Page 45 of 74 FirstFirst ... 3541424344454647484955 ... LastLast
Results 441 to 450 of 732

Thread: Đàm Tiếu Việt Nam

  1. #441
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Họp bất thường, Thanh Hóa đưa người bị kỷ luật làm chủ tịch thành phố
    Mar 9, 2020

    Bất chấp dư luận, ông Trịnh Huy Triều dù bị kỷ luật vẫn liên tục thăng chức. (H́nh: Tuấn Minh/Người Lao Động)
    THANH HÓA, Việt Nam (NV) – Bất chấp công luận, tại kỳ họp bất thường Hội Đồng Nhân Dân, ông phó bí thư Thành Ủy thành phố Thanh Hóa, người đă để xảy ra hàng loạt sai phạm từng bị kỷ luật đă được bầu giữ chức chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố này.

    Theo báo Người Lao Động, sáng 9 Tháng Ba, 2020, Hội Đồng Nhân Dân thành phố Thanh Hóa đă tổ chức kỳ họp thứ 13 (kỳ họp bất thường) thông qua một số tờ tŕnh, đề án và bầu chức danh chủ tịch thành phố.

    Tại kỳ họp, Hội Đồng Nhân Dân thành phố Thanh Hóa đă miễn nhiệm chức chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố (Khóa 21) đối với ông Lê Anh Xuân, để ông này giữ lại chức bí thư Thành Ủy thành phố Thanh Hóa, thay v́ kiêm nhiệm cả hai chức như trước đó. Đồng thời, tổ chức bỏ phiếu bầu bổ sung chức danh chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Thanh Hóa.


    Với số phiếu đạt tỉ lệ 100% (37/37 đại biểu) ông Trịnh Huy Triều, phó bí thư Thành Ủy thành phố Thanh Hóa đă được bầu giữ chức chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Khóa 21 nhiệm kỳ 2016-2021, thay ông Xuân. Ông Triều được đánh giá là “lănh đạo có cá tính, nhiệt huyết.”

    Trước đó, ngày 28 Tháng Hai, Ban Thường Vụ Tỉnh Ủy Thanh Hóa đă chỉ định ông Triều tham gia đảng bộ thành phố Thanh Hóa làm phó bí thư Thành Ủy Thanh Hóa nhiệm kỳ 2015-2020 và giới thiệu để Hội Đồng Nhân Dân thành phố bầu giữ chức chủ tịch.

    Điều đáng nói là trước khi được chỉ định làm phó bí thư Thành Ủy thành phố Thanh Hóa, khi c̣n làm chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Sầm Sơn hồi năm 2016, ông Triều đă bị kỷ luật do “mắc nhiều sai phạm.”

    Cụ thể ngày 20 Tháng Tư, 2016, Ủy Ban Kiểm Tra Tỉnh Ủy Thanh Hóa, đă đề nghị Ban Chấp Hành Đảng Bộ tỉnh xem xét, quyết định thi hành kỷ luật “Khiển trách” ông Trịnh Huy Triều, bí thư Thị Ủy kiêm chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Sầm Sơn, do để xảy ra hàng loạt sai phạm.

    Theo kết luận của Ủy Ban Kiểm Tra, qua xác minh 11 nội dung người dân tố cáo các vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ của ông Trịnh Huy Triều có sáu nội dung đúng và có cơ sở, ba nội dung tố cáo đúng một phần và hai nội dung tố cáo không đúng.

    “Ông Trịnh Huy Triều đă vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao về quản lư quy hoạch và đất đai, tiếp nhận, tuyển dụng viên chức, hợp đồng lao động,” kết luận nêu.

    Cụ thể hồi Tháng Năm 2014, ông Triều đă chỉnh sửa đấu thầu “Dự Án Xử Lư Băi Rác thị xă Sầm Sơn” với tổng mức đầu tư 26.2 tỷ đồng ($1.13 triệu), chỉ định giao cho công ty Hoàng Kỳ (ở Khu Đô Thị Đông Bắc Ga, thành phố Thanh Hóa) làm nhà thầu.


    Lănh đạo chủ chốt thành phố Thanh Hóa tặng hoa chúc mừng ông Trịnh Huy Triều. (H́nh: Thanh Tuấn/Người Lao Động)
    Tuy nhiên, công ty này bị tố cáo là của người nhà ông Triều, “năng lực xử lư các dự án về môi trường c̣n hạn chế.” Qua kiểm tra, ông Triều thừa nhận giám đốc công ty Hoàng Kỳ là ông Trịnh Văn Thành, “người cùng quê và có họ hàng xa” với ḿnh.

    Ngoài ra, theo kết quả thanh tra từ năm 2013 đến Tháng Tám, 2015, ông Triều đă kư hợp đồng lao động và tiếp nhận 45 người về làm việc tại các Pḥng, Ban chuyên môn và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thành phố Sầm Sơn nhưng “không công khai, minh bạch về tiêu chuẩn, số lượng, không đúng với quy định một số điều của Luật Pḥng Chống Tham Nhũng.”

    Chưa hết, dù không có thẩm quyền kư hợp đồng lao động ngoài biên chế nhưng ông Triều vẫn kư hợp đồng lao động với tám người cho Trung Tâm Văn Hóa Du Lịch Sầm Sơn.

    Bên cạnh đó, ông Triều c̣n “buông lỏng quản lư để cho một tập đoàn tư nhân xóa sổ hàng chục hécta rừng pḥng hộ và lấn chiếm hơn 15.4 hécta đất rừng pḥng hộ và đất ven biển chưa được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Thanh Hóa giao; Chấp thuận cho công ty Thỏ Trắng kinh doanh dẫn đến việc cho thuê, sử dụng đất không đúng mục đích để tập đoàn tư nhân thi công hạng mục đường Hồ Xuân Hương kéo dài khi chưa làm đầy đủ thủ tục về đầu tư xây dựng; Bố trí các quán ăn khu vực băi biển phường Trung Sơn và xă Quảng Cư trái quyết định của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, làm phá vỡ quy hoạch tại khu vực này; Chưa xử lư nợ đọng xây dựng cơ bản; Tự ư thay đổi thiết kế chuyển từ cống tṛn sang dùng rănh xây có nắp bê tông chịu lực; Ban hành quyết định quy định tạm thời giá quy định tối đa các dịch vụ và thông báo các khoản thu nộp của các kiốt, trong đó có khoản đóng góp sai…”

    Đến Tháng Bảy, 2016, ông Triều được điều động làm phó Ban Tổ Chức Tỉnh Ủy Thanh Hóa cho đến ngày 28 Tháng Hai, để nắm chức vụ như hiện tại. (Tr.N)

  2. #442
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Virus corona : Số ca nhiễm từ « bệnh nhân 17 » tiếp tục tăng ở Việt Nam


    Hành khách và nhân viên của Vietnam Airlines tại sân bay Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 23/02/2020 REUTERS/Kham

    Theo tin từ Báo điện tử của chính phủ Việt Nam hôm nay, 10/03/2020, bộ Y Tế vừa thông báo đă có ca nhiễm virus corona thứ 34 tại Việt Nam. Bệnh nhân thứ 34 là một phụ nữ quốc tịch Việt Nam, sang Mỹ từ ngày 22/02 và trở về Việt Nam ngày 02/03. Khi bay sang New York, người này đă quá cảnh ở Hàn Quốc.



    Bệnh nhân thứ 33 là một du khách quốc tịch Anh, đi trên cùng chuyến bay VN0054 với bệnh nhân thứ 17, một cô gái đi du lịch châu Âu trở về Hà Nội ngày 02/03. Khi được đưa đi xét nghiệm, bệnh nhân người Anh này lưu trú tại Hội An. C̣n bệnh nhân thứ 32 là nữ, quốc tịch Việt Nam, đă có tiếp xúc với bệnh nhân thứ 17 tại Luân Đôn ngày 27/02 và đă thuê máy bay riêng về Việt Nam hôm qua, 09/03.

    Theo trang vnExpress, trên chuyến bay VN0054 c̣n có 11 người khác đă được xác nhận nhiễm virus corona, trong đó có 10 du khách. Các bệnh nhân từ chuyến bay này « đă đi nhiều tỉnh thành Việt Nam, tiếp xúc hàng trăm người khác ».

    Như vậy là tính đến nay, Việt Nam có tổng cộng 34 trường hợp nhiễm Covid-19, trong đó, theo thông báo chính thức, 16 người đă khỏi bệnh và 18 người đang bị điều trị cách ly.

    Theo thông báo của Vietnam Airlines, kể từ hôm nay, toàn bộ hành khách khởi hành từ châu Âu được đo thân nhiệt trước khi lên máy bay và phải đeo khẩu trang y tế. Hôm qua, Việt Nam đă thông báo ngưng miễn visa nhập cảnh đối với 8 nước châu Âu, trong đó có Pháp, sau khi đă thi hành biện pháp này đối với Ư.

  3. #443
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    ‘Tôi đi cách ly để thực hiện trách nhiệm với cộng đồng’
    11/03/2020


    Chính quyền Hà Nội khử trùng đường phố sau khi bệnh nhân 17 được xác nhận dương tính với virus corona


    Một người dân phố Trúc Bạch, Hà Nội, phải đi cách ly v́ bị nghi nhiễm virus corona, nói với VOA rằng ông ‘hài ḷng’ với điều kiện cách ly mặc dù có buồn chán, đồng thời nói ông ‘tin tưởng’ vào khả năng pḥng dịch của chính quyền Việt Nam.

    Hàng trăm người dân sống gần khu vực phố Trúc Bạch, nơi cô N. H. N., bệnh nhân Covid-19 thứ 17 của Việt Nam sinh sống, đă được yêu cầu đi cách ly ngay trong đêm 6/3 sau khi cô N. H. N. được xác nhận là dương tính với virus corona. Ca bệnh thứ 17 này đă phá vỡ chuỗi ngày dài của Việt Nam không có ca bệnh mới, dẫn đến một chuỗi liên tiếp các nhiễm mới ở quốc gia này.

    Cho đến giờ, chỉ riêng ở Hà Nội, tâm điểm của đợt bùng phát mới nhất này, đă thực hiện cách ly gần 2.600 người, theo số liệu báo mạng VnExpress đưa ra. Theo đó, các cơ sở quân sự, trại lính, các bệnh viện đều được trưng dụng làm cơ sở cách ly.

    Ông Phạm Quang Long, một cư dân khu Trúc Bạch có nhà phía sau tư gia của bệnh nhân số 17, đă kể cho VOA nghe về trường hợp đi cách ly của ông mà ông gọi là ‘thực hiện trách nhiệm xă hội’.

    ‘T́m cách trốn’

    Ông cho biết ngay sau khi biết tin ḿnh sẽ bị cách ly, ư nghĩ đầu tiên trong đầu ông là ‘t́m cách trốn’.

    “Một số bạn bè cũng nói với tôi rằng ‘Mày né đi’, ‘Mày trốn đi’. Nhưng khoảng chừng 30 phút sau, có người bên Ủy ban Y tế Quận Ba Đ́nh gọi điện cho tôi. Lúc đó tôi hiểu rằng t́nh h́nh thực sự nghiêm trọng nên nếu ḿnh muốn trốn cũng khó,” ông kể.

    Ông nói ông đă giải thích với nhà chức trách rằng nguy cơ bị lây nhiễm của ông là ‘rất thấp’ v́ ông không gặp bệnh nhân 17 bao giờ và xin được cách ly tại nhà thay v́ bị đưa đi cách ly tập trung.

    “Nhưng người ta giải thích với tôi rất rơ ràng rằng đó là quy định,” ông nói và cho biết ông được đưa đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 2 ở huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội.

    “Tôi bảo với họ rằng hăy để tôi sắp xếp công việc xong th́ tôi sẽ về đi cách ly, họ trả lời là được,” ông Long, vốn là chủ nhà hàng Oak Wines ở Hà Nội, kể.

    “Đến nửa đêm th́ tôi mới về đến nhà để chuẩn bị hành lư đi cách ly,” ông nói thêm và cho biết ông bị công an phường chặn ngoài phố Trúc Bạch không cho vào cho đến khi ông tŕnh giấy tờ chứng minh ông là cư dân trong phố.

    “Đến 2 giờ sang tôi gọi lại cho họ. Chừng 10 phút sau th́ có xe y tế đến đón.”

    Theo lời ông Long th́ điều kiện cách ly ở Bệnh viện Nhiệt đới ‘khiến ông ngạc nhiên’.

    “Pḥng ốc rất mới, rất đẹp, chăn, ga, nệm đầy đủ hết nhưng không có gối. Có Wifi thoải mái. Có điều ḥa nhưng bác sỹ nói là không nên mở mà phải mở toang hết các cửa cho thoáng,” ông Long kể.

    Ông cho biết là ông được cung cấp đồ dùng cá nhân và phục vụ cơm nước ‘đầy đủ’ và được cấp một chai nước suối 1,5 lít.

    ‘Miễn phí’

    “Tôi được phát khẩu trang, cặp nhiệt độ, xà pḥng, bàn chải, kem đánh răng,” ông nói và cho biết các bữa ăn mà ông được phục vụ ‘ngon như cơm nhà’.

    “Cơm nóng ấm, có món xào, món canh, món mặn, thật sự ngon,” ông nói. “C̣n ăn sáng th́ họ cho ăn bún hoặc phở.”

    Về chăm sóc y tế, ông Long cho biết ngay sau khi vào, ông phải khai báo về y tế và đến sáng hôm sau có người được lấy dịch họng, dịch mũi để làm xét nghiệm.

    Đến chiều cùng ngày, bác sỹ có thông báo ông cùng những người khác chuyển đến ‘pḥng chung’ c̣n ‘pḥng riêng chỉ dành cho nhóm bệnh nhân có nghi ngờ cao’.

    “Bác sỹ nói là ‘an toàn’ rồi và chúng tôi được đưa xuống khu dưới nơi không chuẩn bị sẵn hệ thống máy thở”

    Khi được hỏi về khả năng lây nhiễm chéo nếu có người nhiễm bệnh trong điều kiện cách ly tập trung như vậy, ông Long cho biết ‘tất cả mọi người đều cách nhau tối đa 2 mét và c̣n được yêu cầu phải đeo khẩu trang cả ngày trừ khi ăn’.

    “Bác sỹ không coi tôi là bệnh nhân. Tôi được quyền hút thuốc, được quyền uống rượu. Nhưng bác sỹ nói rằng không nên ra ngoài hành lang v́ có nhiều người ở đấy. Chừng nào mệt mỏi quá th́ mới nên đi ra,” ông kể.

    Ông cho biết lúc đầu ông có chuẩn bị đem theo một số tiền mặt nhưng đến nơi th́ mới biết ‘tất cả hoàn toàn không mất tiền’.

    Về mức độ ảnh hưởng đối với công việc, người chủ nhà hàng này cho biết ông có thể quản lư công việc thông qua mạng Internet.

    “Mặc dù không sâu sát được 100% nhưng cũng được 70-80%. Vả lại tôi làm nghề dịch vụ, mùa dịch cũng không có nhiều khách để quá lo lắng.”

    ‘Không quá đà’

    Khi được hỏi biện pháp cách ly đối với ông có ‘quá đà’ v́ ông thuộc nhóm nguy cơ thấp – chưa từng tiếp xúc với ca bệnh thứ 17 cũng như rất ít gặp hàng xóm (theo lời ông th́ ông thường về nhà rất khuya và sáng đi làm chứ không nói chuyện với ai), ông nói Việt Nam tất cả mọi thứ được như bây giờ (kiểm soát được dịch) là ‘nhờ biện pháp quyết liệt’.

    “Tôi biết là cách ly tôi như vậy, pḥng ốc như vậy, người phục vụ như vậy, cả trăm con người bị cách ly như vậy th́ chi phí rất là cao và hoàn toàn chính phủ trả,” ông giải thích. “Nhưng ḿnh không biết thế nào là làm quá hay không. Nếu như bỏ sót một người bệnh khiến bệnh lây lan th́ chi phí sẽ cao hơn rất nhiều.”

    Ông nói rằng trong điều kiện tù túng như thế th́ ông ‘cảm thấy chán chường’, ‘rất oải v́ chỉ nằm suốt’ và ‘cảm thấy thời gian rất dài’.

    Ông cho biết do dự trù trước thời gian cách ly sẽ kéo dài nên ông có đem theo ‘rượu, đàn’ và ‘người nhà có gửi trà, cà phê vào’ để cho ông có thể giết thời gian.

    “Không ai muốn bị bó buộc như vậy hết, nhưng đối với tôi đó là trách nhiệm với cộng đồng nên phải làm,” ông nói.

    Ông cho biết đến hôm sau khi mọi việc đă ổn th́ ông mới gọi điện báo cho vợ con ông hiện đang sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh ‘để mọi người được yên tâm’.

    ‘Tin vào chính quyền’

    Về quyết tâm của chính quyền trong việc pḥng chống dịch bệnh, ông Long nói ông ‘rất tin’.

    “Cái ǵ khác th́ không tin nhưng riêng việc chống dịch bệnh th́ tôi rất tin chính quyền,” ông nói và dẫn ra các đợt bùng phát dịch khác mà Việt Nam đều đă từng đẩy lùi như dịch SARS và dịch cúm gia cầm.

    “Ngay cả dịch SARS cách nay 17 năm th́ Việt Nam là nước đầu tiên dập được dịch,” ông dẫn chứng những lư do khiến ông tin tưởng. “Đến nay chưa có ai tử vong (v́ Covid-19 ở Việt Nam). Chỉ sau thời gian ngắn chính quyền có thể truy ra bao nhiêu người đă đi cùng, đă tiếp xúc với bệnh nhân dương tính.”

    Ông giải thích là do mô h́nh chính quyền Việt Nam nên ‘người dân dễ dàng chấp thuận khi bị buộc cách ly’.

    “Chính phủ Việt Nam đă có quá nhiều bài học về dịch bệnh nên họ đă xây dựng hệ thống pḥng dịch chặt chẽ từ làng xă,” ông nói thêm. “Một xă có bao nhiêu dân đâu nên có cái ǵ đó xảy ra th́ cách ly và xử lư được ngay.”

    Khi được hỏi công tác cách ly có chỗ nào không tốt, ông Long nói ‘có pḥng có tivi, có pḥng không’. “Điều đó dẫn đến cảm giác hơi bị ganh tị với nhau,” ông nói.

    Ngoài ra, ông cũng cho rằng bác sỹ không nên nói là an toàn sau kết quả xét nghiệm ban đầu là âm tính. “Nếu nói như vậy th́ mọi người tưởng rằng có thể phá bỏ những quy tắc pḥng dịch v́ âm tính chưa chắc hoàn toàn âm tính mà phải đợi 14 ngày sau mới biết được,” ông giải thích.

    Ông đề xuất là nên tránh dùng từ ‘cách ly’ v́ từ đó ‘gợi lên cảm giác rất nặng nề’.

    “Giống như là cách ly xă hội đối với những người tù tội khiến chúng tôi có cảm giác tội lỗi ǵ đó. Ai cũng có cảm giác sợ hăi, e dè, nên giấu kín với mọi người xung quanh,” ông giải thích.

    “Nên chăng gọi là ‘thực hiện trách nhiệm cộng đồng’ th́ người bị cách ly cũng cảm thấy thoải mái hơn v́ họ sẽ không có cảm giác là người có thể gây họa cho cộng đồng.”

    Khi được hỏi ông có oán trách người hàng xóm của ông là bệnh nhân thứ 17 vốn khiến cho ông và nhiều người khác bị vạ lây, ông nói: “Oán trách là đương nhiên nhưng đó không phải là sự cố ư. Dịch bệnh không thể kiểm soát hết được. Không có cô N. này th́ sẽ có cô N. khác.”

    “Bây giờ có làm ǵ cô ấy th́ cũng không giải quyết được ǵ hết. C̣n nếu xem xét trách nhiệm th́ đó là việc của pháp luật,” ông nói.

    Ông nói rằng bất cứ người nào có khả năng nhiễm bệnh ‘hăy thành thật khai báo y tế và chịu cách ly’ v́ đó ‘trách nhiệm với cộng đồng’ ở bất kỳ nước nào.

  4. #444
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Chết bất minh trong đồn công an vẫn tiếp diễn, nhưng sự phản kháng gần như không c̣n
    RFA
    2020-03-10

    Công an áp giải phạm nhân tại trại giam Hoàng Tiến ở ngoại thành Hà Nội. Minh họa.
    Reuters

    Trường hợp chết trong đồn công an mới nhất xảy ra ở tỉnh Thanh Hóa hôm 9/3/2020, một nam thanh niên tử vong bất thường khi đang bị tạm giữ tại công an huyện Triệu Sơn, trong tư thế treo cổ.

    Tin cho biết, nạn nhân tử vong trong nhà tạm giam có tên là L.K.N, sinh năm 1987, trú tại xă Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Anh L.K.N bị Công an tỉnh bắt giữ vào ngày 7/3 để điều tra làm rơ liên quan vụ trộm cắp tài sản.

    Đây là trường hợp thứ hai chết bất minh trong đồn công an từ đầu năm 2020 đến nay.

    Trước đó, vào ngày 3/1/2020, Công an Thành phố Tây Ninh cũng cho biết, ông Phan Quốc Thắng 47 tuổi ở phường 1, người đâm thượng úy công an trọng thương và bị bắt tạm giam một ngày trước đó, đă treo cổ trong buồng tạm giam, tử vong.

    Khi người dân theo đuổi công lư mà không có kết quả th́ sẽ dễ gây tâm lư chán nản và từ bỏ. Hiện tại, rất nhiều trường hợp chết trong đồn công an vẫn tiếp diễn, nhưng sự phản kháng gần như không c̣n nữa.
    -Trịnh Kim Tiến
    Cô Trịnh Kim Tiến, con gái ông Trịnh Xuân Tùng, người bị trung tá công an Nguyễn Văn Ninh ở phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội đánh chết hồi tháng Hai năm 2011 v́ chạy xe không đội mũ bảo hiểm, nhận định với RFA hôm 10/3 về vấn nạn chết bất minh trong đồn công an:

    “Tôi nghĩ việc người dân chết một cách vô cớ trong đồn công an bây giờ đang trở nên rất là b́nh thường trong suy nghĩ của người dân. Trước đây, khi mà nghe dân chết trong đồn công an th́ rất là nhiều người bức xúc, và đặt câu hỏi. Nhưng trước những giải thích vô trách nhiệm và coi thường người dân của cơ quan chức năng, người ta đang b́nh thường hóa việc người dân chết trong đồn công an. V́ khi người dân theo đuổi công lư mà không có kết quả th́ sẽ dễ gây tâm lư chán nản và từ bỏ. Hiện tại, rất nhiều trường hợp chết trong đồn công an vẫn tiếp diễn, nhưng sự phản kháng gần như không c̣n nữa.”

    T́nh trạng người đang khỏe mạnh khi phải vào đồn công an rồi tử vong và cơ quan chức năng báo nạn nhân tự tử hay bị bệnh chết thường xảy ra tại Việt Nam khiến nhiều người nghi vấn.

    Tuy nhiên, khi đại diện Bô Công an trả lời chất vấn trước Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào năm 2019, đă cho rằng một trong các nguyên nhân dẫn đến tử vong trong các cơ sở giam giữ của Việt Nam có thể là do “phạm nhân day dứt, dằn vặt về hành vi phạm tội của ḿnh dẫn đến bi quan mà tự tử”, hoặc do phạm nhân mắc phải các căn bệnh hiểm nghèo từ trước khi nhập trại.


    Một trại giam ở Hà Nội. Minh họa. Reuters
    Trung tá Vũ Minh Trí, trước khi về hưu công tác tại Tổng cục 2, khi trao đổi với RFA liên quan vấn đề này hôm 10/3 cho biết, những thông tin chính quyền công bố, th́ ông không tin nó là sự thật khách quan 100%. V́ theo ông, ở Việt Nam, các cơ quan bảo vệ pháp luật như ṭa án, viện kiểm sát, công an… làm việc không độc lập và đều chịu sự chỉ đạo chung của đảng. Ông nói:

    “Tôi đă thấy có những phiên ṭa xét xử, th́ mới biết nhiều người từng bị tra tấn ép cung, như vụ ông Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long, hay ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang… là những người bị kết án tử h́nh… sau này không những công an, kiểm sát viên, chủ tọa phiên ṭa… đều bị truy tố. Hay vụ xét xử 5 công an ở Nha Trang tra tấn chết một nghi phạm…

    Theo Trung tá Vũ Minh Trí, những vụ việc được báo chí đăng tải đă xử lư, có lẽ mới chỉ là một phần sự thật, có nghĩa việc tra tấn ép cung có thể phổ biến hơn, có thể nhiều hơn nhiều. Ông đưa ra ví dụ:

    “Hồi năm ngoái, khi ra ṭa, nguyên ủy viên bộ chính trị, bí thư thành ủy TPHCM Đinh La Thăng có nói câu ‘mong được đối xử như một con người’, có nghĩa rằng một người như Đinh La Thăng mà khi vào tù c̣n không được đối xử như con người. Thế c̣n những người thấp cổ bé họng, những người không hiểu biết, không tiền, không thế lực… th́ khi vào trại giam, hay tạm giam, sẽ c̣n bị đối xử tàn tệ hơn nữa.”

    Một người như Đinh La Thăng mà khi vào tù c̣n không được đối xử như con người. Thế c̣n những người thấp cổ bé họng, những người không hiểu biết, không tiền, không thế lực… th́ khi vào trại giam, hay tạm giam, sẽ c̣n bị đối xử tàn tệ hơn nữa.
    -Trung tá Vũ Minh Trí
    Việt Nam kư Công Ước Chống Tra Tấn của Liên Hợp Quốc vào ngày 7/11/2013 và được Quốc Hội Việt Nam phê chuẩn vào ngày 28/11/2014. Đây được cho là 1 trong 9 công ước cốt lơi về quyền con người của Liên Hợp Quốc. Các tổ chức xă hội dân sự và nhân quyền quốc tế đánh giá t́nh trạng công an sử dụng bạo lực đối với người dân đang trở nên tràn lan tại Việt Nam hiện nay.

    Mẹ của tù nhân chính trị Nguyễn Văn Hóa, kể với RFA hôm 10/3 về việc Hóa bị tra tấn ép cung khi mới bị bắt:

    “Lúc Hóa mới bị bắt th́ họ giấu đi chín ngày, trong thời gian đó họ tra tấn, ép cung… điều này chính Hóa cũng viết trong đơn nói rơ bị đánh đập, ép cung. Thời gian họ tạm giam Hóa 1 năm ở trại giam Hà Tĩnh, th́ đối với Hóa đó là những ngày tháng bóng tối bao phủ.”

    Cho đến nay chưa có một thống kê chính thức nào của chính phủ Việt Nam về việc có bao nhiêu nạn nhân chết trong đồn công an. Nhưng theo thống kê của RFA, dựa trên những thông tin được truyền thông trong nước đăng tải, năm 2018 có nhất 11 người chết trong đồn công an; năm 2019 có ít nhất 3 người chết; và từ đầu năm 2020 đến nay đă có 2 người chết khi đang bị tạm giữ.

    Vào tháng 9 năm 2010, Tổ chức Theo Dơi Nhân Quyền –Human Rights Watch, công bố phúc tŕnh ‘T́nh trạng công an bạo hành, nạn nhân chết trong khi bị tam giam lan rộng’. Theo ghi nhận trong 12 tháng trước khi công bố phúc tŕnh,có 19 trường hợp công an bạo hành khiến 15 người thiệt mạng.

  5. #445
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Làm sao để giảm án oan?
    Diễm Thi, RFA
    2020-03-10


    Ảnh minh họa một phiên ṭa ở Việt Nam.
    AFP

    Nỗi oan không biết kêu ai

    Sáng ngày 05/03/2020, tại B́nh Dương, Bộ Công An tổ chức xin lỗi hai công dân bị bắt oan trong vụ án “Năm Cam và đồng phạm”. Đó là ông Bùi Mạnh Lân, Tổng giám đốc và ông Phạm Văn Hướng, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hưng Thịnh. Cơ quan này cho rằng khi điều tra vụ án “Gây rối trật tự công cộng” xảy ra năm 2003, hai ông này bị bắt tạm giam mà "không có lệnh hợp pháp". Họ được minh oan sau 17 năm.

    Biết bao nhiêu vụ án oan từ sau năm 1975 đến nay được báo chí chính thống đưa tin, nhưng những vụ minh oan công khai th́ chỉ đếm trên đầu ngón tay.

    Sáng ngày 9 tháng 10 năm 2019, 3 cụ ông (1 người đă mất trong thời gian giam giữ) đă được cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc minh oan, xin lỗi và đính chính công khai sau gần 40 năm mang án oan giết người.

    Ngày 24 tháng 10 năm 2017, TAND tỉnh Điện Biên tổ chức buổi xin lỗi bà Đặng Thị Nga và 2 con trai gồm Trịnh Công Hiến (đă mất) và Trịnh Huy Dương v́ điều tra, truy tố, xét xử oan cho họ về hành vi giết chồng, giết cha 28 năm trước.

    Trước đó, chiều 25 tháng 4 năm 2017, ông Hàn Đức Long, người 4 lần bị kết án tử h́nh về tội giết người đă được TAND Cấp cao tại Hà Nội tổ chức xin lỗi sau 11 năm bị bắt giam oan, truy tố oan, xét xử oan.

    Có nhiều cách để giảm án oan. Một trong những cách có thể khả dĩ thực hiện được ngay là việc nên tôn trọng việc hành nghề của luật sư. Tạo mọi điều kiện để luật sư có thể tiếp cận những vụ án h́nh sự ngay từ giai đoạn đầu tiên. - LS. Đặng Đ́nh Mạnh
    Một vụ án oan nổi tiếng ở Tây Ninh với nạn nhân là cả gia đ́nh 8 người bị bắt chỉ trong hai đêm gần cuối tháng 7 năm 1979 v́ nghi ngờ liên quan đến “vụ cướp năm chỉ vàng”. Cơ quan chức năng tỉnh Tây Ninh xin lỗi họ hôm 31 tháng 10 năm 2019, tức sau hơn 40 năm.

    Nói về vụ án này, Luật sư Phạm Công Út, một người trong nhóm luật sư đại diện đ̣i bồi thường thiệt hại cho họ, nói với RFA tối ngày 10 tháng 3 năm 2020:

    “Vụ án oan ở Tây Ninh là vấn đề của lịch sử hơn 40 năm trước. Lúc đó mới giải phóng chưa có luật tố tụng mà tất cả chỉ sử dụng sắc lệnh nên dễ dẫn tới vấn đề oan. Bây giờ ḿnh không quay lại lịch sử để phán xét. Giai đoạn đó đă làm oan cả một gia đ́nh, cả một ḍng tộc.

    Vấn đề thứ hai là vụ án oan nhưng xảy ra qua lâu nên hồ sơ hoặc c̣n nhưng không đầy đủ. Những người bị hàm oan lúc đó chỉ được ban phát sự tự do chứ không có tờ giấy nào nhận lỗi là họ đă làm oan.”

    RFA tṛ chuyện với những luật sư đă và đang làm trong ngành tư pháp Việt Nam để t́m hiểu về tỉ lệ cũng như số lượng án oan th́ nhận được câu trả lời chung là “rất nhiều nhưng không có con số cụ thể”.

    Làm sao giảm án oan?

    Án oan gây biết bao đau khổ cho nạn nhân và cả gia đ́nh họ. Án oan cũng gây cho luật sư nỗi ray rứt, sự bất lực khi không thể đem công lư đến cho thân chủ của ḿnh. Án oan cũng gây tốn kém ngân sách cho nhà nước khi phải bồi thường. Vậy làm sao để giảm án oan là câu hỏi của rất nhiều luật sư trong ngành tư pháp cũng như những người dân lương thiện.

    Theo Luật sư Đặng Đ́nh Mạnh, để giảm án oan không phải là chuyện đơn giản, không phải là chuyện một sớm một chiều có thể làm được trong hệ thống tư pháp Việt Nam. Ông giải thích:

    “Ở Việt Nam, khi cán bộ được giao điều tra một vụ án th́ họ có tâm lư nôn nóng muốn hoàn thành sớm. V́ thế họ t́m đủ mọi cách, kể cả những cách không được luật pháp quy định như mớm cung, ép cung thậm chí dùng nhục h́nh để bảo đảm hhoàn thành vụ án. Sự nôn nóng hoàn thành công việc cũng như có thành kiến trước với người bị điều tra rất dễ xảy đến t́nh trạng gây ra những vụ án oan.”

    Vị luật sư này nói thêm rằng, muốn giảm những vụ án oan th́ trước hết phải để luật sư tham gia vụ án ngay từ đầu, tức ngay từ giai đoạn điều tra. Khi bắt ai đó th́ họ phải thông báo ngay cho người bị bắt những quyền lợi của họ, trong đó có quyền mời luật sư. Có như vậy mới hạn chế sự lạm quyền của những người làm công việc điều tra.

    Luật sư Đặng Đ́nh Mạnh kết luận:

    “Có nhiều cách để giảm án oan. Một trong những cách có thể khả dĩ thực hiện được ngay là việc nên tôn trọng việc hành nghề của luật sư. Tạo mọi điều kiện để luật sư có thể tiếp cận những vụ án h́nh sự ngay từ giai đoạn đầu tiên.”

    ...Tức là họ không đủ tŕnh độ để viết chữ Việt. Bản đánh máy lời khai đầy lỗi chính tả trong đó. Sai nhiều nội dung trong đó. Từ không có tội biến thành có tội. - LS. Phạm Công Út
    Nói về việc giảm án oan, Luật sư Phạm Công Út nhận định rằng, với cơ chế ở Việt Nam hiện nay th́ chuyện này rất khó thực hiện. Chỉ những người có ‘lư lịch đỏ’, tức lư lịch có thể được kết nạp đảng, mới có cơ hội bước chân vào Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra, Ṭa án. Đây là lănh vực cha truyền con nối. Ông Phạm Công Út giải thích thêm:

    “Trước đây tôi từng là thư kư ṭa án, tôi từng là thẩm phán rồi làm luật sư. Tôi biết có nhiều người đang là thẩm phán, đang là chánh án, đang là luật sư mà đọc những biên bản viết tay của điều tra viên mà họ đọc không ra. Thậm chí yêu cầu điều tra viên tới ṭa đọc biên bản do họ ghi mà họ đọc cũng không ra. Tức là họ không đủ tŕnh độ để viết chữ Việt. Bản đánh máy lời khai đầy lỗi chính tả trong đó. Sai nhiều nội dung trong đó. Từ không có tội biến thành có tội.

    Trong khi Viện kiểm sát và Ṭa án lại tin vào những văn bản điều tra. Họ không trực tiếp dự cung nên để lọt những người bị hàm oan. Từ người công dân lương thiện trở thành người có dấu hiệu phạm tội để bị truy tố ra ṭa.

    Ṭa th́ lại có niềm tin đặc biệt vào hai cơ quan trước đó là Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Viện kiểm sát đề nghị như thế nào th́ ṭa dựa theo đó mà xử. C̣n nếu xử khác đi th́ phải xin ư kiến lănh đạo theo quy chế làm việc của ngành ṭa án.”

    Trong hệ thống tư pháp Việt Nam hiện nay, Viện Kiểm sát Nhân dân có quyền lực rất lớn. Đây là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của cả nước. Trong đó, thực hành quyền công tố là thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá tŕnh khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án h́nh sự.

  6. #446
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Hạn mặn khốc liệt và “an ninh lương thực quốc gia”
    Cao Nguyên
    2020-03-10

    H́nh minh họa. Một nông dân trên cách đồng hạn hán ở Sóc Trăng hôm 30/3/2016
    Reuters
    Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thông (Bộ NN&PTNT) Việt Nam cho biết từ ngày 7 đến 15/3/2020, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ có một đợt xâm nhập mặn xảy ra mà theo nhận định ở mức cao nhất trong mùa khô năm nay.

    Trong khi đó Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam dự báo, trong tháng 3 này, nước sông Mekong từ thượng nguồn về ĐBSCL vẫn ở mức rất thấp. Do đó, xâm nhập mặn vẫn sẽ rất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt. Dự báo đến cuối tháng 4 mới kết thúc đợt hạn hán, xâm nhập mặn này.

    Ngày 4/3/2020, có 5 tỉnh bao gồm Tiền Giang, Bến Tre, Long An, Kiên Giang, Cà Mau đă công bố t́nh huống khẩn cấp về hạn mặn. Ngành nông nghiệp của các tỉnh này đang chịu thiệt hại nặng nề nhất tại ĐBSCL trong đợt xâm nhập mặn năm nay.

    Không ảnh hưởng đến An ninh lương thực quốc gia
    T́nh trạng thiếu nước ngọt kéo dài đă khiến cho hơn 10.000 ha lúa đông xuân, chủ yếu ở Bến Tre, mất trắng.

    Ngoài ra, các loại cây ăn trái đặc sản miền Tây như chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, ḅn bon… cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do không có nước tưới. Khoảng 150.000 ha cây ăn trái ở 3 tỉnh Bến Tre, Long An, Tiền Giang cũng đang trong cơn khát nước ngọt.

    Trước t́nh h́nh hạn mặn khốc liệt gây ra nhiều thiệt hại nặng nề về sản lượng nông sản trong vùng. Phó thủ tướng Trịnh Đ́nh Dũng phát biểu hồi tháng Một rằng cần có giải pháp ứng phó hiệu quả với t́nh h́nh hiện nay, cũng như về lâu dài v́ ĐBSCL là vùng đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước.

    Trao đối với RFA về vấn đề an ninh lương thực quốc gia, Thạc sỹ Nguyễn Hữu Thiện, người có hơn 25 năm kinh nghiệm về các vấn đề quản lư tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, sinh kế bền vững, biến đổi khí hậu ở các quốc gia trong lưu vực Mekong nói rằng nếu cắt bớt 1/3 sản lượng lúa gạo của khu vực ĐBSCL, và nếu Việt Nam không tự gánh lên vai “trọng trách lo cho an ninh lương thực thế giới” th́ vẫn dư sức đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, không nên lo lắng quá:

    “ Vào năm 2016 cũng hạn mặn cực đoan và thiệt hại c̣n nhiều hơn bây giờ mà Việt Nam vẫn sản xuất khẩu 5 triệu tấn gạo th́ năm nay không có lư do ǵ mà bị ảnh hưởng an ninh lương thực đâu.

    Những năm hạn mặn như năm nay th́ sẽ có những vùng bị ảnh hưởng, bị thiệt hại lúa chết trắng. Nhưng mà xét về tổng thể th́ đồng bằng vẫn không có ảnh hưởng, tức là vẫn dư sức đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đừng có lo.

    Nếu như chúng ta không tự ḿnh gánh lên vai cái gọi là vỗ ngực xưng tên là chúng ta có trách nhiệm lo cho an ninh lương thực thế giới. Đó là khái niệm giả và không đúng. Ḿnh chỉ lo an ninh lương thực quốc gia cho ḿnh thôi. Ḿnh làm lúa tốt, sạch th́ chỉ làm hai vụ thôi th́ đồng bằng vẫn dư sức làm được.”


    H́nh minh họa. Một cậu bé bắt cá trên một con kênh cạn nước ở đồng bằng sông Cửu Long hôm 8/3/2016 AFP
    Đồng quan điểm, Tiến sỹ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đánh giá t́nh h́nh hạn mặn năm nay không ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia nhờ 3 yếu tố sau:

    “Yếu tố thứ nhất là thực sự Việt Nam đă sản xuất được như một khối lượng lúa đáng kể. Mỗi năm vẫn xuất khẩu đến 6-7 triệu tấn gạo. Cho nên lượng lúa dư là rất lớn.

    Cái thứ hai là vùng trọng điểm sản xuất lúa của ĐBSCL tập trung ở vùng thượng nguồn, ở các tỉnh như Đồng Tháp, An Giang hoặc Long An mà ở phía bên trên xa biển, chứ không phải các tỉnh ven biển. Các tỉnh ven biển th́ bây giờ chủ yếu sản xuất thủy sản. V́ thế cho nên tác động về mặt lúa gạo không nhiều lắm.

    Điểm thứ ba là năm nay th́ tương đối là chủ động được t́nh h́nh diễn biến của hạn mặn. V́ quá tŕnh hạn mặn diễn ra từ trên thượng nguồn, nhưng Việt Nam đă được thông báo khá sớm nên là năm nay các tỉnh họ đều chủ động xuống lúa vụ đông xuân tương đối sớm, sớm hơn hẳn so với thời vụ, và họ cũng tránh những vùng ven biển.”

    Tuy vậy, theo tiến sỹ Đặng Kim Sơn, dù an ninh lương thực của đất nước hoàn toàn có thể yên tâm nhưng đời sống của người dân th́ rất khó khăn:

    “Tuy nhiên cái thiệt hại nó thuộc về phía người dân. Vẫn có một số nông dân ở ven biển họ sản xuất lúa cho nên bị thiệt hại. Thực ra người dân ở vùng ĐBSCL, nhất là vùng ven biển rất khó khăn, nhất là thiếu nước sinh hoạt nữa.”

    Nguyên nhân hạn mặn khốc liệt 2020
    Ngay từ tháng 10/2019, trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo mặn vào mùa khô 2019-2020 có khả năng gay gắt và xuất hiện sớm hơn so với năm 2018-2019 khoảng 10-30 ngày.

    Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cũng cho biết nguồn nước mùa khô 2019-2020 sẽ ít, nguy cơ hạn mặn xuất hiện sớm và hạn hán thiếu nước có thể xảy ra.

    Đồng quan điểm, thạc sỹ Nguyễn Hữu Thiện cho biết ḿnh đă cảnh báo về t́nh h́nh hạn mặn này từ tháng Bảy năm ngoái khi thấy mực nước sông Mekong xuống thấp kỷ lục:

    “Lư do là ở ĐBSCL như một cái quy luật là ḿnh có thể quan sát mùa nước năm trước để biết được mùa hạn vào sau tết năm sau.

    Cái này đă chứng minh hồi năm 2015 qua đến 2016 một lần rồi. Cụ thể là từ ngày 19 tháng 7 năm ngoái là ḿnh đă lên tiếng rồi. Vào tháng Bảy là ngày đầu mùa lũ, mùa nước nổi mà mực nước sông Mekong hạ thấp xuống kỷ lục trong 50 năm, mùa lũ đă không về và nước không lên được th́ chắc chắn mùa hạn năm nay là sẽ gặp gay gắt.”

    Ông cũng nêu ra 3 nguyên do chính dẫn đến t́nh trạng hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt như năm nay:

    “Lư do thứ nhất là do lượng mưa thấp ở toàn bộ lưu vực sông sông Mê Kông từ đầu năm 2019 cho đến tháng Chín do hiện tượng El Nino. Nó xảy ra mưa thấp th́ không có nước để đổ xuống ḍng sông nên mực nước sông bị thấp kỷ lục.”

    Nguyên nhân thứ hai là do các đập thuỷ điện ở thượng nguồn. Theo thạc sỹ Nguyễn Hữu Thiện, thuỷ điện không làm mất đi tổng lượng nước mà nó cũng không tự gây ra khô hạn. Thuỷ điện không tiêu thụ nước nhưng nó làm chậm đường đi của nước.


    H́nh minh họa. Đập thủy điện ở Trung Quốc Reuters
    Vào những năm mưa ít, thiếu nước khô hạn th́ thủy điện buộc phải đóng đập tích nước cho đầy th́ mới đủ độ sâu để chạy tua-pin phát điện bên dưới. Như vậy, ḍng nước đi qua một chuỗi các con đập kéo dài từ đầu nguồn sông th́ sẽ rất là lâu để nước về tới được ĐBSCL:

    “Nó không làm mất nước nhưng sẽ làm chậm đường đi của nước. Ḿnh cứ hiểu lầm nói là do nó đắp đập nên không có giọt nước nào chạy xuống th́ điều đó có sai về mặt kỹ thuật.”

    Nguyên nhân thứ ba là do những thay đổi ở ĐBSCL hằng năm từ tự nhiên và nhân tạo:

    “C̣n một cái nguyên nhân nữa là ở đồng bằng ḿnh về phía biển vào những năm b́nh thường bây giờ th́ đang xâm nhập mặn nó đă sâu hơn trước đây. So với khoảng năm 1980 đổ về trước th́ bây giờ mặn nó đă sâu hơn hàng năm vào mùa khô.

    Bởi v́ hai thứ. Nguyên nhân thứ 3a là mực nước biển dâng đều 3mm mỗi năm rất chậm. Nhưng 10 năm cũng được 3cm rồi th́ 30 năm cũng được 30cm. Thành ra mặt biển cao hơn ngày xưa.

    C̣n nguyên nhân 3b là hệ thống tự nhiên của đồng bằng ḿnh thay đổi. Bây giờ đê bao khép kín khắp nơi. Một là làm lúa vụ ba trong mùa lũ trên vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười và ở vùng miệt vườn cây ăn trái th́ cũng đê bao khép kín.

    Cho nên là vào mùa nước nổi, khi nước sông Mekong dồi dào đổ về th́ ḿnh từ chối nhận. Những ô đê bao đó chiếm không gian, nước từ ḍng sông không lên ruộng vườn được, cho nên là nó ngập khắp nơi ở các thành phố rồi đi luôn ra biển.

    Đến mùa khô, đặc biệt là những năm cực đoan như thế này, ḍng sông Cửu Long bị yếu đi v́ bản thân đất đai đồng bằng của ḿnh nó không c̣n nước. Lẽ ra mùa mưa mà nó được ngậm nước th́ đến mùa khô nó sẽ lâu bị khô hạn hơn.”

    Giải pháp
    Về giải pháp trước t́nh h́nh hạn mặn kỷ lục như năm nay, thạc sỹ Nguyễn Hữu Thiện cho biết hiện giờ, cách tốt nhất là không nên cố gắng chống chọi với tự nhiên:

    “Như vậy th́ cái lời khuyên dành cho năm nay là nên né thôi, không thể đương đầu được với t́nh h́nh cực đoan th́ phải né.

    Né có nghĩa là dịch chuyển lịch cây trồng, lịch thời vụ gieo trồng. Bởi v́ cái này ḿnh hoàn toàn có thể làm được, nó đâu phải xảy ra đùng một cái là mặn ngay, mà ḿnh đă biết từ hồi tháng Bảy năm ngoái rồi. Theo cái quy luật như vậy th́ từ hồi tháng Bảy năm ngoái ḿnh đă cố gắng cảnh báo, nhưng vẫn có một số người họ không tin theo quy luật này và vẫn xuống giống, càng xuống giống nhiều, càng đối chọi th́ càng thiệt hại nhiều hơn.”

    C̣n về các giải pháp lâu dài cho những năm phi cực đoan về sau th́ Chính phủ cũng đă có nghị quyết 120 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, được ban hành từ năm 2017. Ông Thiện đánh giá những tinh thần cải cách của nghị quyết này rất là tiến bộ, có thể tóm tắt như sau:

    Thứ nhất là phải “thuận thiên”, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên:

    “Tuân theo quy luật tự nhiên và tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên. Không có nghĩa là “khoanh tay”, nhưng mà phải hiểu về quy luật tự nhiên để biết cái nào có thể can thiệp được và cái nào không. Chứ trước đây chúng ta đă can thiệp thô bạo rồi, và chúng ta đă trả giá rồi. Bây giờ, chúng ta đă học từ bài học đó và đă chuyển sang là thuận theo thiên nhiên để mùa lũ không phải loay hoay chống lũ, mùa hạn th́ lại chống hạn, loay hoay suốt cả năm trời không có lúc nào rảnh.

    Mà thật ra hai cái đó nếu mà thuận theo, nương nhẹ theo th́ vẫn có cơ hội canh tác nước mặn, nhiều khi lại tốt hơn, đạt được giá trị cao hơn.

    C̣n cái vùng nước ngọt ở trên canh tác một năm đến ba vụ để làm cái ǵ?! Nên giảm bớt đi và làm sao tăng cái giá trị của các sản phẩm lúa gạo lên, chứ c̣n làm ra cả đống bán giá thấp, rồi lâu lâu phải giải cứu. Bởi v́ ta phụ thuộc vào một vài thị trường, không đa dạng hóa thị trường. Lâu lâu cái thị trường đó mà cụ thể là rất nhiều nông sản phụ thuộc vào Trung Quốc. Nếu thị trường Trung Quốc mà “nhúc nhích” th́ ḿnh cũng mệt theo, nên cứ giải cứu hoài.”


    H́nh minh họa. người dân bán rau quả trên sông Hậu AFP
    Thứ hai là xem các loại nước ngọt, nước mặn hay nước lợ đều là tài nguyên và không ngăn cách sông ra khỏi biển:

    “Tinh thần số hai là xem nước mặn, nước ngọt hay nước lợ đều là tài nguyên, chứ không phải chỉ có nước ngọt c̣n hai thằng kia là kẻ thù, là phải dùng công tŕnh để chắn lại. Nếu dùng công tŕnh để chắn lại th́ phải tách biển ra khỏi sông. Như thế th́ sông sẽ không chảy được. Nó sẽ tích tụ ô nhiễm và gánh thêm phân bón thuốc trừ sâu, th́ nước ở khắp nơi nhưng không uống được, và bây giờ chúng ta đang lâm vào t́nh trạng này. Như vậy th́ theo tinh thần số hai là xem rất mặn nước ngọt hay nước lợ đều là tài nguyên để bớt cản trở sông ng̣i.”

    Thứ ba là ưu tiên thuỷ sản, canh tác mặn ngọt luân phiên thuận theo tự nhiên. Một năm trồng lúa 2 vụ thay v́ ngăn mặn để trồng ba vụ mùa như trước đây:

    “Cái thứ ba là xoay trục ưu tiên. Có nghĩa là hồi trước trong mấy mươi năm qua, chúng ta đă chạy theo khái niệm gọi là “an ninh lương thực” nhưng thực ra khái niệm đó không đúng. Ngày xưa ḿnh tự động coi là an ninh lương thực là phải tạo ra thật nhiều lúa gạo, nhưng việc đó hoàn toàn là không đúng.

    Bây giờ, theo nghị quyết 120 là xoay trục ưu tiên thủy sản, và cây lúa xuống vị trí thứ ba. Cái đồng bằng này không cần phải làm lúa ba vụ vẫn có thể đảm bảo an ninh lương thực quốc gia như thường, dư sức.

    Nếu vậy th́ người dân sẽ đỡ mệt mỏi hơn, đất được nghỉ ngơi. Người dân được phục hồi sức khỏe, không phải loay hoay cả năm cắm mặt xuống đất bán lưng cho trời để làm ra cả đống nông sản giá thấp. Chúng ta sẽ không phải loay hoay mùa nước th́ lo chống nước lũ, mùa mặn th́ lo tránh nước mặn, tránh hết cái nọ đến cái kia cả năm.

    Khuynh hướng chuyển sang hướng bền vững nó đă manh nha ở đồng bằng từ trước năm 2019 rồi. Hết năm nay th́ sẽ trở lại t́nh h́nh phi cực đoan. Khuynh hướng người dân đang cắt bớt một vụ mùa lúa. Ở vùng ven biển th́ người ta bắt đầu chuyển hướng canh tác theo mặn rồi theo mùa. Từ từ mọi vấn đề nó sẽ dần đi vào ổn định, ngoại trừ những năm cực đoan như thế này th́ đành phải chịu thôi.”

    Chiều ngày 8/3/2020, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc làm việc với một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long về hạn hán, xâm nhập mặn. Ông công bố Chính phủ sẽ hỗ trợ 5 tỉnh đă công bố t́nh huống khẩn cấp bao gồm Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Cà Mau, Kiên Giang, mỗi tỉnh 70 tỷ đồng nhằm phục vụ cho nguồn nước sinh hoạt, đời sống người dân.

  7. #447
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    "Bệnh nhân số 17" là "cứu tinh" cho chế độ nói láo!?


    CTV Danlambao - Trong khi Việt Nam là một "ổ Tàu" th́ suốt hơn một tháng kể từ khi vi khuẩn Vũ Hán hoành hành ở bên Tàu, tại Việt Nam số người bị nhiễm chỉ hơn mười người và sau đó nhà cầm quyền tuyên bố đă kiểm soát được dịch. Thế nhưng, chỉ một con gái tài phiệt mang tên Nguyễn Hồng Nhung sau khi sang Pháp và Ư xem tŕnh diễn thời trang đă trở thành "cứu tinh" cho quá tŕnh nói láo của đảng trong thời gian vừa qua.

    Kể từ nay, dịch Tàu bùng nổ sẽ không do khối lượng người Tàu ở Việt Nam, lượng dân Tàu vẫn qua lại cửa khẩu, không đến trực tiếp từ Tàu mà đến từ châu Âu qua chuyến bay VN054 đến từ Anh với nguồn gốc lây lan là bệnh nhân số 17 Nguyễn Hồng Nhung.

    Bên cạnh Nguyễn Hồng Nhung là bệnh nhân số 21 trên cùng chuyến bay và chỉ bệnh nhân này thôi đă tiếp xúc đến hơn 500 người theo báo cáo của Chủ tịch UBND Hà Nội, Nguyễn Đức Chung.

    Cho đến nay, ngoài "quê hương" của vi khuẩn Vũ Hán, những quốc gia như Hàn Quốc, Ư, Iran, Pháp, Đức và Tây Ban Nha đă có số người nhiễm vượt quá con số ngàn. Tuy nhiên là ổ Tàu lớn nhất Đông Nam Á th́ Việt Nam mới chỉ có 31 ca nhiễm theo công bố của Ba Đ́nh.

    Hiện tại th́ truyền thông nhà nước đang lên gân để đổ thừa cho sự tắc trách của cơ quan cảng hàng không Nội Bài đă để cho bệnh nhân số 17 nhiễm Covid-19 đi từ 'ổ' dịch tại châu Âu có thể vượt qua ṿng kiểm dịch nghiêm ngặt sân bay về Việt Nam để rồi lây bệnh tới nhiều người.

    Truyền thông lề đảng đă bắt đầu gọi Âu châu là "ổ dịch" và đang dấy lên cái gọi là "Dư luận càng phẫn nộ hơn khi nhân dân chuẩn bị đón tin vui Việt Nam chỉ vài ngày nữa là đủ điều kiện công bố hết dịch."

    Trong khi đó th́ Phó thủ Nguyễn Đức Đam vẫn tiếp tục ngạo mạn trong ngu dốt: "Dù con vi rút này ở đâu có đáng sợ, nhưng mà với Việt Nam ta th́ chắc chắn là nó không làm ǵ!"

    10.03.2020


    CTV Danlambao
    danlambaovn.blogspot .com

  8. #448
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Virus corona : Cư dân mạng Việt Nam trút nỗi giận lên « bệnh nhân 17 »


    Một ngôi nhà bị cách ly ở Hà Nội, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 10/03/2020 REUTERS/Kham

    Tại Việt Nam, theo thông báo của bộ Y Tế hôm nay, 11/03/2020, đă có thêm 4 ca lây nhiễm virus corona chủng mới, tổng cộng là 38 ca. Ba bệnh nhân mới nhất là người thân và nhân viên của nữ doanh nhân ở B́nh Thuận từ Mỹ trở về Việt Nam ngày 02/03 và sau đó kết quả xét nghiệm cho thấy đă nhiễm virus.


    C̣n bệnh nhân thứ 35 là một nữ nhân viên bán hàng tại một siêu thị ở Đà Nẵng, bị nhiễm virus do đă tiếp xúc với hai bệnh nhân người Anh vào ngày 04/03. Hai người Anh này đă đi trên chuyến bay của Vietnam Airlines từ Luân Đôn đến Hà Nội ngày 02/03, tức là cùng chuyến bay « bệnh nhân thứ 17 », cô N.H.N.

    Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm qua, 10/03/2020, cư dân mạng ở Việt Nam đang trút nỗi giận lên cô H.N, bệnh nhân duy nhất bị nêu tên tuổi trong đợt lây nhiễm mới nhất ở Việt Nam.

    Vào tháng trước người này đă đến Luân Đôn, dự tŕnh diễn thời trang ở Milan và Paris, trước khi từ Luân Đôn trở về Hà Nội ngày 02/03 và sau đó mới được xét nghiệm có phản ứng dương tính với virus corona chủng mới. Nhiều trang Facebook đă được lập ra để bài bác bệnh nhân thứ 17 này là vô trách nhiệm, đ̣i bỏ tù cô và phạt tiền cô, v́ trước đó đă có nhiều triệu chứng nhiễm bệnh nhưng lại không tự động xin cách ly, nên đă để lây nhiễm virus sang nhiều người khác.

    Tổng cộng có 13 hành khách, đa số là người Anh và người Việt, trên cùng chuyến bay với cô Hồng Nhung có phản ứng dương tính với virus corona. Trên chuyến bay này c̣n có đương kim bộ trưởng Kinh Tế Việt Nam Nguyễn Chí Dũng, nhưng kết quả xét nghiệm cho thấy vị bộ trưởng có phản ứng âm tính với virus và hiện nay chỉ tự cách ly tại nhà.

    Theo South China Morning Post, nhà chức trách Việt Nam đă xác định được 156 trên tổng số 201 hành khách trên chuyến bay nói trên, cũng như những nơi mà họ đă đi qua và hiện đang truy t́m những người c̣n lại.

    Thông tin về bệnh nhân thứ 17 và cũng là bệnh nhân đầu tiên ở Hà Nội đă gây hoang mang dư luận tại thủ đô Việt Nam. Khu phố của cô này đă bị cách ly. Dân chúng đổ xô đi mua hàng về tích trữ, gây nhiều cảnh hỗn loạn. Chủ tịch thành phố Hà Nội đă phải quyết định kéo dài thời gian đóng cửa các trường đến ngày 15/03.

  9. #449
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    VN sẵn sàng ‘cách ly diện rộng’; số ca nhiễm Covid-19 lên đến 39 người
    11/03/2020
    VOA Tiếng Việt


    Hoạt động tẩy trùng tại một phố bị cách ly ở Hà Nội, 7/3/2020


    Nhà chức trách Việt Nam thông báo tổng số người nhiễm virus corona chủng mới là 39 người, tính đến ngày 11/3; tăng lên từ con số 34 của một ngày trước. Bệnh nhân mới nhất là một người ở Hà Nội, có tiếp xúc với du khách Anh bị nhiễm virus trên chuyến bay từ London đến Hà Nội hôm 2/3.

    Ngoài ra, 3 trong số 5 ca nhiễm mới nhất đều nhập viện ở tỉnh B́nh Thuận. Họ là nhân viên và người nhà của bệnh nhân thứ 34, một phụ nữ trở về từ Mỹ và xét nghiệm dương tính hôm 9/3.

    Liên quan đến t́nh huống khoảng 15 ca nhiễm mới đều là hành khách đi các chuyến bay quốc tế, tại một cuộc họp hôm 11/3, Ban Chỉ đạo của Việt Nam về pḥng chống Covid-19 thống nhất rằng các hăng hàng không của Việt Nam cần phải đặt ra quy định bắt buộc hành khách đeo khẩu trang từ khi ngồi trên máy bay cho đến khi đă vào Việt Nam và làm thủ tục nhập cảnh phải đeo khẩu trang.

    Với các hăng hàng không nước ngoài, Việt Nam phải có khuyến nghị mạnh mẽ, ban chỉ đạo đưa ra ư kiến.

    Cũng trong ngày 11/3, thủ tướng Việt Nam ra một chỉ thị, theo đó yêu cầu các bộ, chính quyền các tỉnh “phát hiện nhanh và kiểm soát chặt chẽ nguồn lây bệnh”, dù đó là nguồn trong nước hay xâm nhập từ nước ngoài.

    Một trong các biện pháp là “kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh”. Chỉ thị của thủ tướng lưu ư rằng phải kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh “qua biên giới Tây Nam”.

    Trong chỉ chị, chính phủ Việt Nam cũng thông báo “tạm dừng việc miễn thị thực đơn phương và hiệu lực giấy miễn thị thực” đă cấp cho nhiều người tại các nước Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha.

    Các chuyến bay giữa Việt Nam đến các vùng có dịch và ngược lại, kể cả của các hăng hàng không nước ngoài, thuộc diện bị “hạn chế tối đa”, theo chỉ thị.

    Văn bản này khuyến cáo rằng người dân không nên đi nước ngoài, trong khi đó, về phía chính phủ sẽ “tạm hoăn các đoàn đi công tác nước ngoài; trường hợp đặc biệt phải được thủ tướng chính phủ cho phép”.

    Một vấn đề có vị trí ưu tiên cao trong chỉ thị của thủ tướng Việt Nam là các bộ và địa phương cần “chuẩn bị sẵn sàng phương án cách ly trên diện rộng”.

    “Các Bộ: Quốc pḥng, Công an, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động-Thương binh-Xă hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đẩy nhanh việc chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực để thực hiện việc cách ly; rà soát, cập nhật phương án, kế hoạch cách ly trên diện rộng; có phương án huy động khách sạn, cơ sở lưu trú… làm nơi cách ly tập trung”, chỉ thị viết.

  10. #450
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Công an dự tính phong tỏa Hà Nội để cách ly v́ dịch COVID-19
    Mar 11, 2020

    Khu phố Trúc Bạch (Hà Nội) đang được cách ly sau khi phát hiện bệnh nhân thứ 17 nhiễm COVID-19 tại đây. (H́nh: Giang Huy/VNExpress)
    HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Đại diện Công An thành phố Hà Nội cho biết đă lập kế hoạch để cách ly một khu vực, một khu dân cư hay một địa bàn theo từng cấp độ, kể cả phong tỏa toàn thành phố.

    Chiều Thứ Tư, 11 Tháng Ba, Hà Nội tổ chức cuộc họp Ban Chỉ Đạo Pḥng Chống Dịch COVID-19.

    Theo báo Lao Động, tại đây ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội, đă đưa ra thông tin Bộ Y Tế CSVN xác nhận Việt Nam có thêm bệnh nhân mắc COVID-19 thứ 39 là anh BTP, 25 tuổi, hướng dẫn viên du lịch của công ty Amazing Ninh B́nh (ở phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Bệnh nhân có triệu chứng sốt nhẹ (37.6 độ C), không ho, không khó thở và đă được cách ly điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương cơ sở 2 tại Đông Anh (Hà Nội).


    Theo đại diện quận Cầu Giấy, ngày 4 Tháng Ba, anh P. đă đưa đoàn du lịch của Anh Quốc đi thăm viếng, trong đó có hai người Anh đi trên chuyến bay VN54 (xác định dương tính với virus COVID-19).

    “Chúng tôi đă rà soát những người có liên quan với bệnh nhân COVID-19 thứ 39 này, rà soát được 20 người tiếp xúc gần, 79 người tiếp xúc của tiếp xúc gần, trong đó ở Cầu Giấy là 24 người, các quận, huyện khác là 55 người. Chúng tôi đă lập danh sách và có biện pháp dịch tễ,” đại diện quận Cầu Giấy nói.


    Ông Hoàng Đức Hạnh (giữa), phó giám đốc Sở Y Tế Hà Nội, cho rằng t́nh h́nh dịch bệnh ở thành phố này “diễn biến phức tạp.” (H́nh: Lao Động)
    Báo Lao Động cho hay, đến nay Hà Nội có trên 7,500 người được giám sát, theo dơi sức khỏe tại cộng đồng do từng đi từ hoặc đi qua vùng dịch, tiếp xúc với người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Trong đó, hơn 5,000 người đă hết thời gian cách ly, hơn 2,300 người tiếp tục được giám sát sức khỏe.

    Ông Hoàng Đức Hạnh, phó giám đốc Sở Y Tế Hà Nội, cho biết cụ thể thành phố tổ chức cách ly tập trung tại bệnh viện Công An thành phố và tám đơn vị quân đội. Tổng số người được cách ly hơn 2,800, trong đó 460 người được cho về sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính và hết thời gian cách ly.

    Dự báo về diễn biến dịch COVID-19, ông Nguyễn Đức Chung cho rằng Hà Nội có nguy cơ lây nhiễm từ nhiều hướng, trong đó qua phi trường quốc tế Nội Bài là rất lớn. Hiện mỗi ngày có 5,000-6,000 du khách đến Hà Nội qua Nội Bài.

    “Nhiệm vụ số 1 hiện nay là giám sát số người ngoại quốc, người Việt Nam qua cảng hàng không Nội Bài để phát hiện sớm nguy cơ,” ông Chung nói với báo VNExpress. (Tr.N)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 5 users browsing this thread. (0 members and 5 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •