Washington cần đ́nh chỉ vị thế kinh tế đặc biệt của Hong Kong nếu Bắc Kinh triển khai lực lượng vũ trang đến thành phố, Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung cảnh báo.


Click on image for large

Trong báo cáo thường niên công bố hôm 14/11, Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung thuộc quốc hội Mỹ kiến nghị những biện pháp kinh tế cứng rắn hơn đối với Hong Kong, sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ mạnh tay hơn trấn áp biểu t́nh.

"Địa vị của Hong Kong - một lănh thổ áp dụng luật riêng về hải quan so với đại lục Trung Quốc - đang chịu áp lực", South China Morning Post trích dẫn báo cáo cho hay.
"Việc Bắc Kinh mạnh tay hơn trong việc kiểm soát chủ quyền đối với Hong Kong làm suy yếu 'mức độ tự trị cao' vốn là thứ bảo đảm cho niềm tin vào năng lực của chính quyền Hong Kong trong việc ngăn chặn công nghệ nhạy cảm của Mỹ bị đưa sang Trung Quốc đại lục".
Trong 5 kiến nghị được ủy ban đưa ra, quốc hội Mỹ nên "ban hành luật nêu rơ rằng mọi điều khoản và địa vị đặc biệt của Hong Kong, được quy định trong Đạo luật Chính sách Mỹ - Hong Kong năm 1992, sẽ bị đ́nh chỉ trong trường hợp chính phủ Trung Quốc triển khai lực lượng Cảnh sát Vũ trang thuộc Quân Giải phóng Nhân dân can thiệp vũ trang tại Hong Kong".



Báo cáo cho thấy rơ sự đồng thuận ở Washington rằng những năm hợp tác với Bắc Kinh đă không mang lại, và sẽ không dẫn đến cải cách chính trị mà các nhà hoạch định chính sách kỳ vọng khi quan hệ chính thức giữa hai nước được tái lập năm 1979.
"Ủy ban đă phân tích nhiều chiều hướng trong đó Trung Quốc đặt ra thách thức cho Mỹ trong suốt nhiều năm", bà Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS ở Washington, cho biết.
"Có lẽ là công bằng khi nói rằng đánh giá của họ về bản chất của các mối đe dọa từ Trung Quốc là tiền đề cho những ǵ đă trở thành thay đổi lớn trong thái độ đối với Trung Quốc tại Mỹ, cũng như việc chính quyền Trump áp dụng chính sách cứng rắn hơn".
Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong địa vị đặc biệt của Hong Kong là việc thành phố này được xem là khu vực tách biệt về hải quan và thương mại so với Trung Quốc đại lục.
Điều này có nghĩa là thuế quan mà Mỹ áp đặt với hàng hóa Trung Quốc trong chiến tranh thương mại không áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Hong Kong.
Hong Kong là một trong hai đặc khu hành chính của Trung Quốc, được hưởng những quyền tự trị nhất định theo nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ".
Theo đạo luật năm 1992, tổng thống Mỹ có thể ban hành sắc lệnh hành pháp để đ́nh chỉ địa vị đặc biệt của Hong Kong nếu tổng thống thấy rằng vùng lănh thổ này "không c̣n được tự trị một cách thỏa đáng".
ZingNews