Page 15 of 74 FirstFirst ... 51112131415161718192565 ... LastLast
Results 141 to 150 of 732

Thread: Đàm Tiếu Việt Nam

  1. #141
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Công an CSVN ‘ra quân’ bắt người đưa tin ‘xuyên tạc’ về virus Corona trên mạng xă hội
    January 29, 2020


    Anh Trần Văn Tùng (phải), ở Vũng Tàu, bị phạt 30 triệu đồng ($1,294) với cáo buộc “Đưa tin thất thiệt về người nhiễm Corona.” (H́nh: Thành Huy/Bà Rịa-Vũng Tàu)
    HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hôm 29 Tháng Giêng, Bộ Công An CSVN gửi công điện về việc tăng cường công tác pḥng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.

    Đáng chú ư, phần lưu ư chính của công điện là về những người mà Bộ Công An chụp mũ là “phản động, chống đối.”


    Văn bản được đăng tải trên Cổng Thông Tin Điện Tử Bộ Công An CSVN viết: “Lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch bệnh, số đối tượng phản động, chống đối trong và ngoài nước đă đăng tải, tán phát lên không gian mạng các thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc t́nh h́nh liên quan đến dịch bệnh tại Việt Nam, gây hoang mang trong dư luận người dân; tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự.”

    Khuyến cáo được đưa ra vào thời điểm Bộ Y Tế CSVN cho biết hiện c̣n 32 người ở Việt Nam đang bị cách ly do nghi nhiễm virus Corona.

    Trước đó, theo tờ Tuổi Trẻ, có 65 trong 97 người bệnh bị cách ly nghi nhiễm virus Corona nhưng rồi được loại trừ, do kết quả xét nghiệm cho thấy họ mắc các căn bệnh khác.

    Công điện của Bộ Công An CSVN cho thấy, tận dụng mục tiêu “đảm bảo an ninh, trật tự,” họ có thể thẳng tay “chĩa mũi dùi” vào giới xă hội dân sự bị gắn mác “phản động, chống đối.” Và thế là công an các tỉnh thành được lệnh triệu tập một loạt các Facebooker đưa tin về Corona mà có ảnh hưởng đến cộng đồng mạng.


    Du khách Trung Quốc ở Nha Trang. (H́nh: An B́nh/Zing)
    Theo các báo nhà nước, hôm 28 Tháng Giêng, anh Trần Văn Tùng (22 tuổi), ở thành phố Vũng Tàu, bị Pḥng An Ninh Chính Trị Nội Bộ (PA03) thuộc Công An tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, triệu tập và xử phạt hành chính 30 triệu đồng ($1,294) với cáo buộc “Đăng thông tin sai sự thật trên mạng xă hội.”

    Các báo dẫn nguồn của công an nói anh Tùng “post trên Facebook Trần Tùng tin có hai người Trung Quốc nghi nhiễm virus Corona ở bệnh viện Lê Lợi, thành phố Vũng Tàu.”



    Tuy trang cá nhân của anh Tùng không được nhiều người biết, nhưng báo điện tử VietNamPlus cáo buộc người này “đă gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng không nhỏ tới ngành du lịch của tỉnh, với 464 hợp đồng du lịch và khoảng 12,000 người có kế hoạch đến tỉnh [Bà Rịa-Vũng Tàu] du Xuân đă hủy chuyến…”

    Việc Bộ Công An CSVN tăng cường triệu tập blogger bị dư luận cho rằng ngành công an đang dập dịch Corona bằng chiêu “mời về đồn.” Những người “được mời” chỉ c̣n cách “thừa nhận” và “nộp phạt,” trong lúc h́nh ảnh của họ bị bêu riếu trên truyền thông nhà nước để răn đe.

    Đại Tá Trần Đ́nh Liên, phó giám đốc Công An thành phố Đà Nẵng, được một số báo nhà nước dẫn lời cảnh báo rằng hành vi đưa tin “không đúng sự thật” trên mạng xă hội về dịch Corona th́ “sẽ bị xử phạt,” đồng thời kêu gọi cộng đồng mạng báo với công an về các trường hợp này “để xử lư theo quy định pháp luật.” (N.H.K)

    NV

  2. #142
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    500 cảnh sát bao vây nghi phạm vụ xả súng AK, sẵn sàng tiêu diệt
    RFA


    Cảnh sát cơ động bao vây hiện trường nơi ẩn núp của nghi phạm nổ súng giết người tại Củ Chi hôm 30/1/2020
    Courtesy of congan.com.vn
    Từ sáng 30-1-2020, khoảng 500 cảnh sát cơ động và công an các lực lượng khác tiến hành bao vây khu vực ẩn nấp của nghi phạm đă thực hiện 2 vụ xả súng AK khiến ít nhất 5 người chết và 1 người bị thương ở Củ Chi.

    Nghi phạm Lê Quốc Tuấn (33 tuổi), Thượng úy công an quận 11, TPHCM được cho là đang lẩn trốn ở xă Trung An, huyện Củ Chi cùng với khẩu AK báng gấp sau khi gây ra 2 vụ án nghiêm trọng vào khoảng 15 giờ ngày 29-1 và 0 giờ 3 phút ngày 30-1.

    Theo các h́nh ảnh báo chí nhà nước đăng tải tại hiện trường cho thấy lực lượng cơ động được trang bị súng AK, khiên chống đạn và xe bọc thép đang truy bắt nghi phạm.

    Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn pḥng Bộ Công an cho hay, Bộ Công an đă cử Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc trực tiếp vào chỉ đạo việc truy bắt nghi phạm nổ súng tại ṣng bạc Củ Chi và cho phép tiêu diệt nếu chống trả.

    "Công an TP.HCM đă điều khoảng 500 cán bộ chiến sĩ công an các quận, huyện cùng một số lực lượng cảnh sát cơ động tham gia vây bắt và khép kín ṿng vây tại xă Trung An, huyện Củ Chi.

    Hiện tại cảnh sát vẫn đang vây bắt nghi can. Trong trường hợp nghi can có vũ khí nguy hiểm chống đối lực lượng chức năng th́ cảnh sát được phép nổ súng tiêu diệt khi cần thiết", mạng báo TTO dẫn lời Thiếu tướng Tô Ân Xô nói.

    Mặc dù cảnh sát cơ động chốt chặn ở nhiều tuyến đường ở Củ Chi, nhiều người dân hiếu kỳ vẫn đứng xem vụ vây bắt nghi phạm.

    Theo Zing, cảnh sát cơ động đi kiểm tra từng khu vườn và cảnh báo người dân ở trong nhà, hạn chế ra ngoài để tránh nguy hiểm.

    Cho đến giờ vẫn chưa thấy cảnh báo của cơ quan chức năng TPHCM hay Bộ Công an về đối tượng nguy hiểm này.

  3. #143
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    TỪ LÊ Đ̀NH K̀NH ĐẾN BÀ NGUYỄN THỊ NĂM (PHẠM TRẦN)

    ‘…Cũng như bà Nguyễn Thị Năm bị đảng phản bội, nhưng vẫn được lịch sử ghi công th́ Cụ Lê Đ́nh Ḱnh, dù bị mạ lỵ và vu khống nhưng con tim của dư luận người Việt trong và ngoài nước đă đứng về phía Cụ trong vụ Đồng Tâm…


    Máu Đồng Tâm đêm ngày 09/01/2020 đă lôi ra ánh sáng bản chất gian dối, buộc sợ hăi vào người dân của một nhà nước chỉ muốn được sùng bái không khác ǵ thời của thảm kịch Cải cách Ruộng đất 1953-1956.

    Gian dối Đồng Tâm do báo, đài Công an chủ đạo bịa đặt tất cả, từ bị tấn công nên phải phản công để bảo vệ lực lượng, bảo vệ chính quyền nhân dân nhưng thực chất là tiêu diệt Cụ Lê Đ́nh Ḱnh, người lănh đạo công cuộc chống tham nhũng, cường quyền để bảo vệ 59 mẫu đất nông nghiệp của dân.
    Cụ Ḱnh, 84 tuổi, 58 tuổi đảng, không c̣n đi đứng b́nh thường sau lần bị Công an đánh gẫy chân năm 2017, nhưng được dân làng tín nhiệm và kính trọng. Hương linh cụ đă bị bôi nhọ sau khi bị hành quyết dă man bằng 4 phát đạn ngay tại nhà.Thủ phạm Công an không nói một câu về cái chết của cụ Ḱnh, nhưng lại bịa chuyện phản khoa học rằng khi chết trên tay cụ vẫn c̣n cầm quả lựu đạn.

    Công an cũng lờ đi không giải thích tại sao lại tự động mổ bụng cụ Ḱnh để làm ǵ, và ai đă cho phép làm chuyện bất nhân này?

    Công an c̣n bịa đặt không hổ thẹn rằng: ”Cơ quan điều tra thu giữ được các tài liệu chứng minh rằng, ông Lê Đ́nh Ḱnh giữ vai tṛ “đầu tàu”, tập hợp những người khác, trong đó có các thành phần bất hảo, nghiện ngập tụ tập về Đồng Tâm, phân chia ra các bè mảng để “thề ăn đủ”! Số này đă kêu gọi việc đóng góp từ nhiều nơi, trong đó có nguồn tài trợ từ tổ chức phản động hải ngoại, biến việc đ̣i đất ở Đồng Tâm thành cái cớ để gây sức ép với chính quyền, chống phá Nhà nước.”

    (theo báo Công an Nhân dân (CAND), ngày 10/01/2020)
    Vậy bằng chứng đâu mà đến nay chưa dám trưng ra?

    Báo này viết tiếp với giọng lưỡi hổ mang rằng: ”Có chống phá là có tiền từ bên ngoài rót về, v́ thế những đối tượng này đă kiếm sống bằng nguồn tiền phi pháp dựa trên vỏ bọc khiếu kiện đất đai. Đây là vấn đề hết sức nguy hiểm, chỉ v́ động cơ vụ lợi thấp hèn, kiếm những đồng tiền nhơ bẩn mà chà đạp lên pháp lư, đạo lư, biến ḿnh thành con rối trong tay kẻ địch để phản dân, hại nước. Do đó, chúng ta không thể gọi từ nhân dân Đồng Tâm nói chung mà phải tách biệt nhân dân với những kẻ phạm tội, gây tội ác. Mượn cớ đ̣i đất để gây sức ép với chính quyền, rồi thực hiện các hành vi phạm tội, đặc biệt là gây trọng tội giết người là hành vi đặc biệt nguy hiểm. Không thể bao biện, không thể ngụy trang dưới h́nh thức đ̣i đất, khiếu kiện để gây tội ác như vậy. Nhẫn tâm ra tay với cán bộ, với công an, cái đó phải thấy rơ để lên án và nghiêm trị trước luật pháp.”

    Nhưng ai giết ai? Công an nói cả 3 Công an chết v́ cùng “rơi xuống hố kỹ thuật” sâu 4 mét, hay c̣n gọi là “giếng trời” giữa hai căn nhà, nên cạnh nhà cụ Ḱnh, rồi bị con cháu cụ Ḱnh đổ xăng xuống, ném bom xăng đốt chết. Thế nhưng tại sao các bức tường của cái hố này lại không có vết cháy và khói đen bám vào? Xác cháy đen đâu?

    Đă có nghi vấn cả 3 chết v́ đạn cháy đeo theo người phát nổ, hoặc trúng đạn phe ḿnh.

    Tại sao công an chết?

    Nên nhớ, kể từ khi lối 3,000 Công an và Quân đội đột phá Thôn Hoành, chưa có cuộc điều tra công khai, minh bạch và độc lập nào của Báo chí nước ngoài, của các Ṭa Đại sứ nước ngoài, hoặc các Cơ quan Quốc tế có Đại diện ở Hà Nội về biến cố Đồng Tâm.

    Về cái chết của 3 Công an, Facebooker Lă Minh Luận tiết lộ trong bài viết “Tôi đă đến được thôn Hoành, xă Đồng Tâm”, ngày 28-1-2020, trong cuộc đối thoại với Cụ bà Dư Thị Thành (quả phụ Lê Đ́nh Ḱnh) :

    “Tôi hỏi tiếp: “Thế hôm ấy, mấy anh công an đă chết như thế nào, cụ và gia đ́nh có biết không? Có phải mấy anh em nhà ḿnh ném bom xăng xuống cái giếng trời làm họ bị chết cháy không?” Cụ Thành lại vật ra kêu giời ơi…!

    Đúng lúc ấy, mấy người hàng xóm và hai người con gái của cụ Thành bước vào, mọi người đồng thanh đáp: “Cả làng không ai nh́n thấy, không ai biết họ chết thế nào, không ai biết họ chết lúc nào, khi nào, sau này chỉ nghe công an nói…” (mấy người quả quyết)…

    Tôi hỏi tiếp: “Vậy, v́ sao mấy anh em, chú cháu lại nhận là ném bom xăng xuống giếng trời đốt cháy họ?” Cụ Thành và mấy người nói: “Cũng chả biết, chắc họ đánh đau quá, bắt phải nhận thôi, chứ thằng Uy vừa ló mặt ra sân thượng đă bị người ta bắn găy tay, c̣n thả chó ra đuổi cắn… th́ ai có thể chạy sang tận sân nhà bên để ném bom xăng…?”

    Vậy mà báo Công an Nhân dân ngày 10/01 (2020) đă cảng cổ ra vu khống rằng: ”Chúng ta thấy rơ tính chất hung hăn, mất nhân tính, giết hại cán bộ của những đối tượng chống đối, các đối tượng phải trả giá cho hành vi tội ác của ḿnh và dư luận cần nhận diện rơ điều đó để lên án, không thể ngụy biện với bất cứ lư do ǵ.”

    Nhớ về bà Nguyễn Thị Năm

    Lời cáo buộc “ngậm máu phun người” của Công an trong vụ thảm sát cụ Lê Đ́nh Ḱnh đă nhắc ta nhớ về vụ án bà Cát Hanh Long (tên hiệu buôn của Bà ở Hải Pḥng), tức Nguyễn Thị Năm, trong giai đoạn đầu gọi là “tiêu diệt địa chủ cường hào ác bá” ở Thái Nguyên (miền Bắc Việt Nam) giữa năm 1953, trước khi phong trào Cải cách ruộng đất lan rộng đến năm 1956.

    Trước tháng 8/1945 th́: ”Bà Năm đă ủng hộ Việt Minh 20.000 đồng tiền Đông Dương (giá trị bằng 700 lượng vàng) không kể vải vóc, lương thực. Tại “Tuần lễ vàng” ở Hải Pḥng theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 9/1945, bà Năm cũng đă ủng hộ 100 lạng vàng nữa. Bà được cử làm Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên ba năm liền. Các ngôi biệt thự của bà ở Hà Nội, Hải Pḥng, ở đồn điền Đồng Bẩm đều là nơi qua lại, ăn ở, địa điểm liên lạc của cán bộ Việt Minh cao cấp. Hai con trai bà là Nguyễn Văn Hanh, Nguyễn Văn Cát đều theo Việt Minh đi bộ đội. Nguyễn Hanh từng tháp tùng đoàn đại biểu Chính phủ do các ông Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu, Cù Huy Cận... vào Huế nhận ấn kiếm khi vua Bảo Đại thoái vị.” (theo Tạp chí Luật sư Việt Nam,18/9/2017)

    Tài liệu khác c̣n cho biết Bà từng là ân nhân của nhiều cán bộ cấp cao Cộng sản nhưLê Đức Thọ, Hoàng Hữu Nhân (Bí thư Thành uỷ Hải Pḥng), Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, Phạm Văn Đồng, Vơ Nguyên Giáp, Trường Chinh v.v…

    Thế mà, bất nhẫn thay, tài liệu viết tiếp: ”Bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long), 47 tuổi, đă bị quy là “địa chủ cường hào ác bá” và đă bị đem ra xử bắn ở Đồng Bẩm, tỉnh Thái Nguyên vào 29 tháng 5 âm lịch (tức 9 tháng 7) năm 1953 và được báo chí đương thời coi là phát súng hiệu cho một cuộc vận động "long trời lở đất".

    Khi mẹ phạm tội ác tày trời, bị xử tử h́nh ở quê hương, hai người con trai là Nguyễn Văn Hanh, đang học tập ở Nam Ninh (Trung Quốc) bị điệu về nước, đưa ngay vào trại cải tạo; Nguyễn Văn Cát - chỉ huy bộ đội của Đại đoàn 308 đang chỉnh huấn ở nước bạn cũng bị bắt giải về giam ở Việt Bắc, không có bản án rơ ràng. Vợ ông Cát là Đỗ Ngọc Diệp đang hoạt động ở vùng địch hậu Bắc Ninh nên không bị bắt, nhưng lại được người ta khuyên cắt đứt quan hệ với con trai một địa chủ cường hào ác bá; bà Diệp không chịu, khi sửa sai sau này vợ chồng ông Cát - bà Diệp mới được đoàn tụ.

    Ai giết Bà Năm – Ông Hồ làm ǵ?


    Bà Nguyễn Thị Năm
    Nhưng ai muốn giết Bà Năm và ông Hồ Chí Min có trách nhiệm ǵ không?

    Theo Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Trung ương đảng khóa V, nguyên Tồng Biên tập báo Nhân Dân viết trong hồi kư Những kỷ niệm về ông Hồ th́: “Thấy cố vấn Trung Quốc bảo phải xử tử Nguyễn Thị Năm, Hoàng Quốc Việt ủy viên Trung ương Đảng, ủy viên ban lănh đạo Cải cách Ruộng đất trung ương, phụ trách Cải cách ở Thái Nguyên đến báo cáo với Hồ Chí Minh ư kiến của cố vấn. Hồ Chí Minh hứa với Hoàng Quốc Việt sẽ nói với Trường Chinh, Trưởng ban chỉ đạo trong cải cách ruộng đất nhưng ông không làm. Hơn nữa, Hồ Chí Minh đă giữ im lặng v́ sợ gây mâu thuẫn với cố vấn Trung Quốc. Hồ Chí Minh nói: "Không ổn! Không thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ, mà người phụ nữ ấy lại là người từng nuôi cán bộ cộng sản, là mẹ một trung đoàn trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam đang tại chức !". Cũng theo hồi kư của Hoàng Tùng th́: "Chọn địa chủ Nguyễn Thị Năm để làm trước là do có người mách cho cố vấn Trung Quốc". Họp Bộ Chính trị Hồ Chí Minh nói: "Tôi đồng ư người có tội th́ phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy lại giúp đỡ cho cách mạng.", "Người Pháp nói không nên đánh vào đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành hoa". Sau cố vấn Trung Quốc là La Quư Ba đề nghị măi, Hồ Chí Minh nói: "Thôi, tôi theo đa số chứ tôi vẫn cứ cho là không phải", và họ cứ thế làm.”

    Mặt khác, trong hồi kư Làm người là khó, Đoàn Duy Thành, Phó Thủ tướng giai đoạn 1982-1990 viết: "Khi chuẩn bị bắn Nguyễn Thị Năm, Bác Hồ đă can thiệp, Bác nói đại ư "Chẳng lẽ Cải cách Ruộng đất không t́m được một tên địa chủ cường hào gian ác là nam giới mà mở đầu đă phải bắn một phụ nữ địa chủ hay sao ?" Nhưng cán bộ thừa hành báo cáo là đă hỏi cố vấn Trung Quốc và được trả lời "Hổ đực hay hổ cái đều ăn thịt người cả !" Thế là đem hành h́nh Nguyễn Thị Năm".

    Ăn cháo đá bát

    Nhưng câu hỏi của lịch sử là, tại sao khi ấy, trong cương vị lănh đạo cao nhất của đảng và nhà nước mà ông Hồ Chí Minh không giám ra lệnh “ngưng hành quyết bà Nguyễn Thị Năm”. Và tại sao ông Hồ lại nghe theo ư phải giết bà Năm của Cố vấn Tầu La Qúy Ba?

    Chẳng nhẽ ông Hồ khi ấy cũng chỉ là bù nh́n của Tầu hay sao?

    Nhưng chuyện đảng “ăn cháo đá bát” bà Nguyễn Thị Năm vẫn kéo dài cho đến bây giờ, 67 năm sau ngày bà bị xử bắn.

    Tài liệu về vụ án bà Năm trên Bách khoa Toàn thư (BKTT) mở viết: ”Trong nhiều năm, ông Nguyễn Hanh cùng bà Diệp vẫn đứng đơn đề nghị các cá nhân và cơ quan có trách nhiệm thực hiện Nghị định số 28/CP của Chính phủ ban hành ngày 29 tháng 04 năm 1995, theo đó đề nghị của gia đ́nh ông Hanh nhiều năm nay là nên xét thưởng Huân chương Kháng chiến chống Pháp và truy tặng danh hiệu Liệt sĩ cho bà Nguyễn Thị Năm. Dù đă nhiều lần lên tiếng yêu cầu từ năm 1995 đến năm 2014 qua những lá thư gửi lên địa phương và trung ương đ̣i phục hồi danh dự cho mẹ nhưng gia đ́nh hoàn toàn không được hồi âm.” (BKTT)

    Duy nhất, “từ tháng 3 năm 1987, Ban Tổ chức Trung ương đă chỉ đạo tỉnh Bắc Thái để ra văn bản (ngày 11.6.1987), nhưng cũng chỉ làm cái việc duy nhất là xác định lại thành phần giai cấp của bà Nguyễn Thị Năm là “tư sản địa chủ kháng chiến” (theo Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (viết trên báo Lao Động), ngày 22/07/2012)

    Vậy tại sao lại có sự cố t́nh lảng tránh ghi công bà Nguyễn Thị Năm, mặc dù từ ông Hồ Chí Minh trở xuống đểu biết bà là ân nhân của đảng, là người đă đóng góp tài sản và nuôi ăn bộ đội trong nhiều năm?

    Phải chăng, với thái độ kiêu ngạo Cộng sản gốc bần cố nông, lănh đạo đảng CSVN chỉ biết lợi dụng ḷng tốt của dân để củng cố quyền lực khi c̣n phải chiến đấu gian khổ. Nhưng sau khi thành công th́ kết quả là của riêng ḿnh như đảng đă trở mặt với các thành viên của Câu Lạc BộTruyền thống kháng chiến (tên ban đầu là Câu lạc bộ Những người Kháng chiến cũ) ở miền Nam, trong đó có các đảng viên kỳ cựu như Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng và Trần Nam Trung.Câu lạc bộ này, chính thức ra đời ngày 23/09/1986, nhưng bị Tổng Bí thư đảng Nguyễn Văn Linh ra lệnh đ́nh chỉ hoạt động từ tháng 03/1989 v́ đảng cho rằng “các hoạt động đ̣i cởi mở của Câu Lạc Bộ đă đi quá đà.”

    Nên biết lệnh giải tán Câu Lạc Bộ của ông Nguyễn Văn Linh được thi hành sau khi có Phong trào sinh viên xuống đường đ̣i tự do ở Bắc Kinh, và các biến động chính trị làm tan ră Thế giới Cộng sản ở Đông Âu và khối Liên Xô.

    V́ vậy, nếu vụ Đồng Tâm đă quy tụ được một khối quần chúng đứng sau cụ Lê Đ́nh Ḱnh để đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất, biến cụ thành một nông dân anh hùng ngay giữa Thủ đô Hà Nội th́ không khỏi khiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, khó chịu. Do đó mà dư luận nhân dân có tư duy văn hóa đă không loại bỏ nghi ngờ là chính ông Trọng đă ra tay hạ sát cụ Ḱnh để tiêu diệt uy tín và ngăn chặn ảnh hưởng của cuộc tranh đấu ở Đồng Tâm đến những vùng dân cư khác.

    Cũng như bà Nguyễn Thị Năm bị đảng phản bội, nhưng vẫn được lịch sử ghi công th́ Cụ Lê Đ́nh Ḱnh, dù bị mạ lỵ và vu khống nhưng con tim của dư luận người Việt trong và ngoài nước đă đứng về phía Cụ trong vụ Đồng Tâm.

    (01/2020)
    Phạm Trần

  4. #144
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Đàm Tiếu Việt Nam
    CƠ MẬT: Lộ diện "bàn tay đen" bí ẩn bắn 4 phát đạn vào ông Lê Đ́nh Ḱnh



  5. #145
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Đàm Tiếu Việt Nam
    Di thư của Cụ Ḱnh 3 lần nhắc tên Nguyễn Phú Trọng, điềm báo cho thay đổi ngôi vị minh chủ tại ĐH 13




  6. #146
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Việt Nam chuẩn bị công bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia do coronavirus ?
    31/01/2020


    Nhân viên y tế vào khu vực cách ly để thăm hai trường hợp nhiễm coronavirus mới tại bệnh viện Chợ Rẫy, TP. HCM.


    Hôm 30/01, báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin về cuộc họp chính phủ pḥng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp gây ra bởi chủng coronavirus mới, trong đó đề cập đến việc chính phủ Việt Nam xem xét công bố t́nh trạng khẩn cấp tại Việt Nam.

    Tờ VN Express cho biết trong cuộc họp ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn pḥng Chính phủ đề xuất Thủ tướng xem xét tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp tại Việt Nam.

    Tính tới hết ngày 30/1, Bộ Y tế Việt Nam báo cáo số người nhiễm virus mới tại Việt Nam là 5 trường hợp, trong đó 2 công dân Trung Quốc (1 người đă khỏi); 3 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc.

    Ba người Việt được xác định nhiễm coronavirus trở về Việt Nam từ ngày 17/01, đă tiếp xúc với nhiều người trong quá tŕnh đi gặp gia đ́nh, họ hàng.

    Truyền thông trong nước nói Việt Nam có 98 trường hợp nghi ngờ được cách ly theo dơi và điều trị, trong đó có 67 trường hợp đă xét nghiệm loại trừ coronavirus, c̣n 31 trường hợp đang chờ kết quả xét nghiệm và đă được cách ly, theo dơi chặt chẽ.

    Theo Dân trí, Thủ tướng Phúc lo ngại t́nh h́nh sẽ c̣n diễn tiến xấu hơn trong tuần tới giữa lúc Trung Quốc dự báo 5-7 ngày nữa sẽ tới đỉnh bệnh dịch tại Vũ Hán. Ông cũng cho biết “t́nh h́nh c̣n xấu hơn” so với những ǵ phía Trung Quốc công bố.

    Trong cuộc họp hôm 30/01, ông Phúc cũng đă giao Bộ Y Tế và Bộ Tư Pháp chuẩn bị cơ sở pháp lư về việc công bố t́nh trạng khẩn cấp.

    “Dịch bệnh có thể bùng phát trong thời gian tới, có thể 1-3 tháng, trong khi vaccine chưa sản xuất kịp thời. V́ thế, để hạn chế thiệt hại đến sức khỏe và tính mạng người dân th́ cả hệ thống cần có giải pháp đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả,” báo chí nhà nước dẫn lời ông Phúc cho hay.

    VnExpress trích lời Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung Ương Nguyễn Thanh Long kêu gọi Việt Nam cần áp dụng đầy đủ t́nh trạng khẩn cấp quốc gia để pḥng chống dịch tối đa, có các “biện pháp tương đương” với việc đóng cửa biên giới với Trung Quốc.

    Theo định nghĩa chung, t́nh trạng khẩn cấp đồng nghĩa với việc chính phủ có thể tạm ngưng một số chức năng, cảnh báo công dân của ḿnh thay đổi các hành vi b́nh thường hoặc có thể ra lệnh cho các cơ quan của chính phủ thi hành các kế hoạch sẵn sàng cho t́nh trạng khẩn cấp. Nó cũng được sử dụng làm một cơ sở hợp lư để tạm ngừng các quyền tự do dân sự. Các tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp thường được ban bố trong thời kỳ có thiên tai, trong các giai đoạn bạo loạn dân sự, hoặc sau một vụ tuyên chiến, chuẩn bị có dấu hiệu xảy ra một cuộc chiến tranh.

    Tổ chức Y tế Thế giới WHO ngày 30/1 tuyên bố coronavirus là t́nh trạng khẩn cấp toàn cầu. Đây là lần thứ 5 trong lịch sử WHO đưa ra tuyên bố tương tự.

    Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneva rằng trong những tuần gần đây đă xảy ra đợt bùng phát dịch chưa từng có trước nay và cách đáp ứng chưa từng có trước nay. Vẫn theo lời ông, quan tâm lớn nhất là khả năng virus lây lan sang các nước có hệ thống chăm sóc y tế yếu kém.

    Công bố của WHO về t́nh trạng khẩn cấp toàn cầu đưa ra những khuyến nghị cho tất cả các nước. Công bố này nhằm ngăn chặn và giảm thiểu việc lây lan bệnh dịch xuyên biên giới.

    (Theo VnExpress, Dân Trí, WHO)

  7. #147
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Quảng Ngăi bắt quả tang ḷ chế biến thịt mỡ bẩn thành dầu ăn
    January 30, 2020


    Ba tấn mỡ động vật không rơ nguồn gốc bị giới hữu trách huyện B́nh Sơn bắt giữ. (H́nh: Văn Tánh/Biên Pḥng)
    QUẢNG NGĂI, Việt Nam (NV) – Ngoài hơn một tấn mỡ động vật không rơ nguồn gốc xuất xứ, giới hữu trách phát hiện có 65 bao tải, trong đó có 50 bao mỡ động vật đă chế biến thành dầu và 15 bao mỡ khô “siêu bẩn.”

    Sáng 30 Tháng Giêng, 2020, Đội Cảnh Sát Điều Tra Tội Phạm Về Quản Lư Kinh Tế và Chức Vụ Công An huyện B́nh Sơn (tỉnh Quảng Ngăi) đă phối hợp với giới hữu trách địa phương bắt quả tang vụ vận chuyển, tàng trữ và chế biến mỡ bẩn thành dầu ăn ở thôn Hải Ninh, xă B́nh Thạnh, huyện B́nh Sơn.




    Theo báo Thanh Niên, qua theo dơi một thời gian, lực lượng hữu trách thấy xe vận tải (loại 2.5 tấn) do tài xế Phan Đ́nh Quư (33 tuổi, trú quận Sơn Trà, Đà Nẵng) lái chạy đi, về thường xuyên để giao dịch với bà Nguyễn Thị Luyện (43 tuổi), chủ cơ sở chế biến mỡ động vật ở thôn Hải Ninh, xă B́nh Thạnh.



    Ập vào bất ngờ, công an bắt quả tang việc mua bán mỡ động vật không có nguồn gốc, xuất xứ tại nhà bà Luyện với nhóm người đi trên xe tải gồm tài xế Quư, ông Trần Minh Duẩn (40 tuổi) và ông Bùi Văn Toàn (cả hai đều ở thành phố Đà Nẵng) cùng 25 bao mỡ động vật (hơn 1.1 tấn).



    Qua kiểm tra, ông Quư không xuất tŕnh được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ số hàng trên và khai đă mua của bà Nguyễn Thị Luyện.


    Ḷ chế biến mỡ thành dầu ăn rất mất vệ sinh tại nhà bà Nguyễn Thị Luyện. (H́nh: Phạm Anh/Thanh Niên)
    Kiểm tra nhà bà Luyện, công an phát hiện có rất nhiều mỡ động vật khô và mỡ đă chế biến thành dầu ăn. Cân đếm tại chỗ cho thấy có 65 bao tải, trong đó có 50 bao mỡ động vật đă chế biến thành dầu và 15 bao mỡ khô. Ngoài ra, tại đây c̣n có ḷ nấu mỡ động vật; máy ép mỡ; hai chảo lớn cùng các dụng cụ được xem là để chế biến mỡ động vật bẩn thành dầu ăn, bán ra ngoài kiếm lời.

    Theo báo Biên Pḥng, tại hiện trường cơ sở chế biến mỡ động vật của bà Luyện, ḷ chuyên biến mỡ bẩn thành dầu ăn này rất dơ bẩn, mùi hôi thối bốc lên từ các sản phẩm mỡ tươi chưa chế biến, ruồi nhặng bâu xung quanh và dụng cụ rất mất vệ sinh.



    Theo lời khai của bà Luyện, số mỡ động vật trên được bà thu gom từ các ḷ mổ trong và ngoài địa phương mang về ḷ chế biến thành dạng nước rồi bán cho những người có nhu cầu ngoài tỉnh.

    Sau khi kiểm tra tại chỗ, Đội Cảnh Sát Kinh Tế Công An huyện B́nh Sơn đă lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện, vật chứng và các nghi phạm đưa về trụ sở Công An huyện B́nh Sơn để làm rơ sự vụ. (Tr.N)

    NV

  8. #148
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Việt Nam không thể đơn phương đóng cửa khẩu để ngăn dịch bệnh v́ Hiệp định Biên giới Việt-Trung!


    Mẹ Nấm (Danlambao) - Coronavirus 2019-nCoV đă trở thành đại dịch trên toàn cầu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đă phát đi tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp đối với sức khỏe cộng đồng sau khi số người tử vong và các ca nhiễm virus vượt quá số liệu thống kê trong dịch SARS năm 2002-2003. Tuy nhiên, tại Việt Nam - quốc gia nằm trong nhóm nguy cơ rất cao v́ có đường biên giới và đặc thù giao thương kinh tế chính trị xă hội với Trung Quốc, nhà cầm quyền Hà Nội lại kiên quyết không đóng cửa biên giới. V́ sao?

    Theo số liệu thống kê từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, khách Tàu sang Việt Nam tăng đến 72,6% trong dịp Tết Nguyên đán.

    Thống kê sơ bộ hơn, 7.000 khách Trung Quốc nhập cảnh vào Quảng Ninh trong 4 ngày tết.

    Gần 30,000 lượt khách Trung Quốc đến Khánh Ḥa trong 4 ngày từ 25 đến 28/1/2020.

    Sau khi dịch bệnh tràn lan, Bắc Kinh ra lệnh phong tỏa 22 tỉnh, thành phố th́ tại Đà Nẵng vẫn c̣n 12.000 người Trung Quốc lưu trú.

    Câu hỏi mà rất nhiều công dân Việt Nam đă đặt ra, tại sao Việt Nam không có phương án nào đề pḥng dịch bệnh lây lan, cụ thể như đóng cửa biên giới?

    Câu trả lời rất cụ thể do Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm B́nh Minh công bố như sau:

    “Giữa Việt Nam và Trung Quốc có hiệp định biên giới, chỉ đóng cửa khi xuất hiện vấn đề an ninh, dịch bệnh, nhưng phải có thoả thuận giữa Chính phủ hai nước và báo trước 5 ngày nên một bên không thể đơn phương áp dụng.”

    Điều này có nghĩa là ǵ?

    Chính phủ nước Việt Nam không thể bảo vệ công dân của ḿnh trước đại dịch v́ phải phụ thuộc vào phía Trung Quốc.

    Hăy điểm lại các bước xử lư, ngăn ngừa dịch bệnh của Việt Nam như sau:

    1. Trung Quốc phong tỏa thành phố Vũ Hán, cấm bay. Đà Nẵng đón nhận hơn 200 hành khách đến từ ổ dịch trong chuyến bay cuối và tuyên bố du khách có thể tham quan theo lịch tŕnh b́nh thường đến Nha Trang v́ không có biểu hiện khác thường tại máy đo thân nhiệt ở sân bay. Việt Nam ngừng khai thác các đường bay đến Vũ Hán nhưng vẫn cấp phép để VietJet Air bay thêm 4 chuyến khác.

    2. Trung Quốc cấm công dân du lịch nước ngoài bằng đường hàng không. Các công ty lữ hành không đưa khách từ đại lục đến Việt Nam. Các tỉnh thành phố như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc sau đó mới tuyên bố ngừng đón khách du lịch Trung Quốc.

    3. Các cửa khẩu giáp biên giới Móng Cái, Lào Cai vẫn mở đón hàng ngàn lượt khách Trung Quốc đến tham quan Quảng Ninh.

    Ông Phạm B́nh Minh sau khi thừa nhận Việt Nam không thể đơn phương đóng cửa biên giới đă bổ sung: "Tuy nhiên, trước t́nh trạng dịch bệnh đe doạ và trong khi chưa đóng cửa biên giới, Việt Nam có thể sử dụng ngay biện pháp kiểm soát các cửa khẩu, hạn chế du lịch..."

    Theo luật xuất nhập cảnh của Việt Nam, tại khoản 7 - điều 21, có quy định “Các trường hợp chưa cho nhập cảnh” “v́ lư do pḥng, chống dịch bệnh”, khách Trung Quốc đến Việt Nam phát bệnh cho thấy luật chỉ là để áp dụng ngăn cấm các công dân bất đồng chính kiến xuất cảnh là chủ yếu.

    Đại dịch Coronavirus 2019-nCoV lần này là bằng chứng rất cụ thể cho thấy nhà cầm quyền CSVN không thể đơn phương quyết định đóng cửa biên giới để bảo vệ công dân Việt Nam. Đây cũng là bằng chứng cho thấy những cam kết đă kư bởi 2 đảng cộng sản Việt và Tàu tại Hội nghị Thành Đô 1990 có ảnh hưởng đến tương lai của Việt Nam ra sao.

    31.01.2020


    Mẹ Nấm
    danlambaovn.blogspot .com

  9. #149
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    TRÀN LAN THỊT THÚ RỪNG TẠI LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG - Tin Tức VTV24


  10. #150
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Việt Nam đóng cửa biên giới v́ bệnh dịch, có cần thỏa thuận với Trung Quốc?



    H́nh minh họa. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai trên biên giới Việt Nam Trung Quốc hôm 9/5/2014
    AFP
    Tại phiên họp Chính phủ vào chiều ngày 30/1, trước ư kiến nêu ra có nên đóng cửa biên giới với Trung Quốc để pḥng chống sự lây lan của bệnh dịch viên phổi Vũ Hán do virus Corona gây ra hay không, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm B́nh Minh cho biết “Việt Nam và Trung Quốc có kư kết hiệp ước, nếu liên quan an ninh và dịch bệnh th́ có thể đóng cửa nhưng phải có thỏa thuận giữa hai bên chứ Việt Nam không thể đơn phương”, theo Zing.vn tường thuật.

    Báo Vietnamnet dẫn lời Phó thủ tướng nói rằng: “Việc đóng cửa biên giới phải liên quan đến 2 t́nh h́nh là an ninh và dịch bệnh nhưng phải có thỏa thuận 2 nước, báo trước 5 ngày”.

    Thông tin này đă thật sự gây ra sự lo lắng cho nhiều người, không chỉ v́ phải đối diện với nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch mà c̣n liên quan về vấn đề chủ quyền quốc gia. Bởi lẽ, việc một quốc gia không thể đơn phương đóng cửa biên giới, hoặc phải đợi thỏa thuận với một quốc gia khác th́ mới được phép đóng cửa biên giới để pḥng tránh bệnh dịch, trong trường hợp này rơ ràng chủ quyền quốc gia đă bị xâm phạm.

    Tuy nhiên, khi đối với các quy định pháp lư th́ thông tin này là toàn toàn không chính xác. Cụ thể theo Hiệp định về Cửa khẩu và Quy chế quản lư cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc, tại Khoản 3 Điều 5 nêu rơ: “Để bảo vệ lợi ích xă hội, an ninh quốc gia hoặc v́ lư do thiên tai nghiêm trọng, dịch bệnh truyền nhiễm lớn, dịch bệnh động thực vật và các trường hợp bất khả kháng khác, một Bên có thể tạm thời đóng hoặc hạn chế việc qua lại cửa khẩu. Tuy nhiên, cần phải thông báo cho phía Bên kia trước 5 ngày, trong trường hợp khẩn cấp không được ít hơn 24 giờ.”

    Như vậy, căn cứ vào quy định này, trong trường ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch truyền nhiễm do virus Corona gây ra, phía Việt Nam hoàn toàn có thể đơn phương đóng cửa biên giới với Trung Quốc, với điều kiện chỉ cần thông báo cho phía Trung Quốc biết trước không được ít hơn 24h, chứ không cần phải “thỏa thuận” với phía Trung Quốc th́ mới được phép đóng cửa biên giới như thông tin mà Phó thủ tướng Phạm B́nh Minh đă nêu.

    Một Phó thủ tướng, đứng đầu ngành ngoại giao của một quốc gia mà đưa thông tin sai lệch, thiếu kiến thức pháp luật liên quan đến biên giới và chủ quyền quốc gia như vậy th́ thật đáng lo ngại.

    * Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •