Page 55 of 74 FirstFirst ... 54551525354555657585965 ... LastLast
Results 541 to 550 of 732

Thread: Đàm Tiếu Việt Nam

  1. #541
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Ai đă khiến giá gạo rẻ như bèo?
    30/03/2020
    Thiên Hạ Luận


    Trung Quốc đột ngột tăng kim ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam lên đến hơn 700% trong hai tháng đầu năm 2020, sau hai năm trầm lắng. Photo VietnamBiz


    Tuần này, sự bất nhất của chính phủ trong việc xuất cảng gạo đă tạo ra một trận băo mới trong dư luận (1).

    Giữa bối cảnh cả thế giới chao đảo v́ tác động của dịch viêm phổi Vũ Hán và nông dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) điêu đứng v́ hạn hán, nước mặn từ biển tràn vào sông rạch, ruộng vườn, mất mùa, thiếu đói là nguy cơ nhăn tiền, xuất cảng hay tạm dừng xuất cảng gạo không chỉ là vấn đề thời sự, đ̣i hỏi sự khôn ngoan, bản lĩnh của hệ thống công quyền mà c̣n là dịp để người ta nh́n ra bao điều bất cập, thân phận khốn khổ của nông dân lẫn sự bất ổn của hệ thống chính quyền!

    ***

    Trương Châu Hữu Danh – một trong những nhà báo đeo bám ĐBCSL rất chặt và rất rành rẽ khu vực này tường thuật trên facebook: Việt Nam không thiếu gạo. Gạo vẫn c̣n đầy trong các kho từ kho của Cục Dự trữ Quốc gia đến kho của các doanh nghiệp, chưa kể nguồn lúa đang thu hoạch. Ngay sau khi có lệnh tạm dừng xuất cảng gạo, giá lúa gạo lập tức giảm 500 ngàn đồng/tấn nhưng thương lái vẫn ngưng thu mua. Cấm xuất cảng gạo vào lúc này th́ nông dân chết trước, thương lái chết sau, kế đó là các ngân hàng (2)…

    Vũ Kim Hạnh – một trong những người được xem là rành rẽ thị trường Việt Nam và ĐBSCL, chia sẻ trên facebook: Việc nhấn mạnh sự kiện Trung Quốc tăng mức nhập cảng gạo của Việt Nam đến 600% không có ư nghĩa v́ mức nhập cảng gạo Việt Nam của Trung Quốc trước đó rất thấp. Thành ra có tăng 600% cũng chỉ chừng 66.000 tấn gạo, trị giá chừng 37 triệu Mỹ kim. Năm nào Việt Nam cũng dư sáu, bảy triệu tấn gạo, năm nay cũng vậy. Bà Hạnh thắc mắc: Lúa trong kho c̣n. Doanh nghiệp cần đảo kho. Nông dân cần trả nợ ngân hàng, chuẩn bị vụ mới. Lúa được giá, không thiếu gạo, vụ Hè Thu chỉ 100 ngày nữa sẽ có lúa mới, sao đột nhiên dừng xuất cảng gạo? Bà Hạnh kể: Lệnh tạm dừng xuất cảng gạo làm giá lúa rớt, nước mắt nông dân rớt theo v́ họ biết, sắp tới, giá lúa có… trớn sẽ… rớt tiếp (3).

    Phương Dung Nguyễn Thị - một facebooker kinh doanh lúa gạo trong nước, không tham gia xuất cảng gạo, góp ư với những người ủng hộ chủ trương tạm dừng xuất cảng gạo: Năm 2008, Việt Nam đang xuất cảng gạo với giá 900 Mỹ kim/tấn th́ đột nhiên có lệnh dừng xuất cảng, giá gạo rớt xuống chỉ c̣n chừng 300 Mỹ kim/tấn. Trong khi Thái Lan mở kho xuất ào ạt th́ nông dân lầm lũi chở gạo đi bán lẻ trước cổng các khu công nghiệp. Các bạn có thể dùng nhiều nguồn để kiểm chứng rằng từ 2008 đến nay, Việt Nam luôn thừa gạo và xuất cảng với giá cực rẻ. Lượng gạo làm ra, sau khi dùng để chế biến bia, rượu, thức ăn gia súc, dân ḿnh chỉ ăn một nửa, nửa c̣n lại bán cho thiên hạ với giá rẻ hơn bèo.

    Cô khẳng định: Cho dù năm nay hạn hán, nước mặn xâm nhập ruộng vườn hết sức khốc liệt, người trồng lúa điêu đứng nhưng lúa gạo do nông dân cả nước làm ra vẫn thừa. Giá gạo tăng lên chỉ v́ lợi dụng tâm lư tích cốc pḥng cơ khi có dịch, c̣n giá lúa tại ruộng, giá gạo tại kho vẫn thấp v́ không hề thiếu. Thiếu làm sao được khi lúa thu hoạch quanh năm chứ không chỉ hai vụ/năm như cách đây một vài thập niên. Theo Phương Dung: Tạm dừng xuất cảng gạo vào lúc này, khi nông dân đang thu hoạch trong cảnh mất mùa th́ nông dân lănh đủ. Đa số phải bán lúa ngay tại ruộng để trả nợ cho các đại lư cung cấp vật tư nông nghiệp, trả nợ ngân hàng. Có người c̣n “bán lúa non” - ăn trước trả sau. Thành ra đừng để cảm xúc chi phối, hoan hô lệnh tạm dừng xuất cảng gạo. Giá lúa có giảm giá bán lẻ gạo vẫn thế, người tiêu dùng cũng chẳng được hưởng chút lợi nào (4).

    Huy Nguyen – một trong những facebooker thuộc nhóm bất b́nh với lệnh tạm dừng xuất cảng gạo, đặt vấn đề: Tại sao nông dân luôn là đối tượng phải chịu thiệt tḥi dù mất mùa hay được mùa v́ phải bảo đảm an ninh lương thực cho quốc gia, thậm chí cho… toàn cầu? Ngay cả khi nhu cầu tích trữ lương thực trên thế giới gia tăng, giá gạo tăng, tại sao lại đóng cửa, cấm xuất cảng gạo dù lượng gạo dư thừa vẫn ở mức rất cao? Tại sao lại hành xử theo kiểu, giá gạo thế giới có cao th́ nông dân Việt Nam vẫn phải bán với giá thấp? Nhân danh an ninh lương thực, phải bảo đảm cho mọi người no đủ nhưng v́ sao trách nhiệm đó lại chỉ đặt lên vai nông dân, trong khi đó là nhóm có mức thu nhập trung b́nh thấp nhất so với tất cả các ngành nghề khác trong xă hội và dễ bị tổn thương nhất khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh (5)?

    ***

    Ông Nguyễn Đức Thành – thành viên Liên minh Chính sách Nông nghiệp Việt Nam, nhận xét trên facebook của ông: Lẽ ra khi gạo là mặt hàng Việt Nam có thể chủ động về nguồn cung trong những chu tŕnh từ ba đến bốn tháng, nên khi nhu cầu lúa gạo thế giới đột ngột tăng cao, ít nhất Việt Nam nên tranh thủ đón làn sóng đầu tiên, tức là b́nh tĩnh, chủ động với đợt sóng tăng lượng mua, tăng giá này và xuất khẩu gạo theo làn sóng đó để thu lợi nhuận. Giá cả và nhu cầu có thể tăng dần, thậm chí tăng mạnh trong các tháng 4 và 5 nhưng nên chủ động đi theo làn sóng đó. Giá trong nước có thể tăng theo nhưng về cơ bản, việc tăng giá gạo nội địa là lợi nhiều hơn hại v́ tầng lớp được hưởng lợi căn bản vẫn là nông dân và ngành nông nghiệp. Các nhóm khác có thể bị thiệt v́ giá gạo tăng lên, nhưng gạo chỉ chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong ngân sách của họ.

    Ông Thành cho rằng, việc vội vă ra lệnh đóng cửa thị trường xuất cảng gạo vào thời điểm này, chỉ sau một cuộc họp của Thường trực Chính phủ là hết sức vội vàng, thiếu cân nhắc, thiếu tầm nh́n, thiếu tính toán và do đó là thiếu trách nhiệm. Ông tin là sự bối rối, bất nhất trong chính sách xuất cảng lúa gạo ngay lúc này là một phần của tính lộn xộn, thiếu chuyên nghiệp trong việc ra các chính sách quan trọng hiện nay. Ông đề nghị Thủ tướng lập tức rút lại việc can thiệp vào lúc này đối với thị trường gạo nói chung, xuất cảng gạo nói riêng. Theo ông, chính phủ cần tiếp tục quan sát, theo dơi thị trường và ra những quyết định theo lộ tŕnh, có bài bản, b́nh tĩnh, sáng suất và THỰC DỤNG v́ đây là một cơ hôi tốt cho không chỉ nông nghiệp Việt Nam hồi phục trong mùa dịch, mà c̣n cải thiện vị thế của Việt Nam như một nước luôn xuất cảng ṛng lúa gạo (6).

    ***

    Ngày 26 tháng 3, tờ Tiền Phong dẫn ư kiến hàng loạt viên chức hữu trách, biện bạch cho quyết định tạm dừng xuất cảng gạo. Ông Đỗ Việt Đức, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Quốc gia bảo rằng quyết định này cần thiết v́: Không thể để doanh nghiệp xuất giá đắt, Tổng cục mua về giá càng đắt hơn, thiệt hại cho nhà nước (7). Nói cách khác, nhà nước quyết định tạm dừng xuất cảng gạo để ép giá, buộc nông dân phải bán lúa gạo cho nhà nước thu mua, dự trữ! Ông Nguyễn Đức Thành tâm t́nh, ông thấy xót xa v́ cách ứng xử đó của nhà nước. Việc mua gạo dự trữ không sai nhưng tại sao nhà nước không mua như một đối tượng tham gia thị trường mà lại dùng quyền lực để can thiệp như vậy? Ngay cả khi chính phủ thực sự khao khát bảo đảm an ninh lương thực th́ cũng không cần phải vội vă đến vậy với một lệnh cấm xuất cảng gạo đột ngột và thô bạo đến lạ kỳ như thế (8)!

    V́ sao lại đột ngột ra lệnh tạm dừng xuất cảng gạo “thô bạo đến lạ kỳ như thế”? Trương Châu Hữu Danh vừa cung cấp một lời giải: Khi thảo luận về tạm dừng xuất cảng gạo, chỉ có hai tập đoàn nhà nước là Vinafood 1 và Vinafood 2 tham dự. Do phản ứng của công chúng, khi thảo luận trở lại về việc có nên tạm dừng xuất cảng gạo hay không, ngoài hai tập đoàn nhà nước vừa kể, có thêm đại diện 18 doanh nghiệp nữa. Chỉ có Vinafood 1 và Tổng cục Dự trữ Quốc gia ủng hộ tạm dừng. Lănh đạo Vinafood 1 hiện nay là lănh đạo cũ của Tổng cục Dự trữ Quốc gia. Tổng cục Dự trữ Quốc gia chưa trữ đủ gạo đúng với chức trách c̣n Vinafood 1 th́ mua chưa đủ lượng gạo theo hợp đồng đă kư. Nếu giá gạo không giảm và phải bán cho Malaysia với giá đă cam kết (chỉ 333 Mỹ kim/tấn), Vinafood 1 sẽ lỗ 540 tỉ đồng khi phải giao cho Malaysia 300 tấn gạo (9)…

    Danh dẫn những dữ kiện vừa kể để khẳng định mafia gạo đang lũng đoạn hệ thống quản trị - điều hành quốc gia và lũng đoạn thị trường. Facebooker này c̣n một lưu ư khác, để dọn đường cho mafia gạo bóp cổ nông dân, đă xuất hiện một chiến dịch dẫn dắt dư luận do truyền thông bẩn khởi xướng. Khai thác sự cảnh giác của người Việt khi luôn phải đối diện với “mưu hèn, kế bẩn” của “bạn vàng”, truyền thông bẩn đă vẽ ra viễn cảnh thiếu đói nếu chấp thuận cho Trung Quốc tăng lượng gạo nhập cảng từ Việt Nam lên 600%. Truyền thông bẩn lờ đi tổng lượng gạo mà Trung Quốc hỏi mua chỉ chừng hơn 60.000 tấn, trong đó chỉ có 2.000 tấn gạo, c̣n lại là nếp và tấm nếp!

    Chú thích

    (1) https://www.voatiengviet.com/a/viet-...o/5344959.html

    (2) https://www.facebook.com/10000271248...22766364490422

    (3) https://www.facebook.com/vu.k.hanh.5...58510367781122

    (4) https://www.facebook.com/story.php?s...00024966618074

    (5) https://www.facebook.com/1389595810/...1941158703300/

    (6) https://www.facebook.com/ndt105/posts/10219364879664430

    (7) https://www.tienphong.vn/kinh-te/tam...et-1629722.tpo

    (8) https://www.facebook.com/ndt105/posts/10219382712990252

    (9) https://www.facebook.com/huudanh.tru...28579257242466

  2. #542
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    GS Trần Văn Thọ: Tin ‘tặng 2.000 máy thở’ là không chính xác
    31/03/2020
    VOA Tiếng Việt


    Giáo sư Trần Văn Thọ, Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản


    Giáo sư Trần Văn Thọ hiện sống và làm việc ở Nhật Bản khẳng định với VOA hôm 31/3 rằng một số cơ quan báo chí Việt Nam tường thuật “không chính xác” hôm 30/3 về một đề án trong đó ông cùng người bạn là Giám đốc công ty Metran giúp Việt Nam sản xuất máy thở.

    Theo quan sát của VOA, trang web của đài Truyền h́nh Việt Nam (VTV) đăng tin lúc 5h kém 15 chiều ngày 30/3 nói Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu trong một cuộc họp của chính phủ về pḥng chống dịch Covid-19 rằng hai giáo sư người Việt ở Nhật Bản, Trần Văn Thọ và Trần Ngọc Phúc, “đă tuyên bố sẽ tặng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh 2.000 chiếc máy trợ thở”.

    Vẫn bản tin của VTV viết tiếp rằng hai giáo sư “sẵn sàng hợp tác với các đối tác trong nước sản xuất máy trợ thở”. Nội dung tin này cũng được VTV phát trên sóng truyền h́nh vào tối 30/3.

    VOA quan sát thấy vào khoảng 9h tối cùng ngày, hàng loạt trang tin chính thống và diễn đàn mạng xă hội cùng loan tải, chia sẻ tin này, trong đó có VTC News, VietnamBiz, VietnamFinance, Phụ Nữ Online, Sức Khỏe Cộng Đồng, Biendongvn.net, Voz, Otofun, Linkhay, v.v…

    Ít lâu sau khi tin tức này xuất hiện, một số người sử dụng mạng xă hội tỏ ư nghi ngờ về các chi tiết trong bản tin.

    Họ cho rằng máy trợ thở là loại thiết bị đắt tiền, trong khi hai giáo sư “không phải là doanh nhân hoặc tỉ phú”, nên có thể là hai nhà trí thức giúp Việt Nam theo h́nh thức khác, không phải là “tặng” hàng ngh́n máy thở.

    Để kiểm chứng thông tin về vấn đề này, VOA liên lạc qua email với Giáo sư Trần Văn Thọ, chuyên ngành kinh tế tại Đại học Waseda, Tokyo, vào sáng 31/3, giờ Nhật Bản.

    Giáo sư Thọ, người cũng là thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Việt Nam, khẳng định trong email hồi âm cho VOA rằng “mới đây một số cơ quan truyền thông có thông tin không chính xác” về việc ông và đồng nghiệp tại Nhật tài trợ máy trợ thở.

    Ông cho VOA biết rằng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, từ Nhật Bản, ông lo lắng cho quê nhà và tư vấn với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là chính phủ cần “chuẩn bị cho sản xuất ngay một số lượng máy trợ thở cần thiết, bổ sung cho số thiếu hụt hiện tại và sản xuất một số lượng dự pḥng”.

    Trong vài tuần gần đây, số ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam đă tăng nhanh lên hơn 200 người. Các quan chức y tế Việt Nam được báo chí trong nước dẫn lời cho hay các bệnh viện cả nước có tổng cộng khoảng 4.000 máy thở, riêng Hà Nội có 260 máy.


    Một loại máy thở được sử dụng ở New York để giúp điều trị Covid-19
    Những người am hiểu về y tế nhận định nếu lượng bệnh nhân c̣n tiếp tục tăng, cộng với các những người khác cũng cần điều trị bệnh đường hô hấp lên đến hàng ngh́n người, Việt Nam sẽ gặp khó khăn về máy thở.

    Theo tính toán riêng của Giáo sư Thọ và Giám đốc Metran Trần Ngọc Phúc, Việt Nam trước mắt cần sản xuất 2.000 chiếc máy trợ thở, và trong ṿng 3 tháng sau đó, cần tăng lên 10.000 chiếc.

    Nếu thực hiện được, việc sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, mà c̣n có thể phát triển thành công nghiệp xuất khẩu máy y tế, v́ "trên thế giới nước nào cũng thiếu loại máy này”, Giáo sư Thọ viết trong email trả lời VOA.

    Ông cho biết thêm ông đă bàn về tính khả thi của đề án này với Giáo sư Trần Ngọc Phúc, một cựu du học sinh tại Nhật và là người sáng lập công ty Metran chuyên sản xuất máy trợ thở.

    "Rất may là Metran vừa phát minh một loại máy trợ thở nhỏ, dễ thao tác và giá thành thấp. Mừng là anh Trần Ngọc Phúc đồng ư chuyển giao công nghệ này về Việt Nam”, Giáo sư Thọ nói.

    Với các thông tin tốt lành này, Giáo sư Thọ gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 28/3, và hôm sau Thủ tướng Phúc liên lạc qua điện thoại với Giáo sư Thọ ở Nhật Bản để báo rằng người đứng đầu chính phủ Việt Nam “rất tán thành” đề án này và đề nghị “giúp triển khai ngay", Giáo sư Thọ cho VOA biết.

    Vẫn theo ông Thọ, trong phiên họp Thường trực Chính phủ về công tác chống dịch Covid 19 chiều ngày 30/3, Thủ tướng Phúc giao đề án cho một thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phụ trách làm đầu mối, và Công ty Metran sẽ cùng với phía Việt Nam “triển khai sản xuất ngay” trong tháng 4 sắp tới.

    Trong trao đổi quaemail với VOA, Giáo sư Trần Văn Thọ khẳng định ông cùng với Giáo sư Trần Ngọc Phúc giúp “chuyển giao công nghệ” máy trợ thở cho Việt Nam để chống dịch Covid-19, c̣n tin tức nói hai giáo sư “tặng” 2.000 chiếc máy là “không chính xác”.

    Ở thời điểm sáng 31/3, giờ Việt Nam, VOA quan sát thấy nhiều người sử dụng mạng xă hội ở trong nước ca ngợi việc hai giáo sư Việt kiều ở Nhật Bản giúp chuyển giao công nghệ về máy thở là “nghĩa cử cao đẹp và gây xúc động”.

  3. #543
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    GS TRẦN VĂN THỌ VÀ SỰ CỐ TRUYỀN THÔNG… (VŨ KIM HẠNH)
    Tháng 4 01, 2020 Lượt xem: 22
    ‘…Quả thật trong mấy chục năm qua, bằng tất cả tâm huyết của ḿnh, ông đă gửi về VN biết bao nhiêu máy “trợ năo” rồi, mà được trân trọng, xem xét kỹ để áp dụng được bao nhiêu…’


    (Có bổ sung ư kiến GS Trần văn Thọ sáng nay)

    Đài truyền h́nh quốc gia VN, trong bản tin 7g tối qua 30/3/2020, đă đưa tin GS Trần văn Thọ gửi về tặng VN 2000 máy trợ thở. Nghe tin, tôi đă thấy ngờ ngợ v́ mỗi máy này trị giá cũng gần 1 tỷ đồng. 3 giờ khuya thức dậy, FB cũng c̣n nhiều bài cám ơn ông về nghĩa cử này. May mà cùng lúc tôi kịp đọc thông tin từ anh Hoàng Tư Giang đă xác minh trực tiếp từ GS Thọ.

    Sự thật về việc tằng 2.000 máy trợ thở

    GS Thọ tŕnh bày như sau:

    “Trong t́nh h́nh dịch bệnh hiện nay, tôi đă đề nghị Thủ tướng:

    (1) Phải chuẩn bị đối phó ngay t́nh huống dịch bệnh lây lan nhanh kéo theo hiện tượng gọi là sự sụp đổ của hệ thống y tế (medical collapse).

    (2) Một trong những chuẩn bị cần thiết là cho sản xuất ngay một số lượng máy trợ thở cần thiết, bổ sung cho số thiếu hụt hiên tại và sản xuất một số lượng dự pḥng.

    Trước mắt sản xuất 2.000 chiếc, sẽ tăng lên 10.000 trong ṿng 3 tháng tới.

    Trên thế giới nước nào cũng thiếu loại máy nầy nên song song với dáp ứng nhu cầu trong nước có thể phát triển thành công nghiệp xuất khẩu máy y tế.

    Tôi đă đến gặp anh Trần Ngọc Phúc (cựu du học sinh tại Nhật), người sáng lập công ty Metran chuyên sản xuất máy trợ thở cho người bị bệnh về đường hô hấp,, để bàn về tính khả thi của đề án này.

    Rất may là Metran vừa phát minh một loại máy trợ thở nhỏ, dễ thao tác và giá thành thấp. Mừng là anh TN Phúc đồng ư chuyển giao công nghệ nầy về VN.

    (3) Tôi gửi thư cho Thủ tướng NXP ngày hôm kia (28/3), hôm qua (29/3) anh Phúc điện thoại sang nói rất tán thành đề án nầy và đề nghị giúp triển khai ngay.

    (4) Chiều hôm nay (30/3), trong phiên họp của Chính phủ, Thủ tướng đă nói về đề án nầy và giao cho một phó TT phụ trách .

    Công ty Metran sẽ cùng với phía VN triển khai sản xuất ngay trong tháng tới.

    Đài VTV1 tường thuật phiên họp của chính phủ và nói về đề án nầy nhưng thông tin lại không chính xác.

    Như vậy hầu như mọi người ở Việt Nam đều mừng hụt và biết đâu, trong thất vọng lại sẽ có những lời đáng tiếc về ông. Tôi h́nh dung, một người hết sức yêu quê nhà, tinh tế và cẩn trọng như ông, rủi bị đưa tin vịt như vậy, chắc ông cũng sẽ không phàn nàn ǵ nhưng không khỏi buồn ḷng...

    T́nh cờ rơi vào một sự cố truyền thông như vậy, tôi thấy ái ngại cho ông và thực ḷng muốn xin lỗi ông về những phiền phức sẽ xảy ra. Rồi tôi nghĩ về những lần gặp ông, có cả lần ông đệm piano những bài nhạc tiền chiến VN thật thanh thản mà đầy xúc cảm.


    Ông và phu nhân trong lễ nhận huân chương (cao quí của Nhật) Thụy Bảo Tia Vàng, được chính phủ Nhật trao ngày 10/5/2018 và Nhật Hoàng trao ngày 15/8 ghi công những đóng góp cho phát triển Nhật Bản và cho quan hệ hữu nghị Việt-Nhật.

    PS. Sáng nay GS Trần văn Thọ vừa cho tôi biết : chi phí SX máy trợ thở của anh Phúc dự kiến từ 80 đến 100 triệu, thật là con số có ư nghĩa. Cám ơn anh Thọ.

    Đây là những cống hiến từ gần 30 năm trước cho VN, qua nhiều bài báo, bài giăng và các cuốn sách ông viết và góp ư cho kinh tế Việt Nam. Vâng, 28 năm trước là cuốn: Phát triển công nghiệp trong tương quan với các công ty đa quốc gia: Kiểm chứng tính năng động tại vùng châu Á - Thái B́nh Dương (xuất bản ở Nhật năm 1992); và 3 cuốn xuất bản tại VN là Công nghiệp hóa Việt Nam trong thời đại châu Á - Thái B́nh Dương (Nhà xuất bản TP.HCM - 1997); Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - 2005); Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam (Nhà xuất bản Tri Thức - 2015).

    Ba (3) nguy cơ của kinh tế Việt Nam

    cusoc_thoigian_kinht evn
    Trong cuốn sách gần đây nhất, Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam, ông đă chỉ ra đích danh 3 nguy cơ của kinh tế Việt Nam trong ṿng 10 năm tới: nguy cơ chưa giàu đă già, nguy cơ chuyển sang thời đại hậu công nghiệp quá sớm và nguy cơ mắc bẫy thu nhập trung b́nh thấp.

    Đó là, Việt Nam chưa trải qua một thời đại “phát triển với tốc độ cao mặc dù đă ở trong giai đoạn dân số vàng. Với lợi thế của dân số vàng và lợi thế của nước đi sau, nhưng chưa có thời kỳ nào cả tỷ lệ đầu tư và năng suất các yếu tố tổng hợp TFP đều cao.

    Đó là, công nghiệp hóa c̣n ở giai đoạn thấp nhưng có nguy cơ sớm chuyển sang thời đại hậu công nghiệp. Trào lưu mậu dịch tự do sẽ làm cho khuynh hướng đó mạnh hơn.

    Nỗi lo lớn nhất mà ông Thọ dành nhiều dữ liệu để phân tích, đó là chỉ c̣n khoảng 10 năm là chấm dứt giai đoạn dân số vàng (là giai đoạn mà các nước Đông Á đă đạt được thu nhập b́nh quân đầu người ở mức cao) mà ở VN th́ thu nhập đầu người c̣n rất thấp và nỗi lo “chưa giàu đă già” đă hiển hiện...

    Khi nói về chủ đích khi viết cuốn sách này, ông Thọ thẳng thắn muốn làm cho người có trách nhiệm với đất nước phải bị sốc khi nh́n lại 40 năm qua và cảnh báo một cú sốc khác sẽ đến trong tương lai nếu không có những cải cách mạnh mẽ và triệt để.

    Quả thật trong mấy chục năm qua, bằng tất cả tâm huyết của ḿnh, ông đă gửi về VN biết bao nhiêu máy “trợ năo” rồi, mà được trân trọng, xem xét kỹ để áp dụng được bao nhiêu.

    Cũng mong đề xuất của ông về việc tiếp nhận công nghệ của một nhà khoa học Việt, ông Trần Ngọc Phúc sẽ được quan tâm, cùng với những cống hiến “trợ năo” bền bĩ, miệt mài cho quê nhà của ông.

    Vũ Kim Hạnh

    Nguồn: facebook.com/vu.k.hanh.52/posts/10158534722511122

  4. #544
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Sài G̣n tháng Tư


    Nguyễn Dân (Danlambao) - Lịch sử trải qua 45 năm, có lẽ bây giờ đang trở lại. Sài G̣n mùa tháng tư, và những ngày đáng nhớ đối với một đất nước, dân tộc... Coi vậy mà cũng không là lâu để có một trùng hợp hai giai đoạn lịch sử xăy ra, gọi là định luật, và sự trả giá ṣng phẳng, hợp t́nh.

    Tháng Tư ngày ấy

    Sài G̣n cứ như là tâm điểm để bao thác lũ tràn về: chiến tranh, đánh nhau và chết chóc. Bao làn sóng người cuồn cuộn từ cái vùng Chiến Thuật 1 và 2 bỏ ngơ chạy về Nam. Dân th́ chạy, và quân th́ chống, nhưng rồi cũng không chống ngăn nỗi lũ (giặc) cứ tràn vào. Rút từ vùng I, bỏ vùng II, về cố thủ vùng III. Một trận chiến cuối cùng - mặt trận Xuân Lộc - Và số đông nhiều đơn vị trong rừng, vẫn phải thúc thủ. Không phải Quân, Dân ta yếu hèn, nhu nhược... mà v́ Đồng Minh bỏ cuộc, lănh đạo qui hàng - Một ván cờ sắp bày từ trước - Làm ǵ? Bao “anh hùng” đành thúc thủ, buông gươm. Thế là giặc hùng hổ chiếm lĩnh, ta cam đành uất hận tan thương.

    Ở lại là hàng giặc, và bỏ nước ra đi là trốn chạy. Hai cách thế cũng không là tự ư lựa chọn, mà là “định mệnh” phải theo, ai phần số nấy. Đau đớn cho đất nước, dân tộc là như vậy. Một dân tộc chỉ có được 21 năm, trải qua bao sóng gió, để chung cùng xây dựng và lập nên một nền tảng, cơ cấu quốc gia vững vàng, phát triển, người người có được sung túc ấm no, một đất nước có nền độc lập, tự do... Một thời gian chỉ là ngắn ngủi.

    Sài G̣n đă một thời mệnh danh là “Ḥn ngọc Viễn Đông” với dáng vẻ của một thủ đô VNCH thuở đó, chẳng kém chi ai - vang lừng là khác - (so với lân bang) lại phải về tay “quân cướp”, rơ nghĩa là “xâm lược” hơn là “giải phóng” ngụy danh. Thay tên, đổi chủ, để rồi 45 năm sau, h́nh hài, vóc dáng và thân phận đă ra sao dưới bàn tay tàn bạo của bọn trị v́: Lụn bại hay phát triển? Đẹp đẽ hay xấu xa? Yên ả hay loạn cuồng? Vinh sang hay nghèo khổ? Và nhất là bao nhiêu người có được hạnh phúc ấm no? Câu trả lời, bây giờ, ai cũng rơ...

    Thành phố “mắc dịch”

    Sài G̣n thay chủ đổi tên. Thành phố Hồ Chí Minh là tên gọi của Sài G̣n từ sau khi cộng sản vào cưỡng chiếm, thực thi cai trị theo đường lối, chính sách XHCN tự xưng cho là “ưu việt” của bọn cướp. Và từ đó, mọi sự cướp đoạt chẳng nương tay. Một h́nh thức cào bằng, chang phẳng, cho hai miền (Nam, Bắc) nghèo khổ cùng giống như nhau. Kẻ cướp tự hào “thành công”, dành đặc quyền thụ hưởng. Tuyên truyền rằng: nhờ đấy mà ngày nay cả nước thống nhất, không c̣n bóng dáng đế quốc, bọn ngụy.

    Ḥn ngọc Viễn Đông hoen ố, mất hẳn - so với các “viên đá” lân bang thua kém trước đây, bây giờ cách xa, vượt trội. Những kẻ rừng rú, hoang dă vẫn trân tráo tự hào: quang vinh, tài t́nh... để cứ miệt mài vùi đầu vào thú vui chơi, hưởng thụ.



    Bộ mặt thành Hồ sau 45 năm đông đặc số dân với gần 9 triệu người trong đó hàng triệu người (anh em đồng chí) từ Bắc mặc sức tràn vào. Một thành phố với bao nhiêu là cao ốc, dinh cơ nguy nga đồ sộ, hảng xưởng dầy đặc. Đường xá khang trang rộng mở... tự hào cho phát triển, văn minh. Là của ai? Tất cả là của nước ngoài: cổ đông, cổ phần, làm ăn, hợp tác... Người VN: phải đi xuất khẩu làm thuê. C̣n lại là bao nạn nhân của cướp đoạt, trở thành “dân oan” lang bạt khắp nơi: khốn cùng, đói khát...

    Thành Hồ, 45 năm nh́n vào, người ta thấy được ǵ? Bên cạnh bao hào nhoáng cao rộng, vinh sang (của kẻ nước ngoài), bên trong, và mọi nơi ngóc ngách là kiếp sống đói nghèo của cả một dân tộc. Chỉ có giới chức quyền cai trị là vinh sang tột đỉnh đủ đầy. Và từ đó, tự hào cho là: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày hôm nay”...

    Đầu năm 2020, một cơn dịch bộc phát và hiện giờ đă là đại dịch. Dịch bệnh từ thành phố Vũ Hán, trên đất nước "vừa là đồng chí vừa là anh em" chảy tràn và lan tỏa trên khắp VN - một đất nước đang đến hồi cạn kiệt. V́ t́nh đồng chí, v́ ân nghĩa lâu dài, v́ nợ nần chồng chất, hay đúng hơn là v́ sứ mạng phải phục vụ theo lệnh thiên triều, Việt cộng mở cửa, bỏ ngơ cho dịch xâm nhập tự do, đi theo “cái đám quân Nguyên” chạy dịch miền Bắc (Vũ Hán) tràn vào. Việt Nam có nghĩa vụ cưu mang chăm sóc. Tự hào, mời gọi: “Việt Nam là điểm đến an toàn”, “Việt Nam chữa trị thành công hết thảy bao người “mắc dịch”. Đi theo với lời tuyên bố “xuẩn động” đó là lệnh: phải triệt để bưng bít, không để bất cứ ca nhiểm dịch nào được loan tải, phổ biến...

    Và hôm nay th́ khấn chịu hậu quả của sự bưng bít, che giấu “đần độn, ngu si” của cái đám dă thú rừng xanh với đầu óc, tư duy mông muội, hoang tưởng: dịch bệnh đă tràn lan khắp nước - khắp từ thủ đô Hà Nội đến toàn thành phố (Sài G̣n xưa cũ) bây giờ là Tp. HCM.

    Lệnh được ban ra là cách ly toàn thể, phong tỏa khắp nơi, đóng cửa mọi cơ sở, tránh tập trung... để cả nước cùng lo pḥng chống dịch. Chống dịch phải như chống giặc - giặc đă tràn sang xâm lấn cơi bờ.



    Ai có thể c̣n bảo rằng: VN, một đất nước an toàn? Ai có thể cho là dân tộc VN không đến hồi tai họa, tiêu vong? “Mây đen che phủ toàn cầu, nhưng mặt trời đang tỏa sáng trên đất nước Việt Nam”? Có thấy ǵ chưa? Hởi những kẻ lănh đạo cầm quyền cuồng ngông, lú lẫn?

    Những ngày của tháng Tư

    Tháng 4/1975 với những ngày đau thương chết chóc. Đoàn quân từ Bắc, khắp mọi nơi - quân đội Bắc Việt với sự trợ giúp từ 2 thế lực hùng mạnh Tàu cộng và Liên Xô đánh chiếm miền Nam, đang lúc đồng minh Mỹ (v́ lợi quyền) buông bỏ, VNCH đơn độc, yếu thế, đành thất thủ trước CS miền Bắc xâm lăng, và hậu quả là thảm khốc, đau thương, chết chóc. Một nữa dân tộc với kiếp người nô lệ (nô lệ chính bởi đồng chủng của ḿnh), lây lất qua 45 năm, để cho “kẻ thắng cuộc” mặc sức mà vinh sang hưởng thụ...

    Và hôm nay, lại về, tháng tư của sau 45 năm - những ngày của thời kỳ dịch bệnh lan tràn và giết người khủng khiếp. Dù là thiên tai dịch họa, nhưng mà (nghi ngờ) là chủ trương của loài “ác quỉ” muốn tiêu diệt bao dân tộc để duy tŕ bá chủ, bá quyền, và đất nước, dân tộc VN cũng không nằm ngoài chủ trương ác độc đó: Tiêu diệt cả một dân tộc để thay vào một dân tộc khác hơn? - Hán tộc.

    Một đất nước bao năm bị gặm nhắm, tàn phá bởi tà quyền cướp bóc, nay, bao tài nguyên cạn kiệt, kinh tế lụn bại kiệt quệ. Một dân tộc bị nhồi sọ, bị đầu độc, bị cai trị bởi loài quỉ dữ hung tàn. Một dân tộc chỉ có khấn chịu, để rồi cứ phải chết dần, chết ṃn, và... chết hết?

    Không ai có thể liệu lường được nạn kiếp hôm nay? Trông chờ ǵ? Mong đợi ǵ? Một khi bè lũ cầm quyền, thống trị đă trở thành tay sai, sẵn sàng bán nước hại dân, cứ phải mộng du, hoang tưởng để hy vọng sống c̣n, giữ lấy lợi quyền.

    Lịch sử trải qua 45 năm đang lặp lại - Gieo nhân, gặt quả - Tất cả rồi cũng phải được trả giá thích đáng. Đó là tất yếu, là quy luật. Chống dịch như chống giặc. Đúng! Một đảng độc tài gian ác, một chế độ thối nát tham tàn sẽ phải rả tan trước làn sóng “giặc” vô h́nh.

    01.04.2020


    Nguyễn Dân
    danlambaovn.blogspot .com

  5. #545
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Với... "sự khiêm tốn của người Việt" chúng ta CÁCH LY TOÀN XĂ HỘI



    CTV Danlambao - Theo thống kê của Worldometer, tính đến ngày 01.04.2020 Việt Nam chỉ có 207 người nhiễm vi khuẩn Vũ Hán. Con số được công bố chính thức bởi nhà cầm quyền và rất thấp so với nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, chỉ với 207 người bị nhiễm trong đó có 58 người đă b́nh phục, tức là chỉ có 149 ca nhiễm đang được chữa trị - tại sao Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải đưa ra Chỉ thỉ 16 trong đó ra lệnh cách ly toàn xă hội trong ṿng 15 ngày?

    Đối diện với đại dịch, một chính phủ phải đối đầu và cân nhắn phương án giải quyết giữa 2 hiểm hoạ: nguy cơ về sức khoẻ người dân và nguy cơ về kinh tế. Từ khi đại dịch bùng phát ở Vũ Hán và đến nay lan tràn khắp thế giới, nhà cầm quyền Hà Nội liên tục tuyên bố đă kiểm soát được bệnh, đă vẻ được biểu đồ gen vi khuẩn Tàu, đă có cách chữa trị riêng và WHO cũng như chuyên gia y tế Hoa Kỳ muốn học hỏi.

    Vậy th́ nguy cơ về sức khoẻ người dân đă được giải quyết. Tại sao cách ly toàn xă hội để dẫn đến nguy cơ suy xụp kinh tế?

    Sau khi Tàu cộng tuyên bố đă kiểm soát được dịch th́ một loại vi khuẩn... mới - vi khuẩn nhập khẩu từ Tây Phương được sáng chế từ ḷ thí nghiệm... Tuyên Giáo của Bắc Kinh, cộng sản Ba Đ́nh bật đèn xanh để cả đảng la hoảng lên về đại dịch.

    Kẻ bật đèn xanh đầu tiên cho giai đoạn "hậu dịch Tàu và tiền dịch Mỹ" là Nguyễn Phú Trọng. Trong vai tṛ Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư đứng đầu đảng và đứng trên đầu cả nước, Nguyễn Phú Trọng đă "cách ly" hoàn toàn trước những con vi khuẩn từ bên kia biên giới là nhà. Cho đến khi "vi khuẩn Tàu đi vi khuẩn Mỹ đến" th́ Nguyễn Phú Trọng mới chui ra và viết lời kêu gọi toàn dân đoàn kết chống dịch... Mỹ.

    Từ đó ra đời chỉ thị 16 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

    Chỉ với 149 người đang bị nhiễm, cả nước khoảng 100 triệu người phải cách ly toàn xă hội - "gia đ́nh cách ly với gia đ́nh, thôn bản cách ly với thôn bản, xă cách ly với xă, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh".

    Chỉ với 149 người đang bị nhiễm và chỉ có 2 ổ dịch đă đóng cửa là bệnh viện Bạch Mai, Quán bar Buddha và chỉ thỉ nêu rơ: "Bộ Y tế, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phải thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn lực và bằng mọi giải pháp xử lư triệt để các “ổ dịch” tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Quán bar Buddha (thành phố Hồ Chí Minh); tranh thủ từng giờ, từng phút để truy vết, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với tất cả các trường hợp có nguy cơ, tiếp xúc với người bệnh, người qua lại “ổ dịch”; tiếp tục kêu gọi người dân đă qua lại các “ổ dịch” này khai báo y tế và yêu cầu liên hệ để được xét nghiệm." - Chỉ 2 ổ dịch th́ tại sao phải cách ly toàn xă hội?

    Chỉ với 149 người đang bị nhiễm th́ tại sao "Bộ Công an tăng cường chỉ đạo việc bảo đảm an ninh trật tự, pḥng chống tội phạm, nhất là đối với vùng nông thôn."

    Tại sao đối với nông thôn khi chỉ có 2 ổ dịch nằm ở thành phố?

    Điểm cần nêu lên là một chỉ thị khác của Nguyễn Xuân Phúc: "Tạm thời đóng cửa các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ dành cho người qua lại từ 00 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên tuyến biên giới với Lào và Campuchia. Kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế trên các tuyến biên giới đường bộ; tất cả người nhập cảnh từ Lào, Campuchia đều phải cách ly tập trung 14 ngày."

    Nhưng cửa khẩu Việt-Tàu th́ vẫn không và không và không đóng!

    Trước mối đe doạ nghiêm trọng của đại dịch Tàu, việc chính phủ đưa ra chỉ thị cách ly toàn xă hội trong 14 ngày là một việc phải làm và đáng hoan nghênh. Nhưng khi nó được đưa ra trong bối cảnh chỉ có 149 người đang nhiễm bệnh th́ điều đó nói lên sự gian dối của chế độ về con số thật của người bị nhiễm.

    Với chỉ thị 16 cách ly toàn xă hội, hăy nhắc lại tuyên bố của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế Vũ Đức Đam để một lần nữa khẳng định bản chất láo khoét của cả chế độ: “Với sự khiêm tốn của người Việt, chúng tôi ít nói đến điều này, nhưng đến nay có thể đánh giá Việt Nam đă kiểm soát được dịch”

    01.04.2020


    CTV Danlambao
    danlambaovn.blogspot .com

  6. #546
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Việt Nam có thêm người chết khi đang bị cách ly COVID-19 ở Quảng B́nh
    Apr 1, 2020

    Một điểm cách ly tập trung công dân Việt Nam trở về từ Lào ở Quảng Trị. (H́nh: Đ́nh Thiệu/VOV)
    QUẢNG B̀NH, Việt Nam (NV) – Đang bị cách ly tập trung do nghi nhiễm COVID-19, một phụ nữ ở phường Đức Ninh, thành phố Đồng Hới, được chuyển vào bệnh viện Trung Ương Huế cấp cứu nhưng không qua khỏi, song giới chức cho rằng chết “do sốc nhiễm trùng,” chứ không phải dịch bệnh.

    Theo báo Người Lao Động, tối ngày 1 Tháng Tư, Sở Y Tế tỉnh Quảng B́nh thông báo trong số bảy người nhập cảnh từ Lào vào Việt Nam có chị LTB (38 tuổi, ở phường Đức Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng B́nh) đang bị cách ly tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới, được chuyển vào bệnh viện Trung Ương Huế cấp cứu hôm 30 Tháng Ba đă chết “do sốc nhiễm trùng.”

    Tin cho biết chị B. nhập cảnh từ Lào về Việt Nam vào ngày 26 Tháng Ba, qua Cửa Khẩu Quốc Tế Cha Lo, ngay sau khi làm thủ tục đă được đưa về cách ly tập trung tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới.

    Đến ngày 30 Tháng Ba, chị B. được chuyển vào bệnh viện Trung Ương Huế cấp cứu với các triệu chứng “bệnh lư nặng” (suy đa phủ tạng) và rồi hôm sau th́ chết. Tuy nhiên theo Sở Y Tế tỉnh Quảng B́nh, kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân chết “do sốc nhiễm trùng.” Bởi tất cả các trường hợp cách ly chung với chị B. đều “âm tính với COVID-19.”

    Đây là trường hợp thứ hai sau hai ngày liên tiếp có người bị chết do nghi bị nhiễm COVID-19, nhưng giới chức không thừa nhận.


    Một điểm cách ly tập trung công dân Việt Nam trở về từ Lào ở Quảng Trị. (H́nh: Đ́nh Thiệu/VOV)
    Hôm 31 Tháng Ba, bệnh nhân Trần Thị Yến (42 tuổi, ở xă Ia Rong, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai), bị nghi nhiễm COVID-19 chết tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Gia Lai, nhưng giới Sở Y Tế Gia Lai bác bỏ cho rằng bà này chết do “viêm phổi nặng.”

    Theo báo VietNam Plus cho biết ngày 28 Tháng Ba, bà Yến được người thân đưa vào bệnh viện Đại Học Y Dược Hoàng Anh Gia Lai thăm khám với biểu hiện ho, khó thở và được chẩn đoán “viêm phổi nặng, giăn phế quản, hở van hai lá, bệnh tim thiếu máu cục bộ, xử lư thở oxy.” Ngay sau đó, bệnh nhân được chuyển sang Khoa Hồi Sức Tích Cực Chống Độc bệnh viện Đa Khoa tỉnh Gia Lai điều trị.

    Đến khoảng 10 giờ ngày 29 Tháng Ba, t́nh trạng bệnh nhân “diễn biến xấu, trụy tim, trụy mạch.” Sau đó rơi vào trạng thái hôn mê sâu và chết. Ngay sau khi bà Yến qua đời, người dân địa phương lo sợ v́ nghi ngờ bà này chết do bị nhiễm dịch bệnh.

    Trước đó nữa theo báo Tuổi Trẻ, khoảng 9 giờ sáng 27 Tháng Ba, cụ bà Triệu Ánh T. (81 tuổi, ở quận Đống Đa, Hà Nội) khi đang cùng với 239 công dân Việt Nam từ Úc về bị cách ly tập trung tại Trường Quân Sự tỉnh Tiền Giang th́ được phát hiện đă chết trên sàn nhà vệ sinh.

    Công luận nghi ngờ cụ bà chết do bị nhiễm COVID-19, nhưng bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm Tiền Giang cho rằng cụ T. đă chết với chẩn đoán “do nhồi máu cơ tim cấp, tăng huyết áp, tiền căn hen phế quản.” (Tr.N)

  7. #547
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    'Hà Nội 8 triệu dân nhưng chỉ có 300 máy thở'
    B́nh luậnNguyễn Sơn • 23:52, 01/04/20• 49 lượt xem


    Trong cuộc họp chiều 1/4, Chủ tịch Hà Nội cho biết các bệnh viện của thành phố có lượng máy thở rất hạn chế, tổng cộng chỉ khoảng 300 chiếc.

    So sánh tỷ lệ máy thở trên 1 triệu dân với các nước, ông Chung cho rằng nếu để dịch bùng phát sẽ là đại họa.

    Ông Chung dẫn chứng như ở Pháp có 85 triệu dân th́ có 17.000 máy thở, chia trung b́nh 5 triệu dân có 1.000 máy thở; ở Đức 1,7 triệu dân có 1.000 máy thở; nhưng ở Hà Nội 8 triệu dân chỉ có 300 máy thở, nếu để dịch bùng phát th́ sẽ rất nguy hiểm.

    "Cả nước th́ tôi chưa nắm rơ nhưng riêng Hà Nội ở các bệnh viện chỉ có 300 máy thở. Như vậy cả TP có 8 triệu dân nhưng chỉ có 300 máy thở mà thôi", ông Chung nói.

    Chủ tịch Hà Nội cho biết TP đang là nơi có số ca nhiễm nhiều nhất cả nước, trong đó có 33 trường hợp được phát hiện, ngăn chặn ở sân bay; 56 trường hợp được phát hiện trong nội địa.

    “Sự nguy hiểm của dịch phải căn cứ vào con số phát hiện trong nội địa chứ không phải con số ta đă chặn ở sân bay bởi số nhập cảnh c̣n lại nếu có nhiễm cũng không lo lây lan khắp nơi v́ đă kịp cách ly”, ông Chung nói.

    Lănh đạo Hà Nội cho rằng tỷ lệ số người nhiễm bệnh nhưng không có biểu hiện ra bên ngoài ở Trung Quốc chiếm tới 65%, và ở Việt Nam cũng có những người dương tính không có biểu hiện bệnh nhưng vẫn làm lây lan dịch.

    Từ 2/4, Chủ tịch Hà Nội cho biết sẽ tiếp tục lấy xét nghiệm lần hai cho tất cả cán bộ, nhân viên Bệnh viện Bạch Mai. Ông lưu ư tất cả những người xét nghiệm rồi chưa phải 100% đă yên tâm hoàn toàn, v́ có trường hợp xét nghiệm 2 lần âm tính, lần thứ 3 vẫn dương tính.

    Hà Nội sẽ lập thêm các trạm test nhanh ra nhiều quận, huyện trên địa bàn. Đối với các quận có nhu cầu test nhanh lớn như Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Đống Đa… sẽ lập thêm 2 trạm/quận.

    Đại diện quận Hai Bà Trưng cho biết trong ngày 1/4, tại trạm dă chiến test nhanh trên phố Trần Đại Nghĩa đă phát hiện 1 ca dương tính COVID-19 có tiền sử dịch tễ từng vào Khoa thần kinh BV Bạch Mai thăm người thân.

    Phụ nữ này là nhân viên một đại lư bán vé máy bay trên đường Phan Chu Trinh. Vào ngày 19/3, trường hợp này đă đến thăm người nhà nằm tại Khoa thần kinh BV Bạch Mai. Hiện nay, bệnh nhân được đưa đi cách ly điều trị tại BV Bệnh lâm sàng nhiệt đới Trung ương Đông Anh.

    Trước đó, hôm 31/3, Hà Nội phát hiện 4 trường hợp dương tính với Covid-19 thông qua xét nghiệm nhanh. Tuy nhiên sau khi làm lại với xét nghiệm PCR th́ có 3 trường hợp âm tính và 1 trường hợp đang chờ kết quả.

  8. #548
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Sài G̣n ráo riết truy t́m người liên quan ‘ổ dịch bar Buddha’
    Apr 1, 2020

    Bên trong Buddha Bar & Grill nơi đang trở thành ổ dịch COVID-19 tại Sài G̣n. (H́nh: Pháp Luật Việt Nam)
    SÀI G̉N, Việt Nam (NV) – “Ổ dịch bar Buddha” ở phường Thảo Điền, quận 2, được coi là ổ dịch lớn nhất tại phía Nam đă lan truyền bệnh COVID-19 cho 16 người.

    Theo báo Tuổi Trẻ, trong buổi họp trực tuyến chiều 1 Tháng Tư về diễn biến dịch bệnh COVID-19 tại Sài G̣n, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, giám đốc Sở Y Tế Sài G̣n cho biết đă có thêm một ca dương tính có liên quan đến bar Buddha, quận 2. Ca mắc COVID-19 này là thanh niên người Anh 25 tuổi, đến quán bar Buddha hôm 14 Tháng Ba và có tiếp xúc bệnh nhân thứ 91.

    Ngày 25 Tháng Ba, anh này được cách ly tập trung và được lấy mẫu xét nghiệm lần 1, đến hôm sau cho có kết quả âm tính. Tuy nhiên đến ngày 29 Tháng Ba (tức ngày thứ 16 sau tiếp xúc bệnh nhân thứ 91), anh này được lấy mẫu xét nghiệm lần 2 th́ có kết quả “dương tính virus COVID-19.”


    Do vậy chiều 1 Tháng Tư, Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật Sài G̣n phát tiếp một thông tin “Khẩn” kêu gọi những người liên quan “ổ dịch bar Buddha” từ ngày 13 đến 17 Tháng Ba liên hệ ngay cơ quan y tế.

    “Những trường hợp không tự giác khai báo khi được phát hiện vào bất cứ thời gian nào cũng phải chịu xử lư theo quy định của pháp luật,” thông báo nêu rơ.

    Báo Người Lao Động cho hay cơ quan hữu trách hiện đă xác định được 222 người liên quan đến quán bar này và đă có 166 ca xét nghiệm âm tính. Trong 16 ca mắc COVID-19 từ “ổ dịch bar Buddha,” quận 2 có chín ca; 280 trường hợp F1; 65 trường hợp F1 liên quan đến quận, huyện khác; 89 trường hợp F2 với gần 2,000 mẫu đưa đi xét nghiệm.

    Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật ở Sài G̣n cho biết: “Vẫn tiếp tục theo dơi sát, xử trí chuỗi lây nhiễm liên quan quán bar Buddha; Tiếp tục thực hiện xác minh, cách ly tập trung các trường hợp có nguy cơ, lấy mẫu xét nghiệm; Điều tra, khoanh vùng tiếp xúc với các trường hợp xác định nhiễm, nhằm kiểm soát t́nh h́nh, cắt đứt chuỗi lây nhiễm này cũng như pḥng lây nhiễm trong cộng đồng.”


    Những h́nh ảnh bên trong Buddha Bar & Grill. (H́nh: Dân Trí)
    Theo Bác Sĩ Trương Thanh Trung, trưởng Pḥng Y Tế quận 2, cho biết cuộc điện thoại sáng 19 Tháng Ba, từ Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật Sài G̣n thông báo bệnh nhân thứ 91 là phi công người Anh, ngụ ở The Ascent Apartment (phường Thảo Điền, quận 2) dương tính COVID-19 “có nguy cơ lây lan dịch rất lớn v́ thời gian ủ bệnh đă ghé nhiều nơi” đă phá vỡ “trận địa pḥng chống COVID-19” mà quận 2 lên kế hoạch trước đó, buộc hơn 300 người gồm bác sĩ, nhân viên y tế và công an phải dồn sức dập ổ dịch suốt nửa tháng qua.

    Một loạt chung cư lớn ở quận 2 bị phong tỏa như Masteri (phường Thảo Điền), Vista Verde (phường Thạnh Mỹ Lợi)… do có người dương tính COVID-19 liên quan đến Buddha Bar & Grill.

    “Ổ dịch bar Buddha đă đảo lộn kế hoạch pḥng chống dịch COVID-19 của quận 2. Quận cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật Sài G̣n và các cơ quan chuyên môn thành phố. Hàng ngàn gia đ́nh bị phong tỏa. Chúng tôi căng ḿnh ở khắp mặt trận,” ông Trung nói với báo VNExpress.

    Trả lời báo Pháp Luật Việt Nam về tên quán cũng như cách bài trí các h́nh ảnh liên quan đến Phật đặt không đúng chỗ bên trong quán, gây phản cảm và làm tổn thương đến niềm tin của Phật tử, Thượng Tọa Thích Tâm Hải, trưởng Ban Thông Tin Truyền Thông Giáo Hội Phật Giáo CSVN tại Sài G̣n, cho biết việc sử dụng h́nh ảnh, danh xưng “Buddha” tại quán bar này là không thể chấp nhận. “Đây là một sự gây tổn thương, xúc phạm tín ngưỡng tôn giáo,” Thượng Tọa Thích Tâm Hải nói.

    Tính đến 7 giờ tối ngày 1 Tháng Tư, Bộ Y Tế CSVN công bố Việt Nam có 218 bệnh nhân mắc COVID-19. (Tr.N)

  9. #549
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    CSVN ‘cách ly toàn xă hội’ nhưng lại muốn cho người Trung Quốc, Nam Hàn nhập cảnh
    Apr 1, 2020 cập nhật lần cuối Apr 1, 2020

    Đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông nay vẫn “mịt mù tiến độ” nhưng hàng trăm người Trung Quốc vẫn tiếp tục đổ qua Việt Nam. (H́nh: Báo Đầu Tư)
    HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hôm 1 Tháng Tư, thời điểm Việt Nam bắt đầu “cách ly toàn xă hội” và dừng tiếp nhận mọi chuyến bay quốc tế, nhiều Facebooker bày tỏ sự hoang mang khi Bộ Lao Động, Thương Binh và Xă Hội CSVN lại đề xuất “ưu tiên cho 8,459 lao động nước ngoài nhập cảnh, trong đó chủ yếu là người Trung Quốc và Nam Hàn.”

    Báo Tuổi Trẻ giải thích nguyên nhân là “nhiều doanh nghiệp, địa phương đang thiếu chuyên gia và lao động nước ngoài.”

    Tờ báo cũng cho hay, khoảng 2,000 lao động trong số 8,459 người là thuộc một số dự án, “công tŕnh trọng điểm quốc gia” như dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông (khoảng 100 người), dự án Nhà Máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 1 (76 người); dự án LG Display tại Hải Pḥng (200 người); Công Ty Samsung Display Việt Nam tại Bắc Ninh (700 người); Công Ty Samsung Samsung Electro-Mechanics Việt Nam và doanh nghiệp đối tác tại Thái Nguyên (150 người)…

    Con số c̣n lại, 6,459 người thuộc quốc tịch ǵ và làm cho doanh nghiệp nào th́ không được báo Tuổi Trẻ cho biết.

    Liên quan đến vụ này, hồi đầu Tháng Ba, báo The Korea Herald của Nam Hàn tường thuật, ông Park Noh-wan, đại sứ Nam Hàn tại Việt Nam đă lên tiếng yêu cầu chính quyền Việt Nam miễn trừ cách ly đối với khoảng 1,000 kỹ sư Nam Hàn, gồm những người đang làm cho hăng Samsung và LG, khi họ qua Việt Nam trong thời điểm dịch bệnh COVID-19.

    Thời điểm đó, để trấn an dư luận, ông Mai Tiến Dũng, chủ nhiệm Văn Pḥng Chính Phủ CSVN xác nhận vụ việc với báo Tuổi Trẻ và nói thêm rằng số công nhân, kỹ sư Nam Hàn của Samsung mới qua làm việc tại hai nhà máy ở Bắc Ninh và Thái Nguyên “sẽ không phải cách ly tập trung nhưng vẫn phải tuân thủ quy định cách ly tại khách sạn, làm việc từ xa.”


    Samsung Vietnam được nhà chức trách CSVN cho “ngoại lệ khỏi cách ly” đối với hàng trăm công nhân và kỹ sư từ Nam Hàn qua trong mùa dịch. (H́nh: Tuổi Trẻ)
    Việc CSVN mở cửa chào đón 8,459 lao động nước ngoài nhập cảnh, trong đó chủ yếu là người Trung Quốc, được ghi nhận tương thích với một trong những biện pháp “cách ly toàn xă hội” là tạm đóng cửa các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ từ hôm 1 Tháng Tư trên tuyến biên giới với Lào và Cambodia nhưng không đả động ǵ đến các cửa khẩu với Trung Quốc.

    Linh Mục Antôn Nguyễn Thanh Tịnh b́nh luận trên trang cá nhân: “Trong khi dân trong nước được lệnh ở trong nhà 15 ngày, mọi hoạt động đông người đều bị đ́nh chỉ th́ cái bộ này [Bộ Lao Động, Thương Binh và Xă Hội CSVN] lại đề nghị tiếp nhận người nước ngoài từ hai ổ dịch tới! Hồi sáng xem qua tưởng tin giả!”

    Cùng thời điểm, Facebooker Nguyễn Ngọc Chu, tiến sĩ Toán học viết trên trang cá nhân rằng những dự án như đường sắt Cát Linh-Hà Đông, Nhiệt Điện Vĩnh Tân… “đă muộn hơn 10 năm rồi, muộn thêm mấy tháng nữa cũng chẳng sao” và “cả nước c̣n phải tự cách ly th́ không thể để người lao động nước ngoài nhập cảnh, mang thêm khó khăn và nguy cơ lây nhiễm virus Trung Quốc lúc này đến cho đất nước.”

    Các báo nhà nước dẫn nguồn Bộ Lao Động, Thương Binh và Xă Hội CSVN cho biết, lượng lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam là gần 70,000 người, trong đó người Trung Quốc chiếm 22.4%, người Nam Hàn chiếm 34.4%. Hiện do ảnh hưởng của dịch bệnh virus COVID-19 và lệnh tạm dừng các chuyến bay quốc tế, lượng lao động nước ngoài chưa quay trở lại Việt Nam là hơn 25,000 người, trong đó người Trung Quốc chiếm đến 75%, người Nam Hàn 15% và 10% là người quốc tịch khác. (N.H.K)

  10. #550
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Khảo sát Dalia: Việt Nam khống chế hiệu quả Covid-19, người dân tin tưởng
    01/04/2020
    VOA Tiếng Việt



    Kết quả khảo sát của Dalia Research công bố ngày 30/03/2020. Photo Dalia Research.
    Chuyên gia của Viện khảo sát Dalia nói với VOA rằng Việt Nam “khống chế có hiệu quả” số ca nhiễm Covid-19, người dân tin tưởng vào các biện pháp mạnh của Chính phủ “dù hơi quá quyết liệt.”

    Một cuộc khảo sát quốc tế đầu tiên về phản ứng của người dân đối với 45 chính phủ trong việc kiểm soát và pḥng bệnh Covid-19 cho biết người dân Việt Nam tin tưởng Chính phủ nhất về công tác chống dịch bệnh.

    Khảo sát được Viện nghiên cứu Dalia Research có trụ sở ở Đức công bố ngày 30/03 cho biết có đến 62% người tham gia khảo tại Việt Nam cho rằng chính phủ nước này đă thực thi các biện pháp kiểm soát dịch bệnh Covid-19 “phù hợp, không quá mạnh tay, hay lỏng lẻo.”

    Người dân mang khẩu trang chờ xét nghiệm Covid-19 tại một bệnh viện dă chiến ở Hà Nội, ngày 31/03/2020.

    Hôm 31/03, ông Christoph Dölitzsch, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Chuyên sâu của Viện nghiên cứu Dalia Research, cho VOA biết trong một email:

    “Dữ liệu chứng tỏ rằng Việt Nam có khả năng khống chế sự gia tăng các trường hợp lây nhiễm, trái ngược hoàn toàn với t́nh h́nh ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.”

    Dữ liệu chứng tỏ rằng Việt Nam có khả năng khống chế sự gia tăng các trường hợp lây nhiễm, trái ngược hoàn toàn với t́nh h́nh ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.
    Ông Christoph Dolitzsch

    “Đáng chú ư, tuy Chính phủ Việt Nam đă thực hiện được điều này với những biện pháp quá quyết liệt nhưng không làm nhiều người bỏ cuộc,” ông cho VOA biết thêm.

    Theo xếp hạng của Dalia, Việt Nam là quốc gia có độ hài ḷng cao nhất thế giới về phản ứng của chính phủ đối với dịch bệnh với 62% người tham gia cho rằng Chính phủ phản ứng phù hợp (right amount). Nước có độ hài ḷng cao thứ 2 là Argentina với 61% và tiếp đến là Áo (58%), Singapore (57%), Trung Quốc (56%) và Nam Phi (56%).

    “Con số này cho thấy rằng người dân Việt Nam ủng hộ mạnh các biện pháp chống dịch của Chính phủ,” Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Chuyên sâu của Viện nghiên cứu Dalia Research nhận định.

    Tuy Việt Nam là quốc gia nhận được nhiều phản ứng tích cực nhất từ người dân, khảo sát cho thấy có 13% phản hồi “không biết” từ người tham gia.

    Cơ quan chức năng làm việc tại bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội.

    Trong thông cáo báo chí hôm 30/03, Dalia cho biết đây là khảo sát công chúng quy mô nhất về Covid-19 với mục đích là t́m hiểu cách nh́n của công dân toàn cầu về các động thái của chính phủ.

    79% người tham gia cho rằng chính phủ Thái Lan chưa làm đủ để ngăn chặn dịch bệnh; 76 % người tham gia ở Chile, 66% ở Tây Ban Nha, 64 % ở Pháp không hài ḷng về cách ứng phó của chính phủ, trong khi 34% người tham gia ở Ả Rập Xê Ut, 19 % ở Hoa Kỳ cho rằng chính phủ của họ đă có các biện pháp quá mức cần thiết để ngăn dịch.

    Tại Trung Quốc, nơi bệnh dịch khởi phát từ tháng 12/2019, kết quả khảo sát cho thấy 56% người tham gia ư kiến nói rằng chính phủ đă phản ứng cao hơn mức phù hợp trung b́nh.

    Với tổng cộng 32.631 ư kiến phản hồi từ 45 quốc gia tham gia từ 23/03 đến 27/03, kết quả khảo sát của Dalia cho thấy gần ½ người tham gia muốn chính phủ mạnh tay hơn nữa đối với bệnh dịch.

    Bà Stephanie Clapham, Giám đốc Nghiên cứu của Dalia, cho biết trong thông cáo rằng bà hy vọng “những dữ liệu này sẽ hữu dụng đối với chính phủ và các doanh nghiệp để đưa ra các quyết định sáng suốt trong giai đoạn bất ổn.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •