tên lửa trước, đặt trong các ống phóng cố định trong núi.
    Được AFP đặt câu hỏi, Adam Ni, chuyên gia về vũ khí Trung Quốc thuộc đại học Úc Macquarie, Sydney, nhận định « tên lửa mới này chứng tỏ công nghệ quân sự của Trung Quốc đă tiến bộ đáng kể, linh động, hiệu quả, chính xác ». Nói cách khác, Trung Quốc đă trở thành một đối thủ đáng gờm đối với Mỹ.
    Ngoài tên lửa liên lục địa, Trung Quốc c̣n biểu dương một loạt vũ khí mới khác đều lợi hại như nhau : oanh tạc cơ chiến lược H6-N mang bom nguyên tử và có tầm hoạt động xa hơn thế hệ trước, tên lửa đạn đạo JL-2 trang bị cho tầu ngầm, đủ sức bay đến Alaska, tên lửa siêu thanh DF-100 chống hàng không mẫu hạm.
    Nhưng « ngôi sao » trong ngày diễn binh 01/10 là tên lửa DF-17 : một khi lên đến độ cao dự kiến , sẽ thả « tàu lượn siêu thanh » có h́nh mũi tên, lao vào mục tiêu với vận tốc 7.000 cây số/giờ. Nếu sự thực là như thế, vũ khí này của Trung Quốc c̣n kém tên lửa tối tân nhất của Nga là Zircon, với vận tốc 10.000 cây số/giờ mà Hoa Kỳ vừa mới tập đánh chận ở ngoài khơi California. Quân đội Trung Quốc cũng tŕnh làng hai loại máy bay tự hành mới : trinh sát WZ-8 và tấn công GJ-11.



    Suy đoán mục tiêu chiến lược của Trung Quốc


    Theo cựu đô đốc Mỹ James Stavridis, nguyên tư lệnh tối cao của NATO, nay là giám đốc Viện nghiên cứu Carlyle, chiến lược mới của Trung Quốc dựa trên ba mũi giáp công : máy bay tự hành tàng h́nh, hỏa tiễn siêu thanh và lực lượng đặc biệt. Vũ khí hạt nhân chỉ đóng vai tṛ răn đe.
    Nằm trong tầm nhắm của Trung Quốc có ba loại đối tượng từ gần đến xa, từ khu vực đến thế giới.
    Trước tiên là những láng giềng cùng chung vùng biển với Trung Quốc : Việt Nam, Philippines, Malaysia và Đài Loan. Trong bối cảnh Bắc Kinh muốn kiểm soát toàn bộ Biển Đông, cuộc biểu dương sức mạnh 01/10 rất đáng lo ngại.
    Ṿng đối tượng thứ hai là Nhật Bản, Úc, Singapore và Indonesia và nhất là Ấn Độ. Mối đe dọa của Trung Quốc đưa đến hệ quả là các nước Châu Á-Thái B́nh Dương này tăng cường khả năng quốc pḥng và tiến tới thành lập một liên minh theo đề xuất của Tokyo : liên minh kim cương Nhật, Úc, Mỹ, Ấn.
    Xa hơn nữa, đối thủ lớn nhất của Trung Quốc vẫn là Hoa Kỳ. Theo cựu đô đốc James Stavridis , « thông điệp » của Bắc Kinh là muốn hải quân Mỹ ngưng tuần tra ở Biển Đông.
    Nếu không có ǵ ngăn chận, không chờ đến 2025, thời điểm Trung Quốc đứng đầu thế giới về công nghệ theo cam kết của Tập Cận B́nh, toàn bộ Biển Đông sẽ bị vũ khí hiện đại của Trung Quốc biến thành « biển máu » cho bất cứ thế lực nào muốn chống lại ư đồ của thống trị của Bắc Kinh, theo tiên đóan của viên tướng 4 sao.

    Tổ chức lễ hội không đúng lúc ?


    Người đưa ra nhận định này là Ngô Giang (Wu Qiang), người Trung Quốc, nguyên là giáo sư đại học Thanh Hoa, đang bị cấm dạy. Trả lời phỏng vấn RFI, ông phân tích như sau qua điện thoại :
    « Chúng tôi có 1,4 tỷ dân. Sự im lặng của họ chỉ là phản ứng ngoài mặt. Vấn đề nan giải nội tại của Trung Quốc vẫn c̣n : kinh tế tăng trưởng chậm lại, phân hóa giàu nghèo gia tăng. Chưa kể những thách thức khác trên trường quốc tế như thương chiến, con đường tơ lụa, phong trào phản kháng tại Hồng Kông. Chính quyền đối đầu với những khó khăn lớn. Biểu dương lực lượng tại Thiên An Môn tạo cảm tưởng Trung Quốc đang ở thời kỳ Liên Xô cũ làm quốc tế lo ngại».
    RFI, VOA

  2. #2
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Những trang sử đẫm máu của đảng Cộng Sản Trung Quốc





    Sử gia Hà Lan Frank Dikotter đánh giá 70 năm trước, đảng Cộng Sản Trung Quốc đă giành lấy chính quyền nhờ một cuộc "chinh chiến khốc liệt". Trung Quốc đă trải qua giai đoạn "đẫm máu nhất" dưới những năm tháng Mao Trạch Đông.


    Độc giả của báo Le Monde chú ư nhiều đến bài viết mang tựa đề "Trung Quốc là một Nhà nước bắt mọi người mất trí nhớ". Vào lúc Bắc Kinh kỷ niệm rầm rộ 70 năm ngày đảng Cộng Sản Trung Quốc lên cầm quyền, nhà sử học người Hà Lan, Frank Dikotter, mở lại những trang sử đẫm máu nhất trong bảy thập niên qua, từ khi Mao Trạch Đông "giải phóng" đất nước năm 1949 cho đến ngày nay.
    Le Monde giới thiệu : Giáo sư Dikotter giảng dậy tại đại học Luân Đôn và Hồng Kông. Ông là tác giả của ba tập nghiên cứu về lịch sử Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông.
    Theo tác giả, nh́n lại giai đoạn những người cộng sản Trung Quốc giành được chính quyền, Bắc Kinh nói đến một cuộc "giải phóng dân tộc" mà đă quên mất rằng, con đường chinh phục quyền lực của Mao trước hết là một cuộc "chinh chiến khốc liệt". Kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến, Mỹ bỏ rơi Quốc Dân Đảng và Tưởng Giới Thạch từng là đồng minh của Washington trong chiến tranh. Ngược lại ở Matxcơva, Staline giúp Mao củng cố đội quân để tiến về thủ đô Bắc Kinh. Năm 1948, từ tháng 5 đến tháng 10, phe cộng sản phong tỏa thành phố Trường Xuân (tỉnh Cát Lâm, đông bắc Trung Quốc) ở phía bắc Vạn Lư Trường Thành. 160.000 dân cư Trường Xuân chết đói. Không muốn cùng chung số phận với Trường Xuân, các thành phố khác lần lượt đầu hàng. Cuối năm 1949 lá cờ đỏ phất phới bay tại Tử Cấm Thành.
    Mao Trạch Đông và đảng Cộng Sản trên đỉnh cao quyền lực. Dân Trung Quốc "được" đưa đi cải tạo để trở thành những "công dân mới". Những thành phần bị liệt vào diện "vô phương cứu chữa" bị "thanh lọc" : 2 triệu người bị xóa tên.


    Mao Trạch Đông cha đẻ chủ nghĩa cộng sản TQ

    Tháng 8/1952 báo cáo do chính bộ trưởng Công An thời đó là Lê Thụy Khanh soạn thảo ghi rơ : trong ṿng một năm, chính quyền đă xử tử 301.800 người tại vỏn vẹn 6 tỉnh. Cũng trong thời gian đó tất cả những tổ chức từ thiện, các hội đoàn, các tập thể tôn giáo ... đều bị khai tử.
    1956 là thời điểm các doanh nghiệp tư nhân bị cướp mất tài tài sản. Ở nông thôn, tất cả các hoạt động đều phụ thuộc vào các hợp tác xă. Hai năm sau, Mao khởi động bước "Đại Nhẩy Vọt" với hậu quả kèm theo là hàng chục triệu dân Trung Quốc chết đói, hay v́ kiệt sức, sau những năm tháng sống trong những điều kiện khắc nghiệt. Nhưng Mao không dừng lại ở đó mà tiếp tục với cuộc Cách Mạng Văn Hóa và một lần nữa trong suốt 10 năm trời Trung Quốc lại rơi vào cảnh hỗn loạn chưa từng thấy : Anh em, cha con trong cùng một gia đ́nh, thầy tṛ, bạn bè, đồng nghiệp đấu tố lẫn nhau. Những năm tháng kinh hoàng đó chỉ dừng lại vào năm 1976 khi Mao qua đời. Khi đó đời sống của người dân c̣n cơ cực và thảm hại hơn so với thời điểm 1949.

    Đảng Cộng Sản hồi sinh


    Với ngần ấy những sai lầm đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn tồn tại, bởi theo nhà sử học Frank Dikotter, Bắc Kinh đă cởi trói kinh tế, biến tăng trưởng và những thành tựu kinh tế thành những công cụ để "củng cố quyền lực của Đảng, để đàn áp không thương tiếc tất cả những đ̣i hỏi cải tổ chính trị".
    Trong khi đó, phương Tây từng mơ tưởng rằng, thịnh vượng hơn, người dân Trung Quốc từng bước đ̣i hỏi tự do và dân chủ. Phép lạ kinh tế của Trung Quốc sẽ mở đường cho tiến tŕnh đổi mới về chính trị tại nước đông dân nhất địa cầu. Tây phương đă lầm to.
    Không một người thừa kế nào của Mao muốn chia sẻ quyền lực. Ngược lại từ Đặng Tiểu B́nh đến Tập Cận B́nh ngày nay vẫn miệt mài "tập trung quyền lực".



    Hồng Kông : Vị đắng ngày lễ Quốc Khánh Trung Quốc


    Bắc Kinh muốn phô trương thanh thế nhân kỷ niệm 70 năm đảng Cộng Sản Trung Quốc cầm quyền, thế nhưng đối với đa số dân Hồng Kông mồng 1 tháng 10 là một ngày "đen tối".
    Đây là nội dung bài phóng sự trên báo La Croix. Đặc phái viên Dorian Malovic ghi nhận Tập Cận B́nh đang lo ngại các cuộc biểu t́nh tại đặc khu hành chính Hồng Kông làm hỏng "ngày lễ hội" vào thứ Ba này. Bắc Kinh muốn lễ Quốc Khánh năm nay là cơ hội để phô trương thanh thế, để khơi dậy niềm tự hào của gần một tỷ rưỡi người dân Trung Quốc sau những năm tháng chiến tranh, đói khổ nay đă vươn lên thành cường quốc kinh tế thứ hai của thế giới.



    C̣n tại Hồng Kông phong trào phản kháng không thuyên giảm. Một giáo sư Anh ngữ nói với phóng viên của La Croix : Bà không cảm thấy hănh diện với sức mạnh của Trung Quốc mà trái lại vô cùng lo lắng. Bởi Trung Quốc mạnh được là nhờ quân đội, thế nhưng h́nh ảnh của quân đội Trung Quốc gắn liền với cảnh tượng phong trào dân chủ Thiên An Môn tháng 6/1989 bị d́m trong biển máu.
    Vickie Lui, một luật sư 36 tuổi cho biết, hàng năm bà vẫn đón xem pháo hoa vào dịp lễ Quốc Khánh, nhưng năm nay chỉ "c̣n lại vị đắng". 22 năm sau ngày nhượng địa của Anh Quốc được trao lại cho Trung Quốc, quyền tự do của người dân Hồng Kông đă bị thu hẹp lại. Mồng 1 tháng 10 trở thành một ngày "tang tóc", nhất là khi bố mẹ bà đă từng sang Hồng Kông định cư để thoát khỏi ách cộng sản. C̣n với Man, 22 tuổi, chưa từng được sống dưới thời kỳ Hồng Kông thuộc Anh Quốc, Man tâm sự với báo La Croix là "không hănh diện chút nào sống tại một đất nước do hoàng đế Tập Cận B́nh cai trị. Hồng Kông là một quốc gia tách biệt" với Hoa Lục.
    RFI

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 6
    Last Post: 20-01-2019, 07:59 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 13-07-2014, 12:32 PM
  3. Replies: 2
    Last Post: 18-05-2012, 11:24 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 14-09-2010, 05:42 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2010, 08:11 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •