Page 47 of 74 FirstFirst ... 3743444546474849505157 ... LastLast
Results 461 to 470 of 732

Thread: Đàm Tiếu Việt Nam

  1. #461
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Việt Nam ngừng nhập cảnh đối với du khách từng qua Schengen và Anh Quốc



    Ảnh minh họa : Cảnh chờ đợi lên máy bay tại phi trường Đà Nẵng, ngày 23/02/2020.

    Trong ngày 14/03/2020, Việt Nam có thêm sáu ca mới nhiễm virus corona, trong đó có 4 trường hợp trở về từ châu Âu. Trước t́nh trạng, nhiều ca nhiễm mới đến từ vùng dịch châu Âu, Việt Nam đă mở rộng phạm vi đối tượng bị cấm nhập cảnh, từ giờ áp dụng đối với bất kỳ ai từng đi qua vùng dịch trong ṿng 14 ngày trước ngày dự kiến đến Việt Nam.



    Cụ thể, theo trang Thông tin Chính phủ, Việt Nam quyết định « tạm thời chưa cho nhập cảnh đối với khách du lịch đến từ hoặc đă đi qua các nước thuộc khu vực Schengen và vương quốc Anh và Bắc Ai Len trong ṿng 14 ngày trước ngày dự kiến đến Việt Nam ». Ngoài ra, Việt Nam « cũng tạm dừng việc cấp thị thực tại cửa khẩu. Các quyết định này có hiệu lực 30 ngày kể từ 12 giờ (giờ địa phương) ngày 15/03/2020 và không áp dụng với người nhập cảnh v́ mục đích ngoại giao và công vụ ». Chính phủ cũng xem xét, quyết định cụ thể việc tạm dừng visa du lịch đối với người nhập cảnh từng bang của Hoa Kỳ, tùy theo diễn biến dịch ở nước này.

    Tính đến ngày 14/03, Việt Nam có 53 trường hợp nhiễm virus corona, trong đó có 16 người đă được chữa khỏi. Trong số bốn ca nhiễm mới từ châu Âu trở về, bệnh nhân (BN) số 50 và 51 sống ở Hà Nội, BN52 ở Hạ Long và BN53 là một công dân Cộng Ḥa Séc lưu trú ở quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Chính phủ chủ trương thu phí điều trị Covid-19 đối với người nước ngoài.

    Trước đó, sáng 14/03, chính phủ thông báo bệnh nhân số 49 đang ở Huế, cũng đi trên chuyến bay VN0054 với BN17 từ Luân Đôn trở về. Tiếp theo, BN48 là người ngồi chung xe với BN45 và tiếp xúc trực tiếp với BN34, nữ doanh nhân ở B́nh Thuận, trở về từ chuyến công tác ở Mỹ và khi đi đă quá cảnh ở Hàn Quốc. Ca số 47 là người giúp việc trong ṭa nhà của BN17. C̣n BN46 là nữ tiếp viên hàng không trên chuyến bay có BN17 và bộ trưởng bộ Kế Hoạch-Đầu Tư Việt Nam.

    Để ngăn t́nh trạng lây nhiễm trong cộng đồng, từ ngày 16/03, người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng tập trung đông người (siêu thị, sân bay, nhà ga…). Chính quyền thành phố Hà Nội yêu cầu đóng cửa quán bar, karaoke, trung tâm di tích lịch sử đến hết tháng Ba.

    Trước diễn biến của dịch Covid-19, giải đua xe công thức 1 (Formula 1), lần đầu tiên được tổ chức ở Hà Nội, theo dự kiến là vào đầu tháng Tư, đă được hoăn vô thời hạn. Ṿng đua ở Bahrain cũng được hoăn vô thời hạn.

  2. #462
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Formula One thông báo huỷ chặng đua Công thức Một tại Việt Nam
    14/03/2020

    Formula One Vietnam- Công tŕnh xây dựng Đường đua ở Hà Nội. Ảnh chụp ngày 18/2/2020. REUTERS/Kham


    Ban tổ chức Grand Prix Việt Nam chính thức thông báo chặng đua Công thức 1 ở Hà Nội đă được hoăn lại, không diễn ra từ ngày 3/4 đến ngày 5/4 như đă định v́ dịch viêm phổi cấp chủng mới Covid-19.

    Formula One quyết định huỷ Giải Công thức 1 ở Bahrain và Việt Nam sau khi Giải Grand Prix Australia, chặng đua mở màn, bị huỷ vào giờ chót v́ dịch corona.

    Báo The Guardian của Anh trích dẫn thông báo của F1 nói rằng:

    “Do dịch COVID-19 tiếp tục lây lan trên toàn cầu… tất cả các bên liên hệ đă đi đến quyết định hoăn lại Grand Prix Bahrain và Việt Nam.”

    VNExpress dẫn thông báo của VGPC cho biết:

    "Quyết định được đưa ra sau nhiều buổi thảo luận và cân nhắc kỹ lưỡng giữa FIA, F1, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Hiệp hội Thể thao xe động cơ Việt Nam (VMA) và công ty Việt Nam Grand Prix (VGPC) ".

    Bahrain Grand Prix dự kiến tổ chức vào ngày 22/3, trước đó đă được lên kế hoạch để diễn ra mà không có sự hiện diện của khán giả tại trường đua Sakhir.

    Grand Prix Việt Nam, Giải đua Công thức 1 đầu tiên dự kiến diễn ra từ ngày 3/4 đến ngày 5/4 tại trường đua Mỹ Đ́nh, Hà Nội, lẽ ra là chặng đua thứ 3 của mùa đua F1 năm nay. Trước đó, chặng đua Trung Quốc, được lên kế hoạch diễn ra sau chặng đua Việt Nam 2 tuần lễ, đă bị hoăn từ ngày 12/2 v́ vụ bộc phát virus Corona.

    Ban tổ chức Formula One loan báo huỷ chặng đua mở màn, Australia Grand Prix ngày 12/3/2020
    Ban tổ chức Formula One loan báo huỷ chặng đua mở màn, Australia Grand Prix ngày 12/3/2020

    Ban tổ chức đă đi đến quyết định khó khăn, huỷ chặng đua đầu tiên ở thành phố Melbourne, Australia, sau khi một thành viên của Đội McLaren xét nghiệm dương tính với COVID-19 hôm 12/3, khiến toàn đội 15 người bị cách ly trong 14 ngày, khiến họ không thể tham gia Giải Grand Prix Bahrain, nếu giải đua này không được hoăn lại.

    Giám đốc F1 Chase Carey thông báo huỷ Giải Grand Prix Australia vào giờ chót, vài giờ trước khi bắt đầu đua thử hôm thứ Sáu. Chặng thứ Tư trên lịch F1 là Giải Grand Prix Hà Lan tại Zandvoort hôm 3/5. Nhưng cả giải này cũng đang đối mặt với t́nh trạng bất định v́ lệnh hiện hành của Hà Lan, cấm các cuộc tụ tập trên 100 người.

    Thông báo của F1 cho biết các bên sẽ tiếp tục phối hợp, theo dơi diễn tiến của dịch Covid-19 để chọn thời điểm khác, an toàn và phù hợp cho các chặng đua bị huỷ bỏ.

  3. #463
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Chế độ Hà Nội dọa bỏ tù ‘người phao tin đồn nhảm’
    Mar 15, 2020

    Công an CSVN thẩm vấn người bị cáo buộc “đưa tin bịa đặt, xuyên tạc” trên mạng về dịch COVID-19. (H́nh: Bộ Công an CSVN)


    HÀ NỘI, Việt Nam (NV).- Chế độ Hà Nội không những phạt tiền mà c̣n đe dọa “xử lư nghiêm, kể cả xử lư h́nh sự những người phao tin đồn nhảm trên mạng xă hội về dịch bệnh COVID-19.”

    Hôm Thứ Bảy, báo chí trong nước đăng tải lại một bản tin của trang mạng nhà cầm quyền trung ương CSVN (chinhphu.gov.vn) thuật lời ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đe dọa, Ông ta ra lệnh cho Bộ Công An trừng phạt nặng những ai “phao tin đồn nhảm” trên các mạng xă hội liên quan đến t́nh h́nh dịch bệnh gây ra bởi siêu vi COVID-19.

    Bản tin này tiếp theo tin của Bộ Công an CSVN được các báo chính thống trong nước thuật lại, tuyên truyền “đă xác minh 654 trường hợp, xử phạt hơn 146 đối tượng đưa tin sai sự thật về Covid -19” trên cả nước, theo tờ Tiền Phong.

    Riêng tại Hà Nội, tờ Dân Việt th́ kể là “Từ ngày 31/1 đến 14/3, Công an Hà Nội đă xử lư 44 cá nhân có hành vi đăng tin, bài sai sự thật về dịch Covid-19, phạt hành chính gần 200 triệu đồng…” mà tờ báo nói người ta “do thiếu hiểu biết, không kiểm chứng thông tin hoặc lợi dụng đăng thông tin sai sự thật nhằm trục lợi.”

    Dư luận xă hội chú ư đặc biệt tới 4 bệnh nhân gồm hai cô gái con nhà “quư tộc” và hai quan chức “cộm cán” của chế độ Hà Nội trong số mấy chục người bị lây nhiễm và mang siêu vi dịch từ nước ngoài về Việt Nam, ltruyền nhiễm cho một số người khác. Không những vậy, hàng trăm người đă phải sống cách ly và xét nghiệm dịch tễ để chữa trị, cả khu phố bị xịt thuốc.

    Trên mặt báo điện tử tại Việt Nam tràn ngập những tin về dịch COVID-19 liên quan đến mọi mặt của xă hội. Chế độ Hà Nội xưa nay rất nhạy cảm với các tin tức, b́nh luận có thể làm sút giảm “uy tín” của đám lănh tụ và chức sắp cấp cao. Nó liên quan chặt chẽ đến sự tồn vong của đảng và nhà nước CSVN nên ai nói đùa, trêu chọc ǵ những kẻ đó trên mạng đều bị coi là thành phần “thù địch” hoặc “phản động” để trị tội.

    Hôm Thứ Sáu 13/3 người ta thấy Bộ Công An CSVN hô hào “cảnh giác” với các loại tin “xấu độc” khi chế độ dồn cả hệ thống chính trị đối phó dịch bệnh.

    “… lợi dụng t́nh h́nh của dịch bệnh COVID-19, các thế lực thù địch, phản động, các đối tượng bất măn chính trị trong và ngoài nước đă lợi dụng phát tán trên không gian mạng nhiều thông tin sai sự thật, xuyên tạc t́nh h́nh dịch bệnh và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương trong nỗ lực pḥng, chống dịch bệnh; kích động người dân đ́nh công, ngừng buôn bán, tích trữ lương thực, thực phẩm… Mục đích của các đối tượng này là nhằm gây hoang mang, lo sợ trong quần chúng nhân dân, tạo ra t́nh trạng bất ổn, chia rẽ trong nội bộ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm mất ổn định chính trị, trật tự, an toàn xă hội.” Trích bài viết trên trang mạng của Bộ công An CSVN.


    Một số lời b́nh luận trên Facebook bị cho là “xấu độc” v́ hô hào “không tin vào các kênh truyền thông chính thống” của chế độ.(H́nh: Bộ Công an CSVN)
    Bài viết c̣n nêu dẫn chứng “ Ví dụ như việc các đối tượng phản động, chống đối đă xuyên tạc “bệnh nhân thứ 17 – Nguyễn Hồng Nhung chỉ là “con dê tế thần” để giúp Chính phủ Việt Nam nhận tiền tài trợ từ nước ngoài, hợp thức hóa cho việc bùng phát bệnh dịch không phải do người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam gây ra”. …

    Bộ Công an CSVN c̣n thống kê thấy “từ khi xuất hiện dịch bệnh COVID-19 đến nay, trên không gian mạng đă có gần 300,000 tin, bài đăng trên các trang thông tin điện tử, blog, diễn đàn; gần 600,000 tin, bài, video clip liên quan đến dịch bệnh đă đăng trên mạng xă hội. Trong đó có rất nhiều tin, bài có nội dung chưa được kiểm chứng, xuyên tạc, sai sự thật, thu hút hàng triệu lượt b́nh luận, chia sẻ.”

    Cho tới nay, người mới chỉ thấy một số người bị Công an địa phương gọi đi thẩm vấn, đe dọa và phạt tiền về những b́nh luận hay bài viết trên mạng liên quan đến dịch. Nay thêm lời đe dọa của ông Nguyễn Xuân Phúc, người sử dụng mạng xă hội tại Việt Nam c̣n có cơ nguy tù tội.(TN)

  4. #464
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    ‘Người thứ 34 nhiễm COVID-19’ tại Việt Nam bị báo nhà nước công kích
    Mar 15, 2020

    Bà Đặng Thị Lynh Trang (phải) trong lần nhận bằng khen của chính phủ CSVN hồi Tháng Mười, 2019. (H́nh: Trang web Công Ty Minh Trang)
    B̀NH THUẬN, Việt Nam (NV) – Sau vài ngày viết tắt tên người thứ 34 nhiễm COVID-19 ở Việt Nam, các báo nhà nước hôm 15 Tháng Ba bắt đầu nêu rơ tên bà này là Đặng Thị Lynh Trang, 51 tuổi, giám đốc Công Ty vật liệu xây dựng Minh Trang ở Phan Thiết.

    Bà Trang bị phát hiện nhiễm virus COVID-19 ngày 10 Tháng Ba khi về Việt Nam, sau chuyến đi Mỹ dài 10 ngày cùng đoàn nữ doanh nhân. Bà Trang được ghi nhận đi qua Nam Hàn, Mỹ, Qatar.

    Bà bị cáo buộc “khai báo không đầy đủ” khiến nhà chức trách gặp nhiều khó khăn trong việc truy t́m những người tiếp xúc với bà sau khi đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất hôm 2 Tháng Ba.

    Đáng lưu ư, trang web Công Ty Minh Trang đăng nhiều h́nh ảnh cho thấy bà Trang “vinh dự nhận bằng khen cao quý” của Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc vì “cống hiến cho cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận nói riêng và phong trào cả nước nói chung”.

    Trang này cũng cho thấy bà Trang nhận được nhiều danh hiệu “doanh nhân tiêu biểu” chụp h́nh chung với quan chức cấp cao tại lễ trao giải.

    Báo điện tử VnExpress mô tả bà Trang là “nguồn bệnh xuất phát” và dẫn lời ông Nguyễn Thanh Long, thứ trưởng Y Tế CSVN, nói bà này “là trường hợp phức tạp, là ca lây nhiễm nhiều nhất đến nay, lây cho 10 người”.

    Báo Thanh Niên tường thuật rằng lượng người tiếp xúc với bà Trang sau khi về Việt Nam lên đến 46 người, trong khi bà này chỉ khai nhận lần đầu là 14 người, lần sau là 17 người. Hệ lụy là thành phố Phan Thiết phải cách ly hai tuyến đường và phun khử trùng một tấn hóa chất tại khu vực bị ảnh hưởng.

    Trong khi đó, báo điện tử Nhà Đầu Tư của Hiệp Hội Doanh Nghiệp Đầu Tư Nước Ngoài th́ gọi bà Trang là “bệnh nhân số 34 siêu lây nhiễm” và tiết lộ bà “có trong tay ít nhất gần 30 tỉ đồng ($1.3 triệu)”. Tờ báo nói bà này giàu có nhờ “hoạt động trên nhiều lĩnh vực như kinh doanh vật liệu xây dựng, môi giới bất động sản, xây dựng nhà, cho thuê mặt bằng, kho chứa hàng, mở trường dạy nghề…”


    Công an gác ở đầu đường Ngô Sĩ Liên, khu vực đang bị cách ly ở Phan Thiết. (H́nh: Việt Quốc/VnExpress)
    Tờ Tuổi Trẻ hôm 15 Tháng Ba dẫn lời Luật Sư Lê Văn Hoan nói rằng để xác định những trường hợp khai báo gian dối làm lây lan dịch bệnh như bà Trang có đủ để xử lư h́nh sự hay không th́ cơ quan chức năng cần khởi tố vụ án để điều tra.

    “Luật Sư Hoan cho rằng trong t́nh h́nh dịch COVID-19 đang phức tạp như hiện nay, cần phải làm quyết liệt để răn đe và pḥng ngừa chung. Bởi đối với những người có điều kiện (giàu có), chỉ phạt 5-10 triệu đồng ($215 – $430) là không đủ sức răn đe, trong khi đó hậu quả gây ra cho xă hội là rất lớn,” tờ báo viết. (N.H.K)

  5. #465
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Việt Nam : Cả một bệnh viện bị phong tỏa v́ bệnh nhân 52


    Quán cà phê ở khách sạn Legend Metropole ở Hà Nội vắng khách v́ dịch virus corona, ngày 09/03/2020. REUTERS/Kham

    Tính đến ngày 15/03/2020, Việt Nam ghi nhận 54 trường hợp nhiễm virus corona, trong đó có 16 trường hợp đă khỏi. Ca thứ 54 là một du khách người Latvia, từ Tây Ban Nha đến thành phố Hồ Chí Minh ngày 08/03.


    Tuy nhiên, toàn bộ bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh đă bị phong tỏa từ ngày 14/03 do bố mẹ của bệnh nhân (BN) số 52 làm việc tại đây. Trang VnExpress trích thông báo của Sở Y tế Quảng Ninh sáng 15/03, cho biết toàn bộ nhân viên y tế và 113 bệnh nhân nội trú bệnh Viện Lao và Phổi đă được cách ly. Bệnh viện cũng ngừng tiếp nhận bệnh nhân đến khám và điều trị từ ngày 14/03.

    Nữ bệnh nhân 52 đang được điều trị ở Bệnh viện dă chiến cơ sở số 2 tại thành phố Hạ Long. Cô là người đi trên chuyến bay VN54 từ Luân Đôn về Hà Nội - chuyến bay được coi là nguồn lây lan virus corona chính tại Việt Nam hiện nay. Bệnh nhân đi taxi từ Nội Bài về Hạ Long ngay trong sáng 09/03/2020. Bố mẹ BN52 là hai trong số 8 người tiếp xúc gần, tất cả đều được cách ly, trong đó có sáu người cho kết quả xét nghiệm âm tính. Sáu tư người khác tiếp xúc với 8 người trên cũng được hướng dẫn cách ly.

    Người Việt ở nước ngoài không nên về nước mùa dịch

    Theo trang Thông Tin Chính Phủ, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước khuyến cáo học sinh, sinh viên, người Việt Nam đang ở nước ngoài không về Việt Nam trong thời gian có dịch, trường hợp thật sự cần thiết phải nhập cảnh Việt Nam, phải được cách ly theo quy định.

    Ngoài ra, rất nhiều biện pháp nhập cảnh được áp dụng gắt gao hơn. Theo thông báo ngày 14/03 của bộ Ngoại Giao Việt Nam, « những người đến từ hoặc đi qua vùng có dịch cần có đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu để có thể thực hiện chuyến bay (đặc biệt là các giấy tờ xác nhận t́nh trạng sức khỏe nếu có) ».

    Đối với du khách đă đến Việt Nam, tất cả các khách sạn, nhà nghỉ du lịch… phải kiểm tra khai báo y tế du lịch khách nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam từ 06 giờ ngày 07/03. Ngoài ra, du khách nước ngoài cũng phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng tập trung đông người từ ngày 16/03. Tuy nhiên, theo một phóng sự của VnExpress ngày 15/03, rất nhiều du khách nước ngoài tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, không đeo khẩu trang v́ họ cho rằng chỉ người nhiễm virus corona mới phải đeo.

  6. #466
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    CSVN bắt dân cả nước ‘đeo khẩu trang’ khi ra đường
    Mar 15, 2020

    Hai phụ nữ đeo khẩu trang khi đi bộ tại khu vực trung tâm thành phố Hà Nội. (H́nh: MANAN VATSYAYANA/AFP/Getty Images)
    HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Nhằm đối phó với dịch COVID-19 có thể c̣n trầm trọng hơn, nhà cầm quyền CSVN ra lệnh cho mọi người, cả dân trong nước lẫn du khách ngoại quốc “đeo khẩu trang tại các nơi công cộng.”

    Các báo tại Việt Nam loan báo lệnh từ nhà cầm quyền trung ương CSVN, kể từ ngày Thứ Hai, 16 Tháng Ba, 2020, mọi người bất kể là dân trong nước hay du khách ngoại quốc, phải “thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng có tập trung đông người”.

    Các nơi công cộng được nêu ra như tại siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng…

    Cùng với lệnh trên, theo tờ Thanh Niên hôm Chủ nhật, Bộ Ngoại Giao CSVN cũng ra thêm một thông báo cho “Công dân nước ngoài tại Việt Nam” lệnh tương tự, cho cả du khách cũng như những người ngoại quốc làm việc hay kinh doanh tại Việt Nam.

    Hiện nhà cầm quyền CSVN mới chỉ cấm xuất nhập cảnh đến một số quốc gia đang có dịch COVID-19 nghiêm trọng. Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm đưa từ nước ngoài vào, nhà cầm quyền ra quy định: “Hạn chế người nhập cảnh từ các nước có dịch; hạn chế tối đa các chuyến bay từ các vùng có dịch đến Việt Nam để giảm tối đa nguồn lây nhiễm từ bên ngoài; thực hiện chặt chẽ thủ tục xuất nhập cảnh, đặc biệt kiểm tra chi tiết, nghiêm túc tờ khai y tế; nêu khuyến cáo, yêu cầu hành khách khai báo y tế điện tử trước khi đến Việt Nam. Hạn chế các chuyến bay Việt Nam, đặc biệt của hăng hàng không quốc gia Việt Nam bay đến các vùng có dịch.”

    Theo đó, theo tờ Lao Động, thấy “tạm thời chưa cho nhập cảnh” đối với “khách du lịch, thăm thân, du học, việc riêng là người nước ngoài đến từ hoặc đă đi qua các nước thuộc khu vực Schengen, vương quốc Anh và Bắc Ai-len trong ṿng 14 ngày trước ngày dự kiến đến Việt Nam; tạm dừng cấp thị thực tại cửa khẩu.”

    Đồng thời “Xem xét, quyết định cụ thể việc tạm dừng visa du lịch đối với người nhập cảnh từng bang của Hoa Kỳ căn cứ theo diễn biến dịch bệnh ở Hoa Kỳ.”

    Những ngày gần đây tại Việt Nam có những clip phổ biến trên YouTube và Facebook cảnh hàng ngàn người chen chúc, chờ đợi mua khẩu trang tại một số tiệm thuốc tây nhưng không mua được v́ số lượng bán ra rất ít so với số người chờ mua. Trường hợp người ta không mua được khẩu trang th́ phải ngồi nhà? Nói chung, cần phải đi ra đường mà không có khẩu trang th́ có bị bắt không?

    Trên mạng xă hội thấy một số người đặt câu hỏi, lệnh bắt mọi người phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng đưa ra đột ngột trong khi cả nước gần 100 triệu dân, th́ mua khẩu trang ở đâu?


    Dân chúng đi mua sắm và cả người bán hàng đều đeo khẩu trang tại một chợ ở Hà Nội ngày 15 Tháng Ba, 2020, pḥng ngừa lây nhiễm dịch COVID-19. (H́nh: Linh Pham/Getty Images)
    Cùng với lệnh bắt mọi người đeo khẩu trang khi ra đường, trang thông tin của nhà cầm quyền trung ương (Chinhphu.vn) hôm Chủ Nhật cũng loan báo “Bộ Y Tế cùng Bộ Văn Hoá, Thể Thao và Du Lịch, Bộ Thông Tin và Truyền Thông, Bộ Khoa Học và Công Nghệ chính thức công bố hệ thống khai báo sức khoẻ du lịch triển khai dành cho các sân bay/cửa khẩu và 100% cơ sở lưu trú/nhà hàng trên toàn quốc, phục vụ công tác pḥng chống dịch bệnh COVID-19.”

    Trước đó một tuần lễ, ngày 8 Tháng Ba, 2020, nhà cầm quyền CSVN qua một lệnh từ ông phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói từ ngày 10 Tháng Ba, 2020, mọi người trên cả nước phải “khai báo sức khỏe để chống dịch Covid-19.”

    Tuy nhiên, làm thế nào để có thể thực hiện kế hoạch này, chỉ thấy ra lệnh suông là “các nhà mạng, các đơn vị công nghệ thông tin khẩn trương hoàn thiện phương án tổ chức, các công cụ công nghệ để chậm nhất là từ sáng 10 Tháng Ba thực hiện khai báo sức khỏe toàn dân trên toàn quốc.”

    Ngày hôm sau, 9 Tháng Ba, báo điện tử Zing lại thuật lời ông Đam nói “khai báo y tế toàn dân chỉ nhằm thông tin 2 chiều giữa người dân và cơ quan chức năng, không bắt buộc.” (TN)

  7. #467
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    ‘Thời… đại dịch!’
    “Dịch heo, nối tiếp dịch gà/Bao giờ dịch Đảng, cho bà con vui!”
    Mar 15, 2020

    H́nh ảnh học sinh trường Sint-Paulus Campus College Waregem (Bỉ) đồng hóa nạn virus Corona với người Trung Hoa. (Instagram)
    Huy Phương

    Tổ Chức Y Tế Thế Giới chính thức tuyên bố sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra là đại dịch toàn cầu. Tổng Thống Trump cũng ban bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia v́ COVID-19. Phải chăng chúng ta đang ở trong t́nh trạng “thậm cấp, chí nguy!”

    “Thời Đại Dịch,” làm cho chúng tôi nhớ lại câu mắng “Đồ Mắc Dịch” mà người Việt vẫn thường dùng. Câu mắng này thật ra, không phải để nguyền rủa ai, chính thức từ xưa câu nói này không hề mang tính độc ác, trái lại là một câu mắng yêu trong nhân gian. Có khi là mẹ mắng con, có khi là bạn bè nói với nhau: “Đồ Mắc Dịch, làm người ta giật cả ḿnh!” Nó cũng như câu mắng “Đồ Yêu! Đồ Quỷ” vậy mà! “Nhất quỷ, nh́ ma… thứ ba học tṛ!” cũng là một câu mắng yêu!


    Đây không phải là chuyện đùa, chuyện mắc dịch đă làm cho loài người sợ khiếp đảm!

    Từ năm 1848 cho đến nay, dịch bệnh đă cướp đi sinh mạng của hàng trăm triệu người trên thế giới; đại dịch sởi, dịch tả, cúm Tây Ban Nha, cúm Châu Á, HIV/AIDS… Và bây giờ đến cúm Vũ Hán đang tiến triển chưa có dấu hiệu dừng lại!

    Thời “mắc… dịch” này, dân Việt mới thấy ḿnh bị kỳ thị hơn lúc nào hết. Ra phố Tây thiên hạ tưởng ḿnh là Tàu, chưa nghe ho hay x́ mũi đă ngoe nguẩy tránh xa ba bước. Thấy chuyện một anh Mỹ Châu Phi xịt thuốc sát trùng vào một người Châu Á gặp trên xe bus, rồi chuyện hai cô học sinh gốc Việt ở thành phố Westminster đang mặc áo dài tŕnh diễn văn hóa Việt Nam và bị la hét “Coronavirus,” mà ngán ngẩm chuyện đời. Chỉ hơi giống nhau ở chỗ da vàng, mũi tẹt, mắt hí mà đă vậy, huống chi là “Tàu… rặt”!

    Thời “mắc… dịch” này, ai mà vào chơi phố Tàu, đi massage chân, massage tay trong tiệm massage Tàu, ngại đi ăn cơm Tàu. Biết ở đây có ai mới… “về quê ăn Tết, vừa trở lại không?”

    Chưa bao giờ h́nh ảnh của nước Trung Quốc bị bôi bác như hôm nay. Ngày 11 Tháng Ba, Facebook và Instagram chính thức của trường Sint-Paulus Campus College Waregem (Bỉ) đăng h́nh ảnh 19 học sinh mặc y phục người Hoa, (bỗng dưng nón lá Việt Nam bị oan lây), đang giơ tấm biển ghi “Corona time” (Thời của corona). Trong ảnh, có hai học sinh hóa trang thành gấu trúc. Một nữ sinh ở hàng giữa thậm chí dùng tay kéo hai khóe mắt, cử chỉ được cho là chế giễu, xúc phạm người gốc Châu Á mắt hí.

    Tin mới nhất cho biết, trên thị trường, loại áo T-Shirt có in ḍng chữ “I AM NOT CHINA” đang được tung ra, và chắc chắn sẽ bán rất chạy! Người Việt ḿnh, mỗi người cũng nên mua một cái chăng?

    Hiện tượng kỳ thị, xa lánh người Đông Á v́ “virus corona” đă xảy ra ở Anh, Đức, ở Pháp,… Một số người Pháp gốc Châu Á cũng nói họ bị kỳ thị trên tàu xe, và một tờ báo Pháp đă bị phản đối v́ tựa đề “Dịch bệnh da vàng,” “Cảnh báo vàng,” ám chỉ màu da vàng của chúng ta.

    Không những bị kỳ thị chủng tộc, mà bây giờ, những người cao niên lại bị kỳ thị tuổi tác nữa. Theo USA Today, Hiệp Hội Du Thuyền hàng đầu thế giới hôm 10 Tháng Ba, đă nộp đơn lên chính phủ Mỹ, đề nghị cấm bất kỳ người nào trên 70 tuổi trừ khi họ tŕnh giấy bác sĩ xác nhận họ đủ sức khỏe đi tàu.

    Trong lúc con người hoạn nạn, đáng lẽ người ta xích lại gần nhau hơn th́ bây giờ lại phải đứng cách nhau ba thước (theo khuyến cáo của cơ quan chống dịch.) Đại dịch Corona không chỉ gây ra cái chết thể xác, điều đáng sợ hơn là đại dịch ấy c̣n gây ra những cái chết trong tâm hồn: đó là sự ích kỷ, mất b́nh an, mất niềm tin vào nhau và phía Thiên Chúa Giáo nói thêm, mất niềm tin vào Thiên Chúa!

    Ông Nguyễn Trăi đă “gia huấn:” “thấy người hoạn nạn th́ thương,” nhưng từ ngày có đại dịch đến nay, con người kỳ thị, ghét bỏ, xa lánh, kể cả ghê sợ nhau. Trong lịch sử, nước Trung Hoa đă gây ân oán với nhân loại khá nhiều, nên đây là lúc Trung Quốc bị nguyền rủa không tiếc lời, nhất là v́ thái độ vô văn hóa, thiếu giáo dục của dân Trung Quốc, lớp người có tiền mà không có học, như trường hợp bất măn v́ chờ xuống máy bay quá lâu, một khách người Hoa đă ho vào mặt tiếp viên hàng không

    Sau tai họa 9-11 của nước Mỹ, người ta xích lại gần nhau, thương yêu nhau hơn, v́ thấy cái chết quá gần và cuộc đời này vô thường, chẳng có chi. Chưa yêu th́ yêu vội đi, v́ cuộc đời quá ngắn! Yêu rồi th́ cưới nhau đi cuộc sống chẳng c̣n bao nhiêu! Cưới rồi th́ sinh con đi, ta chết rồi, đời này tẻ lạnh có c̣n ai!

    Nhưng sao với “Corona Vũ Hán,” người ta lại có quan niệm khác hẳn. Những cuộc đi chơi xa bị đ́nh chỉ, những cuộc gặp gỡ đông người bị hủy bỏ, và trong hôn nhân, thế giới trở lại cái thời “ba khoan” của Việt Cộng ngày trước “chưa yêu th́ khoan yêu; lỡ yêu th́ khoan cưới; lỡ cưới th́ khoan đẻ.”

    Khoan yêu là phải, yêu thời Corona th́ phải tránh chuyện hôn hít, cầm tay cầm chân, điều tra xem cô nàng đă đi đâu, gặp ai, th́ hết t́nh hết nghĩa. Khoan cưới, th́ rơ ràng là hiện nay, nhiều đám cưới được hoăn lại, không phải v́ lư do bận bịu mà v́ lư do sợ tiệc cưới mời không ai đi! (th́ coi như lỗ!) Khoan đẻ! Corona rất dễ xâm nhập vào cơ thể người già và con trẻ!

    Có “ba khoan” th́ có “ba sẵn sàng.” Một là sẵn sàng… bị đo thân nhiệt, kiểm tra triệu chứng, nghi bị Corona! Hai là sẵn sàng khăn gói vào chỗ cách ly 15 ngày. Ba là sẵn sàng… tới số, theo quan niệm an nhiên, tự tại là “Trời kêu ai nấy dạ!” “Chạy Trời không khỏi số!”

    Quan niệm được như vậy th́ cứ vui mà sống, cũng không cần đi vét gạo, ḿ gói, nước sát trùng và giấy vệ sinh làm ǵ. Có điều tôi vẫn thắc mắc là vào thời đại dịch này, gom gạo, ḿ gói th́ c̣n hiểu được, v́ sao người ta lại phải đi thu gom giấy vệ sinh. Tôi nghĩ ở Hoa Kỳ, dù có biến cố ǵ đi nữa, th́ hệ thống cung cấp điện, nước cho mọi nhà vẫn đầy đủ.

    Xin nhớ lại, vào cái thời mới “giải phóng,” dân miền Bắc mới vào Nam, ăn xong không cần giấy lau, không cần nước, chỉ cần dùng đôi đũa để dọc, quẹt một cái, từ mép miệng này sang mép miệng bên kia là xong. Sống giản dị như thế, may ra mới cần, kiệm, liêm, chính như lời dặn của “Bác” được!

    Nói đến thời “mắc… dịch” lại nhớ đến “dịch… thơ” thời cách mạng! Nhưng nói đến thơ “cách mạng” th́ cũng đừng quên thơ thời “mắc… dịch.”

    Đó là câu thơ tôi cho là hay nhất vào thời đại dịch này: “Dịch heo, nối tiếp dịch gà/Bao giờ dịch Đảng, cho bà con vui!”

    Đúng là một câu thơ… rủa hay nhất thế kỷ! Ở Việt Nam đă xẩy ra dịch gia cầm rồi, Trung Quốc có dịch heo, chúng ta chỉ c̣n chờ trận dịch tiếp theo!

    Mở đầu bài, đă nói đến chuyện… dịch, kết luận bài này, chúng tôi cũng không quên… dịch. Rơ ràng, là tác giả bài này chưa đi… lạc đề! (Huy Phương)

  8. #468
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Chữa cúm virus corona cho ngành du lịch Việt Nam

    Đăng ngày: 16/03/2020 -

    Băi biển ở Đà Nẵng vắng bóng khách du lịch v́ virus corona, ngày 06/03/2020. REUTERS/Kham

    Như bao ngành nghề khác, du lịch Việt Nam bị tác động mạnh v́ dịch virus corona (Covid-19). Hy vọng hết dịch bỗng bị dội gáo nước lạnh với nhiều trường hợp nhiễm mới trong cộng đồng từ ngày 06/03/2020 cùng với số người được yêu cầu cách ly trải trên nhiều tỉnh.


    Ngành du lịch có nguy cơ bị tác động trực tiếp từ ba yếu tố chính : khủng hoảng thiên tai, sự bất ổn chính trị hay đại dịch y tế toàn cầu. Nếu ngành du lịch bị tác động, hàng loạt lĩnh vực liên quan khác cũng bị thiệt hại theo, như hàng không, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ địa phương…, do du lịch là một lĩnh vực kinh tế tổng hợp của nhiều ngành, theo nhận định với trang Forbes Việt Nam (10/02/2020) của ông Nguyễn Quốc Kỳ, tổng giám đốc công ty lữ hành Vietravel.

    Cụ thể, ngành du lịch hiện bị tác động như thế nào ? Đâu là hướng tái cơ cấu sau dịch Covid-19 ? RFI Tiếng Việt phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Toản, giám đốc công ty lữ hành Images Travel, chuyên về « Điểm đến Đông Dương và Việt Nam », tại thành phố Hồ Chí Minh.

    *****

    RFI : Từ khi xuất hiện virus corona tại Việt Nam, đă có nhiều trường hợp tours bị hủy chưa ?

    Nguyễn Ngọc Toản : Trong nước, đương nhiên là hủy v́ Nhà nước siết chặt các hoạt động dành cho khách Việt Nam, tức là những hoạt động vui chơi lễ hội. Có nghĩa là du lịch, đi thăm quan th́ được, nhưng mà vui chơi, lễ hội, tụ tập đông người th́ không được. Trong khi đó, du lịch trong nước, thường là du lịch đi theo kiểu công ty, vui chơi, tổ chức vui chơi hội họp nhiều hơn là đi du lịch v́ người Việt biết Việt Nam rồi. V́ các hoạt động chính bị hủy hết luôn, nên các công ty làm thị trường khách nội địa, coi như là không hoạt động luôn. Từ tháng Hai, sau Tết, là ngưng luôn.

    Về khách nước ngoài, tùy theo thị trường. Ngay sau Tết, thị trường đầu tiên là khách Trung Quốc coi như là « đứt » v́ Nhà nước siết chặt các biện pháp đối với khách Trung Quốc, chỉ mở cửa biên giới cho hàng hóa, chứ không nhận du khách, bắt đầu là từ tỉnh Hồ Bắc, sau đó là toàn bộ Trung Quốc. Nếu mà nhận, th́ chỉ theo kiểu nhận rồi cho vào cách ly 14 ngày. Đối với khách du lịch th́ không ai chấp nhận cách ly 14 ngày nên đương nhiên là hủy toàn bộ.

    Đầu tiên Trung Quốc, tiếp theo th́ tùy vào diễn biến của virus corona đến đâu th́ Nhà nước cấm đến đó và thị trường cứ theo như thế. Sau đó là tới Nhật Bản, tự nhiên người ta sợ, người ta không dám đi, tại v́ lúc đó Việt Nam có nhiều ca nên người Nhật Bản sợ không vào. Bây giờ đến Hàn Quốc và Iran, th́ ngược lại, nghĩa là Việt Nam không nhận nữa. Cho nên các thị trường cứ nối đuôi nhau như vậy đó !

    RFI : Công ty Images Travel chuyên về « Điểm đến Đông Dương và Việt Nam ». Vậy công ty gặp những khó khăn ǵ trong giai đoạn này ?

    Nguyễn Ngọc Toản : Tháng Hai, tức là tháng ngay sau Tết, th́ b́nh thường. Công ty chỉ bị hủy một chút thôi, dưới 5%. Tháng Ba th́ hủy khoảng hơn 10%, chắc khoảng tầm 15-20%, khó tính chính xác v́ người ta hủy, rồi người ta chuyển đi tháng khác chẳng hạn, hoặc là người ta chưa đặt, th́ không đặt nữa, nên cũng không biết là có tính vào hay không, nhưng cứ tính là giảm. Tháng Tư th́ căng hơn. Từ tháng Ba, sau khi Việt Nam thực hiện cách ly (xă Sơn Lôi), bên Pháp người ta sợ, người ta cứ tưởng ḿnh giống như Vũ Hán, nên người ta không dám đặt tháng Tư. Hoặc là nếu họ đặt tháng Tư, th́ họ cũng hủy luôn, chắc hủy tầm 30%.

    RFI : Đối với những tours vẫn được duy tŕ, công ty Images Travel, cũng như các công ty lữ hành khác, có phải thay đổi lịch tŕnh điểm thăm quan không ? Và có gặp khó khăn trong vấn đề này không ? Công ty đưa ra những biện pháp pḥng ngừa như nào đối với khách ?

    Nguyễn Ngọc Toản : Hoàn toàn không, v́ nói chung, trong nước là an toàn. Các nguy cơ bị cách ly hết, ví dụ như xă Sơn Lôi từng bị cách ly. Theo báo chí và thông tin, khi người ta đọc, cứ tưởng là rất nguy hiểm nhưng thực ra, khi cách ly th́ an toàn hơn nhiều, các mối nguy không ra ngoài xă hội.

    Mọi người đi du lịch, không gặp khó khăn ǵ hết, mà thậm chí c̣n tốt hơn trước nữa, thăm quan thích hơn v́ khách thấy thoải mái hơn, không có khách Trung Quốc. Tháng này (tháng Ba) không có khách Hàn Quốc luôn, c̣n tuyệt vời hơn, đi chơi như được lại về ngày xưa yên b́nh. Khách Pháp rất thích như thế !

    RFI : Liệu đợt dịch Covid-19 này có là cơ hội để du lịch Việt Nam cơ cấu và đa dạng hóa đối tượng du khách và mở rộng hơn sang các nước khác, thay v́ phần đông là du khách Trung Quốc như hiện nay ?

    Nguyễn Ngọc Toản : Cái này là Nhà nước cũng mong muốn dữ lắm. Các doanh nghiệp cũng muốn dữ lắm. Hôm đi họp ở Sở Du Lịch (thành phố Hồ Chí Minh), các doanh nghiệp thích lắm. Nhưng vấn đề không phải là ḿnh thích th́ ḿnh làm được. Ví dụ ḿnh muốn làm khách châu Âu nhưng mà khả năng trong nước, như trong ngành khách sạn, họ không được đào tạo để đón khách Âu. Hoặc là các đường bay hiện nay cũng không có nhiều. Muốn làm khách Âu cũng khó, không phải muốn là làm được.

    Lúc bắt đầu dịch, ḿnh không nhận được khách Úc. Ngay lập tức, trong nước đă bắt đầu nghĩ đến và tiến hành ngay các phương án lâu dài để thay đổi cơ cấu nguồn khách. Sở Du Lịch đă đề nghị các doanh nghiệp tập trung lo về thay đổi cơ cấu nguồn khách. Nhưng tạm thời chưa nói đến việc làm như thế nào.

    RFI : Như vừa rồi ông nói, trong tháng Hai, Ba và Tư, số lượng khách hủy tour khá nhiều, vậy sau mùa dịch tầm tháng Năm, tháng Sáu chẳng hạn, và từ giờ đến cuối năm, liệu có thể bù lại một phần nào đó thất thu do thời gian dịch này không ?

    Nguyễn Ngọc Toản : Đặc thù của ḍng khách Âu-Mỹ là mùa hè họ không đi Việt Nam nhiều tại v́ bên châu Âu, trời đẹp, họ không cần đi Việt Nam. Cho nên, mùa du lịch đầu năm, tháng Năm cũng đă bị hủy nhiều, nhưng điều đó không quan trọng lắm với doanh nghiệp làm thị trường Âu-Mỹ, v́ nếu không có dịch, cũng có rất ít khách.

    Vấn đề của doanh nghiệp đón khác châu Âu là từ tháng Tám trở đi mới là vấn đề lớn. Có nghĩa là nếu trong ṿng hai tháng, bên châu Âu không giải quyết được dịch, để tháng Sáu mà mua tour cuối năm, th́ có khi không kịp, v́ người Pháp, người Đức hay mua tour rất sớm, có khi mua trước cả 7-8 tháng. Nếu đến tháng Bẩy, châu Âu mới giập được dịch th́ tháng Bẩy họ sẽ mua tour cho tháng Một, hoặc là tháng Hai, tháng Ba năm 2021, chứ c̣n 2020 th́ sẽ quá muộn. Ít có khách nào mua tour tầm ba tháng trước. Người châu Âu là như vậy !

    Bây giờ, các thị trường khách châu Á là mất trắng. Từ tháng Ba đến cuối năm, các doanh nghiệp có nguy cơ mất 100%. Về phần thị trường khách châu Âu, mất 30% là chắc chắn rồi, c̣n mất 50% hay 70% th́ tùy vào diễn biến sắp tới vào tháng Ba này, vào khả năng giập dịch như thế nào.

    RFI : Vậy các công ty lữ hành có sáng kiến ǵ để giúp Nhà nước khôi phục ngành du lịch không ?

    Nguyễn Ngọc Toản : Về câu hỏi các doanh nghiệp, trong những ngày căng thẳng nhất của châu Âu, có sáng kiến hay ư tưởng ǵ để phục hồi thị trường, để góp ư với Nhà nước, th́ thực ra bây giờ, doanh nghiệp bây giờ không cần thiết phải nói về phát triển nữa. Tức là bây giờ, doanh nghiệp tập trung ủng hộ Nhà nước để giải quyết xong dịch bệnh trong nước để h́nh ảnh đất nước Việt Nam trở về như trước, nghĩa là hoàn toàn không có dịch bệnh. Đó mới là cách lâu dài nhất, chứ không c̣n cách nào khác, không c̣n biện pháp nào gọi là « kích cầu » hay « khuyến măi ». Bây giờ chỉ c̣n mỗi tập trung vào ủng hộ mọi chính sách của Nhà nước để giải quyết xong dịch bệnh.

    *****

    Du lịch Việt Nam mất 5 tỷ đô la nếu dịch kéo dài sang quư II

    Tại Việt Nam, tổng thu từ khách du lịch trong năm 2019 đạt 726 ngh́n tỷ đồng, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2018, theo trang VnEconomy (30/12/2019). Việt Nam đón ba nguồn khách chính : khách Trung Quốc, khách quốc tế đến châu Á cũng như Đông Nam Á và khách du lịch nội địa. Năm 2019, trong tổng số 18 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam (tăng 16,2% so với năm 2018), đă có hơn 5,8 triệu khách Trung Quốc, chiếm 32%.

    Do dịch Covid-19, « Nha Trang - Khánh Ḥa dự kiến chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do tỷ trọng khách Trung Quốc lớn nhất, chiếm 70% tổng số khách quốc tế năm 2019 », theo nhận định của ông Mauro Gasparotti, giám đốc Savills Hotels châu Á-Thái B́nh Dương với Forbes Việt Nam.

    T́nh h́nh dịch bùng phát tại Trung Quốc, hiện đang lan ra trên khắp thế giới, khiến ngành du lịch Việt Nam khó có thể thực hiện được hy vọng hồi phục trong nửa cuối năm 2020, cũng như mục tiêu phấn đấu đón khoảng 20,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2020. Theo ước tính của bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, nếu dịch Covid-19 kết thúc trong quư I, ngành lịch có thể sẽ bị thiệt hại khoảng 2,3 tỷ đô la, nhưng nếu dịch kéo dài đến hết quư II, thiệt hại sẽ là 5 tỷ đô la.

  9. #469
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Việt Nam có thêm 4 người nhiễm COVID-19, nâng tổng số lên 61
    Mar 16, 2020

    Nhân viên y tế kiểm tra tờ khai y tế của hành khách tại phi trường Tân Sơn Nhất. (H́nh minh họa: Gia Tiến/Tuổi Trẻ)
    HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Bộ Y Tế Việt Nam vừa công bố thêm bốn trường hợp nhiễm COVID-19, gồm một du học sinh từ Pháp về, một tiếp viên chuyến bay VN0054, một du khách người Pháp, và một người ở tỉnh Ninh Thuận, nâng số người bị nhiễm bệnh lên 61 người, tính đến ngày Thứ Hai, 16 Tháng Ba.

    Người bị nhiễm virus ở Ninh Thuận là trường hợp đầu tiên ở tỉnh này.

    Báo VNExpress dẫn phúc tŕnh của Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương, cho biết bệnh nhân thứ 58 là một cô gái, 26 tuổi, trú ở phường Điện Biên, quận Ba Đ́nh, Hà Nội.


    Cô này du học tại Pháp, nhập cảnh Nội Bài ngày 15 Tháng Ba. Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật Hà Nội sàng lọc, lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính COVID-19.

    C̣n bệnh nhân thứ 59, một nữ tiếp viên hàng không 30 tuổi, trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội).

    Cô này bay trên chuyến bay VN0054 từ London, Anh, về Hà Nội hôm 2 Tháng Ba.

    Chuyến bay “định mệnh” này có chở theo nhiều người, đặc biệt là “bệnh nhân 17” Nguyễn Hồng Nhung, bị nhiễm COVID-19.

    Ngày 14 Tháng Ba, cô tiếp viên này bắt đầu ho, sốt và kết quả xét nghiệm cho thấy dương tính với virus.


    Bộ Y Tế CSVN ráo riết lập nhiều khu cách ly ở Việt Nam để đối phó với COVID-19 ngày càng lây lan. (H́nh: Tuấn Mark/Thanh Niên)
    Bệnh nhân thứ 60 là một thanh niên Pháp (29 tuổi). Người này đi trên chuyến bay từ Paris về Nội Bài hôm 9 Tháng Ba.

    Sau đó anh này đi du lịch một số điểm tại Hà Nội và Ninh B́nh. Ngày 15 Tháng Ba, quay trở lại Hà Nội và được Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm và đưa đi cách ly.

    Cả ba bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương cơ sở Đông Anh, c̣n những người tiếp xúc gần đă được cách ly.

    Riêng bệnh nhân thứ 61, theo báo Tuổi Trẻ là một người đàn ông 42 tuổi, ở xă Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.

    Trước đó, hôm 27 Tháng Hai, ông này đi Malaysia và đến ngày 4 Tháng Ba, trở về Việt Nam trên chuyến bay VJ826 về phi trường Tân Sơn Nhất.

    Sau khi về địa phương th́ ngày 10 Tháng Ba, ông này “có triệu chứng đau họng và sốt nhưng không uống thuốc.”

    Đến ngày 15 Tháng Ba, bệnh nhân đến bệnh viện Đa Khoa tỉnh Ninh Thuận khám và điều trị, sau đó Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật tỉnh lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm.

    Khoảng 8 giờ 30 tối ngày 16 Tháng Ba, Viện Pasteur Nha Trang cho biết mẫu xét nghiệm do Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật tỉnh Ninh Thuận gửi đến “dương tính với virus COVID-19.”

    Như vậy, tính đến 8 giờ 30 tối (giờ Việt Nam) ngày 16 Tháng Ba, Việt Nam ghi nhận có 61 người dương tính với COVID-19.

    Trong số 45 trường hợp mới nhiễm, có 18 ca là người ngoại quốc.

    Các tỉnh, thành hiện có người nhiễm COVID-19 là Hà Nội, Sài G̣n, B́nh Thuận, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, và mới nhất là B́nh Thuận. (Tr.N)

  10. #470
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Quảng Ngăi: Cảnh sát cơ động bắt giữ hàng chục người dân giữa dịch COVID-19
    2020-03-16

    Ảnh chụp màn h́nh: Cảnh sát cơ động vây bắt người dân phản đối việc tập trung rác ở địa phương thôn La Vân, xă Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngăi hôm 13/3/2020
    Courtesy of FB
    Hôm 13-3-2020, hàng trăm cảnh sát cơ động được trang bị khiên chắn, dùi cui, chó nghiệp vụ tiến vào thôn La Vân, xă Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngăi để giải tán người dân đang án ngữ ở băi rác ngăn cản không cho xe rác vào đổ. Người dân địa phương cho Đài Á Châu Tự Do biết thông tin này qua điện thoại hôm 16/3.


    Các đoạn clip phát trực tiếp vào sáng 13-3 cho thấy xô xát giữa cơ quan chức năng và người dân. Người dân địa phương cho Đài Á Châu Tự Do biết có khoảng 20 người đă bị bắt giữ, một số người đă được thả ra sau đó. Tuy nhiên, người dân không cho biết cụ thể c̣n bao nhiêu người vẫn đang bị tạm giữ.


    Một người dân địa phương thuật lại vụ việc với phóng viên vào chiều 16 tháng 3 như sau:


    “Trước đó vào ngày 8 tháng 3, người ta đă cho lực lượng vô như vậy rồi.


    Trước ngày 13 tháng 3 có hai ngày, họ cho lực lượng vào th́ đơn giản là người dân nói là không có văn bản giấy tờ ǵ hết, kêu là tại sao nhà máy chở cái ǵ lên nhưng mà không nói rơ là là đă chở cái ǵ.


    Trong khi người dân đă đưa đơn ra Trung ương rồi và đang đợi Trung ương giải quyết.


    Vấn đề đó đang tranh chấp mà nhưng mà người ta vẫn đưa vào, những lần trước th́ không có ẩu đả ǵ, người dân chỉ đứng đó để quan sát tại sao chở đồ lên như vậy thôi ngày 13 th́ như vậy.”

    Phóng viên gọi cho số điện thoại của Ủy ban nhân dân huyện Đức Phổ th́ một cán bộ bắt máy, cho biết không biết vụ việc này và đề nghị lên trực tiếp ủy ban để làm việc chứ không làm việc qua điện thoại.


    Theo người dân, vụ việc bắt đầu vào năm 2018 khi nhà máy xử lư rác thải MD hoạt động xả khói, xả thải trực tiếp ra đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường và vị trí của nhà máy chỉ cách khu dân cư 500 mét.

    V́ vậy người dân đă thiết lập rào chắn ngăn chặn các xe rác tiếp tục đem rác thải đến đổ ở đây từ đó cho đến nay.


    Trong buổi đối thoại của chính quyền với người dân xă Phổ Thạnh hồi tháng 9 năm 2019, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngăi Lê Viết Chữ cho biết, những cán bộ liên quan đến sai phạm ở nhà máy xử lư rác thải MD đă bị kỷ luật.


    Đồng thời ông Chữ gửi lời xin lỗi đến người dân. Khẳng định không có chuyện chở rác thải ở địa phương khác về nhà máy rác thải MD để xử lư như tin đồn, theo mạng báo Tuổi trẻ loan tin.


    Tuy nhiên người dân không đồng ư cho nhà máy hoạt động lại để xử lư 22,500 mét khối rác thải c̣n tồn đọng và di dời nhà máy vào năm 2020 mà yêu cầu phải di dời ngay lập tức.


    Một số ư kiến khác đồng ư với phương án này nhưng đề nghị phải có sự giám sát chặt chẽ của người dân.


    Mới đây, ngày 16 tháng 3 năm 2020, báo Tài Nguyên Môi trường cho hay UBND tỉnh Quảng Ngăi đă có văn bản chấp thuận phương án xử lư 22,500 m3 rác thải tồn đọng tại băi chôn lấp thôn La Vân theo đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường.


    Theo đó, phương án do cơ quan này đề xuất là, việc xử lư 22,500 m3 rác thải tồn đọng tại băi chôn lấp thôn La Vân sẽ được tiến hành tại chỗ theo quy tŕnh xử lư 5 bước trong ṿng 20 tháng.


    Với phương án này, lượng rác tồn đọng tại thôn La Vân (xă Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ) không chuyển đi nơi khác để xử lư v́ sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường trong quá tŕnh bốc dỡ, vận chuyển.


    Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngăi cũng đề xuất thiết lập 1 trạm quan trắc môi trường tại Nhà máy xử lư chất thải rắn sinh hoạt huyện Đức Phổ; thuê đơn vị có chức năng đảm bảo năng lực, thiết bị để tổ chức đo đạc, lấy mẫu; thành lập tổ giám sát cộng đồng, gồm đại diện UBND huyện Đức Phổ, Đảng ủy, UBND xă Phổ Thạnh, các tổ chức đoàn thể của địa phương và đại diện người dân.


    Tuy nhiên, nhiều người dân ở làng chài Sa Huỳnh, thôn La Vân đến đây vẫn hoài nghi về biện pháp xử lư của chính quyền.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 5 users browsing this thread. (0 members and 5 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •