Ngày 1/10/2019, Bắc Kinh tổ chức kỷ niệm rầm rộ 70 năm thành lập nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa. Cuộc diễn binh hoành tráng thể hiện sức mạnh Trung Quốc trước đối thủ Hoa Kỳ như để chứng minh « giấc mơ Trung Hoa » đang ở trong tầm tay. Sự kiện đă thu hút sự chú ư không chỉ truyền thông trên khắp thế giới, mà c̣n cả giới quan sát chính trị Trung Quốc.

Trên diễn đàn báo Pháp Le Figaro, trong bài viết « Chế độ Cộng sản Trung Quốc nghĩ ḿnh hùng mạnh, nhưng khó khăn trầm trọng đang đợi họ », chuyên gia Pháp về chủ nghĩa Cộng sản Thierry Wolton nhận thấy cái cảm giác huy hoàng của chế độ Bắc Kinh chỉ là đánh lừa những thực tại đầy khó khăn tích tụ đang chờ đợi đảng Cộng sản Trung Quốc ở phía trước.
RFI Tiếng Việt giới thiệu bài viết của chuyên gia Thierry Wolton, tác giả của nhiều nghiên cứu về chủ nghĩa Cộng sản.



Tác giả đặt vấn đề: "Nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa ra đời năm 1949, ngày 1/10 này tṛn 70 tuổi : Đó có phải là tuổi đă trưởng thành hay là khởi đầu thời kỳ lăo hóa của một chế độ vẫn tự nghĩ ḿnh là bất di bất dịch ? Câu hỏi có vẻ như hơi khiếm nhă, trong khi mà đất nước này đang tỏ ra rất cường tráng".
Sự chung sống chưa từng có giữa chính quyền Cộng sản với kinh tế thiên hướng tư bản chủ nghĩa. Để chứng minh điều này tác giả Thierry Wolton so sánh Trung Quốc với Liên Bang Xô Viết, một đế chế Cộng sản từng một thời hoàng kim, giờ đă biến mất.
« Liên Xô cũng đă từng có kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng 10 đầy kiêu hănh, trước khi sụp đổ vài năm sau đó. Vào lúc bấy giờ, không một ai nói tiên đoán được Liên Xô sẽ có kết cục như vậy. Chế độ Xô Viết khi đó có Mikhail Gorbachov, một tổng bí thư trẻ (ít ra là so với những người tiền nhiệm của ông), đă hứa hẹn ''công khai'' với Glasnost và ''mở cửa'' với Perestroika. »
Sức hấp dẫn của Gorbachev đă thuyết phục được giới tinh hoa phương Tây về chính trị, kinh tế cũng như truyền thông. Phương Tây tin tưởng lănh đạo Liên Xô cả về tinh thần và tiền bạc, theo tác giả Wolton. « C̣n nhân vật số 1 Trung Quốc hiện nay, Tập Cận B́nh th́ chẳng có ǵ gọi là hấp dẫn, lôi cuốn. Ông ta thậm chí chưa bao giờ cam kết cải cách chế độ, ông sử dụng thành thạo cây gậy cũng như củ cà rốt để áp đặt phần c̣n lại của thế giới. Một sự khác biệt lớn khác, đó là nền kinh tế Liên Xô từ lâu đă cho thấy dấu hiệu kiệt sức, v́ thế mà Gorbachev phải cải tổ. C̣n Trung Quốc ngày nay t́m cách chinh phục thị trường mới nhiều hơn là hấp dẫn các nhà đầu tư phương Tây".

Tương đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc ở tuổi 70


Chuyên gia Thierry Wolton ghi nhận :
« Tuy nhiên vẫn có những tương đồng giữa hoàn cảnh của Liên Xô ngày trước và các vấn đề hiện nay của Trung Quốc để có một chút ngờ vực về sự trường tồn của chế độ Trung Quốc.
Dưới sự lănh đạo của Liên Xô, thế giới Cộng sản đă mở mang phi thường trong thập niên 1970. Không dưới chục nước Á và Phi đă chọn con đường Marx –Lênin, thường là bằng phương thức vũ trang. Thập kỷ này đánh dấu sự chi phối của Kremlin vào Đông và Trung Âu, khu vực mà Liên Xô chinh phục được sau Thế chiến thứ 2.
Các chế độ xă hội chủ nghĩa đă được các nước phương Tây thừa nhận bằng thỏa thuận Helsinki kư hồi mùa hè năm 1975. Với Matxcơva, các thỏa thuận mất nhiều thời gian đàm phán có giá trị như sự thừa nhận đế chế của họ.
Thành công đó cuối cùng đă quay trở lại chống chính Liên Xô. Tự do đi lại và hệ tư tưởng giữa Đông và Tây nằm trong các điều khoản thỏa thuận được phê chuẩn đă cung cấp cho các nhà ly khai chất liệu để đ̣i được tự do hơn nữa. Tổng đ́nh công ở Ba Lan, Hiến Chương 77 ở Tiệp Khắc, phong trào phản kháng ở Rumani, Hungary… Những biến động đ̣i nhân quyền như vậy đă làm lung lay dần dần đế chế Xô Viết. Hai năm sau kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Mười rầm rộ ở Mátxcơva năm 1987, Đông Âu đă t́m được tự do, 4 năm sau Liên Xô biến mất.
Sự sụp đổ đó, hiển nhiên có nhiều nguyên nhân - kinh tế, xă hội, niềm tin, vv… Như vậy là thắng lợi vẻ vang của Kremlin ở Helsinki năm 1975 đă báo hiệu khởi đầu của một cái kết.
Các lănh đạo Trung Quốc đă theo dơi, nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng nguyên nhân Liên Xô sụp đổ và đă rút ra bài học. Trong một xă hội phân hóa và nhất là v́ nhu cầu kinh tế, Gorbachev đă chọn cách "tế sớm cho khỏi ruồi". Cởi mở chính trị mà ông thực thi với hy vọng thu hút tín dụng của phương Tây cuối cùng đă cuốn trôi chế độ.
Bắc Kinh đă chọn ngược lại : Mở cửa kinh tế, nhưng đóng cửa chính trị. Tăng trưởng kinh tế ngoạn mục của Trung Quốc từ 4 thập kỷ qua, phần lớn nhờ đầu tư nước ngoài, đồng thời đi kèm theo là gia tăng chi phối của đảng Cộng sản đối với xă hội Trung Quốc, thường lại là bằng chính các phương tiện công nghệ mới du nhập từ phương Tây ».
Chuyên gia Wolton phân tích tiếp : « Việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới 2001 đă đánh dấu thành công lớn của mở cửa kinh tế. Từ đó, đất nước nay đă có thể hưởng mọi lợi ích của thị trường tự do mà vẫn giữ chế độ toàn trị. Chính sự thành công này, có nguy cơ đến một lúc nào đó chống lại Trung Quốc, giống như thành công của Hiệp định Helsinki cuối cùng đă phá hủy dần dần Liên Xô trước đây.

Đầu tư nước vào Trung Quốc : Cuộc thập tự chinh của công ty nước ngoài


Trung Quốc ngày nay có mặt trên khắp các thị trường thế giới, thế như họ lại không mở hoàn toàn biên giới cho các doanh nghiệp nước ngoài. Ban đầu được coi là miền đất hứa, đầu tư vào Trung Quốc thực tế là một cuộc thập tự chinh đối với số đông các công ty phương Tây. Họ phải vượt qua bao nhiều trở ngại : thuế má, hạn ngạch sản xuất, thụ tục quản lư mập mờ, tham nhũng… Rất nhiều trong số các công ty đă phải t́m đường ra đi, khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc xuống c̣n một nửa từ 10 năm nay.
Cuộc chiến thuế quan do Donald Trump phát động v́ Bắc Kinh cạnh tranh bất chính, đang càng làm phức tạp thêm ván bài kinh tế vốn vẫn lệ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu này. Trung Quốc giờ đang phải trả giá cho những ǵ họ thu lợi được từ kinh tế toàn cầu hóa .
Chế độ đă đặt cược vào tăng trưởng kinh tế, nghĩ rằng dân trở nên giàu có đă bù đắp cho thiếu vắng tự do. Giờ đây, kinh tế chững lại, có lẽ phải từ bỏ mô h́nh mà theo đó, công dân Trung Quốc không có quyền ǵ khác ngoài quyền tiêu dùng.
Hành động thắt chặt chính trị của Tập Cận b́nh đă làm tổn hại h́nh ảnh của chế độ. Dư luận thế giới đă quên một điều là đất nước này đang sống dưới một Nhà nước đảng trị đầy quyền lực.
Giờ đây với « con đường tơ lụa mới » và sự chi phối lũng đoạn nguồn tài nguyên quặng mỏ của châu Phi, Bắc Kinh đang làm cho thế giới lo ngại. Trung Quốc lại gây nên nỗi sợ cũ, nhất là đối với các nước có chung đường biên giới với họ. Ngay cả ở phần đất tự trị Hồng Kông, người dân đă quyết định không để mất những phần tự do c̣n lại. Phong trào phản kháng này chẳng phải đang gợi nhắc lại điều đă diễn ra ở Đông Âu trong những năm 1980 ?
Các chế độ độc đoán, chuyên quyền vẫn tự tin là họ trường tồn vĩnh cửu. Sự sụp đổ của Liên Xô đă cho thấy, chế độ này có thể biến mất nhanh như khi nó đăng quang. Sinh nhật thứ 70 của Nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa, trong đầu các lănh đạo, lẽ ra phải đánh dấu thắng lợi huy hoàng của chế độ nhưng lại diễn ra trong bầu không khu u ám, có thể đó là điềm báo khởi đầu của thời suy tàn ».
RFI
Lược dịch từ FIGAROVOX/TRIBUNE ngày 1/10/2019