Page 69 of 74 FirstFirst ... 1959656667686970717273 ... LastLast
Results 681 to 690 of 732

Thread: Đàm Tiếu Việt Nam

  1. #681
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Chuyên gia Mỹ nói ǵ về tỷ lệ nhiễm virus Corona thấp ở Việt Nam?
    04/05/2020
    VOA Việt Ngữ

    Tranh cổ động chống dịch COVID-19 ở Việt Nam.


    Chuyên gia của Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) mới lên tiếng nhận định về tỷ lệ nhiễm COVID-19 thấp ở Việt Nam, và nói rằng “chưa có chỉ dấu đó là các con số sai”.

    Trong một cuộc họp báo qua điện thoại mới đây, khi được hỏi lư do về con số người nhiễm thấp ở Việt Nam, liệu có phải liên quan tới chuyện xét nghiệm, chuyện truy t́m nguồn gốc gây nhiễm, chuyện ngăn chặn sớm từ tháng Một hay v́ Việt Nam từng có kinh nghiệm xử lư dịch SARS và H1N1 cũng như liệu có lo ngại về con số như với Trung Quốc hay không, bác sĩ Barbara Marston, người đứng đầu Nhóm Công tác Quốc tế về COVID-19 thuộc CDC, trả lời rằng bà “không nghĩ có bất kỳ ai thực sự hoàn toàn thấu hiểu lư do v́ sao”.

    Bà nói thêm: “Có rất nhiều yếu tố khác nhau dẫn tới điều đó. Một phần có thể là v́ sinh thái, nhưng rơ ràng liên quan tới chất lượng phản ứng và tôi nghĩ rằng Việt Nam đă có phản ứng rất mạnh mẽ”.


    Trong khi đó, một đồng nghiệp của bà Marston, bác sĩ John MacArthur, Giám đốc Quốc gia của CDC tại Thái Lan, cho biết đă đi t́m hiểu từ nhóm an ninh y tế của CDC về con số người nhiễm thấp ở Việt Nam, và được cho biết rằng Việt Nam “có quyết tâm chính trị từ sớm ở cấp cao nhất và quyết tâm chính trị đó đi từ cấp trung ương xuống tới tận địa phương, với cách tiếp cận toàn diện, chứ không chỉ có Bộ Y tế”.

    “Họ cũng cởi mở trước ư kiến đóng góp từ các cố vấn kỹ thuật từ CDC và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng như từ các chuyên gia từ các tổ chức khác và có cảm giác là điều đó có ích”, bác sĩ MacArthur nhận định, nói thêm rằng Việt Nam “phát triển các hướng dẫn [pḥng dịch] dựa trên đề xuất của CDC và WHO, chuyển đổi các hướng dẫn mang tính toàn cầu cho phù hợp với t́nh h́nh cụ thể của Việt Nam và dựa trên dữ liệu”.

    Ông nói tiếp rằng v́ CDC “có các mối quan hệ vững mạnh với các chính phủ mà Trung tâm này hiện diện nên có thể tới làm việc tại các Bộ Y tế”.

    “Và qua những trao đổi tôi có với nhóm ở Việt Nam, lúc này họ chưa có chỉ dấu nào cho thấy đó là các con số sai”, bác sĩ MacArthur nói.

    Tính tới ngày 3/5, Việt Nam đă ghi nhận thêm ca nhiễm thứ 271 và chính phủ cho biết chưa có ca tử vong nào. Trên mạng xă hội, cũng có ư kiến đặt dấu hỏi về con số thống kê của Việt Nam, quốc gia láng giềng phương bắc của Trung Quốc, nước xuất phát virus Corona, với gần 83 ngh́n ca nhiễm và gần 4.700 người chết ở đại lục.


    Trong khi đó tại Mỹ, theo thống kê của Reuters, con số nhiễm của Hoa Kỳ là gần 1,2 triệu người và gần 65 ngh́n người chết.

    Bác sĩ MacArthur cho rằng “hệ thống y tế cộng đồng ở Việt Nam rất mạnh” cộng với việc “chính phủ ở cấp cao nhất có cách tiếp cận toàn diện và nghiêm túc” nên đă dẫn tới “các thành công ở Việt Nam” trong cuộc chiến ngăn ngừa virus Corona.

    Về mối mối bang giao Việt – Mỹ, ông nói rằng hai nước năm nay “kỷ niệm 25 năm ngày b́nh thường hóa quan hệ và y tế là một phần hết sức quan trọng của hoạt động song phương đang diễn ra”.

    “Quan hệ giữa chính phủ Mỹ và Việt Nam vững mạnh. Mối quan hệ về y tế cũng vững mạnh”, bác sĩ MacArthur nói.


    Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, tính tới ngày 16/4, Hoa Kỳ đă hỗ trợ y tế gần 4,5 triệu đôla để “giúp chính phủ [Việt Nam] chuẩn bị hệ thống pḥng thí nghiệm, kích hoạt giám sát dựa trên sự kiện và t́m kiếm ca bệnh, hỗ trợ chuyên gia kỹ thuật cho công tác chuẩn bị và ứng phó, truyền thông về rủi ro, pḥng tránh, kiểm soát lây nhiễm và các hoạt động khác”. Mới đây, Mỹ cũng thông báo cung cấp thêm cho Việt Nam 5 triệu đôla nữa, đưa tổng số hỗ trợ lên 9,5 triệu đôla.

    Số tiền hỗ trợ nhiều triệu đôla dành cho Việt Nam nằm trong khoản gần 508 triệu đôla mà Hoa Kỳ cam kết để giúp các nước tại khắp các châu lục đối phó với virus xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc.

    Cùng ngày chính phủ Mỹ thông báo khoản viện hôm 16/4, chính phủ Việt Nam tuyên bố “hỗ trợ Hoa Kỳ 200.000 khẩu trang vải kháng khuẩn sản xuất tại Việt Nam” và “trao tặng 50.000 khẩu trang y tế tới Văn pḥng Nhà Trắng”.

  2. #682
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Ngành ṭa án hết đ̣i dựng tượng vua đến tượng các cố chánh án!
    RFA
    2020-05-01


    "Điều mà ṭa án thiếu là công lư, chứ không phải là thiếu tượng ông vua, và càng không phải là tượng các ông bà cố chánh án."-LS Đặng Đ́nh Mạnh.
    RFA Edited

    Theo thông tin từ Văn pḥng Ṭa án Nhân dân Tối cao được truyền thông trong nước trích dẫn, ngoài việc dự kiến xây dựng 1 bức tượng vua Lư Thái Tông cao 5,3m, ngành này c̣n dự tính xây dựng nhiều bức tượng bán thân các cố Chánh án Ṭa án Nhân dân Tối cao, đặt tại Quảng trường Công lư thuộc trụ sở mới của cơ quan này ở Hà Nội.

    Trả lời RFA hôm 1/5, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn pḥng Quốc hội, nói:

    “Khi mà dựng tượng th́ người ta phải thẩm định người đó có đáng được tổ chức mức độ đó hay không? Tôi nghĩ những người phụ trách phải có những hội thảo lấy ư kiến các nhà khoa học, nhà kiến trúc, bên cạch đó phải có cơ quan có thẩm quyền. Câu chuyện đó th́ rơ ràng Bộ công an Việt Nam họ cũng đă làm như thế, họ dựng tượng các ông Bộ trưởng công an các thời kỳ từ năm 1945 trở lại đây. Có nhiều ư kiến, nhưng tôi nghĩ không phải chỗ nào cũng làm như thế mà phải có lănh đạo thống nhất, của ban tư tưởng, của giới chuyên môn. Chứ trong t́nh h́nh đất nước nghèo đói, mà dựng tượng này tượng kia, th́ tạo phản cảm không tốt cho xă hội.”

    Thực tế, các cố chánh án được nêu tên chưa từng được công chúng ghi nhớ như những người có sự đóng góp sâu sắc cho sự giữ ǵn công lư ở chốn pháp đ́nh, đến mức phải dựng tượng để vinh danh.
    -LS Đặng Đ́nh Mạnh
    Trước đó, Ṭa án Nhân dân Tối cao cho biết, dự kiến tượng vua Lư Thái Tông đúc bằng đồng đỏ nguyên khối, sẽ được đặt tại trụ sở Ṭa án Nhân dân Tối cao và các Ṭa án Nhân dân các cấp... Tuy nhiên, do không dựng được tượng vua Lư tại các ṭa án trên cả nước, v́ phản ứng của công luận, Ṭa án Nhân dân Tối cao quay sang dựng tượng các cố chánh án.

    Khi trao đổi với RFA qua tin nhắn hôm 1/5 liên quan vấn đề này, Luật sư Đặng Đ́nh Mạnh nhận định:

    “Có vẻ như tục bái vật tưởng chừng đă bị khai tử cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, th́ bây giờ đang tái sinh mạnh mẽ trong tư duy các quan ṭa sở hữu nhiều bằng cấp cao vời vợi.

    Thực tế, các cố chánh án được nêu tên chưa từng được công chúng ghi nhớ như những người có sự đóng góp sâu sắc cho sự giữ ǵn công lư ở chốn pháp đ́nh, đến mức phải dựng tượng để vinh danh. Nếu không muốn nói, sự thiếu vắng công lư trong các bản án ṭa tuyên ngày nay, một phần, đều là di sản của các cố chánh án đời trước để lại.”

    Theo Luật sư Đặng Đ́nh Mạnh, cơ quan quản lư có thể dựng tượng các ông Nguyễn Thanh Chấn, Hàn Đức Long, Huỳnh Văn Nén, Trần Văn Thêm, dân oan Thủ Thiêm, Tiên Lăng, Đồng Tâm, Dương Nội, Vườn Rau Lộc Hưng ... và sắp tới đây là Hồ Duy Hải tại các sảnh chính của ṭa án th́ sẽ hữu dụng và ư nghĩa hơn. V́ hằng ngày ra vào trụ sở ṭa án, nh́n ngắm các bức tượng dân oan bị mất trắng cuộc đời, tài sản ... v́ sự sai lầm của các thẩm phán tiền nhiệm, sẽ nhắc nhở các thẩm phán đương chức về món nợ công lư mà ngành ṭa án chưa trả được cho người dân nuôi cơm áo cho ḿnh.

    Nhà báo, Facebooker Bạch Hoàn khi trao đổi với RFA hôm 1/5 qua tin nhắn liên quan vấn đề này, nhận định một cách mỉa mai:

    “Tôi đề nghị ngành toà án chi trăm tỉ, ngàn tỉ để đúc đồng dựng tượng luôn cả các chánh án đương nhiệm chứ không chỉ là các cố chánh án.

    Hăy đặt các tượng đồng đỏ nguyên khối ấy ở tất cả các toà án trên khắp đất nước. Nhờ có tượng, dân oan khắp nơi biết rơ bộ mặt nào đă gây ra oan khiên cho họ.

    Nhờ có tượng, mai này nhân dân không quên những ai đă dẫn dắt nền tư pháp của đất nước này - một nền tư pháp của những cái đầu dù sống giữa thời đại văn minh nhưng vẫn muốn mang vua chúa ra làm biểu tượng công lư.”

    Không chỉ ngành tư pháp Việt Nam muốn đúc tượng, hầu như địa phương nào của Việt Nam cũng muốn xây tượng đài, quảng trường với chi phí lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng.


    Tượng đài chiến thắng Khâm Đức, ở Huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Courtesy NLD
    Mới nhất là trường hợp xảy ra ở Huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, một trong những huyện mà theo báo chí trong nước là nghèo nhất cả nước, nhưng lại đang xây dựng tượng đài với kinh phí khoảng 14 tỉ đồng. Đó là dự án xây dựng Tượng đài chiến thắng Khâm Đức do Ủy ban Nhân dân huyện Phước Sơn thực hiện, trên diện tích đất rộng khoảng 10 hecta.

    Giáo sư Ngô Bảo Châu trong một lần b́nh luận trên trang cá nhân của ḿnh cho rằng: “trẻ em cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, mà bỏ hàng ngàn tỷ dựng tượng đài, th́ không khốn nạn, cũng thần kinh”.

    Từ Nha Trang hôm 1/5, nhà báo Vơ Văn Tạo nói với RFA ư kiến của ḿnh:

    “Việt Nam có nạn tượng đài lâu nay rồi, cũng như các nước độc tài cộng sản trước đây như Liên Xô cũ, khối Đông Âu... ở đâu cũng có tượng được. Chuyện Ṭa án Nhân dân Tối cao đề xuất làm tượng Vua Lư, rồi dư luận phản đối lại chuyển sang làm tượng của 4 ông cố chánh án Ṭa án Nhân dân Tối cao. Tôi biết ông Phạm Văn Bạch khi tôi c̣n nhỏ, rồi ông Trịnh Hồng Dương là người cuối cùng... Tôi thấy họ chả có ǵ xuất sắc cả, chẳng qua là họ đứng đầu ngành ṭa án thôi.”

    Theo Nhà báo Vơ Văn Tạo, nếu t́m hiểu kỹ lưỡng th́ chắc ǵ những vị cố chánh án đó, là những tài năng về nghiệp vụ, cũng như trong sáng về đạo đức... kể cả có đúng như thế, th́ ông Tạo cũng cho là không cần thiết dựng tượng, v́ sẽ gây lăng phí vô cùng. Theo ông hăy dùng tiền đó để làm những việc thiết thực hơn. Ông cho biết thêm:

    “Ai cũng biết ngành ṭa án Việt Nam không độc lập, xét về nhiều mặt, nó không đúng. Chẳng hạn những người đấu tranh cho nhân quyền đúng ra phải được ghi công, th́ bị kết án rất nặng nề. Nhưng cũng khó trách họ v́ họ cũng chỉ là người của chế độ này thôi. Ṭa án Việt Nam th́ cứ trên bảo sao th́ làm vậy. Rơ ràng là nguyên tắc xét xử ở Việt Nam rất buồn cười, rất yếu kém, mà mấy ông đó cầm đầu ngành ṭa án mấy chục năm nay như thế mà lại lập tượng đài th́ là chuyện buồn cười và vô lư.”

    Ai cũng biết ngành ṭa án Việt Nam không độc lập, xét về nhiều mặt, nó không đúng. Chẳng hạn những người đấu tranh cho nhân quyền đúng ra phải được ghi công, th́ bị kết án rất nặng nề.
    -Nhà báo Vơ Văn Tạo
    Theo dự án được công bố, 4 cố Chánh án mà Ṭa án Nhân dân Tối cao muốn dựng tượng gồm: ông Trần Công Tường (giai đoạn 1958-1959), ông Phạm Văn Bạch (giai đoạn 1959-5/1981), ông Phạm Hưng (giai đoạn 1979-1997) và ông Trịnh Hồng Dương (giai đoạn 1997-2002).

    Theo điều tra của Tổ Chức Project 88, chính quyền Việt Nam hiện đang cầm tù 269 nhà hoạt động và 143 người khác có nguy cơ bị bắt. Đây chỉ là những con số thống kê được, trong thực tế, con số những nhà hoạt động bị bắt giữ, bị đe dọa c̣n cao hơn.

    Đặc biệt trong năm 2019, nhà cầm quyền đă ra tay đàn áp một cách thô bạo, với những bản án ‘bỏ túi’ vô cùng khắc nghiệt. Có người bị kết án lên đến 11 năm tù giam với cáo buộc bị cho là ‘tuyên truyền hay xuyên tạc, chống phá nhà nước’...

    Tiêu biểu như trường hợp thầy giáo dạy nhạc Nguyễn Năng Tĩnh đă bị Ṭa Án Nghệ An kết án 11 năm tù giam v́ đă dạy cho học sinh tập hát bài “Trả Lại Cho Dân” một sáng tác của Nhạc sĩ Việt Khang. Hay vụ Ṭa Án An Giang đă xử ông Trần Thanh Giang, một tín đồ Phật Giáo Ḥa Hảo, với bản án 8 năm tù giam.

    Và nhiều trường hợp khác như ông Nguyễn Chí Vững, môt Facebooker đă bị Ṭa Án Tỉnh Bạc Liêu kết án 6 năm tù giam, hay ông Phạm Văn Điệp (Thanh Hóa), ông Đoàn Viết Hoan, Vơ Thường Trung, Ngô Xuân Thành, Nguyễn Đ́nh Khuê, Huỳnh Minh Tâm và cô Huỳnh Thị Tố Nga (đều ở Đồng Nai)... Tất cả đều bị kết án tội danh tuyên truyền chống nhà nước, với mức án từ 5 năm tù trở lên.

    Theo Luật sư Đặng Đ́nh Mạnh, điều mà ṭa án thiếu là công lư, chứ không phải là biểu tượng ông vua, và càng không phải là tượng các ông bà cố chánh án. Làm tṛn thiên chức của pháp đ́nh là ban phát công lư, th́ mỗi thẩm phán sẽ đều được hănh diện khắc tượng trong ḷng nhân tâm, chứ cần chi đến những bức tượng vô tri vô giác, làm ông phỗng bị chê trách giữa chợ đời muôn trùng oan khuất...

  3. #683
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    3 học sinh bị sốt, phải cách ly trong ngày đầu đi học lại ở Hà Nội
    B́nh luậnNguyễn Sơn • 20:10, 04/05/20• 320 lượt xem


    Học sinh đeo khẩu trang, xếp hàng vào lớp ở trường Marie Curie ở Hà Nội, ngày 4/5/2020. (Ảnh: MANAN VATSYAYANA/AFP via Getty Images)

    Ngày đầu tiên đi học lại của khoảng 1,2 triệu học sinh, Hà Nội phát hiện 3 học sinh bị sốt, phải tổ chức cách ly theo quy định.

    Chiều nay (4/5), Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đă chủ tŕ cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo pḥng chống dịch COVID-19 của Hà Nội.

    Tại cuộc họp, ông Nguyễn Đức Chung cho biết, trong ngày hôm nay nh́n chung các nhà trường thực hiện tốt công tác pḥng chống dịch.

    “Hiện chưa có diễn biến phức tạp xảy ra, ngoài việc ghi nhận 3 học sinh sốt cao và đă tổ chức cách ly, xét nghiệm,” Chủ tịch Hà Nội cho hay.

    Ông Chung đề nghị các trường phải phản ứng nhanh, thực hiện cách ly, xét nghiệm ngay các trường hợp có dấu hiệu ho sốt để đảm bảo an toàn pḥng chống dịch. Ngoài ra, ông cũng đề nghị ngành giáo dục phải chuẩn bị đầy đủ yêu cầu trong một tuần nữa học sinh tiểu học và mẫu giáo đến trường.

    Khó thực hiện giăn cách tại trường học
    Tại cuộc họp, Sở Giáo dục & Đào tạo cho biết, do vừa phải tổ chức học để đảm bảo chương tŕnh, vừa phải thực hiện quy định giăn cách nên nhiều trường gặp khó khăn v́ thiếu thốn cơ sở vật chất.

    Đại diện nhiều quận huyện cho biết, việc học sinh ngồi học giăn cách 2m trong thời gian dài như quy định trong thời gian dài th́ các nhà trường gặp nhiều khó khăn v́ cơ sở vật chất không bảo đảm.

    “Thực hiện giăn cách, các trường chia mỗi lớp làm hai học khác ca. Dù mỗi bàn trong lớp chỉ bố trí 1 học sinh (ngồi chéo giữa các bàn), nhưng cũng không thể đảm bảo khoảng cách từ 1,5m đến 2m. Bên cạnh đó các nhà trường cũng cho biết gặp khó khăn trong việc bố trí giáo viên đứng lớp nếu thời gian thực hiện lệnh giăn cách trong học đường kéo dài”, đại diện quận Long Biên nói.

    Về việc thực hiện pḥng, chống dịch bệnh Covid-19, Bộ GD-ĐT yêu cầu 5 biện pháp như sau:

    Học sinh cần được thăm khám sức khỏe, đặc biệt trường học phải đo nhiệt độ để đảm bảo các em đến trường với thân nhiệt cơ thể tốt.
    Trường học phải có đủ nơi rửa tay, nước khử khuẩn cho học sinh.
    Học sinh phải đeo khẩu trang, không nhất thiết là khẩu trang y tế mà có thể là khẩu trang vải kháng khuẩn.
    Không tổ chức cho học sinh các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể. Hoạt động chào cờ diễn ra trong lớp học.
    Để đảm bảo giăn cách xă hội, yêu cầu học sinh phải đảm bảo khoảng cách ngồi là 1,5 m. Nếu lớp học quá đông, phải tách ra làm đôi hoặc hơn nữa để giúp cho học sinh đảm bảo trong pḥng học không quá 20 em và khoảng các giữa các em là 1,5 m.

  4. #684
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    TP. HCM tăng lên 9 ca tái dương tính với virus corona Vũ Hán
    ệnh nhân 157 là nữ, quốc tịch Anh, 31 tuổi, trú tại quận 4, TP. Hồ Chí Minh, là người có tiếp xúc với ca bệnh dương tính trong quán bar Buddha.
    B́nh luậnNguyễn Sơn • 20:57, 04/05/20• 818 lượt xem


    Nhân viên y tế lấy mẫu máu của những người bán hàng ở chợ Long Biên xét nghiệm nhanh dịch COVID-19 ngày 18/4/2020. (Ảnh: Linh Pham/Getty Images)

    Tăng thêm 3 bệnh nhân dương tính trở lại, TP. HCM đă ghi nhận 9 trường hợp tái dương tính với virus corona Vũ Hán.

    Giám đốc Sở Y tế cho biết trong cuộc họp Ban chỉ đạo pḥng chống Covid-19 của thành phố về 9 ca tái dương tính. Các bệnh nhân gồm: 92, 124, 151, 207, 224, 235, 65, 157, 206.

    Hôm 2/5, TP. HCM mới ghi nhận 6 trường hợp dương tính trở lại. 3 trường hợp mới phát hiện tái dương tính là: bệnh nhân 65, bệnh nhân 157 và bệnh nhân 206.


    Bệnh nhân 157 là nữ, quốc tịch Anh, 31 tuổi, trú tại quận 4, TP. Hồ Chí Minh, là người có tiếp xúc với ca bệnh dương tính trong quán bar Buddha.

    Bệnh nhân 65 là nữ, 28 tuổi trú quận G̣ Vấp, TP.HCM có tiếp xúc và làm việc cùng Bệnh nhân 45 và 48 vào các ngày 7/3 và 10/3.

    Bệnh nhân 206 là nam 48 tuổi, có địa chỉ tại Quận 2, TPHCM; là lái xe riêng của Bệnh nhân 124 và bệnh nhân 151, hàng ngày đưa đón hai người đến các chi nhánh công ty tại Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh.
    Về các trường hợp tái dương tính, Phó chủ tịch thành phố Lê Thanh Liêm nói rằng: "9/53 ca là tỷ lệ khá cao". Ông yêu cầu các cơ quan chức năng và địa phương quan tâm nhiều hơn, tiếp tục cách ly điều trị các bệnh nhân này đồng thời cách ly khu vực họ ở để bảo đảm an toàn.

    Sở Y tế đă yêu cầu các cơ quan y tế giám sát ngoại trú những người đă được xuất viện, thông qua việc lấy mẫu xét nghiệm hàng ngày cho đến ngày thứ 30. Ngành y tế thành phố cũng yêu cầu các bệnh nhân phải tuân thủ tuyệt đối các quy định cách ly tại nhà trong 14 ngày, nếu không phải cách ly tập trung.

    Bộ Y tế lư giải nguyên nhân của việc "dương tính trở lại"
    Trước t́nh trạng một số bệnh nhân đă khỏi bệnh và xuất viện, nhưng bị dương tính trở lại, Bộ Y tế cho rằng có 3 nguyên nhân sau:

    Có thể người bệnh chưa khỏi bệnh hoàn toàn, trong quá tŕnh điều trị chưa đào thải hết mầm bệnh, virus vẫn c̣n tồn tại trong cơ thể, đặc biệt trong tế bào niêm mạc phổi.
    Khả năng những người đă khỏi bệnh nhưng trong quá tŕnh đào thải virus nhưng ở dạng bất hoạt- xác virus. Khi làm khuếch đại gen, chúng ta xác định được gen của virus. Trường hợp này, đào thải ra mầm bệnh nhưng mầm bệnh không hoạt động được.
    Là người lành mang trùng. Điều này có thể xảy ra khi cơ thể con người ta chưa sản xuất đủ kháng thể để có thể khống chế, kiểm soát và tiêu diệt được virus này.


    Bệnh nhân 251 đă tử vong, không phải do Covid-19 ?
    B́nh luậnNguyễn Sơn • 22:30, 04/05/20• 248 lượt xem

    Bệnh nhân 251 đă tử vong, không phải do Covid-19
    Diễn tập: một người đang cách ly tại Khu cách ly tập trung huyện Củ Chi có triệu chứng mệt, khó thở đang được chuyển đến BV điều trị COVID-19. Ảnh: Sở Y tế TP HCM

    Khi bệnh nhân 251 tử vong, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam đă tiến hành làm xét nghiệm virus corona Vũ Hán cho kết quả âm tính.

    Bệnh nhân 251 tử vong tại Hà Nam vào rạng sáng 1/5, với chẩn đoán do xơ gan giai đoạn cuối.

    Bộ Y tế cho biết, bệnh nhân nam, 64 tuổi, quê ở B́nh Lục, Hà Nam, đă được điều trị Khoa Tiêu hóa BV Đa khoa tỉnh Hà Nam từ ngày 20/3 với các bệnh xơ gan giai đoạn cuối, suy kiệt, bệnh gút nặng, cứng khớp, teo cơ.

    Ngày 7/4, xét nghiệm cho kết quả dương tính với virus corona, được chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để điều trị COVID-19.

    Sau thời gian điều trị đă 4 lần xét nghiệm âm tính vào các ngày 10, 12, 15 và 17/4. Sau đó, bệnh nhân được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương xác định khỏi bệnh, không c̣n bị nhiễm COVID-19, t́nh trạng các bệnh lư khác ổn định, chuyển tuyến dưới để điều trị bệnh xơ gan từ ngày 17/4.

    Do t́nh trạng xơ gan giai đoạn cuối rất nặng, trước khi tử vong bệnh nhân có biểu hiện hôn mê do suy giảm chức năng gan trầm trọng và rối loạn điện giải. Bệnh nhân tử vong với chẩn đoán do xơ gan giai đoạn cuối.

    Khi bệnh nhân 251 tử vong, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam đă tiến hành làm xét nghiệm virus corona cho kết quả âm tính.

    Theo Ban chỉ đạo quốc gia pḥng chống dịch bệnh COVID-19, bệnh nhân không tử vong do bệnh COVID-19, nhưng tử vong do bệnh nền sẵn có và t́nh trạng suy kiệt. Tuy nhiên, đây là bệnh nhân đầu tiên từng liên quan đến COVID-19 tử vong.

    Tính đến ngày 4/5, Việt Nam công bố ghi nhận 271 bệnh nhân COVID-19, trong đó 221 ca b́nh phục, trong đó có 14 ca dương tính trở lại. Tổng số ca đang điều trị là 64 ca.
    Last edited by dtkcamau; 04-05-2020 at 10:46 PM.

  5. #685
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Nguy cơ Trung Quốc gia tăng thâu tóm doanh nghiệp Việt
    RFA
    2020-05-04


    Quang cảnh một góc ngă tư đường phố Hà Nội sau lệnh giản cách xă hội được dỡ bỏ vào ngày 23/4/2020.
    AFP

    Doanh nghiệp khốn đốn sau đại dịch COVID-19
    Nhiều hoạt động kinh doanh, thương mại tại Việt Nam được khởi động trở lại ngay sau lệnh giăn cách xă hội nghiêm ngặt gần 1 tháng do đại dịch COVID-19.

    Mặc dù vậy, Đài RFA ghi nhận không ít doanh nghiệp cho biết đang cầm cự trong t́nh thế rất khó khăn do tác động của dịch bệnh.

    Nhân viên quản lư, không muốn nêu tên, của một công ty tư nhân kinh doanh đa ngành nghề uy tín trên thị trường Việt Nam hơn 30 năm qua chia sẻ với RFA về t́nh h́nh của công ty trong 4 tháng đầu năm 2020:

    “Gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn về vốn và đồng vốn vay. Khó khăn trong kinh doanh. Đây là một công ty kinh doanh đa ngành nghề. Điện tử cũng chậm. Doanh thu tuột xuống rất thấp đến 70%. Ngành về môi trường th́ doanh số cũng giảm. Riêng ngành về bất động sản th́ đứng chựng luôn. Nhà cho thuê th́ đối tác yêu cầu giảm giá thuê xuống, rồi chậm trả tiền. Đất đai th́ không ai mua. Nói chung, mọi lĩnh vực kinh doanh đều chậm và dẫn đến t́nh trạng thu nhập của nhân viên bị ảnh hưởng rất trầm trọng. Hiện tại doanh nghiệp không xoay sở được để phát lương cho nhân viên. Chỉ ưu tiên phát lương cho công nhân có thu nhập thấp hay những người sản xuất trực tiếp để duy tŕ sản xuất. C̣n nhân viên khối hành chính văn pḥng ít nhiều đều bị nợ lương, từ 1,5 đến 2 tháng lương.”

    Nhân viên quản lư ẩn danh này c̣n cho biết thêm công ty nơi bà làm việc chưa được tiếp cận gói 280 ngàn tỷ đồng của Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp:

    “Hiện tại vẫn chưa tiếp cận được hỗ trợ doanh nghiệp luôn. Không biết là họ khoanh vùng như thế nào, nhưng thật sự bây giờ doanh nghiệp bị cạn kiệt.”

    Truyền thông quốc nội, vào ngày 29/4, dẫn nguồn từ số liệu của Cục Quản lư đăng kư kinh doanh cho thấy có xấp xỉ 41.800 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 4 tháng đầu năm 2020, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, số lượng doanh nghiệp đăng kư tạm ngừng kinh doanh ngắn hạn trong 4 tháng tăng 33,6% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là mức tăng cao nhất về số lượng, với gần 23 ngàn doanh nghiệp.

    Trong thời gian vừa qua th́ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam bị tác động rất xấu và số doanh nghiệp đóng cửa và số doanh nghiệp tuyên bố phá sản tăng cao. Trong khí đó, số doanh nghiệp vừa mới thành lập th́ vẫn tiếp tục tăng nhưng không bù lại được số doanh nghiệp ngừng hoạt động và doanh nghiệp tuyên bố phá sản. Trong khung cảnh đó th́ doanh nghiệp Trung Quốc vào mua lại với giá rẻ các doanh nghiệp của Việt Nam. Và, rất có thể nhiều thương hiệu của Việt Nam vẫn giữ lại thương hiệu của Việt Nam nhưng thực chất do người Trung Quốc điều khiển. Đây là một vấn đề rất phức tạp và rất khó khăn đối với Việt Nam
    -Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
    Cùng trong thời gian 4 tháng đầu năm 2020, số doanh nghiệp thành lập mới gần 37.600 doanh nghiệp, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2019.

    Số doanh nghiệp thành lập trong 4 tháng qua thấp hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường khoảng gần 4.200 doanh nghiệp.

    Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh vào tối ngày 4/5 lên tiếng với RFA về ghi nhận của ông đối với t́nh trạng hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam bị tác động mạnh bởi dịch COVID-19:

    “Trong thời gian vừa qua th́ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam bị tác động rất xấu và số doanh nghiệp đóng cửa và số doanh nghiệp tuyên bố phá sản tăng cao. Trong khí đó, số doanh nghiệp vừa mới thành lập th́ vẫn tiếp tục tăng nhưng không bù lại được số doanh nghiệp ngừng hoạt động và doanh nghiệp tuyên bố phá sản. Trong khung cảnh đó th́ doanh nghiệp Trung Quốc vào mua lại với giá rẻ các doanh nghiệp của Việt Nam. Và, rất có thể nhiều thương hiệu của Việt Nam vẫn giữ lại thương hiệu của Việt Nam nhưng thực chất do người Trung Quốc điều khiển. Đây là một vấn đề rất phức tạp và rất khó khăn đối với Việt Nam.”

    Xu hướng và hậu quả bị Trung Quốc ‘thâu tóm’
    Thời báo Kinh tế Sài G̣n Online, vào ngày 30/4 đăng tải thông tin nhà đầu tư Trung Quốc gia tăng ‘thâu tóm’ doanh nghiệp Việt giữa dịch COVID-19. Tờ báo này dẫn nguồn từ số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy riêng trong tháng 4 năm 2020 có hơn 100 lượt nhà đầu tư Trung Quốc góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp trong nước, dưới h́nh thức mua bán & sáp nhập, gọi tắt là M&A. Và, tổng số giao dịch từ đầu năm 2020 đến thời điểm cuối tháng 4 của các doanh nghiệp Trung Quốc theo h́nh thức M&A lên đến 557 lượt, với tổng vốn hơn 230 triệu USD. Số liệu này tăng hơn 38% so với cùng kỳ năm 2019, với số tiền tăng thêm khoảng 65 triệu USD.

    Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia kinh tế-tài chính độc lập, nh́n nhận nếu các nhà đầu tư nước ngoài ào ạt vào thị trường Việt Nam để thâu tóm những doanh nghiệp Việt Nam, kể cả những doanh nghiệp lớn th́ rủi ro đến cuối cùng là rất nhiều những doanh nghiệp nằm trong tay của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng chuyện này có lẽ cũng khó có thể xảy ra được, bởi v́:

    “Vấn đề nằm giữa hai lực giằng co với nhau. Một đàng th́ dịch bệnh đang c̣n rất đang rất khó lường và nó tác động tới mọi nền kinh tế. Những nền kinh tế ở Châu Á và các nền kinh tế thu hút vốn đầu tư nước ngoài th́ dĩ nhiên th́ vấn đề vốn đầu tư nước ngoài là một trong những cứu cánh cho những nền kinh tế đang bị tác động bởi dịch bệnh. Thế nhưng mặt khác ḿnh mở cửa thị trường th́ rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó ḿnh có thể mất sự kiểm soát những doanh nghiệp của ḿnh. Thế th́ sự giằng co giữa hai lực tác động đó th́ chính phủ phải có quyết sách về vấn đề cho phép đầu tư và giới hạn đầu tư ở mức độ nào là hợp lư nhất.”

    Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu khẳng định “Thành ra, nếu Việt Nam kiểm soát tốt th́ có thể hạn chế được rủi ro đó.”




    Ảnh minh họa. Công nhân làm việc trong một nhà máy lắp ráp điện tử tại Việt Nam. Courtesy: chinhphu.vnTrong khi đó, Thời báo Kinh tế Sài G̣n Online dẫn lời của Luật sư Trương Thanh Đức, thuộc Công ty Luật Basico, lưu ư rằng doanh nghiệp Trung Quốc trong hơn 2 năm qua đă gia tăng đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam và số liệu ghi nhận trong 4 tháng đầu năm 2020 của Cục Đầu tư nước ngoài chỉ là bề nổi và khả năng thâu tóm doanh nghiệp Việt của nhà đầu tư Trung Quốc sẽ cao hơn nhiều, nếu tính cả h́nh thức kinh doanh “núp bóng” doanh nghiệp Việt.
    Thời báo Kinh tế Sài G̣n Online trích dẫn nhận định của một số chuyên gia cho rằng nhà đầu tư Trung Quốc khi thâu tóm doanh nghiệp Việt sẽ không rót vốn mở rộng đầu tư, sản xuất mà chỉ nhập hàng Trung Quốc về rồi gắn mác hàng Việt Nam để xuất khẩu.

    Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cũng nêu lên một trong những hậu quả trước mắt mà ngành xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng:

    “Có nguy cơ là các sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam th́ phải có hàm lượng giá trị gia tăng tối thiểu ở Việt Nam. Nếu như hàm lượng đó không bảo đảm th́ các nước Châu Âu hoặc Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận đấy là các sản phẩm có giá trị gia tăng thực sự của Việt Nam. Và, nếu như số đó tăng lên nhiều th́ có nguy cơ là họ sẽ xem xét lại và họ sẽ đánh thuế.”

    Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhắc lại t́nh trạng doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào doanh nghiệp Việt ở Quảng Ninh, để xây dựng các nhà máy lắp ráp linh kiện của Trung Quốc, chứ thực chất không phải là sản phẩm của Việt Nam. Do đó, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhấn mạnh việc kiểm tra giá trị gia tăng sản phẩm của Việt Nam là khâu rất quan trọng và ông hy vọng Chính phủ Việt Nam sẽ xem xét việc này rất nghiêm túc cũng như có biện pháp kiểm soát việc nhà đầu tư Trung Quốc mua lại các doanh nghiệp Việt.

    Vấn đề nằm giữa hai lực giằng co với nhau. Một đàng th́ dịch bệnh đang c̣n rất đang khó lường và nó tác động tới mọi nền kinh tế. Những nền kinh tế ở Châu Á và các nền kinh tế thu hút vốn đầu tư nước ngoài th́ dĩ nhiên th́ vấn đề vốn đầu tư nước ngoài là một trong những cứu cánh cho những nền kinh tế đang bị tác động bởi dịch bệnh. Thế nhưng mặt khác ḿnh mở cửa thị trường th́ rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó ḿnh mất sự kiểm soát những doanh nghiệp của ḿnh. Thế th́ sự giằng co giữa hai lực tác động đó th́ chính phủ phải có quyết sách về vấn đề cho phép đầu tư và giới hạn đầu tư ở mức độ nào là hợp lư nhất
    -Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu
    Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu th́ cho rằng Chính phủ Việt Nam nên khẩn trương cân nhắc và quyết định một gói hỗ trợ doanh nghiệp từ ngân sách nhà nước, tối thiểu vào khoảng 2% GDP của Việt Nam, xấp xỉ 140 đến 150 ngh́n tỷ đồng để nhanh chóng giúp cho các doanh nghiệp về khả năng thanh khoản và tiếp tục duy tŕ hoạt động.

    “Chính phủ Việt Nam phải có một cái gói hỗ trợ mà một trong những có chế có thể hỗ trợ cho khối doanh nghiệp là ‘bảo lănh tín dụng’, cũng như bên Mỹ có ‘SDA’-là cơ quan bảo lănh cho các ngân hàng để các ngân hàng cho doanh nghiệp vay. Việt Nam cũng có cơ chế đó và tập trung ở ngân hàng chính sách xă hội và cho đến bây giờ hoạt động không hiệu quả. Thành ra, phải tái cơ cấu lại bộ máy đó để đổ nguồn vốn từ ngân sách vào trong cái quỹ ‘bảo lănh tín dụng’ đó để bảo lănh cho các ngân hàng và các ngân hàng cho vay ra. Tức là ngân hàng dùng tiền cho vay nhưng dưới sự bảo lănh của Chính phủ.”

    Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu giải thích thêm rằng gói hỗ trợ doanh nghiệp 280 ngh́n tỷ mà Chính phủ Việt Nam tuyên bố trong tháng 3 là gói hỗ trợ do các ngân hàng tự cân đối nguồn vốn và cũng không thể nào cho vay dưới chuẩn. Chính v́ thế gói hỗ trợ 280 ngh́n tỷ có thể phần nào hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng không thể trông chờ được nhiều và các doanh nghiệp cũng không dễ dàng tiếp cận được.

  6. #686
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Liệu Việt Nam lại trễ chuyến tàu vào tương lai?


  7. #687
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Trước đây cấm có nhiều con, nay hô hào kết hôn trước 30 và sớm sinh con!
    RFA
    2020-05-05


    Ảnh minh họa
    AFP

    Quyết định số 588 phê duyệt ‘Chương tŕnh điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030’ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kư ban hành.

    Chương tŕnh vừa nêu được nói nhằm góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước.

    Cụ thể, nhiều điều chỉnh chính sách được ban hành nhằm tạo điều kiện khuyến khích nam, nữ không kết hôn muộn và sớm sinh con, kết hôn trước 30 tuổi và phụ nữ sinh con thứ hai trước 35 tuổi...

    Thêm vào đó là hứa hẹn hỗ trợ mỗi hộ gia đ́nh sinh 2 con sẽ được mua nhà ở xă hội, thuê nhà ở; ưu tiên vào các trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em; tạo điều kiện trở lại nơi làm việc cho phụ nữ sau khi sinh con; giảm thuế thu nhập cá nhân; miễn giảm các khoản đóng góp công ích theo hộ gia đ́nh; xây dựng mô h́nh quản lư, phát triển kinh tế gia đ́nh…

    Dưới góc độ chuyên môn, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, nhà xă hội học hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xă hội Việt Nam cho rằng việc lập gia đ́nh trễ và không muốn sinh con đang là một vấn đề không chỉ riêng Việt Nam mà những nước phát triển đều phải đối mặt. Bà phân tích:

    “Ở Việt Nam không muốn đẻ nhiều con chủ yếu là ở thành phố chứ ở nông thôn vẫn theo truyền thống ở Việt Nam thời xưa, theo đạo Khổng là có nhiều con mới có nhiều phúc. C̣n ở thành phố vẫn có những người muốn con, c̣n những người bận với công việc, sự nghiệp sẽ ít có điều kiện để tập trung sinh con, cũng có những bạn trẻ bây giờ theo xu hướng của Tây là không thích kiểu ràng buộc gia đ́nh nhiều nên không muốn sinh con nhiều. C̣n một yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh nhiều con là trước đây coi con cái như mặt an sinh cho tuổi già, khi về già sống dựa vào con. C̣n bây giờ có an sinh xă hội khác, được hưởng lương hưu, có nhiều tài sản nên không phải phụ thuộc vào con nhiều quá. Nên chuyện có con chỉ là vấn đề t́nh cảm nên người ta sẽ bớt đi chuyện muốn có con.”

    Không chỉ báo chí loan tin mà trên mạng xă hội, h́nh ảnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lời kêu gọi lập gia đ́nh trước 30 tuổi và sớm sinh con được nhiều bạn trẻ chia sẻ.

    Trao đổi với RFA qua Facebook Messenger, chị Hồng Ngọc, 33 tuổi, tŕnh bày quan điểm của chị về kêu gọi kết hôn trước 30 tuổi mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra:

    “Tại sao phải khuyến khích chuyện đó, tuổi tác không quan trọng mà hôn nhân quan trọng là phải đúng người. Nên không thích kiểu phải có tiêu chuẩn là đến lúc đó phải làm chuyện đó cho giống mọi người, không cổ súy cho những chuyện như vậy. Cứ thấy những cặp đôi sợ quá tuổi cưới nhau về sinh con sớm lúc không sẵn sàng rồi li dị, bỏ bê đứa bé lăn lóc, không ai chăm lo, không được giáo dục đàng hoàng, chỉ làm xă hội đi xuống…”

    C̣n theo chị Phương Thảo, lập gia đ́nh năm 28 tuổi, hiện đang có 2 bé trai lại ủng hộ khuyến khích của chính phủ:

    “Khuyến khích thời điểm đó là đúng v́ con người máy móc chạy tốt là thời điểm đó, th́ nói chung lập gia đ́nh đừng sớm quá, đừng muộn quá, ngay độ tuổi đó là tốt để lập gia đ́nh v́ con người khỏe mạnh, sức khỏe tốt, không ảnh hưởng đến sinh đẻ th́ ṇi giống sẽ tốt hơn.”



    Tuy nhiên, chị Thảo vẫn cho rằng, sinh con sớm cũng là một thử thách lớn cho những cặp vợ chồng trẻ v́ bây giờ nghĩ lại, nếu kêu sinh con thứ hai chắc chắn chị sẽ suy nghĩ lại v́ nuôi con không phải là chuyện dễ dàng:

    “Thứ nhất là đi học, điều kiện kinh tế, y tế nữa… Nếu kêu sinh con nữa chắc không sinh đâu, sợ lắm. Tiền bạc, học hành chi phí cao lắm. Nếu một gia đ́nh 2 vợ chồng đi làm b́nh thường, lương công nhân 5-6 triệu/tháng/người th́ không đủ điều kiện nuôi 1 đứa con nói chi 2 đứa. cho dù chính phủ hỗ trợ cũng không nuôi nổi, nhiều thứ phải lo lắm. Sinh con hạn chế nhiều thứ, đang đi làm sinh con phải nghỉ ngang, bây giờ đi làm lại cũng không được, rất khó nên phải t́m cách mưu sinh khác, không quay trở lại công việc cũ được.”

    Theo quan điểm cá nhân, chị Quỳnh Trang, lập gia đ́nh từ năm 24 tuổi hiện đang sống tại Sài G̣n lại cho rằng nếu có cơ hội, chị sẽ không kết hôn sớm. Chị giải bày:

    “Chẳng hạn bản thân suy nghĩ lúc đó bản thân không có nhiều trải nghiệm cuộc sống, mọi thứ rất đơn giản nhưng thật ra cưới về xong không chỉ có t́nh yêu là được mà c̣n nhiều thứ ràng buộc, nhưng nếu trẻ tuổi quá, thiếu kinh nghiệm sẽ không biết handle (đảm đương) thế nào. Ví dụ ở Việt Nam mà lấy chồng coi như hầu như là bị mất tự do, không có nhiều trải nghiệm cho bản thân ḿnh. Sau khi lấy chồng xong luôn nói với em gái là từ từ hẵn lấy, tận hưởng cuộc sống tự do, muốn làm ǵ cứ làm. Không phải lấy chồng là không làm được nhưng dù sao vẫn có những hạn chế nhất định.”

    Vẫn theo chị Trang, nếu đă không ủng hộ kết hôn sớm, chuyện sinh con sớm lại càng là vấn đề cần phải suy nghĩ kĩ hơn:

    “Nói công bằng th́ đứng về khía cạnh sinh học th́ càng trẻ tuổi đẻ sẽ tốt về mặt sức khỏe, nhưng về mặt tâm lư th́ không chắc v́ phải chịu trách nhiệm cho một đứa trẻ. Nếu trẻ quá, chưa sẵn sàng về mọi mặt tự nhiên tạo ra một đứa bé sẽ gây rất nhiều xáo trộn trong cuộc sống. Kinh tế chưa dư dả, tự nhiên có thêm thành viên bắt đầu phải lo nhiều hơn là cuộc sống hai vợ chồng th́ đương nhiên áp lực về tài chính sẽ nhiều.”

    Chính phủ Hà Nội trước đây đă từng đau đầu giải quyết t́nh trạng dân số tăng quá nhanh bằng cách hạn chế sinh nhiều con trong các hộ gia đ́nh.

    Những bảng hiệu, áp phích với biểu ngữ “Dù gái hay trai, chỉ hai là đủ” được cắm nhiều trên các con đường và dán đầy trên tường. Thậm chí những cán bộ công chức nhà nước nếu có nhiều hơn 2 con phải chịu những h́nh thức cảnh cáo, kỷ luật.

    Tuy nhiên đến năm 2011, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già dân số.

    Phải chăng điều này gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế đất nước và nỗi lo thiếu hụt nguồn lao động nên chính phủ tích cực khuyến khích người dân sớm lập gia đ́nh và sinh con?

    Trao đổi với RFA vào tối ngày 5/5, dưới góc độ kinh tế, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện Trưởng Viện Quản Lư Kinh Tế Trung Ương cho rằng với mức tăng trưởng dân số hiện nay vẫn bảo đảm Việt Nam sẽ đáp ứng nhu cầu lao động trong nước và cả sang thế giới trong tương lai. Tuy nhiên vẫn c̣n tồn tại khó khăn trong việc cân bằng tỉ lệ nam nữ.

    “T́nh trạng mất cân đối về dân số tức theo truyền thống Việt Nam là trọng nam khinh nữ nên một số nơi tỉ lệ trẻ con nam sinh ra 112 mới có 100 trẻ con nữ. Như vậy trong tương lai không xa sẽ có số lớn đàn ông Việt Nam không có vợ. Đấy là vấn đề Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quan ngại và có những khuyến khích đẻ hai con sẽ có đủ các trợ cấp, miễn giảm học phí, nhà ở xă hội.”

    C̣n theo Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, những khuyến khích mà chính phủ ban hành chỉ đỡ được phần nào cho qua giai đoạn người Việt đang già hóa đi dân số, bớt phần nào gánh nặng an sinh xă hội cho người già. Tuy nhiên, Việt Nam không thể nào cưỡng lại xu thế như các nước khi phát triển lên th́ người ta lại càng có xu hướng chậm kết hôn và đẻ ít con hơn!

  8. #688
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Xây dựng tượng đài, khu bảo tồn lịch sử: ‘lá bùa’ để lấy tiền ngân sách!
    RFA
    2020-05-05


    Thủ tướng cùng các đại biểu tham quan băi cọc Cao Quỳ, ngày 3/5/2020.
    Courtesy: VGP News

    Khu bảo tồn băi cọc trận chiến Bạch Đằng Giang năm 1288
    Tại lễ khởi công Dự án xây dựng tuyến đường vào khu bảo tồn băi cọc Cao Quỳ, xă Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, diễn ra vào sáng ngày 3/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu rằng quần thể di tích khảo cổ học cánh đồng Cao Quỳ của Hải Pḥng phải là một công tŕnh văn hóa, lịch sử.

    Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam c̣n nhấn mạnh khu bảo tồn băi cọc Cao Quỳ liên quan đến chiến trận Bạch Đằng năm 1288 không chỉ có ư nghĩa lịch sử mà c̣n có ư nghĩa giáo dục chính trị, tư tưởng truyền thống to lớn cả trước mắt và lâu dài. Do đó, trong quá tŕnh thi công dự án, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các đơn vị “phải tôn trọng và tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc về giá trị, yếu tố gốc và tính nguyên vẹn của di chỉ”.

    Truyền thông trong nước dẫn nguồn từ UBND thành phố Hải Pḥng cho biết tổng mức đầu tư xây dựng tuyến đường và Khu bảo tồn băi cọc Cao Quỳ là hơn 427 tỷ đồng từ ngân sách thành phố. Dự án sẽ được thi công trong 135 ngày.

    Đài RFA ghi nhận báo giới quốc nội hồi hạ tuần tháng 12/2019 loan tin người dân làng Mai Động, xă Liên Khê, huyện Thủy Nguyên phát hiện hai thân cây gỗ nằm trong ḷng đất thuộc vùng đê bao sông Đá Bạc. Và ngay lập tức, Chính quyền thành phố Hải Pḥng nhanh chóng thực hiện khai quật khảo cổ tại cánh đồng Cao Quỳ, v́ cho rằng có nhiều dấu hiệu nhận dạng giống với các cọc gỗ đă được phát hiện trước đó và được công nhận là di tích của trận đánh trên sông Bạch Đằng. Đồng thời, tổ chức Hội nghị Báo cáo kết quả khai quật băi cọc Cao Quỳ với sự tham dự của các giáo sư và nhà khoa học về văn hóa lịch sử.

    Báo mạng VietnamNet, vào ngày 21/12/20 đăng tải thông tin về hội nghị vừa nêu, với tựa đề “Bàn’kế’ nâng tầm băi cọc gỗ Bạch Đằng do nông dân Hải Pḥng phát hiện”. Nội dung bài báo cho biết Viện Khảo cổ học bước đầu nhận định băi cọc phát hiện ở Cao Quỳ thuộc trận chiến Bạch Đằng lần thứ 3 (năm 1288), để ngăn chặn quân Nguyên Mông dưới thời nhà Trần.

    Là người theo dơi tin tức liên quan ngay từ những ngày đầu, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho biết đă từng có một số nhà khoa học như nhà giáo Lê Văn Sinh, thuộc khoa Lịch sử, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; Tiến sĩ Mai Thanh Sơn; Tiến sĩ Khảo cổ học Nguyễn Hồng Kiên, thuộc Viện Khảo cổ học đă lên tiếng tỏ ư nghi ngờ về việc khẳng định băi cọc phát hiện ở Cao Quỳ là băi cọc Bạch Đằng.

    Chúng tôi thấy đây là việc làm rất duy ư chí (của Chính quyền thành phố Hải Pḥng) và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đă quá vội vàng khi ủng hộ dự án này. Bởi v́ khu khai quật khảo cổ học ở băi cọc Cao Quỳ, xă Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Pḥng cho đến hiện nay chưa từng có một cuộc hội thảo khoa học thật sự. Giữa những kết quả khảo cổ học đó chưa có sự đối sánh với những điều được ghi chép lại trong sử sách của Việt Nam cũng như của Trung Quốc. Thứ hai nữa là chưa có một cuộc nghiên cứu thật sự chứng minh băi cọc đó có phải là băi cọc nằm cách đây 700 năm về trước ở dưới ḷng sông hay không?
    -Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện
    Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho biết thêm ông cũng đă đích thân đến Cao Quỳ vào đầu tháng 3 vừa qua để t́m hiểu. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện ghi nhận băi cọc Cao Quỳ cách xa khu di tích Bạch Đằng 18 km và khu vực khai quật khảo cổ đó là một g̣ đất, từng là băi tha ma và cách xa với ḍng sông hiện tại.

    Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, vào tối hôm 5/5 nói với RFA rằng ông thật sự bất ngờ trước sự ủng hộ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối với dự án xây dựng khu bảo tồn băi cọc Cao Quỳ, qua viện dẫn:

    “Chúng tôi thấy đây là việc làm rất duy ư chí (của Chính quyền thành phố Hải Pḥng) và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đă quá vội vàng khi ủng hộ dự án này. Bởi v́ khu khai quật khảo cổ học ở băi cọc Cao Quỳ, xă Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Pḥng cho đến hiện nay chưa từng có một cuộc hội thảo khoa học thật sự. Giữa những kết quả khảo cổ học đó chưa có sự đối sánh với những điều được ghi chép lại trong sử sách của Việt Nam cũng như của Trung Quốc. Thứ hai nữa là chưa có một cuộc nghiên cứu thật sự chứng minh băi cọc đó có phải là băi cọc nằm cách đây 700 năm về trước ở dưới ḷng sông hay không?”

    Xây dựng tượng đài 14 tỷ v́ “nguyện vọng nhân dân”
    Không chỉ dự án hơn 427 ngh́n tỷ đồng mà Chính quyền thành phố Hải Pḥng chi ra để xây dựng khu bảo tồn băi cọc Cao Quỳ, mà dư luận c̣n đặc biệt chú ư đến thông tin Chính quyền huyện Phước Sơn, thuộc tỉnh Quảng Nam chi 14 tỷ đồng từ ngân sách để xây dựng tượng đài chiến thắng Khâm Đức.

    Huyện Phước Sơn nằm trong danh sách 56 huyện nghèo của Việt Nam và đang được Chính phủ hỗ trợ.


    Công tŕnh tượng đài chiến thắng Khâm Đức, ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Courtesy: zing.vnChủ tịch huyện Phước Sơn, ông Nguyễn Mạnh Hà, vào ngày 4/5 được Báo mạng Zing.vn dẫn lời rằng việc xây tượng đài là v́ “nguyện vọng nhân dân”, nhằm tưởng niệm thời kỳ kháng chiến chống Mỹ của quân và dân huyện Phước Sơn, đồng thời giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ sau và cũng là một địa điểm du lịch để phát triển kinh tế địa phương.
    Một người dân ở Quảng Nam, ẩn danh, chia sẻ với RFA sau khi nghe nghe được thông tin này:

    “Nhà nước bây giờ làm cái ǵ cũng nói là ‘theo nguyện vọng của nhân dân’, chứ thực ra nhân dân đâu có yêu cầu làm vậy chi cho tốn tiền. Nói chung là họ muốn làm cái ǵ đó để gọi là có lịch sử để nhân dân noi theo, nhưng thực ra nhân dân chẳng cần mấy tượng đài như vậy đâu. Làm chi cho to, cho lớn để tốn tiền của dân chứ có được ǵ đâu, cũng chẳng giáo dục được cho thế hệ trẻ điều ǵ đâu?”

    Tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam hồi năm 2015, công tŕnh tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng được khánh thành và được ghi nhận như là tượng đài lớn nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là công tŕnh được duyệt với mức kinh phí dự tính 55 tỷ đồng và cho đến khi hoàn thành th́ dự án bị nâng tổng kinh phí lên đến 411 tỷ đồng.

    Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nói rằng theo ghi nhận của ông trong khoảng 20 năm trở lại đây th́ các địa phương ở Việt Nam luôn luôn xây dựng các dự án mà ông gọi là “có một lá bùa” gắn với nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử, phong trào cách mạng…để họ lập ra các dự án với dự toán kinh phí khủng và trong quá tŕnh xây dựng th́ giá cả bị đẩy lên vô tội vạ. Các dự án đó cũng luôn luôn được tuyên truyền nhằm mục đích giáo dục lịch sử, thế nhưng Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho rằng tác dụng giáo dục là rất hạn chế.

    Luật sư Nguyễn Văn Đài, vào ngày 5/5 cũng xác nhận với RFA về ghi nhận của ông liên quan vấn đề xây dựng tượng đài và khu bảo tồn lịch sử ở các địa phương tại Việt Nam.

    “Cách đây độ khỏang trên 20 năm th́ khi đó bắt đầu có nhóm lợi ích vận động xây dựng tượng đài. Ví dụ như nhóm đấu thầu xây dựng, thậm chí họ bỏ tiền ra xây dựng tượng đài trước rồi sau đó họ mới vận động các cơ quan như Sở Văn hóa, Bộ Văn hóa để cấp tiền kinh phí cho cấp huyện hay cấp tỉnh để xây dựng những tượng đài như vậy. Bởi v́ việc xây dựng tượng đài là tham nhũng rất dễ. Trong lịch sử hầu như các tượng đài rất nổi tiếng, như tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ chẳng hạn th́ chưa đầy 1 tháng sau khánh thành đă bị hỏng và xập xệ rồi. Khi tôi c̣n ở Việt Nam th́ những người bạn của tôi cho biết tham nhũng trong xây dựng tượng đài có thể lên đến 60-70% tổng kinh phí xây dựng, chứ không phải 30-40% tổng kinh phí xây dựng đường xá khác. Cho nên, khi các địa phương khi xin được kinh phí xây dựng tượng đài là miếng mồi béo bở cho các quan chức địa phương phối hợp với các nhóm lợi ích.”

    Luật sư Nguyễn Văn Đài nói rằng đó là lư do v́ sao các chính quyền địa phương rất say mê trong việc xây dựng tượng đài và di tích lịch sử. Luật sư Nguyễn Văn Đài, đồng thời cũng nhấn mạnh, sự tuyên truyền mục đích xây dựng này nhằm giáo dục lịch sử cho các thể hệ trẻ Việt Nam hoàn toàn bị phản tác dụng:

    Cách đây độ khỏang trên 20 năm th́ khi đó bắt đầu có nhóm lợi ích vận động xây dựng tượng đài. Ví dụ như nhóm đấu thầu xây dựng, thậm chí họ bỏ tiền ra xây dựng tượng đài trước rồi sau đó họ mới vận động các cơ quan như Sở Văn hóa, Bộ Văn hóa để cấp tiền kinh phí cho cấp huyện hay cấp tỉnh để xây dựng những tượng đài như vậy. Bởi v́ việc xây dựng tượng đài là tham nhũng rất dễ. Trong lịch sử hầu như các tượng đài rất nổi tiếng, như tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ chẳng hạn th́ chưa đầy 1 tháng sau khánh thành đă bị hỏng và xập xệ rồi. Khi tôi c̣n ở Việt Nam th́ những người bạn của tôi cho biết tham nhũng trong xây dựng tượng đài có thể lên đến 60-70% tổng kinh phí xây dựng, chứ không phải 30-40% tổng kinh phí xây dựng đường xá khác
    -Luật sư Nguyễn Văn Đài
    “Bởi v́ vấn đề truyền thống anh hùng dân tộc để cho các thể hệ trẻ hiểu biết th́ phải thông qua giáo dục trong môi trường phổ thông, chứ không nằm ở việc xây dựng các tượng đài như vậy. Bởi v́ việc xây dựng không đúng theo nguyên bản và bị hỏng hóc qua quá tŕnh th́ khi các thế hệ trẻ đến xem sẽ rất gây phản cảm. Và, nếu như thế hệ trẻ hiểu được rằng những thế hệ lănh đạo ở địa phương đó, đă từng sử dụng tượng đài đó để tham nhũng vơ vét của cải để làm giáu cho bản thân và gia đ́nh của họ th́ c̣n đi ngược lại với giáo dục về truyền thống anh hùng dân tộc.”

    Luật sư Nguyễn Văn Đài quả quyết rằng việc xây dựng này vẫn sẽ tiếp diễn ở Việt Nam v́ đó là mục đích chính trị trong chính sách chung của Ban Tuyên giáo Trung ương và được giới lănh đạo chính quyền địa phương kết hợp với nhóm lợi ích tận dụng khai thác.

    Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện kêu gọi cần thiết tổ chức các cuộc hội thảo công khai, minh bạch đối với dự án xây dựng khu bảo tồn băi cọc Cao Quỳ như là một bằng chứng thể hiện quyết tâm của Chính phủ và Nhà nước Việt Nam không để những đồng tiền ngân sách bị tiêu tốn một cách bừa băi và vô tội vạ.

  9. #689
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Du học sinh Việt Nam ở Mỹ ‘vô vọng’ đường về
    06/05/2020


    Đại sứ quán Việt Nam cho biết đă đề nghị với các cơ quan trọng nước xem xét mở lại đường bay về Việt Nam để đáp ứng nhu cầu về nước quá lớn của công dân Việt Nam tại Mỹ.


    Một số phụ huynh và du học sinh tại Mỹ nói rằng họ hoang mang và “không tin tưởng” vào việc thu xếp đưa công dân về nước của các cơ quan hữu trách Việt Nam sau khi chuyến bay ngày 2/5 của Vietnam Airlines bị hoăn v́ lư do khiến nhiều người nghi ngờ.

    Tris, một du học sinh đă sang Mỹ 3 năm nay theo chương tŕnh trao đổi văn hoá, nói với VOA: “Em nghe nói từ mẹ em là những người trên chuyến bay đó đa số từ 30 – 40 tuổi, không phải là du học sinh hay người dễ bị tổn thương trong t́nh huống Covid-19 này th́ em cảm thấy họ, như mẹ em nói là làm ăn gian dối, c̣n em th́ không thể tin là họ làm được như thế”.

    Du học sinh này cho biết với giá vé lên đến 2.000 USD/người, cộng thêm t́nh trạng không chắn chắn đă khiến Tris và gia đ́nh quyết định chưa về lại Việt Nam ngay, mặc dù ở lại Mỹ trong lúc trường học đóng cửa gây tốn kém không ít.

    “Giữa tháng 6 đến đầu tháng 7 th́ em quyết định về, chứ bây giờ mọi thứ hơi bị hoảng, chưa chắc chắn lắm nên mẹ em quyết định cho em ở lại đây thêm một xíu, rồi ba em mua vé máy bay để em có thể về”, Tris cho biết.

    Chuyến bay của hăng Hàng không Quốc gia Việt Nam đă bị hoăn lại vào phút chót khi hàng trăm du học sinh, nhiều em dưới 18 tuổi, đă đến phi trường San Francisco, Mỹ, để làm thủ tục lên máy bay. Nhiều em bay từ nơi khác đến, đă học xong, hết visa hoặc trả nhà thuê, đă rơi vào t́nh huống không kịp trở tay v́ sự kiện bất ngờ này.

    Thông báo trên trang mạng chính thức, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ nói rằng chuyến bay bị hoăn “do thủ tục phía Hoa Kỳ liên quan đến nhiều cơ quan chức năng khác nhau nên Hăng Hàng không Quốc gia Việt Nam chưa tiếp nhận đủ các giấy phép cần thiết để thực hiện chuyến bay theo thời gian dự kiến”.

    Tuy nhiên, công luận bày tỏ sự nghi ngờ có sự mập mờ trong chính sách ưu tiên và bán vé cho chuyến bay sau khi mạng xă hội lan truyền một văn bản được cho là của Tổng công ty Hàng không Việt Nam gửi cho Cục hàng không và Cục lănh sự xin hỗ trợ để được miễn trừ các quy định an ninh của Cục An ninh Giao thông Vận tải Hoa Kỳ (TSA). Theo đó, chuyến bay được đề cập là của Chính phủ Việt Nam và chính phủ sẽ thanh toán các khoản liên quan. Nhưng hành khách trên chuyến bay đă phải trả giá vé lên đến 2.000 USD và nhiều người không thuộc diện ưu tiên (theo quy định là trẻ em, học sinh dưới 18 tuổi, du học sinh không có nơi lưu trú do kư túc xá đóng cửa, những người cao tuổi, người có bệnh nền và các trường hợp đặc biệt khó khăn). Hiện VOA chưa thể kiểm chứng tính xác thực của các thông tin trên.


    T́nh trạng đóng cửa trường học ở Mỹ đang khiến nhiều du học sinh Việt Nam gặp khó khăn.
    Bà Ánh Tuyết, một phụ huynh tại Hà Nội có hai con đang theo học ở Ohio nói với VOA rằng mặc dù không rơ nguyên nhân chuyến bay bị hoăn v́ lư do ǵ, nhưng thực tế các du học sinh nhỏ tuổi bị “bỏ rơi” tại sân bay ở Mỹ đă khiến nhiều phụ huynh có con đi du học như bà rất hoang mang và lo lắng. Hai con của bà Tuyết đă đăng kư nguyện vọng trở về Việt Nam với các cơ quan hữu trách nhưng hiện vẫn chưa nhận được hồi âm.

    Bà Tuyết nói: “Đăng kư rồi, nhưng Đại sứ quán không trả lời. Các cháu có thông tin với chúng tôi là con đă điền vào form đấy, đă làm hết rồi nhưng cho đến giờ phút này con không có một thông tin ǵ trả lời là con sẽ được nhận hay không. Các cháu cũng muốn tin chứ, nhưng bởi v́ các cháu không nhận được hồi âm nên các cháu vẫn phải nghĩ đến việc khác”.

    Hiện hai con của bà Tuyết (đều trên 18 tuổi) đang cùng các bạn t́m kiếm những lựa chọn khác ngoài con đường thông qua Đại sứ quán Việt Nam, mà bà nói là “không có hy vọng”, để có thể trở về nhà.

    “Tôi không có hy vọng vào việc đấy, bởi v́ các cháu nói rằng nh́n trên biểu đồ th́ một tháng chỉ có 2 chuyến thôi, mà hiện giờ con số (đăng kư) lên đến 3.000 rồi, tôi cũng không rơ lắm. Các cháu bảo rằng không thấy (Đại sứ quán) trả lời ǵ nên các cháu cũng tự t́m các chuyến bay ngoài. Các cháu sẽ chờ sân bay mở rồi tự t́m cách để về v́ trường của các cháu đóng tận đến 2021”, bà Tuyết cho biết thêm.

    Theo lời một cán bộ trên đường dây nóng của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ nói với VOA, trước nhu cầu về nước quá lớn của công dân Việt Nam tại Mỹ, cơ quan này không thể đáp ứng ngay tất cả các nhu cầu.

    “Các cơ quan đại diện khuyến nghị, đề xuất với các cơ quan trong nước là tiếp tục tổ chức các chuyến bay tiếp theo hoặc nghiên cứu để mở cửa lại đường bay về Việt Nam, th́ như thế sẽ một phần giải quyết nhu cầu”, cán bộ không muốn nêu danh cho VOA biết.

    Vẫn theo lời công chức này, Đại sứ quán Việt Nam vẫn khuyến nghị công dân nên tuân thủ các khuyến nghị của Mỹ là không nên đi đâu vào thời điểm, kể cả về Việt Nam, v́ nguy cơ lây nhiễm chéo cao tại khu vực sân bay và trên máy bay.

    Theo cán bộ Đại sứ quán, “tất cả nguyện vọng của công dân đều đă được gửi về trong nước”, c̣n việc đáp ứng tất cả các nhu cầu th́ “không thể trong một ngày hay 1, 2 chuyến bay hết được” v́ điều kiện hạn chế ở cả hai quốc gia hiện nay.

    “Hiện nay, về việc trao đổi với các cơ quan chức năng Mỹ, thứ nhất, Đại sứ quán đă trao đổi, đề nghị cơ quan chức năng Mỹ không phạt công dân quá hạn visa do lư do khách quan là không về nước được. C̣n về các trường nói chung, chúng tôi đă thông qua các kênh của Bộ Ngoại giao Mỹ, các kênh quan hệ chính thống của Đại sứ quán, Tổng lănh sự quán để chuyển tải thông điệp nhờ các trường hỗ trợ, tạo điều kiện cho các du học sinh không thể về nước vào thời điểm này. Tuy nhiên, việc chúng tôi trao đổi th́ trao đổi, c̣n người ta có nghe, có đáp ứng hay không th́ chúng tôi cũng không thể biết được”, cán bộ của Đại sứ quán Việt Nam nói thêm.

    Thông tin mới nhất từ Đại sứ quán Việt Nam cho biết đă hỗ trợ cho Vietnam Airlines hoàn thành các thủ tục cần thiết theo yêu cầu của Mỹ để đưa nhóm công dân bị kẹt lại từ chuyến bay ngày 2/5 về nước. Chuyến bay dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 7/5.

  10. #690
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Quảng Ninh lập bệnh viện dă chiến, Lào Cai thêm khu cách ly
    B́nh luậnNguyễn Sơn • 10:16, 07/05/20• 131 lượt xem

    Chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước, hạ cánh tại sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh, ngày 10/2/2020. (Ảnh: SON NGUYEN/AFP via Getty Images)

    Do lượng người Việt từ nước ngoài và Trung Quốc trở về nước tăng nhanh nên 2 tỉnh đă phải mở thêm bệnh viện và khu cách ly.

    Gần 10.000 người ở nước ngoài về Việt Nam
    Trong cuộc họp cuối tháng 4, Chủ tịch TP. HCM Nguyễn Thành Phong cho biết sẽ có gần 10.000 người Việt trở về nước trong thời gian tới, đều được đưa thẳng đến các khu cách ly tập trung theo dơi.

    Lịch bay dự kiến đưa công dân từ nước ngoài trở về Việt Nam khá dày, như ngày 29/4 Vietnam Airlines bay đón hành khách từ UAE, ngày 30/4 đón khách từ Canada, ngày 2/5 dự kiến đón khách từ San Francisco và Pháp từ ngày 5/5...

    C̣n lịch đón công dân từ Tây Ban Nha, Nga, Thái Lan... đang chờ cơ quan chức năng làm việc, chốt thời gian sau.

    Các chuyến bay về phía Bắc phần nhiều sẽ hạ cánh ở sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh), c̣n ở phía Nam là sân bay Cần Thơ và Tân Sơn Nhất.

    Thiết lập Bệnh viện Dă chiến số 3 tại Quảng Ninh
    Để đáp ứng t́nh h́nh dịch bệnh ở cấp độ 5, khi các cơ sở y tế có thể xảy ra t́nh trạng quá tải giường bệnh, tỉnh Quảng Ninh đă quyết định thiết lập Bệnh viện Dă chiến số 3 để điều trị bệnh nhân COVID-19, theo TTXVN.

    Ngày 5/5, tỉnh Quảng Ninh quyết định thiết lập Bệnh viện Dă chiến số 3 tại Bệnh viện Đa khoa Hạ Long (phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long) bao gồm 4 ṭa nhà, mỗi nhà 5 tầng, mỗi tầng 10 pḥng. Quy mô bệnh viện gồm khoảng 350 giường bệnh.

    Sở Y tế Quảng Ninh cho biết, việc thiết lập Bệnh viện Dă chiến số 3 được thực hiện theo kế hoạch của Bộ Y tế, dự pḥng t́nh huống quá tải trong pḥng, chống dịch COVID-19.

    Bệnh viện Dă chiến số 3 của tỉnh Quảng Ninh có nhiệm vụ sàng lọc, cách ly, điều trị các trường hợp nghi mắc bệnh, các bệnh được xác định mức độ nhẹ, trung b́nh; các đối tượng được cách ly ngoài cơ sở y tế (Fl, F2, F3) và có bệnh lư khác cần điều trị.

    Lào Cai thêm khu cách ly đón người về từ Trung Quốc
    Ngày 6/5, tỉnh Lào Cai yêu cầu kích hoạt thêm khu cách ly dịch Covid-19 số 2 đặt tại phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai để tiếp nhận người lao động Việt Nam trở về từ Trung Quốc.


    Lào Cai đang đón nhiều lao động từ Trung Quốc về nước theo đường ṃn, lối mở. (Ảnh: baolaocai.vn)
    Hiện tỉnh Lào Cai đang đón nhiều lao động từ Trung Quốc về nước theo đường ṃn, lối mở. Tính đến hết ngày 5/5, toàn tỉnh có 10 khu cách ly tập trung với trên 800 người đang cách ly, theo báo Lào Cai.

    Trong hai ngày 5 và 6/5, tại khu vực biên giới xă Bản Lầu (huyện Mường Khương), Đồn Biên pḥng Bản Lầu đă tổ chức đón 191 công dân Việt Nam từ Trung Quốc trở về, đồng thời lập danh sách gửi các địa phương để đưa vào các khu cách ly.

    Được biết, từ đầu tháng 2 đến nay, Đồn Biên pḥng Bản Lầu đă tiếp nhận hơn 400 người lao động từ Trung Quốc trở về qua khu vực biên giới xă Bản Lầu, huyện Mường Khương.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •