Page 3 of 74 FirstFirst 12345671353 ... LastLast
Results 21 to 30 of 732

Thread: Đàm Tiếu Việt Nam

  1. #21
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Đàm Tiếu Việt Nam
    Nhận Định Của NS Tuấn Khanh Về Việc Thảm Sát Đồng Tâm

    Mời nghe và chia sẽ nổi đau đồng bào Đồng Tâm.


  2. #22
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Đàm Tiếu Việt Nam
    11-01 Cướp Đất Tại Đồng Tâm Đâu là Sự Thật ? Cộng Sản Dùng Báo Chí Xuyên Tạc Dân Đồng Tâm.



  3. #23
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Đàm Tiếu Việt Nam
    biến cố Đồng Tâm: Vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân


  4. #24
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Đàm Tiếu Việt Nam
    Đồng Tâm: „Quân, Dân“ đối đầu – Trọng, Phúc mừng vui


  5. #25
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Đàm Tiếu Việt Nam
    Liên Hiệp Quốc mở cuộc điều tra BCA Việt Nam sau vụ đánh úp Đồng Tâm


  6. #26
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Đàm Tiếu Việt Nam
    GIẾT DÂN, CƯỚP ĐẤT ĐỒNG TÂM, CHÍNH QUYỀN CỘNG SẢN ĐĂ BƯỚC QUA LÀN RANH MÁU (GIÓ BẤC)




    ‘…Đây là chiến thuật đàn áp chồng lên đàn áp, giết người bằng bạo lực để có cớ tiếp tục giết người bằng pháp luật. Sau sự đàn áp của quân đội, công an, người dân Đồng Tâm sẽ tiếp tục bị đàn áp bởi bộ máy tố tụng của nền tư pháp mà công lư chỉ là một anh hề…’



    Như dư luận đă lo ngại, sau thời gian dài trấn áp bất thành, đêm 9-1-2020, hàng ngàn bộ đội, công an trang bi vũ khí đủ loại từ lựu đạn cay, súng ống, thiết bị điện tử đến cả xe bọc thép đă bao vây, tấn công vào thộn Đồng Tâm gồm những người nông dân không vũ khí. Trong đoạn clíp ngắn ngủi vang tiếng kêu cứu của người dân Đồng Tâm người ta thấy những chớp lóe ánh sáng và tiếng nổ của bom ḿn.

    Trận tập kích quy mô, hoàn hảo!

    Một trận tập kích hỏa lực để tiêu diệt, chiếm lĩnh một căn cứ quân sự nào đó ư? Lực lượng tham chiến, vũ khí và các biện pháp tác chiến quả đúng bài bản, tương dương với trận đánh tiêu diệt căn cứ cấp tiểu đoàn mà quân đội Việt Nam vận thường áp dụng. Thời khắc khai hỏa cũng được áp dụng đúng theo khoa học của trận đánh tiêu diệt và chiếm lĩnh trận địa. Nổ súng vào lúc rạng sáng để đối phương bất ngờ và sẽ thuận lợi quan sát, truy quét tàn quân, thu vũ khí khi trời hửng sáng.

    Trận đánh lớn đă thu được kết quả tốt đẹp. Một nông dân bị giết, ít nhất một người khác bị thương, hàng chục hàng trăm người dân khác bị bắt, bị đánh đập, hàng trăm phụ nữ và trẻ em bị ngột ngạt v́ hơi cay.

    Bộ Công An đưa tin có ba công an bị người dân chống người thi hành công vụ giết chết. Điều này có thật hay không th́ không ai biết v́ hiện trường hoàn toàn bị cô lập, phong tỏa ngay cả báo chí lề phải cũng không được tiếp cận. Một ít nông dân cô thế, vũ khí tự vệ chỉ là gậy gộc, gạch đá, cao lắm là bom xăng tự chế làm sao có thể làm chết những công an đă qua huấn luyện được trang bị tận răng và có vũ khí trong tay?

    Điều chắc chắn, hệ quả thông tin ba công an bị giết tất yêu sẽ có thêm nhiều bản án tử h́nh dành cho những người bị quy chụp là hung thủ.

    Đây là chiến thuật đàn áp chồng lên đàn áp, giết người bằng bạo lực để có cớ tiếp tục giết người bằng pháp luật. Sau sự đàn áp của quân đội, công an, người dân Đồng Tâm sẽ tiếp tục bị đàn áp bởi bộ máy tố tụng của nền tư pháp mà công lư chỉ là một anh hề.

    Chính quyền nhân dân cướp đất nông dân

    Thật đáng tiếc là những nổ lực ấy, sức mạnh bạo lực ấy không nhằm vào địch quân để bảo vệ lănh thổ, bảo vệ chủ quyền quốc gia đang bị xâm phạm hàng ngày mà nhầm để trấn áp, giết chóc người nông dân nghèo khổ đang sống bám vào đất đai, nông nghiệp. Đáng tiếc và trớ trêu hơn nữa là quân đội nhân dân, công an nhân dân công cụ bạo lực của chính quyền vô sản của giai cấp công nông lại hướng mũi súng của ḿnh vào đồng bào, vào chính giai cấp nông dân.

    Mục đích cuộc tấn công vào nông dân cũng hết sức ty tiện là nhằm cướp đất của dân để phục vụ cho nhóm lợi ích mang tên doanh nghiệp Viettel.

    Không phải lần đầu tiên người nông dân Việt bị cướp đất bằng mũi súng của lực lượng vũ trang cách mạng mà trước đó Đoàn Văn Vương ở Hải Pḥng, ….. ở Đak Nông. Máu đă đổ, người đă chết, án tử đă tuyên. Nhưng những lần trước đây, chính quyền c̣n có thể biện minh về nguồn gốc đất người dân sử dụng là không hợp pháp phải áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi. Lần này th́ không. Đất Đồng Tâm của dân làng sản xuất hợp pháp từ hàng bao đời nay. Những quy hoạch, ranh giới giải tỏa ngụy tạo đều không có cơ sở. Đă từng có đại biểu Quốc Hội đến nghe người dân Đồng Tâm tŕnh bày và người dân Đồng Tâm cũng nhiều lần yêu cầu chính quyền đối thoại.

    Cuộc đàn áp Đoàn Văn Vương có thể đổ lỗi cho cấp thừa hành là công an TP Hải Pḥng. Vụ Đak Nông là hành vị của doanh nghiệp. Nhưng ở Đồng Tâm, lực lượng tham chiến là quân đội, công an chính quy. Thông tin công bố từ cổng thông tin của Bộ Công An. Hành động đàn áp này là chủ trương của chính nhà nước, của đảng cầm quyền. Hành động này không đơn lẻ mà ngày càng phổ biến với quy mô ngày càng lớn. Điểm tựa của nó là chế độ công hữu đất đai, nhân danh quyền quản lư nhà nước để cướp đất người dân làm giàu cho phe nhóm.

    Cần có tiếng nói và hành động hữu hiệu

    Theo quan niệm phổ quát của nhân loại hiện nay, chính quyền, nhà nước sinh ra là để bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân, sự tồn vong của dân tộc. Không có chính quyền nào đem binh lưc thực hiện biện pháp hành chánh giải tỏa đất, nhà của người dân vào thời khắc nửa đêm về sáng. Cuộc đàn áp đẫm máu ở Đồng Tâm đă vượt qua làn ranh máu về tính chính danh của nhà nước cộng sản Việt Nam.

    Khi bộ máy cai trị dùng sức mạnh quân sự, vũ khí giết người để triệt hạ người dân nhằm chiếm đoạt đất đai của họ th́ đó có c̣n là chính quyền nữa hay đă hiện h́nh là tổ chức khủng bố với chính dân tộc của ḿnh. Thủ Thiêm, Lộc Hưng cũng đang trong số phận của Đồng Tâm và c̣n bao nhiêu nữa những vùng đất, những con người sẽ trở thành nạn nhân cho các dự án của phe nhóm các đại gia?

    Tiếng kêu cứu thảng thốt, nghẹn ngào của người đàn ông Đồng Tâm vang lên trong vô vọng. Báo chí trong nước hoàn toàn im lặng, ngoan ngoăn đưa tin theo Bộ Công An.

    Những người hoạt động xă hội độc lập, cá biệt như anh Trịnh Bá Phương đă bị bắt ngay tức khắc khi lên tiếng về vụ việc. Cộng đồng mạng xă hội Việt Nam sôi sục nhưng cũng chỉ dừng lại ở sự phẫn nộ, bất b́nh cá nhân. Ai có thể giúp người nông dân Đồng Tâm cũng như những người dân Việt khác trong tương lai thoát ra nỗi ám ảnh bị mất nhà, mất đất, mất cả tính mạng bất cứ lúc nào?

    Cộng đồng người Việt ở hải ngoại cần thể hiện t́nh yêu nước, yêu đồng bào không chỉ bằng những đồng kiều hối thấm đẩm mồ hôi mà cần lên tiếng ngăn chặn bàn tay nhuốm máu của bộ máy cầm quyền hiện nay.

    Người dân Việt rất cần sự lên tiếng và những biện pháp có hiệu lực của các tổ chức quốc tế nhằm giám sát, ngăn chặn và thay đổi những định chế pháp luật bất công, tàn bạo của giới cầm quyền Việt Nam hiện nay.

    Nghị viện EU cần cân nhắc việc phê chuẩn hiệp định hợp tác thương mại với một nhà nước chà đạp lên sinh mạng người dân, cướp đất của dân để ăn chia với các nhóm lợi ích?

    Gió Bấc

    Nguồn: rfavietnam.com/node/5912

  7. #27
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Đàm Tiếu Việt Nam
    Đồng Tâm căn cứ vào pháp lư nào, hay kết thúc một biểu tượng t́nh yêu Quê Hương, Đất Nước?


  8. #28
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Đàm Tiếu Việt Nam
    ''Vụ Đồng Tâm'': Một tiền lệ ''hết sức nguy hiểm'' cho Việt Nam


    Làng Hoành, xă Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội), nơi xảy ra vụ can thiệp của lực lượng an ninh, ngày 09/01/2020.

    Bạo lực bùng nổ tại xă Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, sớm 09/01/2020 - liên quan đến tranh chấp đất đai – khiến nhiều người tử vong, cả về phía người dân, cũng như về phía công an. Nhiều người hết sức bất ngờ trước kết cục bi thương này. Giáo sư Hoàng Dũng, một nhà hoạt động xă hội tại Việt Nam, cho biết vụ Đồng Tâm là một ''cú sốc'', tạo một tiền lệ ''hết sức nguy hiểm'', trong hành xử của chính quyền với người dân.


    Từ một tranh chấp dân sự chuyển thành một vụ án h́nh sự, tranh chấp tại Đồng Tâm giờ đây đă biến thành một xung đột thảm khốc. Theo thông báo chính thức từ phía công an, ba nhân viên an ninh thiệt mạng cùng một dân làng. Hiện không thể biết chính xác về những ǵ diễn ra vào lúc tảng sáng ngày 09/01 tại làng Hoành (xă Đồng Tâm), do truyền thông và điều tra độc lập không được phép tiếp cận hiện trường. Chính quyền, một mặt khởi tố vụ án giết người thi hành công vụ, mặt khác phong tỏa hiện trường. Báo chí chính thức trong nước về cơ bản không có cơ hội tiếp cận địa phương, chủ yếu đăng tải các thông tin từ cơ quan công an, hoan nghênh cuộc can thiệp.

    Đọc thêm : Luật sư : Không có cơ sở pháp lư để dùng vũ lực ở Đồng Tâm
    Đối với nhiều người, vụ Đồng Tâm chắc chắn rồi đây sẽ trở thành một sự kiện lịch sử, một bước ngoặt trong cách thức chính quyền xử lư tranh chấp với người dân tại Việt Nam.

    Trả lời RFI tiếng Việt, Giáo sư - nhà ngôn ngữ học Hoàng Dũng (từ Sài G̣n) nhận xét : cách hành xử của chính quyền, trong vụ can thiệp thảm khốc tại Đồng Tâm và sau đó, cho thấy chính quyền đang trên con đường khuyến khích bạo lực, ''ca ngợi'' việc sử dụng bạo lực chống lại người dân. Quyền lực không được kiểm soát thường đi đôi với độc quyền chân lư - sử dụng bạo lực mù quáng. Có một điều đầy nghịch lư đáng lưu ư là phương cách hành xử chưa từng có với dân này, như kiểu ''thời chiến'' của chính quyền, lại diễn ra đúng vào lúc mà xă hội Việt Nam đang trong cơ hội hội nhập mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế.

    ***

    RFI: Xin Giáo sư biết cảm nhận chung của ông về vụ bạo lực thảm khốc tại Đồng Tâm vừa xảy ra.

    GS Hoàng Dũng: Tôi nghĩ là tôi cũng như mọi người đều sốc. Chỉ c̣n chừng hai tuần nữa là Tết. Mà Tết của người Việt Nam, khỏi phải nói là nó thiêng liêng như thế nào. Nhà nước, dù giả sử là lẽ phải về phía ḿnh, cũng nên dời lại việc đem lính về Đồng Tâm, sau Tết chừng một tháng chẳng hạn. Tôi không hiểu người nào đưa ra quyết định bất chấp truyền thống của đất nước như vậy. Năm ngoái đây, ở Sài G̣n, (vụ cưỡng chế) Vườn rau Lộc Hưng cũng diễn ra trước Tết như thế. Dường như người ta không biết rút kinh nghiệm ǵ cả, dường như người ta bất chấp. Cái đau khổ dường như là của người khác, chứ không phải của đồng bào ḿnh.

    Điểm thứ hai là cái giá trả đắt quá! Cả các chiến sĩ công an, lẫn người dân. Tôi thấy đoạn video quay cụ Ḱnh mà tôi không cầm được nước mắt. Ở trên ngực, ở vị trí của trái tim, có một vết đạn. Và từ trên xuống dưới là một đường mổ chạy dài. Từ trên ngực xuống bụng. Mà nghe đâu cụ c̣n bị đánh găy hẳn một cái chân. Tôi nghe lời chị Nhung con của cụ nói, th́ cuộc tấn công ngay vào nhà vào ban đêm. Th́ tất cả những cái đó vượt quá sức tưởng tượng của người dân, cho dù trước đây không phải là không có những việc tương tự, dầu ở một tầm mức thấp hơn.

    Điều mà tôi muốn nói là Nhà nước dường như không biết rút kinh nghiệm ǵ cả. Sau vụ tấn công vào nhà Đoàn Văn Vươn (Tiên Lăng - Hải Pḥng năm 2012), th́ ông Giám đốc sở Công An Đỗ Hữu Ca ca ngợi là ''một trận đánh đẹp'', không những không bị kỷ luật mà c̣n được phong lên tướng (vụ Đoàn Văn Vươn là một vụ được coi là đỉnh điểm về xung đột về đất đai, tại Việt Nam, với kết quả là 4 công an và 2 người thuộc quân đội bị thương. Sau này, việc thu hồi đất bị hủy bỏ, một số cán bộ địa phương liên quan bị đ́nh chỉ công tác và bị cách chức).

    Việc đó nó khuyến khích những người có công cụ chuyên chính trong tay, súng ống trong tay, khiến cho họ không suy nghĩ ǵ nhiều khi muốn dùng vũ lực, nhất là dùng vũ lực với người dân. Trong một xă hội tử tế hơn, nghĩa là trong một xă hội mà người dân thực sự có quyền lực, th́ những lạm dụng quyền lực như vậy, không phải tuyệt nhiên không thể xẩy ra, nhưng những người nào lạm dụng quyền lực, ngay sau đó chắc chắn sẽ nhận lại hậu quả. Chính điều đó khiến cho ở một xă hội tử tế, những lạm dụng bạo lực theo kiểu này rất hiếm, xảy ra ít hơn rất nhiều, và mức độ ít gay gắt hơn.

    Đó là điều tôi muốn nói. V́ chuyện thương vong, dù đau đớn, nhưng đă xảy ra. Vấn đề là làm sao trong tương lai phải tránh những vụ tương tự. Tôi sợ rằng trong tương lai cũng sẽ không tránh được. Bởi v́ ngay cách xử lư của vụ Đồng Tâm, ta thấy là người ta không biết rút kinh nghiệm.

    Một ngày sau khi vụ Đồng Tâm xảy ra, đă thấy Quyết định phong huân huy chương cho những chiến sĩ hy sinh. Và điều kỳ quái là trong Quyết định đó ghi rơ những người này đă có đóng góp trong ''sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xă hội và bảo vệ Tổ quốc''. Lẽ nào 4 giờ sáng tấn công vào làng, rồi để cho xảy ra chuyện người dân chết, mà cái đó lại góp phần vào ''sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xă hội và bảo vệ Tổ quốc''? Người kư, ông chủ tịch Nước, khi đọc vào đó, ông có đọc cái văn bản ông kư không? Hay là cấp dưới đưa lên rồi ông kư thế?

    Nhưng dù có đọc hay không đọc, khách quan mà nói họ đă ca ngợi ứng xử bạo lực như vậy. Mà điều này cực kỳ nguy hiểm.

    Trong những trường hợp khác, tôi thấy người ta làm chậm hơn rất nhiều. Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 (chống Trung Quốc xâm lược), bao nhiêu người hy sinh. Mà cho đến nay, đă có bao nhiêu người được huân huy chương? 40 năm qua, thậm chí có người chiến công của họ c̣n bị quên lăng. Tên tuổi họ không được nhắc nhở đến. Thế mà chỉ một ngày, sau khi xảy ra vụ Đồng Tâm, có ngay huân huy chương?!

    Vấn đề không phải là đối xử với người đă hy sinh, tôi không nói chuyện đó. Tôi nói việc nhanh nhẩu quá như thế, về mặt khách quan, là ca ngợi một hành động bạo lực đối với người dân. Mà đó là một chuyện hết sức nguy hiểm.

    RFI: Ông nghĩ sao về vấn đề đất đai đằng sau xung đột này?

    GS Hoàng Dũng: Đất đai là điểm nóng. Điểm nóng này bắt nguồn từ Hiến pháp, khi cho rằng đất đai thuộc về toàn dân. Trên thực tế, thuộc về toàn dân cũng có nghĩa là không thuộc về ai cả, hay nói một cách khác, thuộc về một ai đó nắm quyền lực, trong điều kiện quyền lực quá tập trung như ở Việt Nam. Thành thử không phải ngẫu nhiên mà với cả Việt Nam lẫn Trung Quốc cái chuyện đất đai đều là điểm nóng.

    Việc giầu lên của các cán bộ cao cấp cho đến cấp thấp, chỉ cần nhắc lại vụ mấy quan chức ở Đà Nẵng vừa bị kỷ luật, rồi những quan chức ở Sài G̣n, trong vụ Thủ Thiêm bị kỷ luật. Tất cả đều liên quan đến đất đai. Cho nên ngày nào c̣n duy tŕ điều ''đất đai thuộc về toàn dân'', th́ ngày đó c̣n cho những người cầm quyền cái công cụ để mà tước đoạt đất đai… Phải đặt chuyện Đồng Tâm trong bối cảnh những chuyện tương tự. Ta biết rằng, theo thừa nhận của chính Nhà nước Việt Nam, một số lượng rất lớn, khoảng 70 – 80% các vụ kiện liên quan đến đất đai. Thành ra xử lư đất đai cho tử tế, bắt nguồn ngay từ trong luật, th́ sẽ giải quyết được các vụ tương tự như Đồng Tâm.

    Nhưng, như tôi đă nói, đó là bí mật mà ai cũng biết: Đây là nguồn gốc của sự giàu có bất thường của nhiều quan chức. Sửa rất khó. Mà họ lại giương cao ngọn cờ là như thế mới là chủ nghĩa xă hội… Chừng nào họ không sửa được Hiến pháp như thế, không vụ ''Đồng Tâm này'' sẽ có vụ ''Đồng Tâm khác''. Việc xử lư khéo hay không khéo chẳng qua thực ra chỉ là cái ngọn. Cái gốc, cái để nẩy sinh ra chuyện cướp đất, mà nhân danh là chuyện thu hồi là bắt nguồn từ trong luật pháp, từ trong thể chế.

    RFI: Chuyện đất đai là gốc rễ, c̣n cách hành xử của chính quyền trong vụ này như ông cho biết tạo thêm một tiền lệ ''rất nguy hiểm'' trong quan hệ chính quyền - người dân. Về cách truyền thông của chính quyền trong vụ này, ông có nhận xét ǵ ?

    GS Hoàng Dũng: Tôi thấy mặc dù hiện nay, ''lực lượng 47'' (tức các ''dư luận viên'' của chính quyền) – mà theo lời thừa nhận của những người có trách nhiệm, riêng trong quân đội là 10.000 người - lên trên mạng th́ biết là họ chửi bới rất nặng nề, th́ càng thấy tính chất phi nghĩa của cái hành động tấn công vào Đồng Tâm.

    Và việc xử lư không tốt giai đoạn ''hậu Đồng Tâm'', như việc ngay tức khắc phong cấp tốc huân huy chương, th́ tôi sợ rằng sẽ kéo nhà cầm quyền đi đến một xu hướng khẳng định làm với Đồng Tâm như thế là đúng. Kéo đi quá xa, đến mức sau này muốn xin lỗi người dân cũng đă khó. Họ không thấy cái đó.

    Tôi dùng chữ ''xu hướng'' là v́ ở các nước khác, tôi không biết thế nào, nhưng ở Việt Nam cần đọc dưới những con chữ. Những cái mà truyền thông Nhà nước nói đôi khi rất mạnh bạo, rất là quyết liệt th́ vài hôm sau có thể thay đổi hết. Bởi v́, cái thể chế Việt Nam có dân chủ ǵ đâu, tất cả truyền thông trên báo chí họ được chỉ đạo, mà được chỉ đạo, th́ hôm nay chỉ đạo kiểu này, th́ hôm khác chỉ đạo kiểu khác. Cho nên nó sẽ thay đổi nhanh.

    Chỗ riêng tư, tôi đă tiếp xúc khá nhiều người, trước đây có những chức vụ khá lớn, họ đau xót, thậm chí có người phẫn nộ. Tôi tin rằng với lương tri của con người b́nh thường, họ sẽ tác động đến những người có trách nhiệm. Vấn đề là họ càng tỉnh ngộ sớm, họ càng thấy cách làm đó là không đúng đắn, họ đi t́m cách làm như thế nào để hợp ḷng dân hơn. Th́ cái vụ Đồng Tâm sẽ thúc đẩy theo cái hướng ít đau xót hơn, theo hướng tốt đẹp cho tương lai hơn.

    C̣n nếu không th́ vụ Đồng Tâm này không có ích ǵ cả, v́ không rút được kinh nghiệm ǵ cả cho chuyện tương lai. Vụ ông Đoàn Văn Vươn đă như vậy, sau đó xảy ra vụ Đồng Tâm. Như vậy họ không rút ra kinh nghiệm ǵ cả.

    Tôi thấy xu hướng hiện nay rất xấu: tràn ngập trên các trang mạng lời của các dư luận viên, chửi bới nặng nề. Trên báo chí chính thức, toàn đưa theo nguồn tin của bộ Công An. Không có một tờ báo nào có điều tra riêng. Nhiều người nói với tôi rằng hiện nay báo chí không được tiếp cận. Ít nhất là đến thời điểm này. Một khi mà báo chí tất cả phải đưa nguồn tin từ Công An, th́ khó ḷng mà việc Đồng Tâm được xử lư để người ta tâm phục, khẩu phục. Ở Việt Nam, ngay cả khi báo chí được điều tra, người ta c̣n sợ truyền thông bị chỉ đạo, huống ǵ bây giờ tất cả nguồn tin đều ở bên ngành Công An.

    Tóm lại, tôi muốn nói là t́nh h́nh hiện nay, đấy là kiểu xử lư thông tin theo kiểu thời chiến. (Xử lư thông tin theo kiểu thời chiến, đi kèm với với hành xử như kiểu thời chiến). Bốn giờ sáng tập trung hàng ngàn quân, trước đó cắt sóng, cấm học tṛ đi học, rồi nội bất xuất, ngoại bất nhập. Tức là ngay từ đầu người ta từ chối con đường thương lượng, từ chối con đường phi bạo lực.

    Ngay cả chuyện cụ Ḱnh th́ bây giờ đă rơ rồi: Chết trong nhà cụ (chứ không phải trong khi chống lại người thi hành công vụ tại khu vực xây tường rào sân bay ở Cánh đồng Sênh, như phía chính quyền từng thông báo). Trong lúc đó việc xây tường, theo truyền thông Nhà nước ở cánh đồng Sênh, cách đó xa đến mấy cây số. Người ta không hiểu nổi tại sao việc xây tường ngăn lại ở xa như vậy, c̣n việc bắn giết lại xảy ra ở trong làng. Thông tin trái ngược như thế, th́ một người đọc có suy luận b́nh thường thôi họ không tin được.

    RFI : Ông có thêm chia sẻ nào với công chúng ?

    GS Hoàng Dũng : Tôi nghĩ là trong t́nh h́nh hiện nay, Nhà nước tốt nhất là công khai. Càng minh bạch thông tin càng tốt. Tờ Luật Khoa - một trang mạng - đă đưa ra mấy chục câu hỏi, đ̣i ông Tô Lâm (bộ trưởng Công An) phải trả lời. Tôi nghĩ rằng hỏi ông Tô Lâm là đúng, bởi v́ Trung đoàn Cảnh sát cơ động (đơn vị tham gia vào cuộc can thiệp tại Đồng Tâm) thuộc bộ Công An. Nhưng mà người chịu trách nhiệm trả lời cuối cùng cũng không chỉ là ông Tô Lâm.

    Và trong toàn bộ các câu trả lời, ít nhất phải cho thấy là : cuối cùng th́ Ai ra lệnh ? Người dân cần biết cái đó ! Mà nếu mà họ ra lệnh, họ cảm thấy đúng đắn, họ cho rằng việc như thế là góp phần ''xây dựng chủ nghĩa xă hội, góp phần vào bảo vệ Tổ quốc'', tại sao họ không ra mặt ?

    Nên công khai danh tính những người nào đă ra cái lệnh tiến hành trận chiến ở Đồng Tâm như vậy !

    RFI : Xin cảm ơn Giáo sư Hoàng Dũng.

  9. #29
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Đàm Tiếu Việt Nam
    Vụ Đồng Tâm: Ba viên chức công an tử vong được truy tặng huân chương


    Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm (giữa) đến chia buồn với gia đ́nh của một trong những viên chức công an tử vong trong vụ đụng độ với người dân ở Đồng Tâm, Hà Nội, ngày 11 tháng 1, 2020.


    Ba viên chức công an tử vong trong vụ đụng độ ở xă Đồng Tâm bên ngoài Hà Nội được truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất, truyền thông trong nước đưa tin vào ngày thứ Bảy, trong khi thi thể của ông Lê Đ́nh Ḱnh, thường dân duy nhất được chính thức xác nhận thiệt mạng, cũng được trả về cho gia đ́nh.

    Những cái chết này đánh dấu một kết cục bi thảm giữa căng thẳng và phẫn nộ sục sôi liên quan đến một trong những vụ tranh chấp đất đai thu hút nhiều sự chú ư nhất giữa người dân và chính quyền trong những năm qua ở Việt Nam.

    Các viên chức công an được xác định là Đại tá Nguyễn Huy Thịnh, phó trung đoàn trưởng trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an; Trung úy Dương Đức Hoàng Quân, cán bộ tiểu đoàn 1, trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an; và Thượng úy Phạm Công Huy, cán bộ Đội chữa cháy và cứu nạn - cứu hộ khu vực 3, Pḥng Cảnh sát pḥng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an thành phố Hà Nội, Bộ Công an.

    Ba người này được nói là đă “lập chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xă hội và bảo vệ Tổ quốc,” theo một bản tin của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).

    Bản tin cho biết Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hôm thứ Sáu đă kí quyết định truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất cho họ và cơ quan công an các cấp cũng đă kí quyết định thăng cấp bậc hàm cho họ.

    Nhà chức trách ở Hà Nội ngày thứ Sáu ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra vụ việc xảy ra tại xă Đồng Tâm thuộc huyện Mỹ Đức hôm thứ Năm. Các tội danh bị khởi tố bao gồm giết người; tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép và chống người thi hành công vụ.

    Một thông cáo của Bộ Công an trước đó cho biết vụ đụng độ chết người xảy ra khi lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn bị tấn công bởi những người dân chống đối “sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng.”

    Ông Lê Đ́nh Ḱnh, 84 tuổi và được nhiều người dân địa phương xem là thủ lĩnh tinh thần trong cuộc tranh chấp, thiệt mạng trong vụ đụng độ được nói là diễn ra vào lúc 4 giờ sáng tại nhà của ông.

    Video lan truyền trên mạng xă hội cho thấy thi thể được trả về của ông được khâu lại từ ngực xuống bụng và bên cạnh tim của ông có một vết thương nhỏ trông như vết đạn bắn. Một số người thân của ông báo cáo chân của ông cũng bị găy ĺa.

    Các chi tiết xung quanh vụ đụng độ và những cái chết vẫn c̣n mù mờ và nhà chức trách thắt chặt kiểm soát thông tin liên quan tới vụ việc. Các tường tŕnh trên truyền thông chính thống quy trách nhiệm cho ông Ḱnh và những người chống đối trong khi trên mạng xă hội dường như có một chiến dịch ồ ạt nhắm mục tiêu đả kích họ và những người ủng hộ họ.

    Tổ chức Theo dơi Nhân quyền Quốc tế (HRW) đă ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam mở một cuộc điều tra công khai và khách quan về vụ đụng độ gây tử vong ở Đồng Tâm.

    Tổ chức này cũng kêu gọi Việt Nam cho phép các nhà báo, các nhà ngoại giao và các quan chức thuộc LHQ đến t́m hiểu t́nh h́nh ở Đồng Tâm và giám sát việc điều tra vụ việc của chính phủ.

    Tranh chấp đất đai ở Việt là một trong những vấn đề nóng bỏng thường dẫn tới nhiều vụ khiếu kiện và xung đột giữa người dân và chính quyền mà đôi khi biến thành bạo lực đẫm máu.

    voa

  10. #30
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Đàm Tiếu Việt Nam
    Đồng Tâm chưa xong, lại có đụng độ v́ đất ở Bắc Ninh


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 6 users browsing this thread. (0 members and 6 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •