Page 62 of 74 FirstFirst ... 125258596061626364656672 ... LastLast
Results 611 to 620 of 732

Thread: Đàm Tiếu Việt Nam

  1. #611
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Bệnh nhân 'dương tính trở lại' tiếp xúc nhiều người và đă về Anh
    B́nh luậnNguyễn Sơn • 20:33, 13/04/20• 4130 lượt xem


    Du khách nước ngoài đeo khẩu trang trên đường phố Hà Nội, ngày 17/3/2020. (Ảnh: AFP via Getty Images)

    Bệnh nhân 22 ở Đà Nẵng, được xuất viện sau 3 lần âm tính với Covid-19 nhưng khi vào TP HCM đă dương tính trở lại và tiếp xúc hàng chục người.

    "Bệnh nhân có thể tái phát, hoặc tái nhiễm từ lúc được cách ly ở Đà Nẵng, sau khi xuất viện. Sắp tới, những người đến TP HCM phải được giám sát chặt," Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết.

    Bệnh nhân 22 (60 tuổi, quốc tịch Anh) đi chuyến bay VN54, được phát hiện dương tính từ ngày 8/3, điều trị đến ngày 27/3 tại Đà Nẵng th́ xuất viện, tiếp tục cách ly 14 ngày tại khách sạn.

    Ngày 10/4, người này đi máy bay từ Đà Nẵng vào TP HCM, thuê trọ tại khách sạn trên đường Hồng Hà (quận Tân B́nh), được lấy mẫu xét nghiệm trong khi chờ đi tiếp sang Anh. Đến tối 12/3, Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố xác định mẫu xét nghiệm dương tính, nhưng ông này đă trở về Anh.

    Khách sạn được khử khuẩn, 14 người được cách ly tập trung do tiếp xúc gần bệnh nhân, 3 nhân viên phục vụ được cách ly tại khách sạn, 31 khách lưu trú cũng được giám sát, cách ly. Cơ quan chức năng đă liên hệ Vietnam Airlines để cách ly, lấy mẫu xét nghiệm những trường hợp ngồi gần người này trên chuyến bay.

    3 bệnh nhân Việt Nam âm tính rồi lại dương tính
    Hôm 12/4, Sở Y tế Quảng Ninh thông báo 2 ca bệnh corona (bệnh nhân 50 và 149 ) có kết quả âm tính sau thời gian điều trị, nhưng sau đó xét nghiệm dương tính trở lại, theo báo Tuổi trẻ.

    Bệnh nhân 149 sau khi xét nghiệm âm tính đă có một lần xét nghiệm cho kết quả dương tính, bệnh nhân 50 có hai lần xét nghiệm dương tính sau khi đă có 2 kết quả xét nghiệm âm tính trước đó.

    Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, có 2 lần xét nghiệm âm tính liên tiếp là đủ tiêu chuẩn công nhận khỏi bệnh.

    Trước đó, bệnh nhân 21 điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cũng có kết quả xét nghiệm diễn biến phức tạp tương tự.

    Theo các chuyên gia, dịch corona Vũ Hán chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi cơ thể khỏe mạnh, hàng rào miễn dịch được tăng cường, virus sẽ yếu đi và ngược lại, nếu cơ thể yếu đi, miễn dịch kém th́ virus lại bùng lên.

  2. #612
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Việt Nam: Bí quyết thành công của một chiến lược chống dịch “chi phí thấp”


    Hà Nội vắng bóng người v́ lệnh phong tỏa chống Covid-19. Ảnh ngày 27/03/2020. REUTERS - KHAM

    Là nước có hơn một ngàn cây số đường biên giới với Trung Quốc, nơi xuất phát dịch Covid-19 với con virus corona độc hại tỏa ra khắp thế giới đã khiến gần 2 triệu người bị nhiễm và gần 120.000 người thiệt mạng tính đến sáng 14/04/2020 (theo thống kê của Đại Học Mỹ Johns Hopkins), Việt Nam đã tạo ngạc nhiên không ít vì là nơi mà dịch bệnh chỉ tác hại nhẹ, với 265 ca nhiễm và không một ca tử vong (theo thống kê của bộ Y Tế Việt Nam).



    Do đâu mà Việt Nam thành công chống dịch, trong khi mà hệ thống y tế không tốt bằng các nước như Pháp, Anh, Mỹ, phương tiện tài chánh lại hạn hẹp so với các nước đã phát triển ? Từ khi dịch bệnh bùng lên, câu hỏi này đã thường xuyên được giới quan sát ở phương Tây đặt ra, với nhiều cách trả lời khác nhau.

    Trong bài viết được báo mạng Pháp chuyên về châu Á Asialyst công bố hôm 11/04, chuyên gia Pháp Jean-Raphaël Chaponnière đã không ngần ngại xem Việt Nam là một ví dụ thành công của môt chiến lược chống dịch “chi phí thấp”, mượn lại thuật ngữ kinh tế “low cost”, và đã nêu lên một số yếu tố được ông cho là bí quyết giúp Việt Nam chống dịch có hiệu quả.

    Ghi nhận trước tiên của chuyên gia Pháp là các số liệu mà chính quyền Việt Nam công bố ít bị nghi ngờ hơn so với các con số về dịch bệnh mà nước láng giềng Trung Quốc đưa ra, cho dù quy mô dịch bệnh tại Việt Nam thấp một cách đáng ngạc nhiên khi ta biết rằng đất nước có 96 triệu dân này không đầu tư nhiều vào y tế.

    Một ví dụ là tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có 900 giường bệnh được trang bị các phương tiện điều trị đặc biệt, với tỷ lệ chỉ là 1 giường bệnh cho mỗi 9.000 dân.

    Giải thích về quy mô hạn chế của dịch Covid-19 tại Việt Nam, chuyên gia Chaponnière nêu bật vai trò năng động của chính quyền, đã lập tức có phản ứng quyết liệt ngay khi có những ca đầu tiên ở Vũ Hán.

    Trên vấn đề này, chuyên gia Pháp nhắc lại rằng Việt Nam đã rút tỉa tốt bài học từ dịch Sars vào năm 2003, nhanh chóng cách ly tất cả những ai nhiễm bệnh, qua đó ngăn chặn được dịch bệnh. Thành công của Việt Nam khi ấy đã được một bài báo khoa học nêu thành điển hình.

    Lần này cũng thế. Ngay khi dịch bệnh bùng lên ở Vũ Hán vào tháng 12 năm 2019, và ca đầu tiên nhập vào Việt Nam hôm 23/01/2020, Việt Nam đã bất chấp Trung Quốc và đă quyết định đ́nh chỉ tất cả các chuyến bay giữa Việt Nam và Trung Quốc từ ngày 01/02. Các trường học không mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ Tết và biên giới trên bộ với Trung Quốc cũng bị đóng.

    Theo ông Chaponnière, 30 năm chiến tranh (1945-1975) cũng rèn luyện khả năng huy động xă hội Việt Nam. Sinh viên y khoa, bác sĩ và y tá đă nghỉ hưu đă được Nhà nước kêu gọi tham gia chống dịch. coronavirus.

    Trong cuộc chiến chống Covid-19, Việt Nam đã ưu tiên cho một chiến lược “chi phí thấp”, bằng cách truy t́m một cách có hệ thống những ai đã tiếp xúc với bệnh nhân bị phát hiện cho đến lớp thứ 4. Tất cả những người này đều bị cách ly.

    Chính quyền Việt Nam đã có thể dễ dàng thực hiện chiến lược này nhờ vào cách tổ chức và giám sát xã hội, trên nền tảng các tổ dân phố, gồm khoảng 200 dân, đứng đầu là một tổ trưởng. Vai trò của những người này, thường đă cao niên, không chỉ là theo dõi cộng đồng nơi họ sống, cảnh báo về những nguy cơ, mà còn là khuyên nhủ và làm trung gian hòa giải.

    Theo ông Chaponnière, hệ thống nói trên không phải là sản phẩm của chế độ Cộng Sản, mà nằm trong khuôn khổ quan điểm Khổng Giáo về quan hệ giữa cá nhân và tập thể, với cách vận hành đã được đảng Cộng Sản Việt Nam “hấp thụ”.

    Vào ngày 12 tháng 2, khi đã có 10 ca nhiễm Covid-19 được xác nhận, t́nh trạng của những người đến từ Vũ Hán đă biện minh cho việc phong tỏa cả một thị trấn 10.000 dân ở tỉnh Vĩnh Phúc, phía bắc Hà Nội, trong ba tuần.

    Đến giữa tháng Ba, vào lúc Việt Nam chỉ mới ghi nhận chính thức 16 bênh nhân Covid-19, một phụ nữ Việt Nam trở về từ châu Âu đã thành nguồn lây nhiễm cho khoảng 20 người. Cô đã trở thành nạn nhân của cả một chiến dịch đả kích trên mạng xă hội v́ coi nhẹ các biện pháp của chính quyền.

    Xuất hiện tại một bệnh viện ở trung tâm Hà Nội, làn sóng lây nhiễm thứ hai này đă dẫn đến việc áp đặt những biện pháp phong tỏa, ảnh hưởng đến các khu vực kinh tế phi chính thức. Tuy nhiên, các biện pháp phong tỏa ở Việt Nam không thấm vào đâu so với những gì được áp đặt ở Ấn Độ chẳng hạn, nơi dịch bệnh đă lan truyền đến tận các vùng nông thôn.

    Nhìn chung, trong khi Việt Nam nằm trong số quốc gia đầu tiên bị ảnh hưởng sau Trung Quốc, tỷ lệ lây nhiễm ở Việt Nam lại thấp hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Từ ngày 23/01 đến ngày 25/02, đà tăng về số lượng các ca nhiễm tương đương với Mỹ, Anh và Đức. Nhưng từ cuối tháng Hai đến ngày 05/03, t́nh h́nh vẫn được kiểm soát tốt, cũng như sau đợt xuất hiện thứ hai của virus kể từ ngày 12/03.

  3. #613
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Tàu Trung Quốc trở lại vùng biển ngoài khơi Việt Nam
    RFA
    2020-04-14


    H́nh minh hoạ. Một tàu khảo sát Hải Dương của Trung Quốc
    Courtesy of China Daily
    Tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc trở lại vùng biển Việt Nam, nơi mà vào năm ngoái cũng chính tàu này gây nên căng thẳng tại khu vực biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

    Reuters loan tin ngày 14 tháng 4, dẫn dữ liệu của trang mạng Marine Traffic chuyên theo dơi tàu biển, cho biết vào ngày 13 tháng 4, tàu khảo sát Hải Dương 8 xuất hiện trở lại cách bờ biển Việt Nam 158 kilomet (98 hải lư). Đây là khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư của Việt Nam.

    Dữ liệu của Marine Traffic c̣n nêu rơ Tàu khảo sát Hải Dương 8 được hộ tống ít nhất bởi 1 tàu hải cảnh Trung Quốc. Phía Việt Nam cho ba tàu đi theo tàu của Trung Quốc.

    Theo Reuters, trong đợt căng thẳng vào năm ngoái, có ít nhất một tàu hải cảnh của Trung Quốc suốt nhiều tuần áp sát một giàn khoan trong lô dầu khí của Việt Nam có kư hợp đồng với Tập đoàn Rosneft của Nga cùng hoạt động thăm ḍ, khai thác.

    Trong thời gian đó tàu khảo sát Hải Dương 8 tiến hành công tác bị nghi là thăm ḍ dầu khí trong một khu vực rộng lớn thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

    Reuters dẫn phát biểu của chuyên gia Hà Hoàng Hợp từ Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ở Singapore rằng Trung Quốc đang lợi dụng nỗ lực của Hoa Kỳ và Châu Âu tập trung chống chọi với virus corona chủng mới để gia tăng sự quyết đoán của Bắc Kinh tại Biển Đông.

  4. #614
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Làm tờ khai xuất khẩu gạo lúc nửa đêm: Sân chơi không b́nh đẳng
    RFA
    2020-04-13


    Ảnh minh họa chụp tại một cửa hàng bán gạo ở Đà Nẵng trước đây.
    Reuters

    Sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Công thương cho xuất khẩu gạo trở lại, chỉ trong khoảng 3 tiếng đồng hồ toàn bộ hạn ngạch đă hết, khiến nhiều doanh nghiệp bất ngờ v́ không được thông báo trước ngày mở cửa, cũng như vào thời điểm nửa đêm, ngày cuối tuần.

    Không công bằng?
    Hệ thống online của Tổng cục Hải quan bất ngờ mở cửa cho khai báo xuất khẩu gạo lại vào lúc 0 giờ 30 sáng 12 tháng 4 năm 2020. Chỉ trong ṿng từ 0h30 đến khoảng 3h30 số lượng đăng kư xuất khẩu gạo trên website của hải quan là 399.999,73 tấn gạo. Đến ngày 13 tháng 4, cổng thông tin của Tổng cục Hải quan báo lỗi, không c̣n hiển thị sản lượng gạo xuất khẩu.

    Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho truyền thông trong nước biết, họ rất thất vọng v́ không mở được tờ khai hải quan. Sau khi Thủ tướng cho nối lại xuất khẩu 400.000 tấn gạo, nhiều doanh nghiệp đă cử nhân viên túc trực mở tờ khai hải quan cả ngày 11 tháng 4, nhưng lúc đó, cổng đăng kư tờ khai hải quan vẫn chưa mở.

    Sau đó Tổng cục Hải quan lại cho đăng kư lúc nửa đêm, ngày cuối tuần mà không hề có thông báo trước với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

    Gần 200 doanh nghiệp xuất khẩu gạo ít ai biết thông tin này, chỉ có những người có thông tin trong hải quan ṛ rỉ ra, họ mới biết rồi họ truyền tai nhau, th́ mới thực hiện được thôi.
    -Trần Tuấn Kiệt
    Ông Trần Tuấn Kiệt, Phó Tổng giám đốc chuyên ngành hàng lúa gạo Công ty xuất nhập khẩu Dung Nam, có trụ sở tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, xác nhận với Đài Á Châu Tự Do hôm 13 tháng 4 năm 2020, liên quan thông tin này:

    “Về t́nh h́nh xuất khẩu gạo, hôm rồi theo chỉ thị của Thủ tướng và Bộ Công thương cho hạn ngạch tất cả doanh nghiệp tổng cộng 400 ngàn tấn. Nhưng khi thông quan và mở hải quan lúc giữa khuya, th́ từ 12 giờ đêm đến 2 giờ sáng đă đủ 400 ngàn tấn. Trong khi đó, những doanh nghiệp biết trước tin này th́ vô mở tờ khai hải quan được, c̣n những doanh nghiệp không biết th́ không thể đăng kư được hạn ngạnh xuất khẩu.”

    Theo ông Trần Tuấn Kiệt, ngay cả những doanh nghiệp biết trước, đăng kư được, th́ cũng có nhiều doanh nghiệp bị tờ khai hải quan phải xem xét lại, chưa thông quan để xuất khẩu. Ông Kiệt giải thích thêm vể thủ tục đăng kư hải quan hiện nay:

    “Mở thủ tục xuất khẩu gạo bây giờ đều khai báo trên hệ thống online hết, chứ không cần vô trụ sở Hải quan. Chỉ cần vô trang web của Hải quan nhập thông tin công ty, mă code của đơn vị, nhập các thông số sản phẩm, số container... được hết... chỉ sử dụng online. Nhưng trong đêm đó (rạng sáng ngày 12 tháng 4), một trăm mấy chục, gần 200 doanh nghiệp xuất khẩu gạo ít ai biết thông tin này, chỉ có những người có thông tin trong hải quan ṛ rỉ ra, họ mới biết rồi họ truyền tai nhau, th́ mới thực hiện được thôi. Chứ các doanh nghiệp khác, ban đêm ban hôm, đâu có làm việc đâu mà người ta biết xuất khẩu gạo ban đêm.”

    Đài Á Châu Tự Do hôm 13 tháng 4 năm 2020, nhiều lần liên lạc Tổng cục Hải quan, để hỏi về vấn đề này, tuy nhiên mọi cố gắng đều không thành công.

    Chỉ trong ṿng từ 0h30 đến khoảng 3h30 số lượng đăng kư xuất khẩu gạo trên website của hải quan là 399.999,73 tấn gạo.
    Chỉ trong ṿng từ 0h30 đến khoảng 3h30 số lượng đăng kư xuất khẩu gạo trên website của hải quan là 399.999,73 tấn gạo. H́nh do ông Kiệt cung cấp
    Trả lời báo chí trong nước chiều ngày 13/4, lănh đạo Tổng cục Hải quan cho biết, quá tŕnh doanh nghiệp thực hiện khai báo tờ khai xuất khẩu gạo là hoàn toàn tự động trên hệ thống, không có sự can thiệp của con người. Khi tờ khai được gửi lên, hệ thống sẽ tự động trừ lùi số lượng gạo mà doanh nghiệp đă đăng kư. Với số dư gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4, Tổng cục Hải quan sẽ thông tin công khai trên website của Tổng cục Hải quan mỗi giờ một lần để các doanh nghiệp biết và mở tờ khai xuất khẩu.

    Tuy nhiên, vị lănh đạo Tổng cục Hải quan không hề giải thích, v́ sao có một số doanh nghiệp biết trước về thời điểm cơ quan này mở cửa trang mạng cho phép đăng kư xuất khẩu gạo.

    Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 13 tháng 4 năm 2020, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên là Viện trưởng Viện Quản lư Kinh tế Trung ương, nói:

    “Tôi nghĩ điều này nên rút kinh nghiệm cho tương lai, cần phải thông báo sớm và thực hiện công khai minh bạch, và có đấu thầu một cách b́nh đẳng, để bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.”

    Trước đó, vào ngày 18 tháng 3 năm 2020, trong Đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020”, ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh sự hệ trọng trong vấn đề an ninh lương thực đối với mọi quốc gia trong điều kiện dịch bệnh xảy ra trên thế giới và phải đảm bảo an ninh lương thực trong mọi t́nh huống.

    Đến ngày 24 tháng 3 năm 2020, Tổng cục Hải quan Việt Nam đă yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tạm dừng đăng kư, tiếp nhận và thông quan các lô hàng gạo xuất khẩu từ 0g ngày 24/3.

    Sau khi nông dân và doanh nghiệp kêu cứu trước lệnh dừng xuất khẩu gạo, được sự đồng ư của chính phủ, Bộ Công thương, sau khi đă tính toán kỹ để bảo đảm an ninh lương thực, đă cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiểm soát chặt số lượng xuất khẩu theo từng tháng.

    Tin cho hay lượng gạo mà Việt Nam được phép xuất khẩu trong tháng 4 và 5 sẽ vào khoảng 800 ngh́n tấn, trong tổng số 1,5 triệu tấn gạo xuất khẩu c̣n lại. Lượng xuất khẩu này giảm 40% so với giai đoạn cùng kỳ năm 2019, và thấp hơn nhiều so với các năm 2018, 2017.

    Theo Bộ Công thương, trước mắt trong tháng 4 cho phép xuất khẩu 400.000 tấn gạo, sẽ giữ lại khoảng 700 ngh́n tấn gạo để dự pḥng, đảm bảo cơ sở an ninh thương thực quốc gia và mọi t́nh huống có thể xảy ra trong tháng 4 và 5.

    Nhóm lợi ích?
    Chỉ có thể lư giải việc không cho xuất khẩu gạo nếu số liệu của chính phủ không đúng thực tế, hoặc có những lợi ích nhóm nào đó, hoặc là có cơ quan, doanh nghiệp, nhất là những nhóm thương lái ghim hàng... nên người ta sợ không có gạo ăn.
    -GS Vơ Ṭng Xuân
    Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 13 tháng 4 năm 2020, Giáo sư Vơ Ṭng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, nói:

    “Vấn đề xuất khẩu gạo hiện nay nhà nước chúng ta rất dè dặt, mà tôi cũng không hiểu có ẩn ư ǵ bên trong. Cái lư do v́ an ninh lương thực th́ tôi cũng đă nói rồi, các chuyên gia khác cũng đă nói rồi, tức là an ninh lương thực ḿnh không sợ thiếu gạo, mà chắc chắn ḿnh c̣n dư nữa, ít nhất là bây giờ dư 3 triệu tấn gạo. Chỉ có thể lư giải việc không cho xuất khẩu gạo nếu số liệu của chính phủ không đúng thực tế, hoặc có những lợi ích nhóm nào đó, hoặc là có cơ quan, doanh nghiệp, nhất là những nhóm thương lái ghim hàng... nên người ta sợ không có gạo ăn.”

    Tuy nhiên, theo Giáo sư Vơ Ṭng Xuân, nếu không thể chứng minh những hạn chế ông vừa nêu là có thật, th́ việc giới hạn xuất khẩu gạo chỉ làm cho các doanh nghiệp Việt Nam bị thiệt tḥi rất nhiều.

    Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết, ông đồng ư với đề xuất của Giáo sư Vơ Ṭng Xuân, quyết định chỉ cho xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4 v́ sợ Việt Nam thiếu gạo trong thời COVID-19 là chưa hợp lư. Ông nói:

    “Theo Giáo sư Vơ Ṭng Xuân, năm nay Việt Nam được mùa lúa gạo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, và sau khi tính toán th́ có thể xuất khẩu đến 3 triệu tấn gạo mà vẫn không ảnh hưởng ǵ đến an toàn lương thực của đất nước, v́ vậy theo tôi việc cho xuất khẩu 400 ngàn tấn gạo chỉ là biện pháp trước mắt. Sau đó, để bảo đảm an ninh lương thực, sẽ có sự tính toán, tôi hy vọng sẽ có sự cho phép để có thể tiếp tục xuất khẩu thêm. Bởi v́ nếu không xuất khẩu, th́ gạo sẽ ứ đọng, giá gạo sẽ xuống thấp và nếu giá gạo xuống thấp th́ không đủ khuyến khích người nông dân sản xuất, và đấy là điều rất đáng tiếc đối với Việt Nam.”

    Theo Giáo sư Vơ Ṭng Xuân, trong khi các doanh nghiệp trên thế giới, không hoạt động được v́ không có khách hàng, v́ không đi đâu xa được hết... mà Việt Nam có khách hàng, Việt Nam có gạo... nhưng không cho bán. Th́ ông cho rằng đây là một điều rất là đáng tiếc cho kinh tế Việt Nam.

  5. #615
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Bệnh nhân 266 của Việt Nam ủ bệnh một tháng?
    B́nh luậnNguyễn Sơn • 19:41, 14/04/20• 853 lượt xem


    Nhân viên y tế mặc trang phục bảo hộ, đang kiểm tra nhiệt độ cho khách tại bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội, ngày 24/3/2020. (Ảnh: NHAC NGUYEN/AFP via Getty Images)
    Bệnh nhân 266 có thời gian cách ly khá muộn, mất 20 ngày kể từ khi ở Bạch Mai đến khi cách ly tại nhà.

    Ngày 14/4, Bộ Y tế ghi nhận thêm bệnh nhân 266 nhiễm dịch corona, là người từng chăm sóc mẹ tại Bệnh viện Bạch Mai.

    Bệnh nhân nữ, 36 tuổi, trú tại Thường Tín, Hà Nội. Ngày 08-10/3, bệnh nhân đến chăm mẹ tại Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai. Ngày 12/3, bệnh nhân có biểu hiện ngứa họng.

    Từ ngày 30/3 bệnh nhân cách ly tại nhà. Ngày 12/4, bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm và cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona Vũ Hán vào ngày 14/4. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

    "Bệnh nhân này chăm sóc người thân ở Bạch Mai từ ngày 10/3, đến nay có thể đă ủ bệnh một tháng. Tuy nhiên, đây mới là chỉ dấu ban đầu, do thời gian đă lâu, cần phải điều tra kỹ lịch tŕnh của bệnh nhân để xác định nguồn lây nhiễm", Lănh đạo CDC Hà Nội nói với Vnexpress.

    CDC Hà Nội đánh giá dịch bệnh đang "lây lan phức tạp ở cộng đồng" với nhiều ca ủ bệnh lâu ngày như bệnh nhân 237 người Thụy Điển; bệnh nhân 243 ở thôn Hạ Lôi (Mê Linh).

    Đây là ca nhiễm virus corona Vũ Hán thứ 46 liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai. Tính đến nay, Việt Nam ghi nhận 266 bệnh nhân dịch corona, trong đó có 97 trường hợp đang điều trị.

    Phong tỏa nơi bệnh nhân 266 cư trú
    Huyện Thường Tín phong toả thôn Đông Cứu (xă Dũng Tiến) với 3 lớp kiểm soát v́ "bệnh nhân 266 cư trú tại thôn này.

    Trong đó, lớp thứ nhất được lập ở khu dân cư thuộc thôn Đông Cứu với khoảng 10 hộ dân, 60 người. Người dân ở sinh sống trong khu dân cư này không được di chuyển ra ngoài.

    Lớp thứ hai lập ở các lối ra vào chính của thôn nhằm kiểm soát người dân ra vào trong thời gian xác định các trường hợp tiếp xúc gần (F1). Lớp thứ ba gồm 5 trạm kiểm soát từ quốc lộ 1 đi vào xă Dũng Tiến và thôn Đông Cứu.

    "Bệnh nhân 266 làm nghề dệt nên rất ít khi ra ngoài, đây cũng là trường hợp được cách ly tại nhà do có liên quan đến bệnh viện Bạch Mai", Chủ tịch huyện Thường Tín cho biết.

    Thêm 23 bệnh nhân b́nh phục/xuất viện
    Tính đến ngày 14/4, Việt Nam đă có tổng cộng 169 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh. Trong đó hôm nay có 23 bệnh nhân được công bố, bao gồm:

    Bệnh viện Đa khoa khu vưc Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh được công bố bệnh nhân 146 khỏi bệnh.
    Bệnh viện dă chiến Củ Chi công bố 5 bệnh nhân khỏi bệnh, bao gồm 03 bệnh nhân người nước ngoài và 02 bệnh nhân người Việt Nam.
    Cụ thể: BN92, BN124, BN127, BN143, BN235.
    BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đă công bố 17 bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh gồm: BN24; BN50; BN87; BN109; BN114; BN115; BN175; BN177; BN186; BN189; BN190; BN199; BN208; BN214; BN220; BN232; BN239.
    T́nh h́nh điều trị các ca bệnh nặng
    Bệnh nhân 161: đă mở khí quản theo tư vấn của Hội chẩn Quốc gia
    Bệnh nhân 20: vẫn trong t́nh trạng nguy kịch nhưng tiến triển tốt hơn
    Bệnh nhân 91: vẫn trong t́nh trạng nguy kịch, phổi trên phim XQ mới nhất biểu hiện tổn thương phổi gan hoá nặng hơn, rối loạn đông máu đă điều chỉnh tạm ổn.

  6. #616
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Kỷ lục 80 tỷ USD dự trữ ngoại hối đi về đâu?


    CTV Danlambao - Vào cuối năm 2019 báo lề đảng đồng loạt chạy tin việc Ngân hàng Nhà nước mua vào 20 tỷ USD và nâng dự trữ ngoại hối quốc gia lên gần 80 tỷ USD. Tuyên giáo đảng khoe rằng đây là con số kỷ lục và 3 năm liên tiếp Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới với 13,8 tỷ USD cho 2018 và 15,9 tỷ USD ch 2019. (1)

    Bốn tháng sau, cả "hệ thống chính trị vào cuộc" để chống dịch như chống giặc bằng lực lượng côn an và tuyên giáo. Kết quả - dựa vào báo cáo chính thức của chế độ - Việt Nam là quốc gia đông dân, gần Tàu nhưng lại có số người nhiễm bệnh thấp dưới 300 và không một ai chết v́ vi rút Tàu.

    Với con số chính thức rất "khiêm nhường" đó, tập đoàn cai trị - qua Nguyễn Xuân Phúc - ra chỉ thị cách ly toàn xă hội và rầm rộ đưa ra đại chiến dịch huy động toàn dân đóng tiền, đóng gà, đóng vịt... đóng góp bất cứ cái ǵ, từ bất cứ người nghèo, già tới mức nào... cho đảng.

    Không dừng lại ở đó, Nguyễn Xuân Phúc đă gởi thư kêu gọi "bà con" khúc ruột ngàn dặm ở nước ngoài thể hiện ḷng yêu nước bằng cách gửi tiền về cho đảng và nhà nước (chống dịch).

    Giữa cơn "đại dịch" của vi rút Tàu cộng và cơn "đại thu" của vi rút Việt Cộng người ta chợt tự hỏi: 80 tỷ USD dự trữ ngoại hối kỷ lục đă bay về đâu?

    Câu hỏi này lại càng... nhức nhối khi kiều hối vẫn tiếp tục được đổ về VN trong năm 2020. Cho dù bị ảnh hưởng bởi dịch Tàu, con số có thể không là 13,8 tỷ hay 15,9 tỷ USD như 2 năm 2018, 2019 nhưng tệ lắm cũng là một nửa.

    Chưa hết. Những tṛ tuyên truyền bà cụ già bán gà hỗ trợ đảng và nhà nước chống dịch không làm nên những ông quan tỉ phú. Đảng và nhà nước bước thêm một bước nữa: vay tiền bỏ túi để con cháu đời sau nó trả: Bộ Tài chính bắt đầu đàm phán với IMF, World Bank và ADB để vay 1 tỷ đô la trong năm nay (2).

    Lư do: Ngân sách nhà nước thâm thủng nặng. V́ con vi rút Tàu, 265 ca nhiễm, 0 người chết, nhưng nguồn thu ngân sách của đảng và nhà nước sẽ giảm 5,94-6,37 tỷ USD. 80 tỷ USD dự trử ngoại hối không lo đủ cho 5 - 6 tỷ đô la thâm thủng này v́ nó... không ai biết được.

    Do đó, đảng và nhà nước phải vừa nhờ bà mẹ anh hùng bán gà tặng đảng làm c̣ mồi, gửi thư xin thêm kiều hối và ngửa tay mượn thêm 1 tỷ đô la.

    Kẻ nào thành công lớn trong phi vụ bạc tỷ này sẽ được bầu vào ghế Tổng Bí thư trong đại hội đảng 13.

    Chú thích:

    (1) https://vtv.vn/kinh-te/du-tru-ngoai-...1122152328.htm

    (2) https://plo.vn/kinh-te/bo-tai-chinh-...ch-904611.html

    15.04.2020


    CTV Danlambao
    danlambaovn.blogspot .com

  7. #617
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Ăn Theo virus Vũ Hán: Bầy khủng long hút máu nông dân
    Gió Bấc
    2020-04-14


    H́nh minh hoạ. H́nh chụp hôm 2/3/2016: nông dân đóng bao gạo ở tỉnh Hậu Giang
    AFP
    Do sức ép của dư luận và các doanh nghiệp, hậu trường màn kịch cấm xuất gạo bảo đảm an ninh lương thực trong đại dịch hạn hán đă hé lộ. Tổng Công ty Lượng thực 1, Tổng Cục Dự trữ quốc gia tác động cấm xuất để d́m giá gạo, Bộ Tài Chính, Tổng Cục Hải Quan đắc lực tham gia vở diễn. Muốn thật sự bảo đảm an ninh lương thực cần thanh tra ngay hai con khùng long này. Bác Tổng muốn nung ḷ chuẩn bị cho đại hội 13 th́ đây chính là cơ hội tốt. Ít nhất 13 tỉnh đảng bộ, hơn 80 triệu nông dân sẽ vô cùng biết ơn và tôn pḥ người nào trảm tham quan, cứu nguy cho giá lúa.

    Gần đây báo chí trong nước phê phán một số người ăn mặc tươm tất, chạy xe máy tay ga đến nhận quà từ thiện cho người nghèo trong mùa dịch virus Vũ Hán và gọi đây là nhũng “kư sinh trên lưng người nghèo”. Lạm dụng ḷng tốt, ăn chặn của người nghèo thật là hành vi bất nhẫn đáng trách nhưng đó chỉ là hành vi cá biệt, cơ hội sự tham vặt của cá nhân. Kinh tởm hơn, khủng khiếp hơn, có những tổ chức, cơ quan được giao quyền lực, trách nhiệm quản lư vĩ mô những vấn đề hề trọng của quốc gia lại chớp thời cơ đại dịch, dựng chiêu bài, danh nghĩa v́ an ninh lương thực o ép nông dân, doanh nghiệp trên quy mô cả nước để trục lợi. Đó là cốt lơi sâu xa bên trong chuyện lằng nhằng cho, cấm xuất khẩu gạo.

    Thừa 3 triệu tấn gạo cứ “sợ” thiếu ăn

    Gần một tháng qua, cuộc tranh luận gay gắt cấm hay cho xuất khẩu gạo diễn ra trên dư luận báo chí, mạng xă hội và ngay trong chính phủ. Cao điểm từ ngày 23-3 khi chính phủ chỉ thị ngừng xuất khẩu gạo và ngay ngày sau đó Bộ Công Thương xin dừng cấm.

    Phía đề nghị cấm xuất khẩu gạo nêu lư do phải bảo đảm an ninh lương thực trong điều kiện hạn mặn xâm nhập Miền Tây và đại dịch virus Vũ Hán. Tổng Cục Hải Quan đưa ra thông tin sốt nóng, chỉ trong 2 tháng đầu năm, Trung Quốc đă mua của ta lượng gạo bằng 600% so cùng kỳ 2019. Nạn thiếu gạo thời bao cấp vẫn c̣n là mối ám ảnh của nhiều ngươi, thảm họa đại dịch và hạn mặn đang là thời sự, yếu tố Trung Quốc và con số 600% rất ấn tượng nên thoạt đầu đề xuất này được nhiều người đồng t́nh.

    Ngày 23-3 chính phủ chỉ đạo ngừng xuất khẩu gạo lập tức trên thị trường nội địa, giá lúa giảm hơn 500 đồng/kg người nông dân chưa kịp mừng đă rơi vào điệp khúc lúa được mùa mất giá. Các doanh nghiệp kinh doanh lương thực ở các tỉnh phía Nam cũng lao đao v́ ách tắc không thể xuất hàng theo hợp đồng đă kư với nước ngoài. Gạo lúa bị ùn ứ từ đồng ruộng đến kho băi của doanh nghiệp, thậm chí cả bến cảng.

    Nhưng các doanh nghiệp, lănh đạo các tỉnh Long An, An Giang đă có văn bản kiến nghị Chính phủ cho xuất gạo v́ lúa đông xuân đang trúng mùa, giá gạo thế giới đang tăng mà trong nước bị khê đọng hạ giá không tiêu thụ được. Theo thống kê của Bộ Công Thương, lượng gạo ùn ứ trong kho băi và ngay các bến cảng của các doanh nghiệp là trên 1,3 triệu tấn.

    Về con số Trung Quốc mua tăng 600% so với năm 2019, nghe thật lớn nhưng thực tế chỉ là 20.000 tấn, rất nhỏ so với khả năng, sản lượng gạo hàng hóa của Việt Nam. Do năm 2019 Trung Quốc có khách hàng mới mua gạo của ta rất ít.

    Nhiều nhà kinh tế như Nguyễn Đức Thành nguyên Thành viên tổ tư vấn chính phủ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) ,Vũ Kim Hạnh nguyên TBT báo Tuồi trẻ, hiện phụ trách Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hồ trơ doanh nghiệp (BSA) lên tiếng ủng hộ việc xuất khẩu gạo trong thời cơ giá gạo thế giới đang tăng.

    Giáo sư Tiến sĩ Vơ Ṭng Xuân người cha đỡ đầu hàng trăm giống lúa của Việt Nam khẳng định “Chúng ta biết rất rơ lượng lúa gạo Việt Nam hiện có sau vụ đông xuân trúng mùa, dù đă dành lại 1,5 triệu tấn dự pḥng cho an ninh lương thực, vẫn dư ra ít nhất trên 3 triệu tấn gạo trong kho và bồ lúa của dân, trong khi hiện giá gạo trên thị trường thế giới tăng cao là dịp để cho nông dân bán lúa giá cao. Hai tháng nữa miền Tây Nam Bộ lại bắt đầu thu hoạch vụ lúa hè thu, v́ vậy Việt Nam khó có thể thiếu gạo” (1)

    Cơ hội khẳng định vị thế cường quốc gạo!

    Giáo sư Vơ Ṭng Xuân phân tích hệ quả tích cực của việc xuất khẩu gạo trong thời điểm dịch bệnh không chỉ có lợi cho người dân mà c̣n nâng vai tṛ vị thế và hiệu quả kinh tế quốc gia “ Không cho các doanh nghiệp kư hợp đồng bán gạo cho Philippines, Indonesia, Trung Quốc... trong lúc họ đang cần, không chỉ chúng ta mất cơ hội bán gạo giá cao mà c̣n mang tiếng là quốc gia không có tinh thần giúp đỡ các nước trong lúc khó khăn.

    Tôi vẫn đề xuất Chính phủ cho xuất trên 3 triệu tấn gạo bởi theo tính toán kỹ lưỡng của chuyên gia, chúng tôi nghĩ rằng là một cường quốc về xuất khẩu gạo, Việt Nam hoàn toàn làm chủ được an ninh lương thực, đồng thời có dư để giúp các quốc gia thiếu gạo trên thế giới.

    Trong đại dịch COVID-19, không riêng ǵ Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều bị thiệt hại. Nền kinh tế đi vào khủng hoảng khiến chính phủ mỗi nước phải tốn kém rất nhiều nguồn lực, tung ra nhiều chính sách kích cầu để vực dậy nền kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp, việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thành công chính là "cú hích" giúp doanh nghiệp có lăi, ngân sách nhà nước cũng có lợi.”

    Thủ tướng run tay, xuất nhỏ giọt

    Ngày 31-3 Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT chính thức đề nghị cho xuất khẩu gạo những vẫn c̣n có ư kiến không đồng t́nh

    Trước những đề xuất mạnh mẽ này, Thủ tướng kiến tạo Nguyễn Xuân Phúc dùng dằng măi đến ngày 10-4 mới cho xuất khẩu gạo với mức độ nhỏ giọt 400.000 tấn trong tháng 4, yêu cầu Bộ Công Thương chủ tŕ, phối hợp với các Bộ liên quan báo cáo t́nh h́nh xuất khẩu gạo tháng 4/2020 và đề xuất Thủ tướng Chính phủ phương án điều hành xuất khẩu gạo tháng 5/2020 trước ngày 25/4/2020. ..… (2)

    Với người dân, quyết định này là niềm vui không trọn vẹn. Giáo sư Tiến sĩ Vơ Ṭng Xuân, bày tỏ ư kiến xác đáng là“Tôi mừng v́ Thủ tướng đă lắng nghe ư kiến của chuyên gia, chính quyền và doanh nghiệp cho phép xuất khẩu gạo trở lại, tuy nhiên quyết định cho xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4 mới chỉ tháo gỡ được một phần cho doanh nghiệp. C̣n bà con nông dân trồng lúa của miền Tây Nam Bộ lại một lần nữa chưa được hưởng trọn niềm vui trúng mùa được giá. Theo tôi, quyết định chỉ cho xuất 400.000 tấn gạo trong tháng 4 v́ sợ ta thiếu gạo trong thời COVID-19 là chưa hợp lư. ,,,”


    H́nh minh hoạ. Người nông dân trồng lúa ở ngoại thành Hà Nội hôm 2/3/2016 AFP
    Tại sao xuất khẩu gạo thời điểm này thật sự an toàn, ích nước lợi dân nhưng người ta cố t́nh cản trở và ai có lợi trong việc cấm xuất khẩu gạo? Phó Giáo sư, Tiên sĩ Nguyễn Đức Thành đă chỉ rỏ đích danh kẻ thủ lợi “Theo tôi Việt Nam không nên áp dụng chính sách cấm xuất khẩu gạo hoặc chế độ quota lúc này. Tất cả chỉ làm lợi cho các nhóm lợi ích núp bóng nhà nước như Hải quan, VFA, VinaFood, v. v… đồng thời gây thiệt hại và phân hóa các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, khiến thị trường bị đẩy lùi hàng chục năm”. (3)

    Cấm xuất v́ Vinafood 1 lỡ kư hợp đồng giá rẻ!

    Đây là nhận định chính xác và dũng cảm nêu đúng bản chất thực trạng Việt Nam hàng chục năm qua. Mặc dù luật doanh nghiệp cho phép hàng trăm công ty xuất khẩu gạo nhưng quyền lực trong hoạt động này vốn nằm trong tay hai Tổng Công Ty Lương Thực Miền Bắc (Vinafood 1) và Miền Nam (Vinafood 2) những doanh nghiệp nhà nước do các cựu quan chức được đảng bổ nhiệm. Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam VFA cũng do chính các quan chức này lănh đao.

    Các Vinafood được ưu tiên kư kết xuất khẩu các hợp đồng chính phủ, ưu tiên chỉ định cung cấp lương thực cho Tổng Cục dự trữ quốc gia được tham gia các cuộc họp chính phủ trong lĩnh vực có liên quan... Trong trường hợp này, Vinafood 1 là doanh nghiệp duy nhất có mặt trong cuộc họp đưa đến quyết định cấm xuất khẩu gạo ngày 23-3.

    Lư do Vinafood 1 tác động chính phủ cấm xuất khẩu gạo được nhà báo Mai Bá Kiếm cựu Thư Kư Ṭa soạn báo Phụ Nữ TP. HCM viết trên Fb như sau:“Số là năm 2019, Vinafood 1 xuất gạo cho Cuba và Malaysia với giá 355 USD/tấn, rồi ép giá thu mua của nông dân: 4.200 đ/kg lúa 504, nên lời to! Quen ăn trên mồ hôi nông dân, đầu năm 2020, Vinafood 1 kư HĐ bán gạo cho Cuba - giá 365 USD/tấn, Malaysia giá 334 USD/tấn, tổng cộng 490.000 tấn.

    Ai dè, năm 2020, nông dân giảm diện tích trồng lúa 504 để chồng lúa thơm. Nên đầu tháng 3/2020, giá lúa 504 lên 5.100 đ/kg - 5.300 đ/kg, quy gạo phải 380 USD/ tấn. Vinafood 1 cầm chắc lỗ 400 tỷ đồng, nên xúi bộ Công thương xin Thủ tướng dừng xuất khẩu gạo, để giá lúa trong nước giảm!” (4)

    Không phải lần đầu những con khủng long v́ lợi ích riêng tác động cấm xuất khẩu gạo ngay lúc giá thế giới đang tăng mà các nhà kinh tế, các doanh nghiệp đă nhiều lần nhắc nhở tiền lệ tương tự vào năm 2008. Chính quyết sách sai lầm này không chỉ gây thiệt hại hàng trăm triệu đô la giá trị xuất khẩu năm đó mà c̣n làm giá gạo Việt Nam luôn thấp hơn giá gạo Thái Lan cùng chủng loại từ 70 đến 80 USD/tấn.

    Tổng Cục dự trữ trống kho v́ ưu ái sân sau

    Không chỉ Vinafood 1, con khủng long thứ hai cũng cần cấm xuất khẩu gạo để ép giá nông dân trục lợi là Tổng Cục dự trữ quốc gia. Được chính phủ giao chỉ tiêu dự trữ lương thực tống cộng 280.000 tấn gạo nhưng vào giữa tháng 3 khi kiểm tra các kho của Tổng Cục mới ch́ có 8000 tấn gạo. Giá gao nội địa lúc này đă lên cao hơn giá trước đó nên Tổng Cục cũng có nguy cơ không hoàn thành chỉ tiêu, cần cấm xuất gạo để hạ giá gạo trong nước. ’Đau đớn thay, đỡ đầu và tiếp sức cho âm mưu hút máu nông dân ấy là Bộ Tài Chính được chính phủ giao trách nhiệm phối hợp quản lư xuất khẩu gạo và bảo đàm an ninh lương thực.

    Ngay trong ngày 10-4, ngày chính phủ cho xuất khẩu gạo, âm mưu cấm để ém giá bất thành, Bộ Tài Chính đă có công văn đề nghị kéo dài thời gian cấm xuất khẩu gạo, lần này không c̣n nhân danh an ninh lương thực mà lộ liễu hơn là để cứu Tổng Cục Dự trữ Quốc gia và các doanh nghiệp sân sau. Do việc mua gạo dự trữ quốc gia đang khó khăn, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương dừng xuất khẩu gạo tẻ đến giữa tháng 6. Dư luận cho rằng với công văn này Bộ Tài Chinh đă ngáng chân Bộ Công Thương,

    H́nh minh hoạ. Người bán gạo tại một cửa hàng ở Đà Nẵng hôm 14/3/2018
    H́nh minh hoạ. Người bán gạo tại một cửa hàng ở Đà Nẵng hôm 14/3/2018 Reuters
    Trong văn bản, Bộ Tài chính cho rằng kế hoạch Thủ tướng giao mua dự trữ 190.000 tấn gạo và 80.000 tấn thóc tẻ loại thường. Các doanh nghiệp đă bỏ thầu và trúng thầu cung cấp khoảng 178.000 tấn. Tuy nhiên, khi thấy nhu cầu xuất khẩu gạo tăng, một số doanh nghiệp lại tŕ hoăn kư hợp đồng, không thương thảo dù đă trúng thầu.

    V́ thế, Bộ Tài chính đề nghị dừng xuất khẩu gạo tẻ đến 15/6 để đảm bảo công tác mua dự trữ quốc gia. Các mặt hàng gạo nếp, gạo đồ, gạo hữu cơ, gạo thơm vẫn được xuất khẩu b́nh thường. Sau khi cơ quan dự trữ quốc gia đă mua đủ theo kế hoạch, sẽ tiếp tục để xuất khẩu linh hoạt.

    Ưu tiên mua gạo ở nơi thiếu gạo!

    Thực tế qua kiểm kho, Tổng cục dự trữ mới nhập được hơn 7000 tấn gạo trên chỉ tiêu đă giao. Theo Tổng cục Dự trữ Nhà nước. ngày 11/4, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Tây Nguyên đă phải thông báo về việc hủy kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu cung cấp gạo nhập kho dự trữ quốc gia năm 2020. Lư do các nhà thầu từ chối kư hợp đồng cung cấp gạo dự trữ (5)

    V́ sao đă được giao thầu gần 1 tháng mà các doanh nghiệp này mới chỉ thức hiện được hơn 0,2% khối lượng, các doanh nghiệp này là ai?. Nhà báo Mai Bá Kiếm đă lư giải, “theo thói quen, Tổng cục Dự trữ Nhà nước “mở thầu” cho cả chục “DN sân sau” tại “3 tỉnh thiếu gạo” trúng thầu là: Lạng Sơn, Hà Nam, Hà Tĩnh.

    Giá "lúa thường" lên 5.000 đ/kg, các “DN sân sau” phải “bỏ cọc (tiền bảo lănh thực hiện HĐ) chạy lấy người”. Cục Dự trữ gom “cọc” được 803.272.000 VNĐ, mua được hơn 160 tấn gạo, đủ bảo đảm an ninh lương thực trong ṿng… một nốt nhạc!”

    V́ sao tại vựa lúa ĐBSCL có trên 180 DN kinh doanh lương thực đều không được giao thầu, cơ quan Dư trữ quốc gia lại giao cho DN thuộc ba tỉnh Lạng Sơn, Hà Nam, Hà Tỉnh đều là miền Núi lúa không đủ ăn nhiều năm phải cứu đói, xa địa bàn thu mua sản phẩm.

    Thực hiện nhiệm vụ dự trử quốc gia mà bê trễ, lơi lỏng như vậy rơ là nguy hiểm. Hợp đồng cung ứng lương thực dư trữ quốc gia là lĩnh vực an ninh lương thực, sao điều kiện hủy bỏ quá dễ dàng? Luật sư Trần Hồng Phong đă b́nh luận rằng "Biện pháp khắc phục vi phạm" chỉ là thu số tiền bảo lănh dự thầu là quá nhẹ. V́ nếu họ xù thầu, dẫn đến ảnh hưởng an ninh lương thực là ko thể chấp nhận được, tiềm ẩn hậu quả nghiêm trọng. Chả lẽ Nhà nước phải xuất tiền ra mua chăng?”

    Cần cho củi vào ḷ!

    V́ sao Bộ Tài Chính lại bảo kê cho sai phạm của cơ quan dự trữ quốc gia và các doanh nghiệp hủy thầu? Chỉ v́ 160.300 tấn gạo chưa được nhập kho lưu trữ quốc gia mà 1.434.000 tấn gạo hiện đang nằm chờ xuất khẩu phải bị ách lại liệu có phải là cách điều hành v́ lợi ích quốc gia?!

    Rơ là việc xuất khẩu gạo không ảnh hưởng ǵ tới an ninh lương thực. Với cung cách mượn danh nghĩa an ninh lương thực để cho doanh nghiệp sân sau trục lợi của Tổng Cục Dự trữ quốc gia, th́ dù lượng gạo hàng hóa dư thừa hàng năm không phải là 6,7 triệu tấn như hiện nay mà có lên đến vài ba chục triệu th́ đất nước vẫn có nguy cơ mất an ninh lương thực.

    Tác nhân gây rối loạn ách tắc hoang mang, mất an toàn vừa qua chính từ hai con khủng long Vinafood 1 và Tổng Cục dự trữ quốc gia. Muốn thật sự bảo đảm an ninh lương thực cần thanh tra ngay hai con khủng long này. Bác Tổng muốn nung ḷ chuẩn bị cho đại hội 13 th́ đây chính là cơ hội tốt. Ít nhất 13 tỉnh đảng bộ, hơn 80 triệu nông dân sẽ vô cùng biết ơn và tôn pḥ người nào trảm tham quan, cứu nguy cho giá lúa.

    Dung dưỡng kéo dài guồng máy, cơ chế quản lư điều hành việc xuất khẩu gạo hiện nay vừa duy tŕ bất công, nông dân nghèo khổ nuôi béo bầy khủng long hút máu vừa tự đánh mất vai tṛ thế mạnh cường quốc lương thực trên trường quốc tế. Không lẻ ǵ với sản lương xuất khẩu đứng thứ nh́ thứ ba thế giới mà giá gạo Việt Nam cứ đeo đít giá gạo Thái Lan với khoảng cách 70-80 USD tấn, Cứ nh́n bài học từ bóng đá, thay huấn luyện viên mọi thứ sẽ thay đổi.

    1-https://tuoitre.vn/gs-vo-tong-xuan-de-xung-danh-cuong-quoc-luong-thuc-20...

    2-http://daidoanket.vn/kinh-te/thu-tuong-dong-y-xuat-khau-gao-tro-lai-nhun...


    3-https://baotiengdan.com/2020/04/03/nen-mo-cua-xuat-khau-gao-tro-lai-dong...

    4-https://www.facebook.com/bakiem.mai

    5-http://mattran.org.vn/tin-tuc/bo-tai-chinh-doanh-nghiep-trung-thau-mua-g...

    * Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

  8. #618
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Thêm 1 trường hợp nhiễm COVID-19 mới tại Hạ Lôi, thêm 2 bệnh nhân đă khỏi bệnh
    RFA
    2020-04-15



    Ảnh minh họa.
    AFP
    Ban chỉ đạo Quốc gia pḥng chống dịch COVID-19 hôm 15/4 thông báo cho biết có thêm 2 bệnh nhân đă khỏi bệnh, trong khi chỉ phát hiện thêm 1 bệnh nhân mới mắc bệnh tại thôn Hạ Lôi nâng tổng số người mắc bệnh tại Việt Nam lên 267 trường hợp, trong đó 171 ca đă khỏi bệnh, chưa có tử vong.

    Hai bệnh nhân đă khỏi bệnh là số 145 và 235. Bệnh nhân số 145 quốc tịch Việt Nam trong quá tŕnh điều trị tại bệnh viện phổi Cần Thơ và được xét nghiệm 3 lần từ 12-14/4 đều có kết quả âm tính, đối với bệnh nhân số 235 mang quốc tịch Anh được điều trị tại bệnh viện dă chiến Củ Chi cũng được xét nghiệp 3 lần vào các ngày 6,8 và 9/4 cũng có kết quả âm tính. Do đó, Bộ Y tế khẳng định cả hai đủ điều kiện công bố đă khỏi bệnh.

    Trong khi đó tại thôn Hạ Lôi, Hà Nội Bộ Y tế thông báo có thêm 1 ca bệnh mới và đây là ca thứ 13 tại ổ dịch này và là ca thứ 267 tại Việt Nam. Đây là nam bệnh nhân, 46 tuổi, ngụ tại xóm Hội, thôn Hạ Lôi, huyện Mê Linh, Hà Nội, là bố của bệnh nhân 257, chồng của bệnh nhân 258 và có tiếp xúc gần với bệnh nhân 243 tại nhà ngày 20-3.

    Ngày 8-4, ông được cách ly tập trung tại Hà Nội. Ngày 13-4 ông khởi phát với triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, đau rát họng, đau người, được lấy mẫu bệnh phẩm. Xét nghiệm ngày 14-4 cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cơ sở 2.

    Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia pḥng, chống dịch COVID-19, hiện tổng số người bệnh COVID-19 đang điều trị là 95 tại 14 cơ sở khám chữa bệnh. Đa số các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định. Có 08 bệnh nhân nặng, trong đó 01 trường hợp chạy ECMO, 2 trường hợp thở máy, 5 trường hợp thở ôxy.

  9. #619
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Ma túy tràn ngập khắp nơi, Bộ Công An CSVN muốn sửa luật
    Apr 15, 2020

    446 bánh heroin bị thu giữ ở Sài G̣n hồi Tháng Mười Hai, 2019. (H́nh: Sơn Hà/VNExpress)
    HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Bộ Công An CSVN cho rằng một số quy định của Luật Pḥng Chống Ma Túy ở Việt Nam đă lạc hậu so với thực tế, trong khi tội phạm liên quan đến ma túy đang gia tăng từng ngày.

    Liên tục những ngày qua, công an các tỉnh ở Việt Nam liên tục phát giác và bắt giữ nhiều đường dây, cá nhân vận chuyển, mua bán ma túy trái phép với số lượng lớn.

    Theo báo Người Lao Động, khoảng 2 giờ 15 sáng ngày 15 Tháng Tư, Bộ Đội Biên Pḥng Hà Tĩnh đă bắt quả tang nghi can Kha Văn Mun (28 tuổi, xă Na Loi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) đi từ trong rừng ra, mang theo ba lô đựng ma túy tổng hợp đưa từ Lào vào huyện Hương Sơn, tỉnh Nghệ An.

    Tại hiện trường, công an thu 60,000 viên ma túy tổng hợp (hồng phiến) được bọc trong nhiều gói trà khô cùng một số tang vật. Nhà chức trách xác định lô ma túy trị giá hơn 10 tỷ đồng ($426,594).

    Khai với công an, nghi can Mun cho biết được một người ở Lào thuê vận chuyển số ma túy trên đưa qua biên giới giao cho đối tác người Việt Nam, khi hoàn thành sẽ trả tiền công. Hiện giới hữu trách đang hoàn thiện hồ sơ để bàn giao nghi can cùng tang vật cho Công An Hà Tĩnh thụ lư.

    Trước đó chiều 14 Tháng Tư, Công An tỉnh Quảng B́nh cho biết đă bắt giữ bốn người gồm: Vàng A Thênh (24 tuổi, ngụ thị trấn Mường Chà, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên); Hồ A Mạnh (20 tuổi, ở xă Sa Lông, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên); Nguyễn Văn Thắng (26 tuổi, xă Đ́nh Tổ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh); và Đinh Ngọc Đô (42 tuổi, ở xă Đăk D’Rông, Cư Jút, tỉnh Đắk Nông); đồng thời ra lệnh truy nă toàn quốc Hồng Văn Páo (46 tuổi, ở xă Ḥa Phong, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) về tội vận chuyển hơn 307 kg ma túy đá.


    Công An tỉnh Quảng B́nh kiểm tra một chiếc xe vận chuyển hơn 307 kg ma túy đá. (H́nh: Văn T́nh/ Công An TP.HCM)
    Theo hồ sơ vụ án, lúc 2 giờ 20 trưa ngày 14 Tháng Ba, giới hữu trách bắt giữ xe hơi do nghi can Vàng A Thênh và Hồ A Mạnh lái đang chạy theo hướng Bắc-Nam trên quốc lộ 1 đoạn qua xă Đại Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng B́nh), thu giữ trên xe 15 bao lác bên trong chứ 310 gói tinh thể màu trắng, với tổng trọng lượng hơn 307 kg, 30 triệu đồng ($1,279) và một số tài liệu liên quan.

    Khai với công an, hai nghi can cho biết toàn bộ số tinh thể màu trắng này là ma túy dạng đá đang vận chuyển thuê từ cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (tỉnh Hà Tĩnh) đi Sài G̣n tiêu thụ với số tiền công là 300 triệu đồng ($12,796).

    Mở rộng điều tra đến ngày 20 Tháng Ba, Công An tỉnh Quảng B́nh bắt khẩn cấp Nguyễn Văn Thắng, Đinh Ngọc Đô và ra quyết định truy nă Hồng Văn Páo v́ liên quan đến vụ buôn bán, vận chuyển số lượng ma túy nêu trên.

    Báo VNExpress dẫn tin từ Bộ Công An cho biết trong năm năm gần đây, trung b́nh mỗi năm Việt Nam phát hiện khoảng 20,000 vụ với trên 30,000 trường hợp, khối lượng chất ma túy thu giữ tính bằng tấn. Số người nghiện và người sử dụng trái phép ma túy tăng cao, song tính pháp lư về các biện pháp ngăn chặn ma túy “c̣n hạn chế, chưa theo kịp thực tiễn…”

    Bộ Công An cho rằng một số quy định của Luật Pḥng Chống Ma Túy của Việt Nam đă lạc hậu so với thực tế, trong khi tội phạm đang gia tăng.

    Do vậy ngày 14 Tháng Tư, bộ này đă bắt đầu lấy ư kiến đóng góp cho Dự Thảo Luật Pḥng Chống Ma Túy sửa đổi, trong hai tháng để thay đổi luât.

    Theo đó, Bộ Công An đề nghị chính phủ “tạo cơ chế đặc thù giao cho cảnh sát, hải quan, biên pḥng, y tế chuyên trách pḥng chống ma túy được tiếp quản, sử dụng các phương tiện, tài sản bị tịch thu trong các vụ án ma túy để tiếp tục phục vụ công tác đấu tranh pḥng chống tội phạm. Đồng thời, gắn trách nhiệm của gia đ́nh, công an cấp xă, chính quyền địa phương phải giáo dục, giám sát, báo cáo và quản lư người sử dụng ma túy. Công an cấp xă khi bắt quả tang một người đang sử dụng trái phép chất ma túy sẽ được phép lập biên bản quả tang và đưa người đó đến cơ quan y tế để xác định t́nh trạng nghiện…” (Tr.N) [qd]

  10. #620
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Điều tra vợ chồng ‘đại gia’ ăn chặn trên xác người ở Thái B́nh
    Apr 14, 2020

    Công an khám xét nơi ở và trụ sở công ty của vợ chồng Đường “Nhuệ.” (H́nh: Hoàng Lam/Công Lư)
    THÁI B̀NH, Việt Nam (NV) – Mỗi một người chết ở tỉnh Thái B́nh đưa đi hỏa thiêu, gia đ́nh người xấu số phải chung tiền cho băng nhóm xă hội đen Đường “Nhuệ,” được cho là nguy hiểm và tàn bạo hơn cả Năm Cam nhờ có sự “chống lưng” của cán bộ sở tại.

    Báo Pháp Luật TP.HCM ngày 14 Tháng Tư, cho biết công an tỉnh Thái B́nh đang tiếp tục mở rộng điều tra nhiều tội ác của băng nhóm xă hội đen tại Thái B́nh, do đại gia Nguyễn Xuân Đường (c̣n gọi là Đường “Nhuệ,” 49 tuổi, trú phường Kỳ Bá, thành phố Thái B́nh) cầm đầu.

    Ngoài tội “Cố ư gây thương tích,” dẫn tới việc bắt giữ cả hai vợ chồng, công an đang xác minh làm rơ việc “Cưỡng đoạt tài sản” của Đường “Nhuệ” thông qua hoạt động mai táng ở tỉnh Thái B́nh.

    Theo báo Thanh Niên, từ cuối năm 2017 đến nay, tỉnh Thái B́nh có khoảng 23-25 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mai táng đă phải cống nạp cho băng nhóm Đường “Nhuệ” khoản tiền 500,000 đồng ($21.33) mỗi xác người chết khi đem đi hỏa thiêu. Khoản tiền này được chính các doanh nghiệp dịch vụ mai táng thu thêm từ gia đ́nh người đă mất.

    Nguyên nhân là ở tỉnh Thái B́nh không có ḷ hỏa thiêu, nên người chết sẽ được người thân lựa chọn đưa đi hỏa thiêu tại Đài Hóa Thân ở tỉnh Nam Định hoặc thành phố Hải Pḥng. Tuy nhiên, dù đưa đi thiêu ở đâu th́ cũng đều phải nộp khoản tiền “phế” nêu trên cho băng nhóm Đường “Nhuệ,” nếu muốn yên ổn.

    Từ đầu năm 2018, Đường “Nhuệ” đă huy động đàn em đến gặp các doanh nghiệp dịch vụ mai táng trong tỉnh yêu cầu phải thông qua Hiệp Hội Tang Lễ Thái B́nh, do công ty Đường Dương của Đường “Nhuệ” đứng đầu.


    Hàng ngày, chủ doanh nghiệp dịch vụ mai táng phải báo cáo danh sách người đi hỏa thiêu cho nhóm Đường “Nhuệ.” (H́nh: Thái Sơn/Thanh Niên)
    Theo đó, các doanh nghiệp mai táng trước khi đưa người chết đi thiêu bắt buộc phải “báo ca” (tức thời gian, địa điểm) cho đàn em của Đường “Nhuệ.”

    Căn cứ vào số liệu báo ca này, hàng tháng các doanh nghiệp nộp đủ tiền cho nhóm Đường “Nhuệ” theo h́nh thức mỗi trường hợp hỏa thiêu là 500,000 đồng($21.33).

    Phản ánh với Thanh Niên, nhiều doanh nghiệp dịch vụ mai táng tại Thái B́nh cho biết thêm việc phải nộp khoản tiền nêu trên khi đi mai táng là rất vô lư, nhưng không nộp th́ doanh nghiệp sẽ không yên ổn để làm ăn.

    Và trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đă bị đàn em của Đường “Nhuệ” đe dọa, đánh phủ đầu, đập vỡ xe chở quan tài, thậm chí cắt địa bàn không cho làm ăn.

    Trước đó, hôm 7 Tháng Tư, bà Nguyễn Thị Dương (c̣n gọi là Dương “Đường” 40 tuổi, vợ Đường “Nhuệ”), giám đốc công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Đường Dương (ở đường Lê Quư Đôn, thành phố Thái B́nh) bị công an tỉnh khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội “Cố ư gây thương tích.”

    Theo báo Tiền Phong, hôm 30 Tháng Ba, bà Dương gửi cho hai ông Trịnh Ngọc Anh và Nguyễn Đức Dương, hai tài xế của nhà xe Phúc Cường, nhờ chuyển dịch vụ một gói hàng đến Hà Nội cho đối tác.

    Hàng đến trễ hẹn, ông Đường gọi điện thoại đe dọa lái xe Ngọc Anh, yêu cầu về ngay tỉnh Thái B́nh “nói chuyện.” Hơn 6 giờ tối cùng ngày, ông Ngọc Anh cùng người điều hành nhà xe Phúc Cường đến trụ sở công ty Đường Dương.


    Hai bị can Nguyễn Xuân Đường và Nguyễn Thị Dương trước khi bị bắt. (H́nh: Zing)
    Liền sau đó, bà Dương chỉ đạo hai nhân viên là Nguyễn Đức Mạnh (28 tuổi, trú thành phố Thái B́nh) và Phạm Ngọc Quư (17 tuổi, trú huyện Vũ Thư, Thái B́nh) giam lỏng, đánh tài xế Ngọc Anh đến vỡ xương hàm, dập xương sống mũi…, khiến phải nhập viện cấp cứu.

    Ông Ngọc Anh sau đó làm đơn tố cáo. Ngày 7 Tháng Tư, cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Dương và hai bị can Mạnh, Quư về tội “Cố ư gây thương tích.” Ba ngày sau, ông Nguyễn Xuân Đường bị khởi tố nhưng bỏ trốn nên công an ra lệnh truy nă. Đến tối 10 Tháng Tư, th́ đại ca Đường “Nhuệ” bị bắt tại tỉnh Hà Nam.

    Chiều 12 Tháng Tư, sau khi mở rộng vụ án, công an tỉnh Thái B́nh tiếp tục ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam thêm hai đàn em hoạt động dưới trướng của cặp “đại gia giang hồ” này là ông Đào Văn Bằng (34 tuổi) và ông Phạm Xuân Ḥa (44 tuổi, người địa phương).

    Nói với báo VTC News về băng nhóm giang hồ nay, Luật Sư Trần Hồng Lĩnh, trưởng Văn Pḥng Luật Sư Lĩnh Chính Thắng (Đoàn Luật Sư Hải Pḥng), cho hay ông và các cộng sự từng tham gia bảo vệ, bào chữa nhiều vụ án ở Thái B́nh và nhận thấy từ lâu nhiều người dân Thái B́nh “không có cuộc sống b́nh yên bởi sự lộng hành của băng nhóm giang hồ Đường ‘Nhuệ’.”

    “Người dân rất lo sợ, hoang mang khi bị truy sát. Họ những tưởng chạy vào trụ sở công an sẽ là nơi bảo đảm an toàn nhưng nơi này như thể cũng do bọn giang hồ làm chủ. Những tên giang hồ máu lạnh rất manh động và tàn bạo, hành xử như trong một xă hội hỗn loạn không có nhà nước và pháp luật,” Luật Sư Lĩnh nói.

    Nhà chức trách cho biết, vợ chồng Đường “Nhuệ” gần đây thể hiện là người giàu lên nhanh chóng qua kinh doanh bất động sản, tài chính, tín dụng.

    Công luận cho rằng, để có được uy thế “coi trời bằng vung” và sự giàu có mờ ám như hiện nay, băng nhóm giang hồ Đường “Nhuệ” chắn chắn có sự bảo kê, “chống lưng” của chính quyền sở tại. V́ vậy, muốn xóa sổ băng nhóm này th́ trước hết phải củng cố tổ chức cán bộ trong các cơ quan tố tụng của tỉnh Thái B́nh, “cách ly” những cán bộ có dấu hiệu bao che. (Tr.N) (Đ.D.)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •