Không ngại thúc ép hay công kích đồng minh, nhún nhường sẵn sàng thỏa hiệp với kẻ thù, tự tán dương thành quả, tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục khiến thế giới phải sửng sốt với đường lối đối ngoại bất ngờ cùng những tuyên bố đầy ngẫu hứng. Bất chấp mọi đánh giá thành công hay thất bại, ông Donald Trump tiếp tục cuộc chinh phục nhiệm kỳ tổng thống mới vào cuối năm 2020.


Ngày 27/10/ 2019, tổng thống Donald Trump hân hoan thông báo một chiến thắng quan trọng của Mỹ trên b́nh diện quốc tế : lực lượng đặc nhiệm Mỹ đột kích vào Syria tiêu diệt được trùm khủng bố, Abou Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh của Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, kẻ từng gieo rắc bao nhiêu cái chết và nỗi kinh hoàng bị cả thế giới truy lùng. Tiêu diệt được thủ lĩnh của tổ chức khủng bố, tổng thống Donald Trump đă không bỏ lỡ dịp coi đó là thắng lợi của Mỹ, đồng thời khép lại các cuộc tranh căi xung quanh chính sách ngoại giao bị đánh giá là đầy mâu thuẫn, gây tranh căi của Nhà Trắng tại Trung Cận Đông.

Những tuyên bố trái ngược nhau về việc rút quân Mỹ khỏi Syria của ông Trump như là tín hiệu đèn xanh cho Ankara mở cuộc tấn công vào lực lượng Kurdistan tại Syria, một đối tác quan trọng của phương Tây trong cuộc chiến chống thánh chiến khủng bố. Chính sách của Donald Trump ở mặt trận Syria vô h́nh chung đă góp phần củng cố vị thế cho chế độ Damas được Matxcơva bảo trợ và nhường bàn cờ Syria cho Nga.
Bất chấp các đồng minh tỏ ra không hài ḷng, hay đánh giá thế nào về vai tṛ quốc tế của Mỹ, tổng thống của cường quốc số 1 thế giới luôn tự cho ḿnh là người kiến tạo ḥa b́nh. Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng nhận thấy những sáng kiến theo kiểu ngẫu hứng, bất tuân theo truyền thống của ông Trump thường đi vào ngơ cụt.
« Chấm dứt các cuộc chiến tranh bất tận » cho nước Mỹ là lời hứa tranh cử của Donald Trump năm 2016. Sau một hồi thông báo nhất quyết rút quân khỏi Syria và Afghanistan. Giờ đây ông Donald Trump lại phải rút lại tuyên bố.



Tương tự, trong hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, sau một màn xích lại gần nhau lịch sử với lănh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, các cuộc đàm phán vẫn luôn được tổng thống Mỹ tán dương là « tiến bộ tuyệt vời » giờ đang trở lại vạch xuất phát.
Cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim tại Hà Nội tưởng như đă tới đích nhưng rốt cục đă nhanh chóng khép lại mà không có kết quả nào.
Tiếp đó đến cuộc gặp đầy ngẫu hứng, quyết định trong chưa đầy 24 giờ, giữa Trump-Kim ngày 30/06 tại khu phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên, cũng chỉ gây sự chú ư về h́nh ảnh nhiều hơn nội dung.
Sau các cuộc gặp lịch sử đó, các cuộc đàm phán ở các cấp ngoại giao đều không đạt tiến triển nào và căng thẳng đang trở lại những tháng cuối năm 2019.
Các nhà phân tích cho rằng Washington đă mắc những sai lầm làm trật bánh các cuộc đàm phán, như đưa ra thông điệp bất nhất, không thấu hiểu đối tác, yêu cầu quá nhiều và đưa ra những lời hứa không thể thực hiện. Trong lúc đó, tổng thống Mỹ luôn muốn có một kết quả tối thiểu trên hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên để có thể phô trương như là một thành tựu ngoại giao quy mô toàn cầu trong nhiệm kỳ của ḿnh và tạo đà cho chiến dịch tranh cử tổng thống 2020.
Điều này có thể lư giải tại sao mà trước sự khiêu khích của B́nh Nhưỡng, giờ đây ông Trump không c̣n hào hứng với những tuyên bố hăm dọa, đầy mùi thuốc súng, như màn đấu khẩu với Kim Jong Un mà cả thế giới đă chứng kiến hai năm trước. Câu nói gần như cửa miệng của tổng thống Mỹ khi đề cập đến bắc Triều Tiên : « Tôi có mối quan hệ rất tốt với Kim Jong Un ».



Một mặt trận khác cũng ghi dấu ấn của ngoại giao tiền hậu bất nhất của tổng thống Mỹ đó là cuộc thương chiến Mỹ-Trung dai dẳng. Ông Trump đă sử dụng thuế quan như một vũ khí trong chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Suốt cả năm 2019, ông Trump khiến mọi người thấp thỏm v́ liên tục đưa ra những tín hiệu tiền hậu bất nhất. Có lúc vừa tuyên bố ngày trước rằng t́nh h́nh rất khả quan th́ ngay hôm sau, ông Trump đă thay đổi giọng điệu, cho rằng cuộc chiến có thể kéo dài. Mỹ-Trung vào cuối năm tuyên bố đă đạt được thỏa thuận giai đoạn một nhưng những nghi kỵ giữa hai bên và sự khó đoán của Trump khiến thế giới chưa thể yên tâm cuộc đọ sức của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ sớm được giải quyết.
Từ Trung Cận Đông sang hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên qua đến cuộc thương chiến Mỹ-Trung, chính quyền Trump chưa bao giờ có một chính sách ngoại giao nhất quán nhưng lại xuyên suốt một mục tiêu đối nội để sao cho chủ nhân Nhà Trắng tái đắc cử nhiệm kỳ nữa vào tháng 11 năm 2020.

Ngày 18/12, Hạ viện Mỹ đă bỏ phiếu thông qua việc luận tội Tổng thống Trump với hai cáo buộc được đưa ra gồm lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội, khiến ông trở thành tổng thống thứ 3 trong lịch sử nước Mỹ bị luận tội.
Dù nhà lănh đạo Mỹ đang phải đối mặt với cuộc điều tra luận tội, giới phân tích tin rằng ông vẫn có thể tái đắc cử trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020.
Trước hết, phiên ṭa luận tội ông Trump tiếp theo sẽ được tổ chức tại Thượng viện. Tổng thống Mỹ chỉ bị phế truất nếu 2/3 trong 100 Thượng nghị sĩ bỏ phiếu đồng ư, nhưng với việc phe Cộng ḥa đang chiếm đa số ở Thượng viện th́ khả năng này khó có thể xảy ra và gần như chắc chẳn ông Trump sẽ được "giải cứu" tại Thượng viện.
Giới chuyên gia nhận định, xu hướng phát triển hay suy giảm của nền kinh tế sẽ quyết định tới kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.
Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Trump vẫn luôn ở mức không cao, song số liệu mới nhất cho thấy sự ủng hộ ông đang tăng lên bất chấp tiến tŕnh luận tội. Và phần lớn sự ủng hộ dành cho ông Trump đều liên quan đến những phản ứng tích cực đối với nền kinh tế.



Trong thế kỷ trước, có những Tổng thống Mỹ thất bại trong cuộc tái tranh cử là do nền kinh tế Mỹ thường rơi vào suy thoái trước các cuộc bầu cử, như Tổng thống George H.W. Bush năm 1992, Tổng thống Jimmy Carter năm 1980 và Tổng thống Herbert Hoover năm 1932.

Hồi tháng 5, Business Insider cũng đưa ra nhiều lư do ông Trump có thể tái đắc cử tổng thống năm 2020.
Thứ nhất, ông Trump có nhiều thời gian tập trung cho chiến dịch tranh cử, trong khi các ứng viên của Đảng Dân chủ đang phải cạnh tranh để trở thành ứng viên tổng thống đại diện của đảng này. Cùng với đó, chiến dịch tái tranh cử của ông Trump lại có nguồn lực tài chính lớn.
Thứ hai, nền kinh tế Mỹ đang rất vững mạnh, số liệu việc làm tăng nhanh hơn ở khu vực nông thôn. Tỉ lệ thất nghiệp hiện tại chạm đáy và thị trường chứng khoán cao kỷ lục tại Mỹ thực sự báo hiệu hiệu một kết quả khả quan cho ông Trump.
Thứ ba, các thành viên của Đảng Cộng hoà đang sát cánh với ông Trump trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020, với tỷ lệ ủng hộ lên đến hơn 90%.
Tháng 10 vừa qua, dựa trên 3 mô h́nh dự báo có mức độ chính xác cao, Moody’s Analytics nhận định Tổng thống Trump nhiều khả năng sẽ tái cử vào chiếc ghế quyền lực năm sau.
Dự báo của Moody’s dựa trên ba yếu tố, bao gồm cảm nhận của người tiêu dùng Mỹ về t́nh h́nh tài chính của họ, thành quả tăng điểm của thị trường chứng khoán Mỹ trong nhiệm kỳ của ông Trump, và cuối cùng là triển vọng tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ.
Chưa kể, theo một số cuộc khảo sát, việc luận tội Tổng thống Donald Trump có thể sẽ trở thành thách thức đối với Đảng Dân chủ tại một số bang chiến địa trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm tới.
RFI, Kienthuc.net