Page 63 of 74 FirstFirst ... 135359606162636465666773 ... LastLast
Results 621 to 630 of 732

Thread: Đàm Tiếu Việt Nam

  1. #621
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    5 triệu người nghèo Việt Nam bị nhà cầm quyền ‘đánh đố’ nếu nhận trợ giúp COVID-19
    Apr 16, 2020 cập nhật lần cuối Apr 16, 2020

    Năm triệu lao động tự do là người bán vé số, hàng rong, xe ôm… không biết nhận cứu trợ COVID-19 thế nào. (H́nh: Lillian Suwanrumpha/AFP via Getty Images)
    HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Sau vài ngày chính phủ CSVN công bố gói trợ giúp 62,000 tỷ đồng ($2.6 tỷ) cho người nghèo và người mất việc do bị ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, khoảng 5 triệu lao động tự do là người bán vé số, hàng rong, xe ôm… vẫn không biết làm cách nào để được nhận.

    Theo báo Giao Thông, những người bán hàng rong thuộc diện được nhận trợ giúp 1 triệu đồng ($42.5)/tháng, tuy nhiên họ “phải đáp ứng một số điều kiện như không có đất sản xuất nông nghiệp, mất việc làm và không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn mức ‘chuẩn nghèo quốc gia.’” Những tiêu chí này khá “tù mù,” “đánh đố” người nghèo trong việc kê khai, làm thủ tục để được hưởng tiền trợ giúp.

    Ông Đào Ngọc Dung, bộ trưởng Lao Động-Thương Binh và Xă Hội CSVN, nói với báo Zing hôm 16 Tháng Tư rằng vài ngày gần đây ông “nhận được hàng trăm cú điện thoại, tin nhắn hỏi chủ yếu về việc trợ giúp cho nhóm lao động tự do.”


    Ông Dung thừa nhận việc xác định người làm nghề nào được ghi nhận là lao động tự do như trong gói trợ giúp “là vấn đề rất khó, bởi họ không có quan hệ, giao kết lao động.” Và do đây là “vấn đề khó,” nên người đứng đầu Bộ Lao Động-Thương Binh và Xă Hội CSVN đẩy cho lănh đạo các tỉnh thành phải chịu “trách nhiệm chính” trong việc trao tiền giúp người nghèo.


    Ông Đào Ngọc Dung, bộ trưởng Lao Động-Thương Binh và Xă Hội CSVN, thừa nhận việc xác định người làm nghề nào được ghi nhận là lao động tự do như trong gói trợ giúp “là vấn đề rất khó.” (H́nh: Zen Nguyễn/Zing)
    Trước đó, cũng chính Bộ Trưởng Dung mạnh miệng hứa hẹn trên báo điện tử Chính Phủ rằng sẽ đưa tiền trợ giúp đến người dân “ngay trong Tháng Tư” và c̣n cam đoan rằng việc này sẽ được tiến hành “đúng người cần giúp, công khai, minh bạch.”

    Trong một diễn biến khác, giới xă hội dân sự cho hay tính đến hôm 16 Tháng Tư, khoảng 2,500 người bán vé số dạo ở tỉnh Tiền Giang vẫn chưa nhận được khoản trợ giúp “1,050,000 đồng” ($44.6) mà Ủy Ban Nhân Dân tỉnh này hứa hẹn từ hôm 4 Tháng Tư.

    Khoản tiền này của chính quyền tỉnh Tiền Giang được báo đảng ghi nhận là để giúp người bán vé số trang trải trong nửa tháng vé số dừng phát hành theo chỉ thị “cách ly xă hội” của Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc.

    Theo báo Zing, cuộc khảo sát gần đây của Bộ Lao Động-Thương Binh và Xă Hội CSVN đưa dự báo, nếu dịch bệnh COVID-19 tiếp diễn, tỷ lệ người thất nghiệp và thiếu việc làm, mất việc làm ở Việt Nam trong Tháng Tư và Tháng Năm là khoảng 2 triệu rưỡi người. Trong trường hợp dịch bệnh tiếp tục bùng phát sau thời gian đó, t́nh trạng người mất việc, thiếu việc làm, thậm chí thất nghiệp lên đến khoảng 3 triệu rưỡi đến 4 triệu người. (N.H.K) [qd]

  2. #622
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    3 cảnh sát ở Hà Nội bị 2 đồng nghiệp lừa tiền ‘chạy kỷ luật’
    Apr 16, 2020 cập nhật lần cuối Apr 16, 2020

    Hai công an tại Hà Nội bị truy tố v́ lừa đảo hàng tỷ đồng của đồng nghiệp là ba cảnh sát giao thông. (H́nh minh họa: Pháp Luật TP.HCM)
    HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hai cựu cán bộ công an quận ở Hà Nội nhận tiền tỷ của ba đồng nghiệp nhờ “chạy kỷ luật,” nhưng sau đó chiếm đoạt không làm.

    Theo báo VietNamNet, Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Hà Nội đă hoàn tất cáo trạng truy tố bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (37 tuổi), cựu cán bộ Công An huyện Đan Phượng, và ông Phạm Hoài Nam (42 tuổi), cựu Công An quận Cầu Giấy, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”

    Báo Zing dẫn cáo trạng cho hay, chiều ngày 7 Tháng Năm, 2015, ba cán bộ Đội Cảnh Sát Giao Thông số 2 thuộc Công An Hà Nội gồm các ông Nguyễn Minh Anh, Vũ Anh Duy và Nguyễn Thái B́nh bị phát giác “bỏ vị trí công tác để đi hát karaoke trong giờ làm việc.”


    Sợ bị cấp trên kỷ luật, thông qua nhiều người, ông Nguyễn Minh Anh liên hệ với bà Thủy đang là điều tra viên Đội Cảnh Sát Điều Tra Tội Phạm Về Kinh Tế và Ma Túy Công An huyện Đan Phượng, để nhờ “chạy án” kỷ luật.

    Bà Thủy nhận lời ông Minh Anh, sau đó bàn với ông Phạm Hoài Nam đang là phó Đội Cảnh Sát Ma Túy Công An quận Cầu Giấy để nhờ ông Nam “liên hệ với cấp trên.”

    Tối ngày 10 Tháng Năm, 2015, nhóm ba cán bộ cảnh sát giao thông cùng người thân đến gặp bà Thủy tại nhà riêng ở xă Di Trạch, huyện Hoài Đức (Hà Nội). Theo thỏa thuận, bà Thủy yêu cầu gia đ́nh nhóm cảnh sát giao thông chuẩn bị tiền để lo “chạy kỷ luật.”

    Thế là đến giữa Tháng Năm và đầu Tháng Sáu, 2015, bà Thủy nhiều lần nhận tiền từ nhóm đồng nghiệp trên với tổng số tiền gồm 690 triệu đồng ($27,647) và $30,000. Sau đó bà Thủy đưa cho ông Nam $30,000, phần tiền c̣n lại giữ cho riêng ḿnh.

    Ngày 8 Tháng Mười, 2015, Công An Hà Nội ra quyết định kỷ luật, điều động các ông Minh Anh, Anh Duy và Thái B́nh từ Pḥng Cảnh Sát Giao Thông về công tác tại Pḥng Cảnh Sát Bảo Vệ Công An Hà Nội.

    Biết ḿnh bị lừa, nhóm cảnh sát giao thông đă gửi đơn tố cáo bà Thủy và ông Nam đến Công An Hà Nội tố giác về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản,” kèm theo bằng chứng là một thiết bị ghi âm, quay phim dạng cây viết; một USB có nội dung ghi âm liên quan đến việc bà Thủy nhận tiền.

    Qua điều tra, bà Thủy thừa nhận việc ḿnh có nhận tiền và đă đưa $30,000 cho ông Nam. Tuy nhiên, sau đó bị can đă thay đổi lời khai cho rằng “đă đưa toàn bộ số tiền cho ông Nam.”

    Tại cơ quan điều tra, ông Nam thừa nhận bà Thủy có liên hệ nhờ lo cho người quen. Song, ông Nam từ chối v́ cho rằng ḿnh không có khả năng giúp “chạy án” nhưng bà Thủy vẫn cương quyết đưa $30,000. Ngoài ra, ông Nam thừa nhận có hai lần nhận 30 triệu đồng ($1,277).

    Căn cứ tài liệu có được, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Hà Nội cáo buộc bà Thủy “đă có hành vi gian dối, đưa ra những cam kết, hứa hẹn giúp ba người không bị xử lư kỷ luật để nhận tiền nhưng sau đó bị can không thực hiện cam kết, lấy tiền sử dụng mục đích cá nhân.”

    Với hành vi này, các bị can Nguyễn Thị Thanh Thủy và Phạm Hoài Nam bị truy tố tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản,” với khung h́nh phạt từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân. (Tr.N) [qd]

  3. #623
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Chào thua mấy đồng chí mắc dịch!


  4. #624
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Hậu Covid-19, doanh nghiệp Việt đối mặt nguy cơ bị Trung Quốc thâu tóm


     20:31 17/04/2020

    Từ báo cáo của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hôm 26/3 và Báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố ngày 8/4, cho thấy đang có những cảnh báo về việc kinh tế Trung Quốc bắt đầu phục hồi, rất có thể các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ đi thâu tóm các doanh nghiệp Việt Nam, lũng đoạn nền kinh tế, thậm chí nắm trọng yếu an ninh quốc gia.

    “Nếu dịch tiếp tục kéo dài, việc mua bán – sáp nhập doanh nghiệp (M&A) sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, nguy cơ các doanh nghiệp tiềm năng của Việt Nam là doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, đă có thị phần nhất định, có khả năng tạo nền tảng cho sản xuất – kinh doanh của một số ngành kinh tế quan trọng, sẽ bị thâu tóm bởi các nhà đầu tư nước ngoài với giá rẻ”, một báo cáo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho biết như vậy.



    Cuối tháng 9 năm ngoái, Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (gọi tắt là Bam boo Airways) đă thay đổi loại h́nh doanh nghiệp, từ công ty TNHH một thành viên sang công ty cổ phần. Cũng từ cuối tháng 9/2019, vốn điều lệ của Bam boo Airways tăng từ 1.300 tỉ đồng lên thành 2.200 tỉ đồng.

    Sau khi tăng vốn lên 2.200 tỉ đồng, Bam boo Airways tiếp tục tăng vốn lên 4.050 tỉ đồng, tương ứng với 405 triệu cổ phiếu có mă giao dịch BAV trên thị trường OTC. Hăng bay của Tập đoàn F'LC này đang có kế hoạch niêm yết toàn bộ 405 triệu cổ phiếu BAV lên sàn chứng khoán trong năm nay 2020.

    “Hăng sẽ chào sàn trong năm 2020 và không có ư định bán cổ phiếu (mă BAV) ra bên ngoài, cho cả đối tác trong nước và đối tác nước ngoài vào thời điểm này. Khi nào bán cho nhà đầu tư nước ngoài th́ ít nhất 150 ngàn đồng/cổ phiếu chúng tôi mới bán. C̣n nếu bây giờ mới bán th́ chỉ làm chậm tiến tŕnh chuẩn hóa cũng như phát triển của Bam boo Airways mà thôi”, ông Trịnh Văn Quyết phát biểu như vậy tại ‘roadshow’ giới thiệu, mời chào cơ hội đầu tư tối 22/12/2019. Khi đó chưa xảy ra đại dịch Covid.

    Liên quan đến tuyên bố trên của ông chủ hăng Hàng không Tre Việt, ông Nguyễn Thiện Tống, cựu Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không, Đại học Bách khoa TP.HCM nói rằng ở một số quốc gia, ngành hàng không cũng được coi là lĩnh vực kinh doanh đặc biệt. Tuy nhiên, họ chủ động hạn chế tỷ lệ tham gia đầu tư với những nước có ảnh hưởng, hay có tác động không tích cực đến sự phát triển kinh tế – xă hội trong nước.

    Do vậy, nếu nhân đại dịch Covid đang khiến các doanh nghiệp Việt Nam khốn đốn, đặc biệt là trong ngành hàng không, dẫn tới việc Trung Quốc tung tiền mua gom cổ phiếu BAV, th́ mặc dù ở thời điểm hiện tại Việt Nam chưa mở cửa thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư kinh doanh cảng hàng không và sân bay, song với vị thế là một trong những ông chủ lớn của Bam boo Airways, không ai tin các ông chủ Trung Quốc ‘buông tha’ cho Việt Nam.

    “Theo văn bản của Bộ Tài chính vừa qua cho biết, Bam boo Airways chính thức đi vào vận hành tháng 1/2019, nhưng tính đến tháng 4 năm nay, hăng đă lỗ tới 329 tỷ. Một hăng hàng không mới hoạt động phải bù lỗ thời gian đầu là dễ hiểu, tuy nhiên, nếu đang thua lỗ mà bán giá cổ phiếu cao là khó hiểu. Về mặt an ninh – kinh tế, động thái trên cần phải được làm rơ”, ông Nguyễn Thiện Tống đặt nghi vấn.

    Theo một lănh đạo Cục Hàng không Việt Nam, các “kịch bản” ứng phó với Covid-19 được xây dựng giờ đều bị phá sản. Trước t́nh h́nh hiện nay, việc tính toán không phải là thiệt hại bao nhiêu mà là cứu văn được bao nhiêu. Việc cắt giảm đường bay khiến các hăng rơi vào t́nh cảnh cạn kiệt nguồn lực, có thể có hăng không trụ được, dẫn tới phá sản.

    Với thực tế đó, các doanh nghiệp Việt Nam trước nguy cơ bị Trung Quốc thâu tóm, có lẽ không chỉ dừng lại ở cảnh báo suông; đặc biệt là với Bam boo Airways, cần đề pḥng chiêu thức mua đi, bán lại, cuối cùng lại để doanh nghiệp hàng không rơi vào tay những nhà đầu tư “nhạy cảm” đứng đằng sau thâu tóm, thao túng mọi hoạt động của hăng, gây bất lợi cho ngành hàng không trong nước.

  5. #625
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Việt Nam: Chỉ 4.000 tấn gạo được xuất khẩu
    RFA



    2020-04-17
    Ảnh minh họa. Xuất khẩu gạo của Việt Nam được đánh giá “tăng tốc cực kỳ ngoạn mục” trong 2 tháng đầu năm 2020.
    AFP
    Trên website của Tổng cục Hải quan, tính đến 14h ngày 17/4 đă có 4.110 tấn gạo được xuất khẩu, tức chỉ hơn 1/100 số gạo có tờ khai xuất bến.

    Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, chỉ trong chưa đầy 20 giờ đồng hồ tính từ đầu ngày 12/4, đă có 39 doanh nghiệp đăng kư 521 tờ khai tại 13 chi cục hải quan với tổng số lượng gạo đă đăng kư xuất khẩu gần 400.000 tấn.

    Tuy nhiên, trong số này lại có 4 doanh nghiệp cũng nằm trong danh sách trúng thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia năm 2020.

    Điển h́nh như Tổng công ty lương thực miền Bắc trúng thầu 4.500 tấn nhưng đến nay vẫn chưa kư hợp đồng. Dù vậy doanh nghiệp này lại đăng kư xuất khẩu với 8 tờ khai, số lượng 7.200 tấn.

    Hoặc như Công ty TNHH Phát Tài trúng thầu gần 18.000 tấn, nhưng cũng đăng kư 5 tờ khai xuất khẩu với tổng khối lượng hơn 13.000 tấn.

    Tổng cục Hải quan đă kiến nghị Bộ Công Thương cần xem xét lại quy định quản lư xuất khẩu gạo đối với những doanh nghiệp vừa có tờ khai xuất khẩu vừa trúng thầu gạo dự trữ quốc gia nhưng “xù” thầu.

    Hiện Việt Nam chưa có chế tài buộc doanh nghiệp phải kư hợp đồng cung cấp đủ lượng gạo đă trúng thầu dự trữ quốc gia rồi mới được xuất khẩu gạo.

    Trước t́nh trạng này, Các Chi cục Dự trữ thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước vừa quyết định huỷ kết quả lựa chọn nhà thầu của các gói thầu dự trữ gạo quốc gia để thực hiện đấu thầu lại vào tháng 5 tới đây.

    Tổng Cục Dự trữ Nhà nước cho hay tính đến hết ngày 8/4, trong tổng số 190.000 tấn gạo kế hoạch đấu thầu, có 12.000 tấn không có nhà thầu trúng thầu; 178.000 tấn gạo có nhà thầu trúng thầu nhưng mới chỉ kư được hợp đồng 7.700 tấn gạo. Số lượng gạo các nhà thầu từ chối kư hợp đồng là 170.300 tấn gạo.

    Nguyên nhân các doanh nghiệp trúng thầu nhưng từ chối kư hợp đồng được cho rằng do dịch bênh COVID-19 nên giá gạo tăng cao so với thời điểm đấu thầu.

    Trả lời trên VTV vào tối 16/4, ông Phan Văn Chinh - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương cho biết việc phân bổ hạn ngạch xuất khẩu gạo cho các doanh nghiệp vừa qua đă được đoàn liên ngành của Bộ Công Thương và các bộ ngành cân nhắc, dựa vào t́nh h́nh dịch COVID-19.

    Sắp tới các bộ sẽ rà soát lại sản lượng, nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước. Đồng thời xem lại lượng hàng hóa mà doanh nghiệp đă kư hợp đồng và đang chờ ở cảng trong tháng 4.

    Từ đó, Bộ Công Thương sẽ cùng các bộ ngành tính toán, cân đối lượng xuất khẩu gạo cho tháng 5.

  6. #626
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Triều đ́nh , trên th́ có các quan Thượng thư kư thuận để gây dựng đời bố..!

    .. Triều đ́nh th́ ; các quan Thượng Thư cũng dă bắt tay nhau thắm thiết chia chác ṣng phẳng.. dưới th́ các ban bệ cũng đă có các Thái tử và băng đảng... trông nom, lo lắng lên kế hoạc dâng tŕnh,,, Riêng bàn dân bần cố nông th́ vểnh tai nghe kể hoạch đẻ c̣n căng sức ra đào bới làm sao cho đầy cái túi ba gang.. của các cấp trên đang ḥ hép toàn dân đóng góp !!
    ... Nay lại gặp ngay cô Sars Vi rút mới có tuổi chưa đến đôi mươi, xinh đẹp liếc mắt đưa t́nh.. th́ làm sao mà chống cự nổi cái duyên dáng..sắc đẹp nghiêng thành. đổ nước...được dịp lên kế hoạch.. kiếm chút tiền củng cố cho ngày mai..dù cho có đau thương mất mạng th́ dân đen hứng chịu chứ các quan thượng thư và các hoàng tử .vui sướng. đứng nh́n thế sự cười vang .. ṿng tay ôm eo cô Vi rút cùng đám say trong bữa tiệc mừng.. đại thành công !!
    .... tương lai không phải là tuần sau hay cuối tháng mà có thẻ lâu hơn ?? lúc bấy giờ bàn dân có trơ thân gầy sơ xác.. vật vă bên lề lê la như vụ đói năm 45..
    Tốn bao công lao của bác...của đảng ta sẽ ra sao đây ? ăn ngon mặc đẹp.. sung sướng trên đầu trên cổ nhân dân đă quen.. nay lỡ sảy chân té xuống th́ cái vồ cái cuốc nó bổ.. vỡ đầu cho..!!
    ôi thôi c̣n ǵ để tả ra đây !! in cạn lời trong thời thé hỗn mang ! ../. kgb

  7. #627
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Một Facebooker ở Khánh Ḥa bị câu lưu, nghi do viết ‘dân chúng đói khổ lầm than’
    Apr 17, 2020

    Ông Vũ Đạt Phong. (H́nh: Facebook Vũ Phong)
    KHÁNH H̉A, Việt Nam (NV) – Trong hai ngày 16 và 17 Tháng Tư, ông Vũ Đạt Phong, tức Facebooker Vũ Phong, 37 tuổi, bị công an tỉnh Khánh Ḥa câu lưu.

    Trong một post đăng hôm 14 Tháng Tư, Facebook Vũ Phong viết: “Ấm ḷng mùa dịch! T́nh h́nh là dịch virus Trung Quốc sẽ c̣n kéo dài, dân chúng đói khổ lầm than. Theo tinh thần cướp kho cứu đói giúp dân, chú có lụm bên nhà ‘học giả Dũng’ một ít thóc cho bà con dùng trước. Kho số 1: Kho thóc nhà Nguyễn Tấn Dũng (thủ tướng Việt Nam 2006-2016) ở 91 Nguyễn Đ́nh Chiểu, phường 6, quận 3, Sài G̣n…”

    Theo Facebook của nhà báo tự do Phạm Đoan Trang, vào sáng 16 Tháng Tư, ông Phong đang chấp hành lệnh tự cách ly 14 ngày ở nhà theo yêu cầu của Ủy Ban Nhân Dân phường Cam Lộc th́ công an khu vực cùng với bốn người mặc thường phục tự nhận là “công an thành phố Cam Ranh” ập vào đưa giấy mời về đồn “để làm rơ một số việc liên quan.”


    Ông Phong chỉ được “tạm thả” vào gần nửa đêm cùng ngày, sau khi bị công an tịch thu điện thoại di động, cũng như bị kiểm soát tài khoản Facebook cá nhân. Ông tiếp tục bị bắt “làm việc” tại đồn công an trong hôm 17 Tháng Tư.

    Ông Phong là một người giao hàng, hành nghề ở Sài G̣n từ năm 2017 và cũng là gương mặt quen thuộc trong giới xă hội dân sự. Đến giữa Tháng Ba, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 khiến không có khách hàng, thu nhập không đủ trang trải tiền thuê nhà, ông buộc phải về lại quê nhà ở phường Cam Lộc, thành phố Cam Ranh.

    Trên Facebook Vũ Phong cho thấy ông Phong post nhiều h́nh chụp cạnh các nhà hoạt động và tham gia các phong trào phản đối Formosa, kêu gọi trả tự do cho một số tù nhân lương tâm.


    Ông Vũ Đạt Phong tham gia kêu gọi trả tự do cho tù nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng. (H́nh: Facebook Vũ Phong)
    Facebooker Hoàng Dũng chia sẻ lại một post được cho là của ông Phong có nội dung châm biếm ông Nguyễn Quang Thuấn, phó chủ tịch Hội Đồng Lư Luận Trung Ương Đảng CSVN, cựu chủ tịch Viện Hàn Lâm Khoa Học Xă Hội Việt Nam. Ông Thuấn được ghi nhận là bệnh nhân thứ 21 nhiễm COVID-19 ở Việt Nam hồi tháng trước và theo báo nhà nước th́ ông này “đă được chữa khỏi.”

    Trong post này, ông Phong viết: “Thuấn, là chú đây. Đă hai tuần rồi mà con chưa trả lời tin nhắn của chú. Có biết chú lo lắm hông? Hổm rày con như thế nào, cố gắng nhắn chú hai từ ‘con khỏe’ cũng được, cho chú yên ḷng. D**** cái bọn dân chúng đang đồn con rụng rồi. Mà c̣n cho rằng con bị hái chứ không phải tự rụng nữa chớ…”

    Trong một diễn biến khác, hồi cuối Tháng Mười Một, 2019, ông Vũ Huy Hoàng, một người giao hàng khác cũng tham gia hoạt động xă hội dân sự như ông Phong, công khai yêu cầu công an ở Sài G̣n “chấm dứt ngay việc sách nhiễu” nhắm vào vợ con ông.

    Ông Hoàng, một tài xế taxi, được cộng đồng mạng biết đến qua hành động giương biểu ngữ phản đối tăng giá xăng tại cơ quan đại diện phía Nam của Bộ Công Thương CSVN trước đây. Ông cũng thường xuyên lên tiếng về các vấn đề thời sự xă hội trên Facebook với tư cách “người cổ súy cho các quyền tự do, dân chủ tại Việt Nam v́ phải chứng kiến vô số những bất công, oan khiên diễn ra trong xă hội mà ḿnh đang sống” như ông viết về ḿnh.

    Ông Hoàng cũng đưa cáo buộc rằng ḿnh bị công an phường 6, quận 3 ở Sài G̣n câu lưu và đánh đập v́ “tội” đi giao sách của Nhà Xuất Bản Tự Do, nơi in ấn và phát hành các tác phẩm ngoài ṿng kiểm duyệt của CSVN. (N.H.K) [qd]

  8. #628
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Bí thư Hà Nội, Sài G̣n ngủ mơ với ‘dịch vụ sẽ trở lại như cũ’
    Apr 17, 2020

    Nhiều hàng quán tại Sài G̣n đóng cửa do ế khách và ảnh hưởng bởi lệnh “cách ly xă hội.” (H́nh: Đ́nh Sơn/Thanh Niên)
    HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Cùng một lúc, phát ngôn của người đứng đầu hai Thành Ủy Hà Nội và Sài G̣n khiến công luận hoang mang về mức độ “ngủ mơ, hoang tưởng” của hai ông này trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam đang lao đao bên bờ vực phá sản do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

    Hôm 16 Tháng Tư, Bí Thư Thành Ủy Hà Nội Vương Đ́nh Huệ được báo VNExpress trích lời rằng ông này “mong doanh nghiệp chung tay tạo kỳ tích kinh tế v́ đă cam kết với chính phủ phấn đấu mức tăng trưởng gấp 1.3 lần so với b́nh quân cả nước.”

    “Đây là lúc nạp năng lượng, tạo hiệu năng để khi vượt qua dịch th́ kinh tế có thể tăng trưởng vượt bậc như thủ tướng đă nói, kinh tế sẽ như ḷ xo nén lâu ngày bật trở lại,” ông Huệ nói.

    C̣n tại Sài G̣n, báo Tuổi Trẻ dẫn lời Bí Thư Nguyễn Thiện Nhân rằng ông này “mong muốn ba tháng nữa ngành dịch vụ sẽ trở lại như cũ.” Phát ngôn này cho thấy ông Nhân lúc nào cũng bị ám ảnh v́ chuyện phải giữ vững thành tích phát triển kinh tế bằng mọi giá.

    Dường như người đứng đầu Sài G̣n không cần quan tâm đến chuyện các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ẩm thực và lưu trú, vận tải đang khốn đốn v́ họ phải tiếp tục án binh bất động do lệnh kéo dài “cách ly xă hội” thêm một tuần và c̣n chưa biết có bị đóng cửa đến cuối Tháng Tư hay không.


    Ông Vương Đ́nh Huệ (trái), và ông Nguyễn Thiện Nhân. (H́nh: VNExpress, VietNamNet)
    Thực ra, cả hai ông Huệ và Nhân được ghi nhận “nói theo” tuyên bố trước đó của Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc trên báo Chính Phủ hôm 1 Tháng Tư rằng “ḷ xo kinh tế sẽ bật lên khi dịch bệnh cơ bản được giải quyết.”

    Điều khá oái oăm là cùng lúc với việc trích dẫn phát ngôn “hùng hồn” của hai vị bí thư nêu trên, các báo đảng cũng tường thuật t́nh trạng thê thảm của các doanh nghiệp, nhất là các công ty tư nhân.

    Báo VOV của Đài Truyền H́nh Việt Nam dẫn kết quả cuộc khảo sát của Ban Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế Tư Nhân đối với 1,200 doanh nghiệp ở Việt Nam cho thấy nếu dịch COVID-19 kéo dài sáu tháng th́ “74% doanh nghiệp sẽ bị phá sản.”

    Trang này cũng đặt câu hỏi: “Đối với nhiều ngành, những ngày phía trước vẫn c̣n rất u ám. Liệu có bao nhiêu doanh nghiệp vượt qua cơn khủng hoảng COVID-19?”

    Facebooker Mai Quốc Ấn, cựu phóng viên báo Sài G̣n Tiếp Thị, b́nh luận trên trang cá nhân: “Tốc độ phá sản doanh nghiệp tăng rất nhanh dẫn đến tốc độ thất nghiệp cũng tăng nhanh. Chính phủ c̣n chần chừ ǵ nữa mà không mau tung gói hỗ trợ và giăn thuế thu nhập doanh nghiệp? Cứu được doanh nghiệp nào hay doanh nghiệp đó chính là cứu văn nền kinh tế. Doanh nghiệp nào cũng than trời, nói gói hỗ trợ tới giờ là nói mồm cho vui chứ thực tế gơ cửa th́ ngân hàng nào cũng lắc đầu. Một nền tài khóa kiểu cứu ngân hàng không màng doanh nghiệp không khác ǵ cắt thịt ḿnh đi nuôi bụng ḿnh, thay v́ để cơ bắp ấy lao động ra lương thực.” (N.H.K) [qd]

  9. #629
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Ông cụ ăn xin ở Sài G̣n có đến 12 thẻ căn cước công dân
    Apr 17, 2020 cập nhật lần cuối Apr 17, 2020

    Mười hai thẻ căn cước và hai sổ hộ khẩu của cụ Đỗ Văn Đệ bị công an thu giữ. (H́nh: Tuấn Kiệt/VietNamNet)
    SÀI G̉N, Việt Nam (NV) – Kiểm tra một cụ ông 77 tuổi chuyên ăn xin, giới hữu trách phường 4, quận Tân B́nh, phát giác người này có tới 12 thẻ căn cước công dân, cùng số tiền hàng chục triệu đồng.

    Chiều 17 Tháng Tư, ông Nguyễn Trung Sơn, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân phường 4, quận Tân B́nh, Sài G̣n, cho biết giới hữu trách của phường đang xác minh trường hợp cụ ông ăn xin có năm chứng minh nhân dân, bảy thẻ căn cước công dân.

    Theo báo VietNamNet, tổ công tác phường 4 đi tuần tra kiểm soát người lang thang ở phường th́ thấy một cụ ông ngồi xin tiền ở ngă tư Hoàng Văn Thụ-Út Tịch, nên mời về phường làm việc.

    Tại đây, công an phường phát giác trong người cụ ông có nhiều giấy tờ cùng loại nhưng đều mang tên Đỗ Văn Đệ, sinh năm 1943, quê quán An Giang, địa chỉ thường trú ở đường Bùi Thị Xuân, phường 2, quận Tân B́nh.

    “Tất cả chứng minh thư, căn cước công dân đều là thật và có chung một số sê ri (serial), chỉ khác nhau về ngày cấp. Có thể, ông này bị cơ quan hữu trách kiểm tra nhiều lần nên cớ mất giấy tờ để làm nhiều chứng minh thư nhằm mục đích đối phó,” ông Sơn nói với báo Gia Đ́nh Việt Nam.


    Cụ ông khai đă 10 lần đưa tiền cho con trai, mỗi lần khoảng 54 triệu đồng. (H́nh: Pháp Luật TP.HCM)
    Ngoài ra, công an c̣n thấy trên người ông cụ có đến 54 triệu đồng ($2,312) tiền mặt. Cụ Đệ cho biết đây là tiền mà ông xin được trong ba tháng qua. Số tiền sau khi xin được, cụ thường đưa cho con trai tên là ĐTS cất giữ.

    Tuy nhiên theo Pháp Luật TP.HCM, khi Công An phường 4 mời được ông ĐTS lên để làm rơ thông tin, người này đă phủ nhận việc giữ tiền của cha ḿnh. Ông S. cho biết, ông Đệ “từng đi lính và bị trúng đạn nên tâm trí không được ổn định.”

    Theo ông S. cha ông đi bán vé số từ năm 1978, dù gia đ́nh khá giả nhưng ông Đệ “có sở thích như vậy. Có thể số tiền 54 triệu đồng đó là tiền tích góp và bán vé số từ trước tới giờ của ông.”

    Sau đó ông Đệ đă được bảo lănh đưa về nhà và gia đ́nh cam kết không để ông tiếp tục đi ra ngoài ăn xin.

    Độc giả Nguyen Huy b́nh luận trên báo Zing: “Trưởng lăo 7 túi Cái bang ô y đây rồi. Cháu chúc cụ sức khỏe.”

    Độc giả Pique Arrow viết: “Sư phụ của tôi ngày đêm t́m kiếm đây rồi.”

    C̣n độc giả Tiến Bắc viết: “Cụ cho con theo học nghề với ạ.” (Tr.N) [qd]

  10. #630
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Muốn nhận gạo miễn phí, người nghèo Hà Nội phải bị ‘nhận diện khuôn mặt’
    Apr 17, 2020 cập nhật lần cuối Apr 17, 2020

    Người đến nhận gạo phải đứng trước camera để khai báo họ tên, địa chỉ và số điện thoại. (H́nh: Tiền Phong)
    HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Khác với các “ATM gạo” ở Sài G̣n để người đến nhận tự tay hứng gạo tại máy, th́ Hà Nội dùng công nghệ “nhận diện khuôn mặt” để lưu danh tính người nhận trước khi cho họ lấy bao gạo 3 kg.

    Thế nhưng, hôm 17 Tháng Tư, nhiều báo nhà nước đăng bài khen công nghệ “nhận diện khuôn mặt” do Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội phát gạo cho người nghèo tại địa chỉ 207 Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng.

    Dự trù 15 tấn gạo được phát tại địa điểm nêu trên từ nay đến ngày 30 Tháng Tư.


    Truyền thông ghi nhận, mỗi người đến nhận gạo đều phải đứng trước camera vài phút để khai báo họ tên, địa chỉ và số điện thoại của họ.

    Báo Tiền Phong tường thuật: “Nếu phát hiện trường hợp đă nhận trong ngày, hệ thống sẽ báo và chương tŕnh sẽ từ chối phát gạo.”

    C̣n theo báo Thanh Niên, công nghệ “nhận diện khuôn mặt” được ứng dụng trong chuyện phát gạo là “để tránh phát tràn lan và rút kinh nghiệm từ các cây ‘ATM gạo.’”

    Vài ngày trước, theo Tuổi Trẻ, một trạm “ATM gạo” ở Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, đă phải tạm dừng hoạt động sau bốn ngày v́ xảy ra t́nh trạng những người nghèo chen lấn, giành nhau chỗ xếp hàng trước v́ sợ hết gạo.


    Những người đến nhận gạo xếp thành hàng dài trên vỉa hè. (H́nh: Tiền Phong)
    Trái với phần tường thuật của báo nhà nước, cư dân mạng có vẻ không đồng t́nh với “sáng kiến” dùng công nghệ “nhận diện khuôn mặt” để kiểm soát những người đến nhận gạo miễn phí như vậy.

    Một số ư kiến cho rằng những người phát gạo đă không quan tâm đến liêm sỉ và tinh sĩ diện của người nghèo khi họ phải khai báo danh tánh trước một cái camera vô hồn. Trong vụ này, việc tận dụng công nghệ để đề pḥng người tham lam có thể đem lại tiện ích đối với người cho, nhưng nhiều khả năng lại làm tổn thương người nhận.

    Bác Sĩ Vơ Xuân Sơn, người khởi xướng chương tŕnh “Dĩa Cơm Trên Tường” (trao cơm miễn phí cho bệnh nhân) ở Sài G̣n, b́nh luận trên trang cá nhân: “Tạo ra một cái ‘ATM gạo’ là một sáng kiến đầy t́nh người. Nhưng bây giờ, khi mang nó ra khỏi nơi nó được sinh ra [Sài G̣n], nó lại phải gắn thêm một công nghệ khác, sử dụng trí tuệ nhân tạo, nhân danh sự nhân bản, để chống lại sự ích kỷ, sự chụp giựt của chính con người.

    C̣n đâu cái tinh thần ‘Nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác’ đầy chất Sài G̣n?”

    Để việc cho gạo đúng với người cần nó, Bác Sĩ Sơn gợi ư rằng những người tổ chức cần t́m được những “đồng minh” là đối tác tại địa phương để giúp họ, cùng với việc thiết lập hệ thống giám sát.

    “Tại sao không áp dụng h́nh thức phát hành một loại coin hoặc phiếu, rồi các t́nh nguyện viên, cùng với những người có thể tin tưởng được ở các địa phương, hoặc doanh nghiệp có nhiều người phải nghỉ việc, phát cho những gia đ́nh thực sự khó khăn? Hay là tại địa phương đó không c̣n ai để chúng ta có thể tin được, để có thể phát những đồng coin, hay phiếu ấy, đúng đến tay người khó khăn?” theo Facebook Xuân Sơn Vơ. (N.H.K) [qd]

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •