Page 38 of 74 FirstFirst ... 2834353637383940414248 ... LastLast
Results 371 to 380 of 732

Thread: Đàm Tiếu Việt Nam

  1. #371
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Khởi đầu “bí ẩn” không phải chợ Vũ Hán – Biên giới Việt Trung vẫn mở



  2. #372
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Giàu sang trên xương máu dân nghèo
    Choáng ngợp với lâu đài 3000 tỷ của siêu đại gia đất Ninh B́nh


  3. #373
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Phi cơ Nam Hàn phải quay đầu v́ không được cho hạ cánh ở Nội Bài
    Feb 29, 2020

    Phi cơ Asiana Airlines. (H́nh: Yonhap)
    HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Một chuyến bay của Hăng Hàng Không Nam Hàn Asiana Airlines đă quay lại nơi xuất phát sau khi nhà chức trách Việt Nam ngăn không cho nó hạ cánh tại phi trường Nội Bài, Hà Nội.

    Hôm 29 Tháng Hai, hăng tin Yonhap cho hay chuyến bay OZ729 chở 40 hành khách của Asiana Airlines quay lại phi trường quốc tế Incheon khoảng hai giờ sau khi khởi hành đến Hà Nội vào lúc 10 giờ 30 phút sáng, giờ địa phương.

    Asiana cho biết nhà chức trách Việt Nam yêu cầu phi cơ phải hạ cánh tại phi trường Vân Đồn, cách Nội Bài ở Hà Nội khoảng 140 km.


    Hăng tin Nam Hàn cho biết “chưa rơ lư do tại sao nhà chức trách Việt Nam đưa ra yêu cầu này.”

    Tuy vậy, báo VietNamNet hôm 29 Tháng Hai cho biết, phi trường Nội Bài nhận chỉ thị rằng chỉ tiếp nhận các hành khách nhập cảnh từ Nam Hàn mà không xuất phát từ hai địa phương có dịch là Daegu và Gyeongsang. Thay cho Nội Bài, các chuyến bay này sẽ phải hạ cánh tại một trong ba phi trường là Vân Đồn ở tỉnh Quảng Ninh hoặc Phù Cát ở B́nh Định, hoặc Cần Thơ.

    Cùng ngày, trang tin KBS World của Nam Hàn dẫn lời một quan chức không được nêu danh tính, giải thích rằng quyết định quay đầu phi cơ được đưa ra v́ Hăng Asiana “không có kinh nghiệm đáp ở phi trường Vân Đồn.”

    Cũng theo VietNamNet, lượng hành khách từ Nam Hàn về phi trường Nội Bài trong hai ngày 28, 29 Tháng Hai khá đông, mỗi ngày có tới 16 chuyến bay với khoảng hơn 2,000 người về từ Nam Hàn. Hành khách chủ yếu đến từ Incheon (Seoul) và Busan.

    “Tại Nội Bài, những hành khách về từ Nam Hàn phải chờ đợi nhiều giờ đồng hồ để làm thủ tục cách ly y tế nên không tránh khỏi mệt mỏi,” VietNamNet ghi nhận.


    Phi trường Nội Bài loan báo chỉ tiếp nhận các hành khách nhập cảnh từ Nam Hàn không xuất phát từ hai địa phương có dịch là Daegu và Gyeongsang. (H́nh: VietNamNet)
    Trong một diễn biến khác, trang Thông Tin Chính Phủ loan báo tạm dừng chính sách miễn thị thực đơn phương đối với công dân Nam Hàn từ 0 giờ sáng 29 Tháng Hai, nhằm “tăng cường khả năng kiểm soát đối với sự lây lan của dịch bệnh virus COVID-19.” Tuy vậy, những công dân Nam Hàn “có thị thực phù hợp” vẫn được phép nhập cảnh Việt Nam.

    Đây là lần đầu tiên nhà chức trách Việt Nam đưa ra biện pháp cứng rắn như vậy trong 16 năm, kể từ thời điểm Hà Nội áp dụng chính sách miễn thị thực 15 ngày cho người Nam Hàn vào năm 2004.

    Trang tin KBS World cảnh báo rằng hành động mới nhất của nhà chức trách Việt Nam có thể khiến có thêm chuyến bay khác của Nam Hàn đến Việt Nam “dự trù sẽ bị hủy.”

    Việc Hà Nội tạm dừng chính sách miễn thị thực đơn phương đối với công dân Nam Hàn diễn ra trong bối cảnh mạng xă hội Việt Nam dấy lên lời kêu gọi nhà đài YTN News của Nam Hàn phải “xin lỗi” v́ phát phóng sự được cho là “chê bai khu cách ly, xem thường bánh ḿ ở Việt Nam.”

    Theo báo Zing, du khách Nam Hàn “là thị trường quan trọng với kỹ nghệ du lịch Việt Nam khi luôn nằm trong top khách quốc tế, chỉ sau Trung Quốc.” Cụ thể, trong năm 2019, du khách Nam Hàn tới Việt Nam đạt 4.3 triệu lượt, sau Trung Quốc (5.8 triệu lượt). Đà Nẵng và Hội An (ở tỉnh Quảng Nam) được ghi nhận là hai điểm được du khách Nam Hàn ưa chuộng nhất tại Việt Nam. (N.H.K)

  4. #374
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    TANG LỄ H̉A THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ, NHỮNG ĐIỀU BÂY GIỜ MỚI KỂ (1 & 2) (TUẤN KHANH)
    Tháng 3 01, 2020

    ‘…Khi thầy Thích Thanh Phong cũng lên tiếng đ̣i mang tro cốt của Đức Tăng Thống ra, tôi mới thấy làm lạ. V́ ông ta không là gia quyến cũng không liên quan ǵ đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất cả. Và việc ông ta chen vào tận trong đó th́ tôi không rơ được…’


    Trải qua 3 ngày, đám tang của ḥa thượng Thích Quảng Độ có vẻ như đă diễn ra rất êm ả. Nhưng thực tế th́ không phải vậy. Những ǵ được ghi nhận suốt 3 ngày tang lễ tại chùa Từ Hiếu, cho đến tận khi tiễn đưa ngài ở Đài hóa thân tại Đa Phước, B́nh Chánh là những điều bất ngờ cần phải được ghi lại. “Mưu hèn kế bẩn” – đó là lời tóm tắt được coi là đầy đủ nhất, từ một Phật tử đă ở bên cạnh kim quan của ḥa thượng Thích Quảng Độ, khi chứng kiến tất cả. Nhưng v́ mục đích là phải để tang lễ được suôn sẻ, hầu hết mọi người đều nhắc nhau im lặng, hành động im lặng.Nhưng rồi, những ǵ cần nói, vẫn phải nói. Đầu tiên là những chuyện liên quan đến ngày di quan của Đức Tăng Thống đến đài hóa thân. Ḥa thượng Thích Ngộ Chánh, chứng nhân trực tiếp của những điều xảy ra, kể lại cho biết.

    – Dạ, điều đáng nói nhất là lúc di quan, đưa ḥa thượng Thích Quảng Độ về đài hóa thân. Khi bắt đầu đi th́ có công an dọn đường cho đoàn xe tang. Đến các ngă ba, ngă tư th́ đoàn xe tang luôn được ưu tiên. Nếu chỉ nh́n bề ngoài thôi, th́ thấy đám tang diễn ra rất thuận lợi. Nhưng trước đó, một số anh em trong gia đ́nh Phật tử xin giấu tên, nói cho biết rằng những chiếc xe hoa và xe tang, chủ yếu là những xe có để băng-rôn tiễn đưa ḥa thượng Thích Quảng Độ có ghi chữ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, đều bị thả đinh dưới bánh xe. Do từ đầu mọi người đă tính đến chuyện này, nên các anh em gia đ́nh Phật tử im lặng nhắc nhau kiểm tra và gỡ ra. Đến sáng sớm khi đoàn xe chuẩn bị di chuyển th́ anh em vẫn phải kiểm tra một lần nữa, v́ nếu không, những xe có băng-rôn đó sẽ bị xẹp bánh dọc đường, không theo đoàn được.

    Nhưng chuyện chỉ là khởi đầu. Khi đến đài hóa thân, lúc đang làm lễ tiễn, đột nhiên có ai đó, xưng là người thân của thầy Thích Nguyên Lư, mời thầy ra nói chuyện gấp. Lời yêu cầu này quấy rầy đến mức thầy Thích Nguyên Lư phải bỏ lễ đi ra, để lại cho các thầy khác phụ trách. Nhưng dường như đó là kế nghi binh, tôi nghĩ vậy. Ngay sau đó, khi kim quan được đưa vào nơi thiêu, đă có khoảng 20 người tự xưng là gia đ́nh của ḥa thượng Thích Quảng Độ, tự đeo khăn tang trắng, lao vào và đ̣i sau khi thiêu, sẽ mang tro cốt về Bắc để thờ cúng. Một cuộc giằng co rất dữ dội đă diễn ra. Các quư thầy phụ trách tang lễ đă rất khó khăn để ôn ḥa giữ vững lập trường và di nguyện của Đức Tăng Thống là sau khi hỏa táng, sẽ mang về chùa giữ trong 49 ngày, sau đó mang đi thủy táng.

    – Nhưng những người “bà con” đó, có ai biết ǵ về họ hay không? Và mục đích của họ là ǵ khi kéo đến vào giờ cuối với ư định cướp tro cốt của Đức Tăng Thống?

    - Dạ, gia đ́nh bà con đó, co khoảng 20 người xưng là bà con có họ và xa, chứ không ai là gần gũi thật sự. Kể cả khi lúc Đức Tăng Thống sinh thời, cũng chẳng thấy họ lai văng bao giờ. Những người đó vào giờ đợi lấy tro cốt mới xuất hiện, tự đội khăn tang trắng và đ̣i giành lấy tro cốt mang đi. Sự việc diễn ra rất lâu. Sau khi không tranh luận được với quư thầy phụ trách tang lễ, những người này đột nhiên thay đổi thái độ, yêu cầu phải mang đi thủy táng ngay lập tức trước mắt họ, chứ không được mang về chùa, qua 49 ngày.

    Mọi thứ đă giằng co quyết liệt cho đến tận 4g chiều mới kết thúc. Các thầy dứt khoát với quyết tâm thực hiện di nguyện của Đức Tăng Thống như đă bàn tính. Vào lúc đó, các anh em gia đ́nh Phật tử được lệnh tập trung đến, bảo vệ đến cùng tro cốt của Đức Tăng Thống, v́ sợ có thể bị cướp đi. Bởi lúc tranh căi, có những người trong “gia đ́nh” có vẻ như muốn khống chế quư thầy để lấy tro cốt đi. Sự kiện này được ghi nhận trong văn bản của Ban hướng dẫn Gia đ́nh Phật Tử Quảng Đức – Sài G̣n về công đức của các anh em đă nổ lực bảo vệ an toàn tro cốt của Đức Tăng Thống về lại Chùa Từ Hiếu.


    - Có một vài anh em bên gia đ́nh Phật tử kể lại rằng, sự kiện đó cho thấy những người gọi là “bà con” của Đức Tăng Thống không có vẻ b́nh thường, như kiểu được sắp đặt. Về phần Thầy, th́ có nhận xét ǵ?

    - Một người xuất gia th́ đă dứt bỏ tất cả, đời sống ngày thường đă vậy, khi viên tịch là chấm dứt, không như một người qua đời b́nh thường. Tôi cũng nói thêm cho anh được rơ, là đối với một người tu hành khi qua đời, th́ khăn tang là màu vàng chứ không là màu trắng. Những người “bà con” này không hiểu biết ǵ về ư nghĩa này là một điều đáng suy nghĩ – có thể họ được tư vấn để hành động – nhưng lại không hiểu sâu về cách thức nên lạc lơng.

    Ngoài ra, về sự kiện giành tro cốt, tôi được biết có sự có mặt của ḥa thượng Thích Thanh Phong, trụ tŕ chùa Vĩnh Nghiêm, trường ban kinh tế Trung Ương của giáo hội Việt Nam do nhà nước lập ra – tức dân gian hay gọi là Phật giáo quốc doanh – ông ta cũng can thiệp vào chuyện này. Khi thầy Thích Thanh Phong cũng lên tiếng đ̣i mang tro cốt của Đức Tăng Thống ra, tôi mới thấy làm lạ. V́ ông ta không là gia quyến cũng không liên quan ǵ đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất cả. Và việc ông ta chen vào tận trong đó th́ tôi không rơ được. Tôi xin thưa lại như vậy.

    Nguồn:nhacsituankhan h.wordpress.com/2020/02/29/tang-le-hoa-thuong-thich-quang-do-nhung-dieu-bay-gio-moi-ke-1/

    Tang lễ ḥa thượng Thích Quảng Độ, những điều bây giờ mới kể (2)


    Ít ai biết rằng, vào ngày đầu của tang lễ tại Chùa Từ Hiếu, khi giăng băng-rôn có ḍng chữ “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất” trước cửa chùa, chỉ ít giờ sau, một nhóm người của nhà nước, bao gồm an ninh, ban tôn giáo… đă đến yêu cầu các thầy phụ trách tang lễ phải tháo xuống. Đó cũng là một cuộc giằng co dai dẳng, v́ chữ “Phật giáo thống nhất” luôn là cái gai trong mắt của nhà cầm quyền. Cuối cùng, khi các thầy nhất quyết không hạ, và chỉ nói là “sẽ hạ khi hết tang lễ” th́ phía phái đoàn của nhà nước đành ra về, nhưng lại mở ra chuyện răi đinh dưới các xe có hoa tang đề chữ Phật giáo thống nhất như đă nói ở phần 1 của bài.Riêng về ḥa thương Thích Thanh Phong, trụ tŕ của chùa Vĩnh Nghiêm – mà có lời đồn đăi rằng ông vốn là người của “ngành”, có những đặc quyền riêng khác với một thầy tu b́nh thường – th́ đă có mặt rất sớm ở chùa Từ Hiếu, ngay khi tang lễ vừa dựng nên. Ông Phong xuất hiện với nhóm người của ḿnh, ghi h́nh, ḍ xét mọi thứ và cũng công khai đi đến chỗ các nhân viên mật vụ đang theo dơi ở chùa để bàn bạc. Nguồn tin hàng lang cho biết, ông Phong c̣n là người đề xuất ư kiến với phía an ninh là phải dè chừng chuyện khi hỏa táng, vẫn c̣n lại những phần xá lợi (tương tự như với ḥa thượng Thích Trí Quang), và điều này là “mối nguy tinh thần” về sau. Sự kiện nhóm người xuất hiện cùng ḥa thượng Thích Thanh Phong xông vào hậu điện của Đài hóa thân đ̣i lấy tro cốt, dường như đă lư giải cho điều này. Ḥa thượng Thích Ngộ Chánh lại nói thêm cho biết về chuyện này.

    - Theo sự quan sát của nhiều anh em gia đ́nh Phật Tử, về ḥa thượng Thích Thanh Phong, th́ có kể lại rằng, không giống với những ḥa thượng khác cũng từ giới Phật giáo quốc doanh đến viếng, dù khác biệt chỗ đứng nhưng trân trọng với tâm tang rồi về, mà ḥa thượng Thích Thanh Phong rất công khai hành động theo mục đích rất riêng?

    - Dạ, chuyện này th́ tôi có biết rơ. Và tôi c̣n biết là thầy Thanh Phong đến, mang theo cả người chụp ảnh, quay h́nh riêng cho ông. Dĩ nhiên, cho mục đích riêng chứ không liên quan ǵ đến ban tang lễ của chùa Từ Hiếu.

    - Dẫu sao, vẫn có những điều ghi nhận là về phía an ninh, dường như đă có một sự ḥa hoăn nhất định, chứ không căng thẳng như dự đoán, dù số lượng công an, dân pḥng và an ninh thường phục trực chung quanh chùa Từ Hiếu vẫn rất đông…

    - Dạ, tôi nhận thấy là an ninh thường phục rất nhiều, đặc biệt là vào ngày đưa kim quan đến Đài hóa thân. Họ quay camera, quay bằng điện thoại hết diễn biến tang lễ, người dự tang lễ… Điều dễ nhận ra họ là tất cả đều đeo khẩu trang với kiểu giấu mặt, và khẩu trang cũng giống nhau. Cách thức của họ cũng rất khác biệt với những người đến viếng.

    Tại tang lễ, th́ không có ai bị công an, an ninh gây khó dễ. Nhưng tôi biết là có một trường hợp là một thầy ngụ ở Đồng Nai, bị công an đến tận chùa và chận không cho thầy đi dự lễ tang. Nên ḥa thượng đó không thể đến dự lễ tiễn, mà đến tận ngày chung thất (cúng thất đầu tiên, 29/2/2020) th́ thầy ấy mới lẻn đi đến chùa Từ Hiếu được. Chính ḥa thượng Thích Vĩnh Phước là người đưa thầy ấy từ Đồng Nai lên Sài G̣n để viếng.

    - Sự việc muốn cướp đi tro cốt của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ đă diễn ra rất chi tiết và bài bản tổ chức, nhưng không thành công. Liệu việc giữ ở chùa Từ Hiếu suốt 49 ngày để mang ra biển, có an toàn trong bối cảnh này không, thưa Thầy?

    - Dạ xin thưa với anh, là những điều như vậy, cũng không nằm ngoài suy tính của các thầy trong ban tổ chức tang lễ. Theo tôi được biết, th́ từ lúc bảo vệ tro cốt của Đức Tăng Thống mang về chùa Tứ Hiếu, để trong pḥng ngài ngự ngày trước để thờ cúng, cho khách đến viếng, th́ cũng là lúc mọi thứ đă được bảo vệ nghiêm ngặt bởi các nhóm Gia đ́nh Phật tử thay phiên nhau.

    Ngay từ ngày đầu, sau khi đă làm lễ cúng giác linh, th́ chùa cũng đă đón khách đến viếng nhưng từ cửa ngoài đến trong pḥng, luôn có những nhóm Gia đ́nh Phật Tử cắt cử trực và bảo vệ ngày đêm. Ngay cả tôi cũng cảm nhận được sự căng thẳng, và cũng có cảm giác rằng việc đánh tráo hay cướp tro cốt của Đức Tăng Thống như là điều có thể.

    tangle_thichquangdo0 5
    - Điều đáng ngạc nhiên, là việc đến viếng Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, cho đến hôm nay cũng có rất nhiều ḥa thượng từ các chùa thuộc giáo hội nhà nước. Điều này, có thể nhận định là đáng lo hay đáng mừng, thưa Thầy?

    - Dạ, tôi nhận ra rất nhiều thầy từ các chùa khác đến viếng. Nhưng xin phép không nói tên các thầy trong bối cảnh phức tạp hiện nay. V́ là để giữ cho các thầy, mà cũng là giữ cho chùa Từ Hiếu trước mọi suy diễn từ mọi hướng, mà vốn không phải ai cũng hiểu tường tận.

    Tôi cũng có trao đổi việc này với Thầy Thích Thiện Minh, là thành viên của ban tổ chức tang lễ. Thầy cũng có nói rằng các quư thầy trong và ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đến dự tang lễ là một điều đáng mừng. Đó chính là h́nh ảnh của sự ḥa hợp và đoàn kết.

    Riêng chuyện ai đến v́ mục đích khác, đó là việc trong tâm của họ, ḿnh không biết được. Nhưng hoan hỉ đón nhận là việc ḿnh phải làm. Tôi cũng nh́n thấy người đến để ḍ xét, nhưng tôi cũng nh́n thấy những người đến bằng ḷng thành để tưởng niệm một bậc chân tu. Là một người đi tu, tôi cũng như các thầy khác, cũng đón nhận với sự bao dung ở cửa Phật.

    Dạ xin cám ơn Thầy.

    Tuấn Khanh

    Nguồn:nhacsituankhan h.wordpress.com/2020/02/29/tang-le-hoa-thuong-thich-quang-do-nhung-dieu-bay-gio-moi-ke-2/

  5. #375
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Giáo dục "chiến thắng" tạo thói dữ dằn trong xă hội VN?



  6. #376
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Chuyện lạ: Người đàn ông mang thai đầu tiên tại Việt Nam
    Mar 1, 2020

    Minh Khang đang mang thai, bên cạnh là vợ anh - Minh Anh. (H́nh: VietNamNet)
    SÀI G̉N, Việt Nam (NV) – Chuyện khó tin nhưng có thật, báo VietNamNet hôm Chủ Nhật, 1 Tháng Ba, kể chuyện có một người chồng tại Việt Nam “quyết tâm mang thai thay vợ để có tiếng trẻ thơ trong nhà.”

    Báo VietNamNet kể: “Minh Anh vốn là một chàng trai c̣n Minh Khang lại từng là một cô gái nhưng cả hai đều chuyển giới và đến với nhau. Minh Khang cũng đă quyết tâm mang thai thay vợ để có tiếng trẻ thơ trong nhà.”

    Nguồn tin dẫn chương tŕnh truyền h́nh “Bước Ra Ánh Sáng” cho biết “với chiếc bụng bầu, Minh Khang (sinh năm 1996, Cần Thơ) gây chú ư khi chia sẻ, tại Việt Nam, anh là người đàn ông đầu tiên mang bầu.” Nguồn tin dẫn lời người chồng nói “Rất khó để có con, có được rồi rất khó để giữ” về trường hợp hy hữu của chính ḿnh.


    Báo VietNamNet cho biết cặp vợ chồng chuyển giới nói trên làm đám cưới vào Tháng Mười Một, 2017, khi chú rể Minh Khang 21 tuổi và cô dâu Minh Anh18 tuổi “đă thu hút sự chú ư rất lớn từ dư luận. Họ có sự ‘đổi vai’ hoàn hảo cho nhau khi Minh Anh sinh ra vốn là một người con trai c̣n Minh Khang lại từng là một cô gái.”

    Nguồn tin nói “họ gặp nhau lần đầu tiên trong một cuộc thi sắc đẹp dành cho người chuyển giới – Minh Anh là thí sinh nữ, c̣n Minh Khang là thành viên ban giám khảo. Sau hai tháng kể từ lần gặp gỡ đó, họ mới có những tin nhắn đầu tiên và tiến tới hẹn ḥ. Hai người tính đến chuyện trăm năm nhưng bị gia đ́nh phản đối.” Tuy nhiên họ đă thuyết phục được gia đ́nh hai bên và trở thành vợ chồng.

    Minh Khang cho hay được thuật lời cho biết “họ luôn khao khát có con như các cặp vợ chồng khác. Do vậy, sau khi kết hôn, họ dự định sẽ sinh con. Minh Khang cũng dự định, anh sẽ là người sinh con cho vợ. Đến năm 2019, hai người quyết định có con. Là người chuyển giới, khi mang thai, Minh Khang gặp không ít t́nh huống bi hài.”

    Minh Khang kể: “Bác sĩ siêu âm nói, lần đầu tiên, ông siêu âm cho một người mang bầu mà có lông bụng.” Anh cũng thuật lại t́nh huống hài hước khác khi vào bệnh viện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.

    “Nữ y tá nói: ‘Để giấy xét nghiệm ở đây, người thân đi ra ngoài, bà bầu ở lại.’ Vợ tôi (Minh Anh) quay lưng đi, y tá quay ra nói với tôi một lần nữa: ‘Người thân đi ra ngoài đi’. Lúc này, tôi mới nói: ‘Chị ơi, em vào xét nghiệm’ nhưng y tá vẫn không tin. Cuối cùng tôi phải giải thích: ‘Chị ơi em là người chuyển giới nhưng em mang thai,” Minh Khang kể.

    VietNamNet kể rằng “Dù nguy hiểm nhưng Minh Khang vẫn chấp nhận chịu đau để sinh thường, khi nào không có khả năng sinh thường anh mới quyết định sinh mổ. Khi Minh Khang mang thai, vợ anh – Minh Anh xác định sẽ là người lao động chính để kiếm thêm thu nhập. Họ cũng biết con đường trước mắt sẽ nhiều khó khăn nhưng cả hai đều rất quyết tâm.”

    Theo thống kê của Bộ Y Tế CSVN được thấy tŕnh bày tại “Hội Thảo Tham Vấn Cộng Đồng về Dự Thảo Luật Chuyển Đổi Giới Tính tại Việt Nam” hồi giữa Tháng Mười Một, 2017, th́ “gần 300,000 người mong muốn chuyển giới.” V́ nhu cầu chuyển giới của người Việt Nam ngày càng tăng, hầu hết ca giải phẫu vẫn phải thực hiện ở nước ngoài. (TN)

  7. #377
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Covid-19: Thị trường ASEAN giúp Việt Nam bớt lệ thuộc Trung Quốc


    Kiểm tra thân nhiệt một tài xế tại cửa khẩu Hữu Nghị, biên giới Việt-Trung, tỉnh Lạng Sơn, ngày 20/02/2020. REUTERS/Kham

    Dịch virus corona - Covid-19 cho thấy thế giới phụ thuộc vào Trung Quốc. Trong số 10 nước Đông Nam Á, Việt Nam có lẽ là nước bị ảnh hưởng trực tiếp, do mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực, từ hàng không, du lịch-dịch vụ, đến cung cấp nguyên vật liệu, giao thương… với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt khoảng 117 tỉ đô la, xấp xỉ 19% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2019.



    Theo giới chuyên gia, dịch Covid-19 cũng là cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị trường xuất-nhập khẩu để tránh bớt phụ thuộc vào Trung Quốc, trong đó phải kể đến Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Liên Hiệp Châu Âu (EVFTA), có hiệu lực từ năm 2020. Tuy nhiên, thị trường Đông Nam Á, ngay sát sườn, vẫn chưa được Việt Nam khai thác hết tiềm năng, trong khi đây là một thị trường trẻ và năng động.

    Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho rằng các nước ASEAN đă không biết tận dụng hết tiềm năng dân số và đă đến lúc « có thể làm điều này ». Tại Hội nghị Cấp cao Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2019 (ABIS-2019) ngày 02/11/2019, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 tại Bangkok-Nonthaburi, thủ tướng Malaysia lấy ví dụ của Trung Quốc, « trong ṿng 10 năm, Trung Quốc đă vượt xa mọi nền kinh tế khác và trở thành cường quốc kinh tế thế giới »,nhờ tận dụng triệt để quy mô dân số lớn.

    Tận dụng thị trường lớn thứ ba thế giới

    Với 650 triệu dân, ASEAN trở thành khu vực đông dân thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ, đặc biệt là hơn một nửa số dân trong độ tuổi trẻ. ASEAN cũng là nền kinh tế thế giới năng động thứ ba tại châu Á, sau Trung Quốc và Nhật Bản, và đứng thứ bẩy trên thế giới. Theo trang Statista.com, ước tính tổng GDP của ASEAN năm 2018 lên tới xấp xỉ 2,95 ngh́n tỷ đô la, tăng đáng kể so với mức 2,2 ngh́n tỷ đô la năm 2017. Kết quả này phản ánh nền kinh tế thịnh vượng của khu vực.

    ASEAN là một đối tác thương mại rất quan trọng, « là cánh cửa hướng ra thế giới » của Việt Nam, theo phát biểu của bộ trưởng bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, được trang Le Courrier du Vietnam trích đăng ngày 28/01/2020. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đă được cải thiện để có sức cạnh tranh hơn, đặc biệt kể từ khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập năm 2015.

    Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang, được chọn tham gia triển lăm bên lề Hội nghị Cấp cao Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2019 (ABIS-2019) tại Bangkok-Nonthaburi, là một ví dụ cho việc doanh nghiệp Việt Nam đổi mới để thích nghi với thị trường quốc tế.

    Anh Nguyễn Hoàng Hân, phụ trách xuất khẩu chung của công ty Điện Quang, giải thích với RFI Tiếng Việt về những ưu điểm giúp Điện Quang được chọn tham gia triển lăm bên lề Hội nghị ABIS-2019 :

    « Được chọn là một trong hai thương hiệu quốc gia được trưng bày ở sản phẩm, được giới thiệu về thương hiệu đến cộng đồng quốc tế, đây quả là một vinh dự của thương hiệu Điện Quang. Theo xu hướng của hiện đại, ngoài sản phẩm truyền thống, Điện Quang c̣n triển lăm những sản phẩm thông minh Smart Lighting và những công nghệ, cũng như giải pháp dành cho những căn hộ, nhà xưởng, thậm chí là thành phố thông minh. Với chiến lược đó, Điện Quang được thành phố cũng như chính phủ hỗ trợ để phát triển những công nghệ mới.

    Đồng thời, Điện Quang luôn giữ tiêu chí của ḿnh, đó là an toàn, chất lượng và thẩm mỹ cho sản phẩm, không ngừng đáp ứng về mẫu mă, cũng như về công nghệ. Đây cũng là một trong những đặc trưng độc đáo nhằm phát lên một thông điệp dành cho bạn bè quốc tế, đó là Việt Nam cũng có những doanh nghiệp bền vững, phát triển theo công nghệ 4.0 của thế giới. Chúng tôi có một thương hiệu lâu đời, nhưng cũng bắt được những xu hướng phát triển của thời đại ».

    ASEAN, thị trường tiềm năng và đầy cạnh tranh

    So với các doanh nghiệp trong vùng, doanh nghiệp Việt Nam có một số khó khăn, như yếu hơn về vốn, về khả năng quản lư, kỹ năng ngôn ngữ… Trong một bài viết ngày 25/07/2019, Tạp chí Tài chính trích một số nhận định của một số doanh nhân, chuyên gia về thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam.

    Trước hết là mù mờ về thị trường. V́ vậy, ông Nguyễn Thanh Hải, tổng giám đốc công ty TNHH sản xuất và thương mại dịch vụ Quy Phúc, cho rằng « các doanh nghiệp Việt Nam nên mạnh dạn đầu tư nghiên cứu t́m hiểu thị trường, tham dự các hội chợ chuyên ngành tại nước sở tại để đưa ra những chiến lược phù hợp với đơn vị ḿnh ». Thứ hai, cần phải sáng tạo, « doanh nghiệp nào nắm được công nghệ, sản phẩm độc đáo th́ sẽ bán được vào thị trường ASEAN ». Thứ ba, các doanh nghiệp Việt chưa biết tận dụng cơ hội để tiếp cận thị trường ASEAN.

    Ngoài ra, trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN, sản phẩm mang tính cạnh tranh của các nước thành viên khác cũng có cơ hội chinh phục người tiêu dùng Việt Nam. Đây cũng là một trong những thách thức lớn đối với các nhà sản xuất trong nước, cũng như đối với Điện Quang, theo nhận định của anh Nguyễn Hoàng Hân :

    « ASEAN là một thị trường rất tiềm năng, nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều thử thách và khó khăn trước mắt. Cạnh tranh cũng rất khốc liệt. ASEAN có 11 nước thành viên, nhưng trong đó có khoảng 4 đến 5 nước có ngành công nghệ chiếu sáng rất phát triển, ngoài Việt Nam, c̣n có Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Những quốc gia này có những nhà máy, những thương hiệu đèn, cũng như công nghệ chiếu sáng rất phát triển. Đây quả thực là một khó khăn đối với Điện Quang khi cạnh tranh, cũng như thâm nhập vào những thị trường này.

    Bên cạnh đó cũng có những mặt tiềm năng, như những thị trường đang phát triển, ví dụ Miến Điện, Cam Bốt, những thị trường này có cơ sở hạ tầng cũng đang phát triển. Đây cũng là những dự án mà Điện Quang đang hướng tới để cung cấp những thiết bị đèn, cũng như là các giải pháp thông minh cho những đất nước đang phát triển như này.

    Quả thực, để thâm nhập vào những thị trường này, chiến lược của Điện Quang, thứ nhất, chất lượng luôn phải đảm bảo. Thứ hai, giá thành lúc nào cũng phải cạnh tranh. Thứ ba, luôn tiếp nhận phản hồi từ thị trường để kịp thời cải tiến và phát triển mẫu mă sản phẩm luôn đáp ứng được những yêu cầu thay đổi mỗi ngày của thị trường cũng như người tiêu dùng ».

    Phải chấp nhận tư duy ra « biển lớn »

    Ông Nguyễn Công Danh, chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt An Khang, được Tạp chí Tài chính (25/07/2019) trích dẫn, nhận định : « Ở thị trường ASEAN, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh không chỉ với các doanh nghiệp bản địa mà từ các đối thủ toàn cầu, đặc biệt là các nhà sản xuất từ Trung Quốc. Doanh nghiệp cần nâng cao hơn nữa về chất lượng, phải chấp nhận tư duy ra « biển lớn » chứ không phải sản xuất nhỏ ».

    Đây cũng là chiến lược được công ty cổ phần Điện Quang triển khai từ lâu. Anh Nguyễn Hoàng Hân cho biết công ty đă cố gắng từ nhiều thập niên để chiếm được ḷng tin của người tiêu dùng trong nước, qua đó đạt được danh hiệu « Hàng tiêu dùng chất lượng cao » của Thương Hiệu Việt.

    « Để đưa những sản phẩm của ḿnh vào thị trường, nói chung là cao cấp ngang hoặc cao hơn Việt Nam, như Thái Lan chẳng hạn, th́ đó quả là một bài toán khó đối với không chỉ Điện Quang mà c̣n với các doanh nghiệp ở Việt Nam.

    Chúng tôi luôn t́m ra những đặc trưng của sản phẩm. Đối với những tiêu chuẩn cơ bản, chắc chắn là phải đáp ứng được. Ngoài ra, chúng tôi c̣n phải đưa ra những điểm khác biệt, những đặc trưng sản phẩm của chúng tôi. Ví dụ, chúng tôi giới thiệu những loại đèn giải pháp thông minh, có thể điều chỉnh từ xa bằng các công nghệ như wifi, bluetooth, hoặc là những công nghệ thông minh hơn, rồi có những sản phẩm cảm biến, cảm biến chuyển động, cảm biến ánh sáng…

    Đó là những sản phẩm mà chúng tôi mang đến, nhưng giá trị của sản phẩm th́ luôn được đặt lên hàng đầu : Đó là làm sao phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng, làm sao đánh đúng nhu cầu sử dụng của các nhà đầu tư chẳng hạn. Đó là điểm mà chúng tôi luôn hướng đến khi tiếp xúc với các nhà phân phối ở Thái Lan, hoặc khi thâm nhập vào thị trường Thái Lan, chúng tôi có thể nói mẫu mă của Điện Quang đặc sắc, mà giá thành th́ hợp với túi tiền người tiêu dùng ».

    Theo thống kê được trang Le Courrier du Vietnam đăng ngày 28/01/2020, trao đổi mậu dịch giữa Việt Nam và các thành viên khác trong khu vực đạt khoảng 60 tỉ đô la năm 2019, so với khoảng 45,23 tỉ năm 2017. Ngoài những lĩnh vực xuất khẩu thế mạnh như nông phẩm, thủy sản, các doanh nghiệp Việt Nam cần mở rộng mặt hàng xuất khẩu, tận dụng những ưu đăi thuế quan trong khu vực ASEAN, vị trí thuận lợi trong hành lang Đông-Tây di chuyển hàng hóa…

    Một số chuyên gia cho rằng doanh nghiệp Việt Nam cũng cần cải thiện ngay chất lượng hàng hóa, dịch vụ, cũng như cách trưng bày, giới thiệu mặt hàng v́ « một khi sản phẩm Việt Nam bị định h́nh là hàng rẻ tiền, việc thay đổi nhận diện sản phẩm là rất khó », theo khyến cáo của ông Nguyễn Đương Kiên, Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (bộ Công Thương).

  8. #378
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    V́ sao Mỹ chọn Siêu Tàu SB USS THEODORE ROOSEVELT thăm VN từ ngày 4-9/3/2020?



  9. #379
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Người Việt ‘hỗn loạn’ giữa tâm dịch Covid-19 ở Daegu
    02/03/2020
    VOA Tiếng Việt


    Binh sĩ Hàn Quốc tẩy độc virus corona ở ṭa thị chính Daegu, Hàn Quốc, ngày 02/03/2020.


    Trong khi hàng ngàn người Việt ‘hỗn loạn’ và ‘tháo chạy’ khỏi tâm dịch Daegu ở Hàn Quốc th́ vẫn có người quyết định ‘bám trụ’ ở đây với hy vọng sẽ vượt qua mọi khó khăn do virus corona (Covid-19) đang hoành hành.

    Anh Nguyễn Đăng Cự, 28 tuổi, sinh viên theo học thạc sĩ ngành mậu dịch thương mại trường Keimyung University ở thành phố Daegu, nói với VOA Tiếng Việt về tâm trạng lo sợ của người Việt:

    “Thành phố Daegu hiện là tâm dịch và hiện tại tôi đang sinh sống và học tập tại thành phố này. Người Việt Nam ḿnh đang rất hỗn loạn, hầu như ai cũng t́m cách về Việt Nam. Đa phần những người không thể về v́ họ đang ở đây bất hợp pháp. C̣n lại những học sinh, sinh viên, anh chị đi làm hợp pháp th́ hầu như đều quay về Việt Nam.”

    Dù cha mẹ ở quê nhà Hà Tĩnh khuyên con trai nên quay về nước để tránh dịch, nhưng anh Nguyễn Đăng Cự, vẫn quyết định ở lại. Anh nêu lư do:

    “Bây giờ ḿnh về Việt Nam chưa chắc là một phương án tốt v́ tôi đang ở tâm dịch th́ có thể gây nên hệ lụy cho gia đ́nh và xă hội.

    “Sắp tới tôi cũng không có ư định quay về Việt Nam để tránh dịch, v́ không phải về Việt Nam là giải quyết được vấn đề…nên thôi. Tôi sẽ tự cách ly ở trong pḥng và tự bảo vệ bản thân.

    “Hiện tại ở Daegu cũng vắng bóng người. Chỉ mỗi khi cần thiết mua đồ ăn đồ uống th́ mới ra đường. Hầu hết người dân cũng như tôi đều ở trong pḥng.”

    Anh Cự cho VOA biết hiện tại là thời điểm các sinh viên và học sinh đang trong kỳ nghỉ đông, và trường anh ra thông báo có thể nhập trở lại vào ngày 17/03 nhưng cũng có thể bị lùi xa hơn v́ dịch bệnh Covid-19.

    Hôm 29/02, theo tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, Cơ quan Quản lư và pḥng chống dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) đă xác nhận với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc một trường hợp người Việt Nam tại thành phố Daegu bị nhiễm Covid-19.

    Sinh sống ở Daegu 9 năm qua, chị Thái Thị Ngọc Bích, một phụ nữ quê ở Cần Thơ lấy chồng Hàn Quốc và có con gái đang học tiểu học, cho VOA biết dịch bệnh Covid-19 làm xáo trộn sinh hoạt thường nhật của gia đ́nh chị:

    “Hiện tại các trường học và nhà trẻ đều đóng cửa và chưa biết khi nào đi học lại. Đi ra ngoài đều mang khẩu trang.

    “Tôi đang làm việc ở Trung tâm Đa văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc và hiện đang xin nghỉ nửa ngày vào buổi sáng để lo cho con ăn sáng, ăn trưa và để con ở nhà một ḿnh vào buổi chiều.”

    Chị Bích cho VOA biết nơi chị ở chỉ cách nhà thờ thuộc giáo phái Tân Thiên Địa ở Daegu 25 phút lái xe, nơi chiếm 60% trong số hơn 4.300 ca nhiễm Covid-19 ở Hàn Quốc. Chị dự báo t́nh h́nh dịch bệnh sẽ tăng thêm ở địa phương:

    “T́nh h́nh người nhiễm bệnh chắn sẽ tăng cao thêm do giáo hội Tân Thiên Địa có nhiều người đi nhà thờ.


    Tuy nhiên, chị Bích quyết định không về Việt Nam lánh dịch mà sẽ ở lại Daegu:

    “Mẹ và các anh chị gọi điện thường xuyên kêu tôi về, nhưng tôi nói rằng ở đây vẫn không sao, vẫn ổn và chưa có ư định về Việt Nam.

    “Hiện tại thấy mọi người về nhiều quá! Ở Việt Nam cũng khó khăn trong cách ly.

    “Ở đây tránh dịch vẫn tốt. Chính phủ Hàn Quốc cũng hỗ trợ mỗi nhà được phát hai cái khẩu trang dù t́nh h́nh khẩu trang cũng rất khan hiếm.”

    Cho đến hôm 2/3/2020, Hàn Quốc có 3.335 người bị nhiễm Covid-19, và 22 người tử vong.

    Trang Thông tin Hàn Quốc, một diễn đàn chia sẻ thông tin của người Việt tại Hàn Quốc, hôm 1/3 khuyên nên cân nhắc trước khi về nước: “Với số lượng người Việt ở Hàn Quốc quá đông, việc ồ ạt đổ về nước sẽ gây quá tải cho các cơ sở cách ly, dẫn tới khả năng lây nhiễm diện rộng… tại Việt Nam.”

    Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, hiện có khoảng 200.000 công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập và lao động tại Hàn Quốc, riêng tại thành phố Daegu là 8.285 người, tại tỉnh Gyeongsangbuk là 18.502 người.

  10. #380
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Thủ tướng Phúc: ‘Hy sinh lợi ích kinh tế v́ sức khỏe dân và thương hiệu VN an toàn’
    02/03/2020
    VOA Tiếng Việt


    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong một cuộc họp chính phủ ở Hà Nội hồi giữa tháng 1/2020


    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong một cuộc họp của chính phủ hôm 2/3 rằng Việt Nam có thể phải “tiếp tục hy sinh” một số lợi ích kinh tế để bảo vệ “sức khỏe nhân dân” và “thương hiệu ‘Việt Nam - một đất nước an toàn’” trong bối cảnh dịch virus corona chủng mới đang lây lan ở nhiều châu lục.

    Theo trang Facebook chính thức của chính phủ Việt Nam, tại cuộc họp, Thủ tướng Phúc khẳng định rằng trong trường hợp kinh tế gặp khó khăn, có thể t́m giải pháp hỗ trợ, nhưng tính mạng của người dân là “không thể thay thế”.

    Nhắc lại các biện pháp pḥng chống dịch mà Việt Nam đă áp dụng, bao gồm cách ly tại chỗ và cách ly tập trung, mà trong đó vai tṛ của quân đội được vị thủ tướng nêu bật, ông Nguyễn Xuân Phúc đề nghị rằng những công việc này “cần được đẩy với tốc độ cao hơn”.

    “Trong lúc chưa có phương tiện phát hiện sớm, đối với người nhiễm bệnh th́ cách ly là phương pháp tốt nhất”, Thủ tướng Phúc được trang Thông tin Chính phủ dẫn lại lời phát biểu, và ông lưu ư đến việc cần đối xử với người cách ly “văn minh, chu đáo”.

    Nhà lănh đạo này một lần nữa khẳng định phương châm chống dịch của chính phủ là “khẩn trương, kiên quyết nhưng b́nh tĩnh, đúng mức, không chủ quan”.

    Cũng trong cuộc họp hôm 2/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Đỗ Xuân Tuyên cho biết tính từ 13/2 đến nay, Việt Nam không có thêm ca nhiễm mới.

    Tuy nhiên, do nhiều người có “tiếp xúc gần” và “nhập cảnh từ vùng dịch”, nên hiện có tới hơn 10.000 người “đang được theo dơi sức khỏe”, theo vị thứ trưởng. Cụ thể, ông Tuyên cho biết 156 người cách ly tập trung tại bênh viện, 4.810 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 5.123 người cách ly tại nhà.

    Trong một diễn biến liên quan đến nỗ lực ngăn chặn virus c̣n được gọi là Covid-19 lây lan trong nước, nhà chức trách Việt Nam thông báo từ 0h ngày 3/3, Việt Nam sẽ tạm ngừng chế độ đơn phương miễn thị thực đối với công dân Italy.

    Trước đó, Việt Nam cũng tạm ngừng chế độ đơn phương miễn visa cho công dân Hàn Quốc từ 0h ngày 29/2.

    Báo chí Việt Nam dẫn lại các thông báo của chính phủ cho hay Việt Nam yêu cầu hành khách trên tất cả các chuyến bay đến Việt Nam từ Hàn Quốc, Italy, và Iran, cũng như hành khách quá cảnh qua các quốc gia này trong ṿng 14 ngày đều phải được kiểm tra “nghiêm ngặt” khi nhập cảnh. Hành khách vào Việt Nam cũng có thể bị cách ly hoặc bị đưa trở lại điểm xuất phát.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •