Page 61 of 74 FirstFirst ... 115157585960616263646571 ... LastLast
Results 601 to 610 of 732

Thread: Đàm Tiếu Việt Nam

  1. #601
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    COVID-19, chính phủ chỉ ở đó nh́n dân nghèo ở đây!
    10/04/2020
    Trân Văn


    Một áp phích tuyên truyền cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 ở Việt Nam. (Ảnh chụp màn h́nh Tuổi Trẻ Online)


    Đă tṛn mười ngày tính từ khi ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam, cảm thán: Mấy tháng nay, nhiều người khổ lắm rồi, nhiều gia đ́nh khó lắm rồi (1)! Tuy nhiên chính phủ vẫn c̣n đang… bàn về chuyện hỗ trợ cho doanh nhân, doanh nghiệp và các nhóm yếu thế (người già, người tàn tật, người nghèo, người thất nghiệp).

    Cách nay hơn một tháng, vào ngày 6 tháng 3, ông Phúc từng ban hành một chỉ thị, thúc giục hệ thống công quyền thực hiện ngay những giải pháp cấp bách, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện nhiệm vụ ‘kép’ vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, xă hội. Tuy nhiên đến giờ, đa số doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa thấy… tăm hơi của hai gói hỗ trợ trị giá 280.000 tỉ đồng (250.000 tỉ để ngân hàng “hà hơi, tiếp sức”, 30.000 tỉ để cắt, giảm thuế, phí) ấy (2).

    Tác động của COVID-19 đến kinh tế, xă hội Việt Nam càng ngày càng nặng nề, bên cạnh đủ loại doanh nghiệp, cơ sở thương mại – dịch vụ phải ngưng hoạt động là nhiều triệu người thất nghiệp, tầng lớp dưới đáy xă hội vốn vẫn phải “chạy ăn từng bữa” c̣n tuyệt vọng hơn v́ không kiếm ra tiền đồng nghĩa với… đói!

    Gói hỗ trợ từ chính phủ để cắt, giảm thuế, phí đă được nâng từ 30.000 tỉ lên 180.000 tỉ. Theo thông báo sẽ c̣n một gói hỗ trợ cá nhân cũng như doanh nghiệp gặp khó khăn trị giá 61.580 tỉ. Tùy trường hợp mà một cá nhân, một gia đ́nh, những cơ sở kinh doanh nhỏ sẽ được hỗ trợ một lần 500.000 đồng hay từ 1 triệu đến 1,8 triệu đồng/tháng (3).

    Chỉ có điều là chính phủ vẫn chưa… bàn xong và bao giờ các khoản hỗ trợ như đă được giới thiệu rộng răi suốt tháng vừa qua đến đúng người, đúng nơi th́ vẫn… chưa thể biết! Trong khi chính phủ tiếp tục thảo luận về chính sách hỗ trợ, một số chuyên gia đă chuyển sang bàn về… “chỉ số sống sót” của các doanh nghiệp, kèm những cảnh báo, có những doanh nghiệp trị giá hàng ngàn tỉ cũng chỉ cầm cự được chừng 30 ngày (4). C̣n người nghèo th́ bắt đầu bày tỏ nỗi lo chết… đói trước khi chết dịch!

    ***

    Cho đến giờ, chỉ thấy hệ thống truyền thông chính thức giới thiệu các “tấm gương” hưởng ứng lời hiệu triệu “Toàn dân ủng hộ Quỹ pḥng, chống dịch COVID-19” của chính phủ. Trong số những “tấm gương” ấy có cả một cụ bà 73 tuổi ở Nghệ An, vốn thuộc diện phải hỗ trợ “xóa đói, giảm nghèo” mang cả tiền bán gà góp cho quỹ (5). Song cho đến giờ, chưa thấy chính phủ công bố quỹ đă nhận được bao nhiêu. Quan trọng hơn, đă cứu ai chưa khi đă biết rất rơ nhiều người khổ lắm rồi, nhiều gia đ́nh khó lắm rồi?

    Cuộc vận động toàn dân đóng góp cho “Quỹ pḥng, chống dịch COVID-19” có nhiều yếu tố chưa được làm rơ: Tiền thu được cả bằng trừ lương của nhiều triệu người, nhặt nhạnh cả tiền bán gà của những cá nhân cùng khổ như cụ bà ở Nghệ An sẽ dùng để hỗ trợ đối tượng nào - người nghèo hay chính phủ?

    Nếu đă biết, mấy tháng nay, nhiều người khổ lắm rồi, nhiều gia đ́nh khó lắm rồi sao chính phủ chưa giúp? Bao giờ mới giúp? Tại sao vừa thảo luận rôm rả chuyện hỗ trợ doanh giới, người già, người tàn tật, người nghèo, người thất nghiệp,… đang càng ngày càng điêu đứng do tác động của COVID-19, vừa đi từng nhà, hỏi từng người, thậm chí chọn những người vốn dĩ đă hết sức đói rách để đề cao như những “tấm gương” nhằm khuyến khích người khác noi theo trong việc góp tiền cho chính phủ?

    Chẳng lẽ chính phủ không cảm thấy thẹn khi ngửa tay nhận cả những đồng tiền c̣m cơi của giới yếu thế vốn đang cần trợ giúp trực tiếp và ngay lập tức? Chẳng lẽ chính phủ không hề cảm thấy áy náy khi nhiều người Việt bất kể giàu, nghèo trên khắp Việt Nam đang t́m đủ mọi cách để hỗ trợ đồng bào của ḿnh vượt qua nghịch cảnh (6)? Có xứ nào hệ thống chính trị, hệ thống công quyền chỉ khoanh tay đứng nh́n dân chúng sẻ chia cho nhau v́ nghĩa đồng bào, v́ t́nh đồng loại?

    Nên xếp hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam vào loại nào khi đă làm ngơ, không hành động đúng chức trách mà c̣n lớn tiếng khuyến cáo phải cảnh giác v́ một số tổ chức tôn giáo có ư định thông qua hoạt động từ thiện nhân đạo để xây dựng h́nh ảnh, gây dựng thiện cảm, t́m chỗ đứng trong xă hội (7). Thậm chí đă bắt giữ những người thay mặt Pháp Luân Công tặng khẩu trang cho người khác v́ như thế là “truyền bá Pháp Luân Công trái phép” (8). C̣n loại cảnh giác nào phi nhân, tàn bạo hơn nữa không?

    Chú thích

    (1) https://tuoitre.vn/thu-tuong-may-tha...3311516103.htm

    (2) https://vnexpress.net/kinh-doanh/chi...p-4065210.html

    (3) https://www.thesaigontimes.vn/302244...dich-benh.html

    (4) https://www.thesaigontimes.vn/td/302...c-30-ngay.html

    (5) https://infonet.vietnamnet.vn/dung-c...ost337254.info

    (6) https://tuoitre.vn/nguoi-sai-gon-thu...1121127863.htm

    (7) https://dantocmiennui.vn/xa-hoi/ngan...ao/286171.html

    (8) http://congan.com.vn/doi-song/loi-du...hep_90614.html

  2. #602
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Mâu thuẫn đóng, mở cửa khẩu Việt - Trung mùa dịch!
    Diễm Thi, RFA
    2020-04-10


    Các tài xế Việt Nam mặc trang phục bảo vệ chờ qua biên giới Hữu Nghi, phía bắc tỉnh Lang Sơn hôm 27/2/2020.

    Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa gửi công hàm thông báo sẽ tăng cường quản lư, siết chặt việc nhập cảnh tại các cửa khẩu biên giới với Việt Nam để kiểm soát dịch COVID-19. Theo đó, cửa khẩu đường sắt Bằng Tường, cửa khẩu Thủy Khẩu, cửa khẩu Ái Điểm, cửa khẩu Động Trung, lối mở P̣ Chài, lối mở Lũng Vài, cầu phao tạm km3+4, lối mở Nà Ráy chỉ duy tŕ chức năng thông quan hàng hóa. Các cửa khẩu, lối mở khác tạm thời đóng để thực hiện pḥng chống dịch.

    Trước đó, hôm 3 tháng 4 năm 2020, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc ra Công điện gửi các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc thông tin về việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc có Công hàm thông báo phía Trung Quốc sẽ tăng cường quản lư, áp dụng các biện pháp siết chặt, hạn chế nhập cảnh tại khu vực biên giới giữa hai nước trong thời gian tới để pḥng, chống dịch bệnh Covid-19.

    Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nhận xét:

    “Lư do Trung Quốc hạn chế mở các cửa khẩu phụ là do khi họ tuyên bố dập xong ổ dịch ở Vũ Hán th́ mấy ngày qua Trung Quốc lại xuất hiện những ca bệnh mới và họ cho đó là từ nước ngoài mang về.

    Nhưng không v́ điều đó mà hai bên lại không đồng bộ trong chính sách giao thương với nhau. Điều này sẽ gây khó khăn cho vấn đề biên mậu giữa hai nước.

    Sau thời kỳ dịch bệnh th́ Trung Quốc cũng rất cần nhập khẩu, do đó hai nước phải tính toán cách tốt nhất để duy tŕ thông thương nhưng vẫn pḥng dịch tốt nhất trong khả năng hiện có.”

    Trong khi đó, phía Việt Nam, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đề nghị Bộ Công thương phối hợp Bộ Y tế hướng dẫn địa phương mở lại các cửa khẩu phụ trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

    Tại cuộc họp trực tuyến của Chính phủ với các địa phương sáng ngày 10 tháng 4, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đề nghị tháo gỡ các vướng mắc, bất cập để tạo thuận lợi cho thông quan hàng hóa hai nước tại các cửa khẩu hai nước.

    Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban biên giới của chính phủ Việt Nam cho rằng đây là việc cần làm và ông tin hai nước sẽ làm tốt. Ông giải thích:

    “Về mặt lư thuyết th́ cửa khẩu chính là nơi khách quốc tế có thể qua lại, c̣n cửa khẩu phụ là nơi cho dân cư các huyện, các xă vùng biên giới qua lại. Đường ṃn lối mở để có sự giao thương.

    Hiện nay hai nước đều có sự căng thẳng v́ dịch nên mở cửa khẩu chính hay phụ th́ việc kiểm duyệt cũng rất chặt chẽ. Họ sẽ bố trí lực lượng để đo thân nhiệt, kiểm tra sức khỏe.

    Tất nhiên trong hoàn cảnh bây giờ th́ mức độ lây lan của hai nước đă ở mức thấp, Việt Nam kiềm chế cũng tốt, nhưng quan hệ kinh tế hai nước cũng rất quan trọng. Phải vừa đảm bảo khống chế dịch không cho lây lan rộng nhưng cũng phải bảo đảm kinh tế. Qua kinh nghiệm vừa rồi th́ chắc cả hai nước đều có thể làm tốt việc này.”

    Chuyện đóng, mở cửa khẩu hay biên giới không phải là chuyện Việt Nam tự quyết định mà phải có sự đồng ư của phía Trung Quốc. Quy định này được chính ông Phạm B́nh Minh, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao phát biểu tại cuộc họp pḥng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do coronavirus gây ra, được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ tŕ chiều 30 tháng 1 rằng: “Việt Nam và Trung Quốc có kư kết hiệp ước, nếu liên quan an ninh và dịch bệnh th́ có thể đóng cửa nhưng phải có thỏa thuận giữa hai bên chứ Việt Nam không thể đơn phương”.

    Lúc bấy giờ, ông Đinh Đức Long, Trung tá Quân đội nhận định với RFA rằng có thể Việt Nam đă đánh mất chủ quyền và là một nước chư hầu, thuần phục Trung Quốc. Ông nói:

    “Trong trường hợp cụ thể này th́ vẫn có thể đóng cửa biên giới nhưng thực tế họ không làm điều đó. Không biết vô t́nh hay cố ư, ông Phạm B́nh Minh tiết lộ một điều mà xưa nay chúng ta chưa biết, hoặc họ có t́nh giấu, tức là Việt Nam mất độc lập chủ quyền quốc gia, mất độc lập về việc đóng cửa biên giới”.

    Đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng kinh tế toàn cầu. Làm sao để vừa phát triển kinh tế vừa pḥng chống dịch là mục tiêu của tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay. Việt Nam không là ngoại lệ.

    Sáng 12 tháng 3, tại buổi làm việc với các tập đoàn kinh tế tư nhân nhằm huy động hiến kế sáng tạo, chủ động và đóng góp cho kinh tế tư nhân đối với sự phát triển đất nước trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lây lan trên toàn cầu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh cần phải có thắng lợi kép, vừa chống dịch thành công, vừa giữ vững kinh tế - xă hội, chuẩn bị mọi điều kiện để phát triển.

    Ông Đinh Kim Phúc cho rằng đây là chuyện nan giải mà rất khó có nhà hoạch định chính sách nào t́m được biện pháp tối ưu để giải quyết. Riêng Việt Nam, ông có ư kiến:

    “Cái khó khăn nhất là hàng nông sản thực phẩm của Việt Nam không thể xuất bằng đường biển v́ tốn thời gian và chi phí cao so với xuất biên mậu ở các cửa khẩu biên giới Việt Trung.

    Nếu không xuất khẩu được th́ hàng hóa sẽ ùn ứ và nhà sản xuất sẽ phá sản. C̣n nếu xuất hàng ồ ạt đông đúc ở các cửa khẩu biên giới th́ sẽ tạo điều kiện lây lan dịch bệnh. Chính v́ vậy mà các cơ quan chức năng yêu cầu mở các cửa khẩu phụ.”

    Theo ông Đinh Kim Phúc, để tiếp tục xuất khẩu hàng hóa nông sản mà vẫn bảo đảm pḥng chống dịch Covid-19 th́ thứ nhất là phải tuân thủ tốt các biện pháp pḥng dịch ở biên giới. Thứ hai là nhà nước nên nhanh chóng lập ra đầu mối để đứng ra xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Qua đầu mối này sẽ giảm số người tập trung ở các cửa khẩu biên giới và nhanh chóng giải phóng số hàng tồn đọng.

  3. #603
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Mưa đá dày như tuyết phủ ở Lai Châu, Sơn La
    Apr 11, 2020

    Nhiều người dân xă Mù Sang ngỡ ngàng trước cảnh tượng mưa để lại lớp đá dày như tuyết phủ khắp mọi nơi. (H́nh: Phan Phan/Thanh Niên)
    LAI CHÂU, Việt Nam (NV) – Giông lốc kèm theo mưa đá cường độ mạnh huyện Phong Thổ (Lai Châu) đă để lại lớp đá dày như tuyết, gây thiệt hại nhiều diện tích hoa màu. C̣n tại Sơn La, mận rụng tả tơi sau trận mưa đá to bằng ngón chân cái.

    Theo báo Thanh Niên, khoảng 6 giờ chiều 10 Tháng Tư, mưa đá và giông lốc xảy ra tại các xă vùng biên giới như Ma Ly Pho, Huổi Luông và xă Mù Sang khu vực thị trấn Phong Thổ thuộc huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

    Trận mưa lớn kéo dài trong khoảng hơn 2 giờ đồng, đặc biệt là mưa đá với cường độ mạnh đă làm dập nát, hư hỏng nhiều diện tích cây căn quả, hoa màu của người dân địa phương.

    Người dân xă Mù Sang cho hay, trận mưa đá để lại lớp đá dày như tuyết phủ khắp mặt đường, mặt ruộng. Mưa đá có hạt nhỏ nhưng kéo dài khiến nhiều ruộng trồng dưa hấu bị dập nát hết thân, lá.

    Theo thống kê ban đầu của Ủy Ban Nhân Dân huyện Phong Thổ, đến sáng 11 Tháng Tư, giông lốc đă làm tốc mái nhiều nhà dân, một cầu treo bị gió lốc làm nghiêng, nhiều diện tích hoa mùa bị dập nát, hư hỏng với tổng thiệt hại ước tính khoảng 1 tỉ đồng ($42,880).


    Lớp đá dồn thành đống dày trước nhà dân. (H́nh: Phan Phan/Thanh Niên)
    C̣n tại xă Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, một trận mưa đá kéo dài khoảng 20 phút lúc rạng sáng 11 Tháng Tư, khiến nhiều diện tích mận đang cho thu hoạch của người dân rụng tả tơi.

    Nói với báo Tuổi Trẻ, anh Lèo Văn Thủy (ở bản Hùn, xă Chiềng Cọ, thành phố Sơn La) cho biết, khoảng 1 giờ sáng 11 Tháng Tư, cơn mưa đá kéo dài chừng 20 phút, nhiều viên đá to bằng ngón chân cái khiến vườn mận nhà anh bị thiệt hại, rụng 80% quả. Những quả c̣n lại trên cây bị giập nát, xước xát hết.


    Mận của người dân ở Sơn La rụng đầy gốc do mưa đá. (H́nh: Lù Văn Thủy/Tuổi Trẻ)
    Ông Cà Văn Danh, chủ tịch xă Chiềng Cọ, cho biết trận mưa đá lớn kèm theo giông lốc làm nhiều diện tích mận đang vào mùa thu hoạch của bà con bị thiệt hại nặng nề.

    “Cơn mưa đá khiến hầu hết các vườn bị rụng 60-70% quả. Có một số vườn rụng gần như toàn bộ. Sáng nay, xă đă chỉ đạo các cán bộ đi các bản để thống kê thiệt hại. Thống kê ban đầu có khoảng 234 hécta diện tích trồng mận bị thiệt hại với khoảng 355 tấn quả bị rụng,” ông Danh nói. (TS)

  4. #604
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    TRÍ KHÔN CỦA ĐỘC TÀI (TUẤN KHANH)
    Tháng 4 12, 2020 Lượt xem: 75
    ‘…có vẻ như chính quyền muốn lợi dụng t́nh h́nh dịch bệnh, khi mọi sự chú ư đều đổ dồn vào các ca lây nhiễm, để rồi thừa cơ ban hành nghị định tai hại này…’


    Hồi 20/3, công an Trung Quốc đă t́m cách xoa dịu dân chúng bằng cách cho đồn công an ở đường Zhongnan, nơi đă bắt giữ bác sĩ Li Wenliang (Lư Văn Lượng), sau khi ông lên tiếng cảnh báo những ca bệnh Covis-19 đầu tiên xuất hiện. Một làn sóng phẫn nộ và chí trích chính quyền đă lan nhanh, không chỉ ở Trung Quốc mà cả thế giới, sau khi bác sĩ Li Wenliang qua đời do chính căn bệnh mà ông cảnh báo. Để chứng tỏ là chính quyền Trung ương không làm sai, mà chỉ có cấp dưới, trưởng công an và các công an viên ở đồn Zhongnan đă phải kiểm điểm và xác nhận là đă “ban hành các hướng dẫn không phù hợp”.

    Dĩ nhiên, cấp trên của các chế độ độc tài không thể sai. Phía dưới của họ, luôn luôn có những con tốt thí nhưng các công an viên ở đồn Zhongnan.

    Nhưng những câu chuyện sai lầm và phản ứng của cả thế giới không xoay chuyển ǵ được bản chất thật của hệ thống độc tài. Một mặt th́ rửa tay với cái chết của bác sĩ Li, một mặt khác công an Trung Quốc phát động chiến dịch trừng phạt tất cả những ai đă viết, đă lên tiếng hay ghi chép trung thực về những ǵ đă diễn ra trong đại dịch. Nhiều người đă bị cảnh sát đến nhà đưa đi, không thấy trở về. Ông Ren Zhiqiang (Nhậm Chí Cường), một doanh nhân thành đạt ở Trung Quốc sau nhiều bài chỉ trích Tập Cận B́nh, và khẳng định rằng Bắc Kinh có hẳn một bộ chinh sách ngầm về việc tiêu diệt mọi tiếng nói bất đồng, cũng đă bị đưa đi trong thời gian chống dịch tại Vũ Hán. Giáo sư Luật tại Đại học Thanh Hoa Xu Zhangrun (Hứa Chương Nhuận), một người rất nổi tiếng, cũng đă bị cách chức và có thể sẽ bị bắt, sau khi viết bài phê phán cách chống dịch của Trung Quốc. Rất nhiều người khác, ít tên tuổi hơn, đă không c̣n thấy xuất hiện nữa, theo những cách viện dẫn luật rất mơ hồ.

    Người bị tấn công mới nhất là nhà văn Fang Fang (Phan Phan). Bà cho đăng tải nhật kư những ngày bị phong tỏa ở Vũ Hán, và thu hút người xem đến mức độ kinh ngạc. Trang blog của bà, có đến hơn 3,8 triệu người theo dơi, đă bị đóng sau bài viết cuối vào tháng hai, có đến 380 triệu người xem trên Weibo, 94.000 lời b́nh và 8,210 trang đăng lại. Nhưng ngay sau đó, những bài viết đă được nhà xuất bản Harper Collins mua bản quyền và xuất bản thành sách, in bằng 2 thứ tiếng Anh và Đức, lan tỏa khắp thế giới. Dĩ nhiên, đổi lại, bà Phan Phan bị tấn công, sỉ nhục và bị kêu gọi phải bỏ tù, từ một lực lượng tuyên truyền hạ cấp và rẻ tiền thân chính quyền.

    Trong một bài viết của bà, có đoạn – mà vốn dấy lên sự tức giận của giới tuyên giáo – “đă thật sự có bao nhiêu người chết ở Vũ Hán, và không có ai chịu trách nhiệm về sai lầm này. Nhưng mới đây, tôi đọc thấy một nhà văn c̣n viết rằng “đă hoàn toàn chiến thắng”, họ đang nói về chuyện ǵ vậy?”.

    Những điều kể trên, nhắc rằng, trong mọi t́nh huống, dù đang kêu gọi ḷng ái quốc hay v́ mục tiêu cao cả nào đó, các nhà cầm quyền độc tài không bao giờ ngừng thi hành các chính sách tấn công vào con người hay mọi ư kiến khác biệt. Đó là một chính sách bất biến, và luôn luôn phát triển các thủ đoạn theo thời gian.

    Việt Nam, trong những giai đoạn được gọi là cam go chống lại dịch Covid-19, đă có không ít những vụ bắt bớ liên tục về các tội danh như âm mưu lật đổ chính quyền, tuyên truyền chống nhà nước, mà những nhân vật ra ṭa, phần lớn là những người lớn tuổi ở nông thôn, người miền Thượng… mà những công việc của họ, phần lớn là vận động bằng ngôn ngữ cho một tổ chức chính trị nào đó mà họ tin, đang ở Mỹ. Những hoạt động mà nói cho rơ, không bắt hôm nay, lúc nào cũng có thể bắt được theo cách luận tội luôn không cho nói lại của ṭa án nhà nước. Đáng nói, là cũng trong giai đoạn đó, chính thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu mọi hoạt động quốc gia đều tạm dừng, chỉ để tập trung chống dịch.

    Cũng trong thời gian này, nhà cầm quyền lại cho ban hành nghị định 15/2020/NĐ-CP, một loại luật như lưới phủ trên đầu, dầy thêm sau khi đă có luật an ninh mạng.

    Đây là nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu điện, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Bên cạnh các chi tiết b́nh thường về hoạt động dân sự, giao thương… nghị định c̣n cài đặt một số điều mơ hồ để buộc tội, nhằm trong số điều 99, 100, 101, 102….

    Ông Nguyễn Trường Sơn, nhà hoạt động thuộc tổ chức Amnesty International, viết trên trang facebook của ḿnh, về việc ra đời của luật này: “Việc ban hành một nghị định có ảnh hưởng nghiêm trọng tới các quyền tự do của công dân, và hoạt động của các công ty công nghệ, đáng nhẽ ra cần phải được thực hiện một cách công khai, minh bạch. Đằng này, có vẻ như chính quyền muốn lợi dụng t́nh h́nh dịch bệnh, khi mọi sự chú ư đều đổ dồn vào các ca lây nhiễm, để rồi thừa cơ ban hành nghị định tai hại này”.

    Điều 99 (3a) của nghị định, có ghi xử phạt về “Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân”.

    Điều 99 (3đ) có ghi, xử phạt về “Đăng, phát các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ư của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc không được phép lưu hành hoặc đă có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu”.

    Điều 100 (2b) có khi, xử phạt về “Không cung cấp thông tin cá nhân hoặc thông tin riêng của người sử dụng có liên quan đến hoạt động khủng bố, tội phạm, vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Điều 100 (3a) xử phạt “Chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.

    Liên tục những điều luật mơ hồ như vậy, người dân không thể chứng minh, nhưng nhà cầm quyền th́ có thể tùy tiện áp đặt, xuất hiện trong các chi tiết của nghị định. Càng về sau, càng mơ hồ, như ở Điều 101 (1h) xử phạt về “Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm”. Hoặc như ở Điều 102 (7b) th́ xử phạt “Cung cấp thông tin, h́nh ảnh vi phạm chủ quyền quốc gia; xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm h́nh sự”.

    Không cần phải để các diễn biến thực tế xuất hiện, người ta có thể h́nh dung một xă hội truyền thông của Việt Nam tương lai sẽ như thế nào. Và cũng giống như số phận những người nói lên sự thật tại Trung Quốc, giới tuyên truyền tay sai sẽ là những nhóm đấu tố trên các trang mạng, gọi tên, gọi sự việc mà luận điệu quen thuộc sẽ là “theo đ̣i hỏi của đông đảo quần chúng nhân dân”, những nạn nhân của hệ thống điều luật mơ hồ và không có tư pháp độc lập sẽ nối đuôi nhau ra trước vành móng ngựa. Xích từ Trung Quốc nhưng như đang nối dài đến Việt Nam.

    Hăy đọc nhiều hơn những câu chuyện Trung Quốc, sẽ thấy, có những điều rất lạ, rồi sẽ thấy trở thành quen.

    Và có những điều nhất định không thể quen, vẫn phải chấp nhận, dù rất lạ.

    Tuấn Khanh

    Nguồn: nhacsituankhanh.word press.com/2020/04/11/tri-khon-cua-doc-tai/

  5. #605
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Đại hội đảng cấp cơ sở rất quan trọng để duy tŕ chế độ
    TS. Phạm Quư Thọ
    2020-04-12


    H́nh minh hoạ. Áp phích tuyên truyền cho Đảng Cộng sản Việt Nam trên đường phố Hà Nội hôm 23/1/2019
    Reuters
    Đúng như vậy, nhưng chưa đáp ứng thực tế chuyển đổi kinh tế sang thị trường. Việc chậm cải cách thể chế đang gây cản trở cho sự phát triển, thịnh vượng và dân chủ. Cải cách chính quyền cơ sở thực sự là vấn đề cấp thiết và thách thức.

    Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng được ban hành từ giữa năm 2019, theo đó kế hoạch thời gian tiến hành đại hội chi bộ hoặc Đại hội đại biểu đảng bộ cơ sở sẽ bắt đầu từ tháng 4/2020 và dự kiến hoàn thành trước ngày 30-6. Tuy nhiên, trước t́nh h́nh đại dịch COVID-19 lan rộng trên thế giới và Việt Nam đang thực thi chỉ thị 16 về giăn cách xă hội nhằm để đối phó sự lây lan ra cộng đồng, ngày 7/4 Ban bí thư đă chỉ đạo về việc tạm hoăn.

    Đảng Cộng sản Việt Nam coi trọng đại hội đảng cấp cơ sở trong việc xây dựng và củng cố chính quyền cơ sở địa phương, một mạng lưới rộng khắp đất nước cấu thành bộ máy đảng toàn trị. Một bộ máy hành chính tập quyền theo hệ tư tưởng cộng sản đ̣i hỏi tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh từ cấp trên và kiểm soát chặt chẽ dân chúng tới từng hộ gia đ́nh. Ngoài ra, vị trí và vai tṛ của chính quyền cơ sở là rất quan trọng, bởi v́, diễn tả theo ngôn từ chính trị, đó là nơi thực hiện mọi chủ chương chính sách của đảng trong thực tế cuộc sống.

    Trong suốt quá tŕnh đổi mới một số nội dung, quy chế hoạt động chính quyền cơ sở được chỉnh sửa, chẳng hạn như quy chế dân chủ cơ sở, nhưng đại hội đảng cấp cơ sở, nơi thể hiện bản chất của chế độ, vẫn là quy tŕnh để h́nh thành bộ máy cai trị của đảng ở địa phương.

    H́nh minh hoạ. Khẩu hiệu mừng Đảng Cộng sản Việt Nam trên đường phố Hà Nội năm 2017
    H́nh minh hoạ. Khẩu hiệu mừng Đảng Cộng sản Việt Nam trên đường phố Hà Nội năm 2017 AFP
    Tuy nhiên, việc chuyển sang kinh tế thị trường đă và đang đặt ra nhiều vấn đề mới đ̣i hỏi sự thay đổi phù hợp từ cơ chế tập trung sang thị trường như thế nào để phát triển? Đảng đưa ra khái niệm ‘thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa’ để kiềm chế ‘sự bất kham’ của thị trường hay duy tŕ chế độ với hệ tư tưởng XHCN? Những chính sách được cụ thể hoá như thế nào ở cấp cơ sở?

    Nền tảng kinh tế đang thay đổi mạnh mẽ ở địa phương, đặc biệt ở nông thôn Việt Nam với gần 70% dân số sinh sống.

    Kinh tế hợp tác xă kiểu cũ được thành lập duy ư chí đă hoàn toàn sụp đổ trong khi ‘kiểu mới’ chưa hoặc không thể định h́nh tự nhiên, tự nguyện. Kinh tế hộ gia đ́nh và trang trại tư nhân được mở rộng khiến tạo ra sản phẩm nông nghiệp đa dạng, phong phú không chỉ đáp ứng nhu cầu cuộc sống và phục vụ nhu cầu thị trường trong nước, mà đă vươn tới một số thị trường quốc tế kể cả các thị trường đ̣i hỏi nông sản với chất lượng cao hơn.

    Nhu cầu dịch vụ cho kinh tế hàng hoá nông thôn, như phản ứng dây chuyền, đang nhanh chóng đáp ứng. Từ phân bón, thuốc trừ sâu, con giống đến máy móc nông cụ… và cơ sở chế biến tự phát h́nh thành, tiêu thụ điện năng tăng lên… đă và đang trở thành nhu cầu không thể thiếu để tăng sản lượng và chất lượng. Khi có thu nhập dư dả cuộc sống, sinh hoạt của người dân được cải thiện đă kích thích nhu cầu tiêu dùng…

    Các quan hệ xă hội, như kết quả của quá tŕnh chuyển đổi cũng đang thay đổi nhanh theo hướng ‘thị trường’ thay v́ ‘xă hội chủ nghĩa’ như đảng muốn. Tiêu chuẩn giá trị ngày càng được nh́n nhận có ư nghĩa hơn trong quan hệ làng xă, ḍng họ. Thậm chí, quan hệ ḍng họ, huyết thống được ‘phát huy’ để củng cố quyền lực trong chính quyền cơ sở, từ đó lợi ích nhóm, cục bộ được h́nh thành ngay từ cơ sở làng, xă… T́nh trạng tham nhũng của đội ngũ cán bộ đảng viên, phân hoá giàu nghèo, bất công, tệ nạn xă hội và những bất ổn khác nảy sinh và ngày càng gay gắt…

    Nền tảng chính trị ở cơ sở đă thay đổi và chính quyền địa phương đă không theo kịp với thực tế chuyển đổi kinh tế sang thị trường. Đảng cấp cơ cở lănh đạo toàn diện hành chính, kinh tế, xă hội ở địa phương ở nông thôn, như thế nào? Giải pháp hiệu quả và bền vững nào kiểm soát quyền lực, chống tham nhũng của quan chức địa phương? Và nhiều câu hỏi khác nữa được đặt ra cho đại hội đảng cấp cơ sở.

    Xin nêu hai t́nh huống điển h́nh liên quan đến xung đột đến đỉnh điểm liên quan đất đai để soi xét và bàn luận.

    Vụ án Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lăng, Hải Pḥng nhiều năm trước. Từ việc khai phá đất lấn biển, hộ gia đ́nh người nông dân nghèo phát triển thành cơ sở nông trại tư nhân. Như bản năng họ quyết giữ mảnh đất ‘thiêng’ được gây dựng bằng mồ hôi và tài sản của gia đ́nh. Quan niệm về sở hữu đất đai không rơ ràng về nguồn gốc tạo ra cách ứng xử chính quyền bằng bạo lực. Bản án tù luôn là công cụ của chính quyền đối với người dân yếu thế.

    H́nh minh hoạ. Đường vào xă Đồng Tâm bị chặn và khẩu hiệu không chống đối nhà nước của người dân Đồng Tâm. H́nh chụp hôm 20/4/2017
    H́nh minh hoạ. Đường vào xă Đồng Tâm bị chặn và khẩu hiệu không chống đối nhà nước của người dân Đồng Tâm. H́nh chụp hôm 20/4/2017 AFP
    Vụ ‘Đồng Tâm’ liệu sẽ là một đại án h́nh sự? Xuất phát từ tranh chấp gần đây về đất đai, đất của làng Xênh hay đất quốc pḥng, sân bay Miếu Môn đă bị đẩy lên đỉnh điểm bạo lực, dẫn đến án mạng nghiêm trọng, gây kinh hoàng trong dư luận và thu hút sự chú ư của cả một số tổ chức quốc tế, với cái chết thương tâm của cụ Lê Đ́nh Ḱnh, người đảng viên có thâm niên hơn 50 năm và ba cán bộ công an viên thi hành công vụ trong cuộc tập kích rạng sáng ngày 9/1/2020 vừa qua vào thôn Hoành xă Đồng Tâm, Hoài Đức, Hà Nội.

    Cuộc đối thoại giữa Chủ tịch UBND thành phố với dân làng tưởng như một lối thoát ‘dân chủ’ cho tranh chấp đất đai đă không phản ánh đúng bản chất của chế độ, chính quyền địa phương. Phía sau của vụ việc có thể được chính quyền nh́n nhận là ‘mầm mống’ phản kháng từ dân chúng, ‘manh nha’ nhưng dần ‘rơ nét’ mang tính có tổ chức, có thủ lĩnh tinh thần và tổ đồng thuận chống tham nhũng, chống quan tham ở địa phương. Đây có thể là ‘ung nhọt’ trong mắt chính quyền, và nếu không ‘cắt bỏ’ liệu có thể tổ chức thành công theo ư đảng cấp cơ sở tại đây?

    Liệu chính quyền có thể duy tŕ bền vững, dân chủ khi c̣n đấy ‘những vườn rau Lộc Hưng và khiếu kiện ‘Thủ Thiêm’ đang tồn tại nhiều địa phương đ̣i hỏi phải cải cách mạnh mẽ thể chế từ cấp cơ sở đến trung ương. Không chấp nhận một cơ chế đối thoại trong các t́nh huống xung đột như trên vậy ‘Quy chế dân chủ cơ sở’ liệu cần phải tiếp tục hoàn thiện như thế nào?

    Phạm Quư Thọ, gửi từ Hà Nội ngày 12/4/2020

    * Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

  6. #606
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Bệnh nhân 262 tiếp xúc hơn 100 người, phần lớn ở công ty Samsung Bắc Ninh
    B́nh luậnNguyễn Sơn • 10:24, 13/04/20• 23 lượt xem


    H́nh ảnh tại một khu cách ly. (Ảnh: Website Bộ Y tế)

    Bệnh nhân 262 là nam công nhân của Công ty Samsung ở Bắc Ninh, đă tiếp xúc gần với 106 người (F1).

    Sáng 13/4, tỉnh Bắc Ninh cho biết các trường hợp F1 của bệnh nhân 262 đều là công nhân của Công ty Samsung đóng trên địa bàn. Trong đó, 42 người đă được đưa đi cách ly tập trung, những người c̣n lại đang trong quá tŕnh rà soát, theo báo Vnexpress.

    Lănh đạo tỉnh Bắc Ninh cho biết, bệnh nhân 262 di chuyển bằng xe đưa đón công nhân, mỗi ngày đi một xe khác nhau nên số lượng những người liên quan lớn. Tuy nhiên, bệnh nhân này không phát bệnh tại nơi làm việc mà "phát bệnh tại nơi cư trú ở thôn Hạ Lôi, Mê Linh, và được cách ly từ 6/4".

    Sau khi phun khử khuẩn, hôm nay toàn bộ phân xưởng nơi bệnh nhân 262 làm việc và những phân xưởng khác của Công ty Samsung tại Bắc Ninh đă làm việc b́nh thường.

    "Ngay từ đầu dịch, Samsung Bắc Ninh đă làm vách ngăn giọt bắn giữa các công nhân nên mức độ an toàn cao hơn," lănh đạo tỉnh Bắc Ninh cho biết.

    Đại diện truyền thông của Công ty Samsung Bắc Ninh thông tin: "Công nhân dương tính với corona làm việc tại bộ phận kiểm tra chất lượng, nhà máy sản xuất màn h́nh. Công ty đang họp để đưa ra phương án cụ thể trong sáng nay."

    Bệnh nhân 262 là nam 26 tuổi, trú tại xóm Chợ, Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội. Ngày 27/3, bệnh nhân có tiếp xúc gần với Bệnh nhân 254 (là bác của bệnh nhân). Ngày 31/3, bệnh nhân 262 có xuất hiện ho khan, sốt. Bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm ngày 11/4 và xét nghiệm ngày 12/4 cho kết quả dương tính với virus corona Vũ Hán.

    Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

    Như vậy, tính đến nay, tại ổ dịch ở thôn Hạ Lôi (xă Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội) đă ghi nhận 10 bệnh nhân dịch corona. Trường hợp nhiễm dịch đầu tiên ở thôn Hạ Lôi là Bệnh nhân 243. Hiện toàn bộ thôn với 11.077 người thuộc 2.711 hộ đă được cách ly.

    Việt Nam sáng nay ghi nhận tổng số ca nhiễm là 262, trong đó 118 người đang điều trị, 144 người đă b́nh phục/xuất viện.

  7. #607
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    96 người chết v́ tai nạn giao thông trong 10 ngày cách ly toàn quốc


  8. #608
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Công nhân Samsung Bắc Ninh nhiễm Covid-19, cả phân xưởng bị phong tỏa
    13/04/2020


    Nhà máy Samsung Bắc Ninh. Photo NLD


    Một công nhân của công ty Samsung ở tỉnh Bắc Ninh được xác nhận nhiễm Covid-19 hôm 12/04 khiến toàn bộ phân xưởng bị phong tỏa và chính quyền cách ly ít nhất 40 nhân viên có tiếp xúc gần với bệnh nhân này.

    Samsung Bắc Ninh là một trong những nhà máy sản xuất điện thoại thông minh có quy mô lớn hàng đầu của Samsung đặt tại Việt Nam, tạo việc làm cho hàng chục ngàn công nhân.

    Báo Tuổi Trẻ dẫn lời đại diện Samsung Việt Nam cho biết bệnh nhân nhiễm COVID-19 thứ 262, cũng là bệnh nhâm mới nhất của Việt Nam, là nam nhân viên bộ phận kiểm tra chất lượng thuộc Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam.

    “Có tổng số 106 người được đưa vào danh sách, 44 người đă được đưa vào cách ly tập trung tại Trường quân sự tỉnh Bắc Ninh, tiến hành vệ sinh, khử trùng nơi làm việc của bệnh nhân 262,” trang này dẫn lời của Ban Chỉ đạo pḥng chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Ninh cho biết.

    Ban chỉ đạo cho biết thêm rằng bệnh nhân có triệu chứng phát bệnh từ ngay 31/03 và hằng ngày vẫn đi làm tại công ty bằng xe buưt cho đến ngày 06/04.

    Trong diễn biến liên quan, bệnh nhân Covid-19 thứ 91 - nam phi công người Anh từng đến quán Buddha Bar Grill ở thành phố Hồ Chí Minh trong khi nhiễm bệnh - hôm 13/04 đă dương tính trở lại sau khi xét nghiệm âm tính hai ngày trước đó và sức khỏe hiện đang trong t́nh trạng nguy kịch, theo báo Tiền Phong.

    Truyền thông trong nước dẫn lời Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia Pḥng chống Covid-19, hôm 13/04 phát biểu rằng dịch bệnh trên thế giới và trong nước “c̣n rất phức tạp, nguy cơ tiềm ẩn vẫn rất lớn.” Ông nói thêm: “Chúng ta phải chuẩn bị tinh thần là dịch c̣n kéo dài.”

    Trong khi đó, chính quyền TP.HCM và nhiều địa phương khác kiến nghị rằng cần kéo dài cách ly xă hội đến hết ngày 30/4 bởi “vẫn c̣n tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.”

  9. #609
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Chống kiểm tra Covid-19, quan bị ‘kiểm điểm’, dân bị ‘khởi tố’, gây bức xúc
    13/04/2020
    VOA Tiếng Việt




    Quan chức Lưu Văn Thanh, tỉnh B́nh Phước, chống đối việc kiểm tra thân nhiệt, 3/4


    Dư luận Việt Nam bày tỏ bức xúc trên mạng xă hội sau khi tin tức dịp cuối tuần cho biết một quan chức cấp huyện ở tỉnh B́nh Phước bị “kiểm điểm” v́ chống đối một chốt kiểm tra Covid-19, trong khi đó, ở tỉnh Bắc Ninh, hai người dân bị “khởi tố” do cũng đă chống đối.

    Một video lan truyền trên mạng xă hội và được báo chí trong nước đăng tải lại cho thấy hôm 3/4, ông Lưu Văn Thanh, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân huyện Hớn Quản, tỉnh B́nh Phước, chống đối việc đo thân nhiệt tại một chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 ở tỉnh.

    Theo đoạn video, vị phó chủ tịch đập bàn và cự căi với các nhân viên tại chốt, mặc dù họ giải thích với ông rằng họ tiến hành việc kiểm tra theo chỉ thị của chính phủ trung ương. Ông Lưu Văn Thanh lớn tiếng chất vấn các nhân viên:

    “Chiếc xe tải kia sao không đo? Sao tự nhiên kêu ḿnh tôi? Có xe tải xe ǵ kia sao không đo? Sao nghi ngờ tôi trộm cướp ǵ? Kêu hết vô, đo hết đi, phải không? Nếu đo, đo hết luôn. Nhà nước ǵ. Người ta đang chạy xe không có vi phạm ǵ tự nhiên thổi, ơ. Tự nhiên rảnh là kêu vô”.

    Giữa lúc chính quyền các cấp ở Việt Nam ráo riết thực hiện nhiều biện pháp để pḥng, chống Covid-19, việc làm của ông Thanh gây ra nhiều phản ứng tiêu cực trong nhân dân.

    Trên các trang mạng xă hội và trong mục b́nh luận của nhiều trang tin tức, người dân bày tỏ ư kiến rằng hành động của quan chức cấp huyện nêu trên là “không thể chấp nhận được” và ông ta “không xứng đáng là đại biểu của nhân dân”.

    Một số người kêu gọi rằng Ủy ban Nhân dân tỉnh B́nh Phước, cấp trên của ông Thanh, cần phải “xử lư vị này thật nghiêm khắc”.

    Trước làn sóng dư luận, Ban thường vụ Huyện ủy Hớn Quản hôm 10/4 đă họp “kiểm điểm” về vụ việc, và tại cuộc họp ông Thanh đă nhận “có sai sót”, theo tường thuật của báo chí trong nước.

    Tiếp đến, tin tức tối 12/4 cho hay, Tỉnh ủy đă quyết định “tạm đ́nh chỉ công tác” đối với ông Thanh, Phó Chủ tịch HĐND huyện Hớn Quản.

    Ông Nguyễn Bá Lợi, Bí thư Tỉnh ủy B́nh Phước, được báo chí trích lời nói rằng những hành động của ông Thanh trong bối cảnh hiện nay là “quá sai trái, gây phản cảm”. Ông Lợi cho biết thêm Tỉnh ủy sẽ “xử lư phù hợp, không bao che, dung túng", nhưng không nói cụ thể hơn.

    Theo quan sát của VOA, những động thái tại tỉnh B́nh Phước dường như chưa làm yên ḷng dư luận.

    Trên mạng xă hội, nhiều người bức xúc về việc quan chức cấp huyện ở tỉnh B́nh Phước chống đối chốt kiểm soát Covid-19 vào ngày 3/4, nhưng hơn một tuần trôi qua, ông ta chưa phải chịu h́nh thức xử lư nào về mặt pháp luật.

    Trong khi đó, nhiều người dẫn ra các tin tức cho biết ngày 4/4 một người đàn ông ở tỉnh Quảng Ninh chống đối một tổ kiểm soát Covid-19, đến ngày 10/4, anh ta đă bị ṭa án địa phương xét xử, kết án 9 tháng tù. Tương tự, trong hai vụ việc riêng rẽ hôm 6 và 7/4, hai người ở tỉnh Bắc Ninh cũng chống đối các chốt kiểm soát Covid-19, và chỉ khoảng 2 ngày sau, họ đă bị “khởi tố”.

    So sánh các vụ việc, một số người đặt ra câu hỏi phải chăng chính quyền Việt Nam không công bằng trong áp dụng luật pháp để xử lư quan chức và dân thường.

    Ông Vũ Quốc Ngữ, Chủ tịch tổ chức Người Bảo vệ Nhân Quyền, lư giải với VOA v́ sao có t́nh trạng phân biệt đó:

    “Mọi công dân đều b́nh đẳng trước pháp luật. C̣n trong thực tế ở Việt Nam nó không hẳn như thế. V́ một đảng mà cầm quyền nên họ không có tam quyền phân lập, cho nên là đảng cầm quyền họ luôn bao che cho nhau, bao che cho các đảng viên của ḿnh, dẫn đến chuyện là cán bộ cao cấp mà vi phạm một lỗi th́ trong khi với lỗi đó người dân bị trừng phạt, bị xử tù rất nặng nề, nhưng cán bộ cộng sản họ bao che cho nhau, chỉ khiển trách, cảnh cáo hoặc mức nhẹ hơn rất nhiều so với người dân”.

    Lâu nay, người dân vẫn đ̣i hỏi chính quyền của đảng cộng sản ở Việt Nam phải cứng rắn với các quan chức, cán bộ vi phạm pháp luật để khôi phục, củng cố sự tin tưởng, ủng hộ của người dân.

    Tuy nhiên, ông Vũ Quốc Ngữ nói với VOA rằng khó có thể mong đảng cộng sản cầm quyền làm như vậy v́ họ có một lư do sâu xa:

    “Họ muốn cán bộ trung thành với đảng, do đó họ nương tay với cán bộ. Thứ hai là họ cũng bảo vệ nội bộ, bảo vệ nhau. Có thể họ cũng lúc này lúc khác có mâu thuẫn nhưng nói chung họ bảo vệ nhau, bảo vệ đảng, bảo vệ cán bộ của đảng”.

    Dự kiến hôm 13/4, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ B́nh Phước sẽ họp báo để cung cấp thông tin chính thức về việc xử lư ông Lưu Văn Thanh, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân huyện Hớn Quản.

    Trong những tuần gần đây, thủ tướng Việt Nam liên tục yêu cầu các cơ quan chính phủ, các địa phương và toàn thể nhân dân triệt để tuân theo tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Nhà lănh đạo chính phủ cũng chỉ thị phải “xử lư nghiêm, kể cả xử lư h́nh sự” các trường hợp “trốn tránh, chống đối” các biện pháp pḥng chống dịch Covid-19.

    Thực tế cho thấy, đến nay, mới có một số người dân bị “xử lư nghiêm”. Dư luận chờ đợi xem phía nhà nước có động thái như thế nào với cán bộ chính quyền có vi phạm.

  10. #610
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Con trai Trương Tấn Sang, từng bị tố ‘ngu dốt,’ làm phó chủ tịch quận Tân B́nh
    Apr 13, 2020 cập nhật lần cuối Apr 13, 2020

    Ông Trương Tấn Sơn (đứng). (H́nh: Dân Trí)
    SÀI G̉N, Việt Nam (NV) – Trương Tấn Sơn, 36 tuổi, con trai cựu chủ tịch nước CSVN Trương Tấn Sang “được phê chuẩn sau khi được bầu” vào ghế phó chủ tịch “Ủy Ban Nhân Dân quận Tân B́nh,” truyền thông tại Việt Nam hôm 13 Tháng Tư cho hay.

    Tân B́nh là một trong những quận lớn của Sài G̣n, có phi trường Tân Sơn Nhất, nên được coi là “rất màu mỡ” với quan chức.

    Trước khi đảm nhiệm vị trí mới, ông Sơn “ngồi ghế” phó tổng giám đốc Tổng Công Ty Du Lịch Sài G̣n (Saigontourist), doanh nghiệp nhà nước kinh doanh du lịch hàng đầu của Việt Nam.

    Báo Tuổi Trẻ cho biết ông Sơn “quê ở Long An, là thạc sĩ kinh doanh quốc tế, kỹ sư xây dựng – địa chính, có bằng cao cấp lư luận chính trị”. Tuy vậy, báo Tuổi Trẻ không hề nhắc chi tiết quan trọng: Ông Sơn chính là con ông Trương Tấn Sang.

    Ngay sau khi tin ông Sơn về làm lănh đạo quận Tân B́nh, cư dân mạng lập tức chế giễu khi nhắc lại một “phát ngôn bất hủ” của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, cựu phó bí thư Thành Ủy ở Sài G̣n vào năm 2015: “Con lănh đạo làm lănh đạo là hồng phúc của dân tộc”.

    Với việc ông Sơn từ ghế lănh đạo doanh nghiệp du lịch chuyển sang ghế lănh đạo quận, dư luận suy đoán rằng ông này thế nào cũng được “cơ cấu” vào “Thành Ủy Sài G̣n.”

    Từ nhiều năm qua, trên mạng xă hội lưu hành nhiều “giai thoại không mấy tích cực” xoay quanh hai cha con ông Trương Tấn Sang. Phần lớn các thông tin tiết lộ được cho là xuất phát từ đấu đá nội bộ giữa hai phe ủng hộ Trương Tấn Sang và phe Nguyễn Tấn Dũng (cựu thủ tướng CSVN), mà dân mạng quen gọi là “Ba Tư Đại Chiến”.


    Ông Trương Tấn Sơn (trái) khi nhận quyết định làm phó chủ tịch quận Tân B́nh. (H́nh: Việt Dũng/Sài G̣n Giải Phóng)
    Trang “Chân Dung Quyền Lực” hồi năm 2013 mô tả Trương Tấn Sơn “được xếp vào hàng quư tử VIP từ trong trứng, phát huy các đặc điểm ngu dốt nhà ṇi”.

    Trang này giải thích biệt danh Sơn ‘Nhớt’ của Trương Tấn Sơn là do khi c̣n là học sinh trung học, anh này “cực kỳ lười biếng, rất ham chơi và học hành ngu dốt, nhiều lần nhờ cha can thiệp, gửi gắm để khỏi bị lưu ban”.

    Trang này c̣n công khai bảng điểm cho thấy “các môn toàn 2, 3, 4 điểm” của Trương Tấn Sơn tại trường Đại Học Bách Khoa mà vẫn tốt nghiệp.

    “Được thừa hưởng tầm nh́n và năng lực chính trị của Tư Sang, Sơn ‘Nhớt’ đặc biệt tiếp thu kém, học dốt và thi rớt lên rớt xuống các môn ‘nhà ṇi’ như Tư tưởng HCM, Chủ nghĩa xă hội khoa học, Lịch sử đảng, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa Mác – LêNin. Các môn chuyên ngành địa chính quan trọng th́ Sơn ‘Nhớt’ lẹt đẹt 1, 2 điểm, mặc dù nhờ Tư Sang can thiệp để ‘ngoi ngóp’ tốt nghiệp nhưng Sơn Nhớt hầu như không biết ǵ, dốt đặc và c̣n mê chơi, mê gái hơn trước nên Tư Sang đă phải vội nhét cậu quư tử vào Ban Quản Lư Dự Án của Tổng Công Ty Saigontourist,” theo “Chân Dung Quyền Lực”.

    Trang “Dân Làm Báo Việt Nam” hồi năm 2014 đưa cáo buộc ông Sơn đứng tên hai căn hộ penthouse liền kề, trị giá hàng chục tỷ đồng ở chúng cư cao cấp Imperia An Phú. Ông Sơn cũng được cho là đứng tên sở hữu một công ty thương mại – xây dựng – trang trí nội thất, một trong những doanh nghiệp “sân sau” của Trương Tấn Sang.

    Cũng cần nói thêm, tuy đă rời ghế chủ tịch nước được bốn năm, nhưng ông Trương Tấn Sang vẫn đang được coi là nhân vật có tiếng nói gây ảnh hưởng đến nội bộ đảng CSVN.

    Hồi trung tuần Tháng Hai, báo Tuổi Trẻ đăng một bài dài kư tên ông Sang với nhan đề “Thành tựu và những bài học kinh nghiệm trước đại hội Đảng XIII”.

    Trong bài này, ông Sang viết: “…Nếu nh́n sâu vào một số vụ việc cụ thể th́ vẫn c̣n thấy những câu hỏi về sự công bằng trong xử lư cán bộ. Điều đó rất nguy hiểm, là nguyên nhân tiềm ẩn xung đột ngay trong nội bộ, khiến sự đoàn kết không bền vững. Chúng ta đều biết công tác cán bộ làm không tốt th́ tự ta lật đổ ta.”

    Tuy thường xuyên “lên giọng” trên báo nhà nước về công tác cán bộ, đảng viên gương mẫu, nhưng h́nh ảnh ông Sang mới đây có phần bị hoen ố thêm khi dân mạng phát hiện trong nhà của vợ chồng “đại gia” Đường ‘Nhuệ’ ở tỉnh Thái B́nh, có treo một tấm ảnh rất to cho thấy bà Dương ‘Đường’, vợ ông này, đang bắt tay với ông Trương Tấn Sang.

    Vợ chồng ông Đường ‘Nhuệ’ vừa bị bắt với nhiều cáo buộc về việc cho vay nặng lăi, bảo kê, cưỡng đoạt tiền hỏa táng… (N.H.K) (KN)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •